10:34 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

NGHỀ GỐM BIÊN HÒA

20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19054)
Họ khác nhau về tuổi tác, tập quán sinh sống và chưa từng biết nhau, song những con người ấy lại có cùng một ước mơ, một mong muốn cháy bỏng là lưu giữ nghề truyền thống của quê hương. Không ít người đã chấp nhận cuộc sống bần hàn để vui buồn cùng nghề.
 
* HƠN 60 NĂM GẮN BÓ VỚI NGHỀ GỐM
Đã 78 tuổi nhưng nghệ nhân Trần Văn Là ở Biên Hòa vẫn còn khá minh mẫn khi hồi tưởng lại quá khứ, từ những ngày tóc còn để chỏm đã mê nghề làm gốm. Theo lời ông Là, thì 16 tuổi ông đã tập tành theo nghề gốm tại các cơ sở gốm ở Tân Vạn. Lúc đó trong ông luôn ấp ủ một mơ ước sau này sẽ trở thành thợ gốm chuyên nghiệp có thể tạo ra các mẫu gốm đặc sắc mang sắc thái riêng của Biên Hòa - Đồng Nai. Để thực hiện ước mơ, năm 1948 ông Là đã theo học Trường mỹ nghệ thực hành Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai). Sau 4 năm tốt nghiệp ra trường, ông Là trở thành thợ thiết kế mẫu cho nhiều cơ sở gốm nổi tiếng ở Biên Hòa.
blank
Ông Trần Văn Là thiết kế mẫu rồng.
Với tài hoa vốn có và lại được đào tạo bài bản nên ông Là đã sớm nổi danh trong làng gốm vì đã thiết kế ra nhiều mẫu mã, hoa văn đặc sắc trên bình hoa, chậu hoa được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa thích. Gốm Biên Hòa trước năm 1975 rất thịnh, lúc đó các lò gốm đa số tập trung ở phường Tân Vạn, xã Hóa An (TP.Biên Hòa). Gốm xuất xưởng bao nhiêu đều hết và được xuất khẩu sang nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Nhật... Nét đặc trưng riêng của gốm Biên Hòa là dùng tro rơm, tro than củi làm nguyên liệu pha chế và đốt bằng củi để tạo màu sắc riêng biệt. Khoảng thời gian sau năm 1980, nhiều xưởng gốm bắt đầu nhập các nguồn nguyên liệu mới về và đổi mới một số quy trình công nghệ, khiến gốm Biên Hòa mất dần nét đẹp truyền thống. Ông Là cho hay: “Hiện nay chỉ còn lò gốm Kim Long, Phong Sơn ở TP. Biên Hòa là giữ được nhiều nét gốm xưa, các lò gốm khác phần lớn đã thay đổi, các mặt hàng tuy phong phú, nhiều màu sắc nhưng không còn nét đẹp bí ẩn riêng biệt nên giảm dần sự thu hút khách hàng sành chơi gốm”. Do đó, đầu ra của gốm hiện rất hạn chế và gốm Biên Hòa xưa đang dần bị mai một.
Sau hơn 60 năm gắn bó với nghề, ông Là đã thiết kế ra hàng ngàn mẫu gốm và ông là một trong số ít người gắn bó lâu năm nhất với nghề gốm.
blank
Gốm Biên Hòa.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 14870)
Cụ Lê Văn Lễ và cô bóng Phạm Thị Hiên đều bị thiệt mạng trong hai trường hợp hết sức oan uổng. Hồn thiêng của vị Đại Thần và cô Cốt Đồng bạc số, vì oan tình, nên về sau được hiển Thánh. Dân địa phương đều kính nể và sợ oai linh của hai vị và lập miếu tôn thờ
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 17733)
Đến đây, ta có thể đặt ra câu hỏi: “Tại sao làng Minh Hương đầu tiên không được thành lập tại Cù Lao Phố (Biên Hòa), một nơi cưc kỳ phồn hoa đô hội, hay vùng Mỹ Tho là nơi dân Minh Hương đang canh tác, và phát triển nông- công-ngư nghiệp ?”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 14316)
Ai ơi có đến Nhà Bè _ Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng. Nhà bè nước chảy chia hai _ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13585)
Trong không khí êm ả buổi sáng, tiếng chuông chùa cổ chầm chậm ngân dài trên sóng nước dòng Sông Phố, như để thức tỉnh lòng người. Đến buổi tối, tiếng động vang rền của đoàn xe lửa cuối cùng trong ngày, chuyến tốc hành xuyên Việt, khởi hành từ Sài Gòn khi vượt qua hai cầu sắt Cù Lao Phố vào lúc 9 giờ đêm là một báo hiệu để nhà nhà tắt đèn đi nghỉ.
04 Tháng Mười 2011(Xem: 16632)
Không một người Việt Nam nào sợ thay đổi. Cái đáng sợ là Cù Lao Phố hay những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước này bị thay đổi theo kiểu áp đặt quan điểm lịch sử từ những thế lực vong ơn.