2:06 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Nhân Quả – Tâm Minh Ngô Tằng Giao

02 Tháng Tư 20224:56 CH(Xem: 3950)
Nhân Quả
NHÂN QUẢ

     Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.

     Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.

     Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi.”

     Chúng ta ít khi nghĩ đến các người khác mà thông thường chỉ nghĩ về chính bản thân mình mà thôi. Khi bị mất mát thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.

     Gandhi đã có một hành động thật cao quý vì trong khi bản thân mình bị mất mát như thế, ông vẫn để tâm nghĩ đến người khác. Hành động này chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tâm tưởng và nguyên tắc sống của ông.

     Nếu trong những lúc mà chúng ta được sống an bình và thành công mà chúng ta còn không quan tâm tới những kẻ bị bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp gian khó, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không? Trong xã hội, xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao nhiêu người thiếu thốn đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ cần đến không nhất thiết phải luôn luôn là vật chất, nhiều khi họ chỉ cần một lời động viên an ủi. Cõi ta bà này sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi chúng sinh không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình mà còn chăm lo cho lợi ích của người khác nữa.

*

     Câu chuyện thứ hai liên quan tới vị danh tướng Dwight Eisenhower. Ông  là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây

     Vào thời xa xưa đó, một hôm ông Eisenhower cùng với đoàn tùy tùng của ông vội vã lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Lúc đó trời đang mùa đông lạnh buốt lại thêm mưa tuyết rơi phủ đầy khắp nơi. Xe đang chạy thì ông bất ngờ để ý nhìn thấy có hai vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên lề đường đang run rẩy vì cái lạnh giá buốt. Ông lập tức ra lệnh cho đoàn tùy tùng ngừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp tới hỏi thăm cặp vợ chồng này. Một viên tham mưu nhắc nhở ông là nên để cho nhân viên công lực tại địa phương lo chuyện này, phái đoàn phải đi nhanh lên vì sợ trễ cuộc họp. Ông nói nếu đợi cảnh sát địa phương tới thì sợ là quá muộn và hai người này sẽ chết cóng.

     Sau khi hỏi thăm, ông Eisenhower biết được là họ đang muốn tới Paris để gặp con trai nhưng xe của họ bị chết máy giữa đường. Ông bảo hai vợ chồng già mau lên xe của ông. Ông không hề quan tâm đến chức phận của ông và không hề tỏ thái độ gì trước hai kẻ đang gặp nạn này. Ông chỉ theo bản tính lương thiện vốn sẵn có của ông là luôn luôn muốn giúp đỡ người hoạn nạn mà thôi. Ông liền ra lệnh thay đổi lộ trình, đưa cặp vợ chồng tới Paris trước, rồi ông và đoàn tùy tùng mới lái xe tới tổng hành dinh để dự cuộc họp.

     Không ngờ chính sự chuyển hướng đi thình lình ngoài kế hoạch này đã cứu mạng ông! Quân Quốc Xã có tin tình báo nên biết chính xác hành trình của ông và đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa nấp rình tại các ngã tư. Nếu ông tới thì sẽ bị hạ sát ngay chỗ đó. Nhưng hóa ra chỉ nhờ vào cái tâm  lương thiện, cái lòng từ bi đã giúp ông đổi lộ trình và tránh thoát cuộc mưu sát này. Quả là tự cứu mình bằng cách giúp người khác.

*

     Câu chuyện thứ ba kể về một cậu bé nhà nghèo tên là Howard Kelly. Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình.

     Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé xinh đẹp và dễ thương. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.

     Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: “Tôi nợ cô bao nhiêu?” Cô gái trả lời: “Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công.” Cậu cảm động nói: “Tôi thành thực biết ơn cô.”

     Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục số phận hẩm hiu của mình.

     Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sỹ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố nơi có nhiều chuyên gia mong chữa khỏi bệnh cho cô.

     Trong số các bác sỹ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa. Kelly quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị được là người phụ trách ca bệnh đó.

     Kelly làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng là khỏi bệnh hoàn toàn.

     Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.

     Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: “Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Và người ký tên là: “Bác Sỹ Howard Kelly.”

*

     Câu chuyện thứ tư xảy ra tại Đại học Stanford vào năm 1892. Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

     Họ đến mời Ignacy J Paderewski, một nghệ sĩ dương cầm đại tài. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản tiền là $2000 cho buổi biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị buổi trình diễn. Ngày ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã tới biểu diễn tại Stanford. Nhưng không may là vé không bán được hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé họ chỉ có được $1600. Họ thất vọng, đến để trình bày hoàn cảnh của mình với Paderewski. Họ đưa cho ông toàn bộ số tiền bán vé, cùng với một check nợ $400 và hứa rằng họ sẽ cố gắng trả số nợ ấy thật sớm.

     Không ngờ Paderewski lại xé bỏ tờ check, trả lại số tiền cho hai chàng thanh niên và nói: “Hãy giữ lấy 1600 đô này, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu nữa thì mới đưa cho tôi.” Hai chàng thanh niên vô cùng bất ngờ, xúc động nói lời cảm ơn…

     Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông giúp hai người mà ông ấy không hề quen biết. Trong cuộc sống hầu hết chúng ta đều nghĩ: “Nếu giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Nhưng những người vĩ đại lại nghĩ khác: “Nếu mình không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp gian khó này?” Người có từ tâm giúp ai không mong đợi sự đền đáp và chỉ nghĩ đó là việc nên làm mà thôi.

     Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski nói trên sau này trở thành Thủ Tướng của nước Ba Lan. Ông là một vị lãnh đạo tài năng. Không may chiến tranh thế giới bùng nổ và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Hơn một triệu rưỡi người dân đang bị chết đói. Chính phủ của ông không còn tiền. Không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ ông bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ trợ giúp.

     Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy. Cuối cùng thì thảm họa cũng đã được ngăn chặn.

     Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy thoải mái. Ông bèn quyết định đi sang Hoa Kỳ để tự mình cảm ơn ông Hoover. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”

*

     Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại! (The world is a wonderful place. What goes around comes around!)

     Người ta cũng còn nhớ ông Winston Churchill từng nói đại ý rằng chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta bố thí. Sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng (We make a living by what we get, but we make a life by what we give.)

  


Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 2020(Xem: 7527)
Và có được bao nhiêu người còn mang mểnh trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên trong đó
05 Tháng Tám 2020(Xem: 6932)
không thể tin được ở tai mình. Thật tội cho em, nếu em ở lại Việt Nam thì đáng thương cho một kiếp người.
05 Tháng Tám 2020(Xem: 7401)
“Ăn cơm chưa?”, tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn thương mối tình đầu của tôi.
12 Tháng Bảy 2020(Xem: 7839)
Cuộc chiến này dù đã kết thúc như thế nào, người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cúi đầu ghi nhớ công ơn các anh, sự hy sinh cao cả của các anh
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 6576)
Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống_chết với người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 6839)
'Đây không thể là nước Mỹ. Đâykhông phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc giađang có chiến tranh với chính mình
21 Tháng Sáu 2020(Xem: 7956)
Mộc Hóa và Long Khốt là những điểm trọng yếu QLVNCH cần trấn giữ để ngăn chặn quân CS (Tr đoàn Z-15) từ Svayrieng kéo sang.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 8298)
‘Nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng.”Cả 4 vị tướng được dân chọn đều rất xứng đáng với lòng tin của dân chúng VNCH
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 7186)
Những lời lẽ trong bài ai điếu của ông Bùi Quang đã thể hiện hào khí của tinh hoa nước Việt được un đúc, truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc
23 Tháng Năm 2020(Xem: 9442)
với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai
18 Tháng Năm 2020(Xem: 7000)
Ở một miền có tên là Quá Khứ. Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
08 Tháng Năm 2020(Xem: 7922)
điều mà ông gọi là lương tâm của nước Mỹ, hay là thật lòng. Những dẫu sao thì quốc hội Mỹ cũng đã quyết định thay giùm ông, rằng VNCH phải chết.
05 Tháng Năm 2020(Xem: 7506)
ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
29 Tháng Tư 2020(Xem: 37158)
Đáng thương thay, một tài năng trẻ mà gia đình tôi hằng khâm phục và yêu thương đã bị hủy diệt. Anh là một trong những người lính VNCH
24 Tháng Tư 2020(Xem: 50976)
trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao
13 Tháng Tư 2020(Xem: 49975)
chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng
09 Tháng Tư 2020(Xem: 23187)
Những người trước đó đã nhăn nhó và phàn nàn thì ngượng nghịu vì cảm thấy xấu hổ!
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7227)
Họ hy vọng tiền Sài Gòn gửi ra bằng hàng không Air VN,thường thường vào buổi chiều,cho nên vẫn cố nán đợi
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7109)
Chúng tôi vào đến thành phố Đà Nẵng vắng vẻ. Một vài nơi đổ nát hoang tàn, phố xá thảm hại, dân chúng chắc ở trong nhà nhiều hơn ngoài đường
20 Tháng Ba 2020(Xem: 8098)
có Anh, Người Lính mất Quê Hương - Người Lính Sống- Chết một lần với Miền Nam. Với Việt Nam
11 Tháng Hai 2020(Xem: 8842)
Người Nam Kỳ viết không sai chánh tả nhưng trong văn nói có nhiều đặc trưng của vùng
03 Tháng Hai 2020(Xem: 7016)
tôi cầu nguyện cho mọi người, cầu cho thái bình mau đến trên thế giới, đất nước và thành phố quê hương tôi
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 7940)
với tư cách một con dân Việt Nam và một người trả nợ ân tình cho người Miền Nam…Đó là ước mơ của tôi.
06 Tháng Giêng 2020(Xem: 7497)
Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8216)
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7103)
Tôi nghe lời mình từ bên trong: Con sẽ là một dấu cộng cạnh dấu cộng của ba…
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8407)
người lính này đã ra khỏi chiếc xe jeep của mình, đứng nghiêm trang trong khi trời đang mưa tầm tã.
06 Tháng Mười 2019(Xem: 7735)
Triều đình nhà Nguyễn đã gởi một phái đoàn ngoại giao đầu tiên sang phương Tây là vào năm 1863, với sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp
29 Tháng Chín 2019(Xem: 7548)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
22 Tháng Chín 2019(Xem: 8868)
Chao ôi! Trí thức, trình độ dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao".
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7821)
lý do duy nhất là bài hát hay, mà vì lý do anh muốn nhắc nhở người nghe về thảm họa của dân tộc Việt Nam.
11 Tháng Chín 2019(Xem: 7536)
Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến
05 Tháng Chín 2019(Xem: 11256)
Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ
29 Tháng Tám 2019(Xem: 7955)
Mẹ không nói, nhưng chắc vẫn nhớ nhiều điều trong quá khứ, nhất là cái ngày hai mẹ con mình đi nhặt lại xác cha,
15 Tháng Tám 2019(Xem: 9370)
Không. Không. Không được. Con của mẹ phải mạnh dạn, hùng dũng, không sợ ai cả. Mà ai dạy cho con câu nói nầy
11 Tháng Tám 2019(Xem: 7658)
Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7706)
Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêud
09 Tháng Sáu 2019(Xem: 9842)
Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn
26 Tháng Năm 2019(Xem: 8042)
Con đừng giấu Dì nữa, con về mà không thấy Quan, Dì biết liền !” Nước mắt Hiền lại rơi thật nhanh xuống đất. Má Quan thất thểu bước vào nhà
15 Tháng Năm 2019(Xem: 9295)
Trong khi truy tìm tài liệu và tư liệu để viết bài này – cũng như suốt thời gian dài phỏng vấn rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ để thực hiện cuốn Tài Liệu Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 7967)
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn tung bay trên các kỳ đài chiến hạm đang hải hành ngoài hải phận quốc tế nhưng đối với thế giới thì ngọn cờ nầy không còn tồn tại.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 8185)
Biến cố đã tạo ra một tin tức dội ngược về Hoa Kỳ, và bố mẹ tôi – không hay biết rằng tôi đang có một sứ mệnh bí mật tại Việt Nam
28 Tháng Tư 2019(Xem: 9585)
Thương làm sao cho những người lính trẻ của tôi, kể cả tôi nữa đang phải tự xa cách nỗi riêng tư để chỉ thấy trước mặt là lửa đạn.
16 Tháng Tư 2019(Xem: 7258)
Cùng ngày đó, những người Việt Nam còn kẹt lại bắt đầu một cuộc sống đen tối dưới bạo quyền cộng sản.
14 Tháng Tư 2019(Xem: 9527)
Trong cuộc chiến chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam, hàng ngàn anh linh hào kiệt của QLVNCH đã ngã xuống cho an nguy của dân tộc
14 Tháng Tư 2019(Xem: 7847)
Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng
02 Tháng Tư 2019(Xem: 7054)
Nếu ai còn nhớ đến các anh linh tử sĩ thì hãy nhớ đến họ bằng câu kinh tiếng kệ, cây nhang, bó hoa, tùy lòng đóng góp cho Trai Đàn Chẩn Tế
01 Tháng Tư 2019(Xem: 9057)
Tại xa cảng xa lộ Biên Hòa, tất cả các quân nhân di tản đều được đưa lên những chiếc GMC đương đợi sẵn, xe vừa đầy là tài xế lăn bánh trực chỉ
11 Tháng Hai 2019(Xem: 8896)
Thế thì , vấn đề là: Ngày nay, câu nói giết người của anh Tầu cổ hủ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô có còn đúng đắn không nhỉ?
25 Tháng Giêng 2019(Xem: 8589)
Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị