6:01 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

NGHỀ GỐM BIÊN HÒA

20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 18995)
Họ khác nhau về tuổi tác, tập quán sinh sống và chưa từng biết nhau, song những con người ấy lại có cùng một ước mơ, một mong muốn cháy bỏng là lưu giữ nghề truyền thống của quê hương. Không ít người đã chấp nhận cuộc sống bần hàn để vui buồn cùng nghề.
 
* HƠN 60 NĂM GẮN BÓ VỚI NGHỀ GỐM
Đã 78 tuổi nhưng nghệ nhân Trần Văn Là ở Biên Hòa vẫn còn khá minh mẫn khi hồi tưởng lại quá khứ, từ những ngày tóc còn để chỏm đã mê nghề làm gốm. Theo lời ông Là, thì 16 tuổi ông đã tập tành theo nghề gốm tại các cơ sở gốm ở Tân Vạn. Lúc đó trong ông luôn ấp ủ một mơ ước sau này sẽ trở thành thợ gốm chuyên nghiệp có thể tạo ra các mẫu gốm đặc sắc mang sắc thái riêng của Biên Hòa - Đồng Nai. Để thực hiện ước mơ, năm 1948 ông Là đã theo học Trường mỹ nghệ thực hành Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai). Sau 4 năm tốt nghiệp ra trường, ông Là trở thành thợ thiết kế mẫu cho nhiều cơ sở gốm nổi tiếng ở Biên Hòa.
blank
Ông Trần Văn Là thiết kế mẫu rồng.
Với tài hoa vốn có và lại được đào tạo bài bản nên ông Là đã sớm nổi danh trong làng gốm vì đã thiết kế ra nhiều mẫu mã, hoa văn đặc sắc trên bình hoa, chậu hoa được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa thích. Gốm Biên Hòa trước năm 1975 rất thịnh, lúc đó các lò gốm đa số tập trung ở phường Tân Vạn, xã Hóa An (TP.Biên Hòa). Gốm xuất xưởng bao nhiêu đều hết và được xuất khẩu sang nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Nhật... Nét đặc trưng riêng của gốm Biên Hòa là dùng tro rơm, tro than củi làm nguyên liệu pha chế và đốt bằng củi để tạo màu sắc riêng biệt. Khoảng thời gian sau năm 1980, nhiều xưởng gốm bắt đầu nhập các nguồn nguyên liệu mới về và đổi mới một số quy trình công nghệ, khiến gốm Biên Hòa mất dần nét đẹp truyền thống. Ông Là cho hay: “Hiện nay chỉ còn lò gốm Kim Long, Phong Sơn ở TP. Biên Hòa là giữ được nhiều nét gốm xưa, các lò gốm khác phần lớn đã thay đổi, các mặt hàng tuy phong phú, nhiều màu sắc nhưng không còn nét đẹp bí ẩn riêng biệt nên giảm dần sự thu hút khách hàng sành chơi gốm”. Do đó, đầu ra của gốm hiện rất hạn chế và gốm Biên Hòa xưa đang dần bị mai một.
Sau hơn 60 năm gắn bó với nghề, ông Là đã thiết kế ra hàng ngàn mẫu gốm và ông là một trong số ít người gắn bó lâu năm nhất với nghề gốm.
blank
Gốm Biên Hòa.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 2011(Xem: 17573)
“Minh Tân” tên một ngôi trường không còn nữa theo giòng thời gian, nhưng với cựu học sinh, phụ huynh nhất là đồng hương Biên Hoà ,luôn nhớ những sự đóng góp trong thời hưng thịnh của tỉnh nhà. Cây lúa được tốt,được tươi là do công lao người chăm bón, muốn ăn trái ngọt phải có cây lành, chắc hẵn chúng ta sẽ không thể quên cây lành cũng như công lao ngườì chăm bón
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 20146)
Chùa Châu Thới tọa lạc trên đỉnh núi Châu Thới, thuộc xã Bình An,quận Dĩ An, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Biên Hòa ( ngày nay thuộc Bình Dương)
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 15834)
Thuở hồng hoang tiền nhân Nam tiến . Ba trăm năm dựng nghiệp cơ đồ . Đất hoang vu nối liền sông biển . Thành xóm làng, đồng lúa nên thơ.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 15532)
Ngày xưa, chúng tôi cũng có thể chỉ chào hỏi nhau lấy lệ và cũng có thể chưa một lần gặp nhau, nhưng nay chúng tôi vẫn đến với nhau vì cũng có chung một hoài cảm, một kỷ niệm, một nơi chung để nhớ, đó là: trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa.
09 Tháng Năm 2011(Xem: 14432)
Nhiều thắng cảnh, làng nghề truyền thống, công trình tín ngưỡng tôn giáo dọc con sông huyết mạch này cho du khách viếng thăm: Đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, miếu Quan Đế, chùa Thủ Huồng... trên Cù lao Phố; các làng nghề mây tre lá, hoa kiểng, bonsai, điêu khắc gỗ, làng đá Bửu Long, làng bưởi Tân Triều, các khu du lịch sinh thái như danh thắng Bửu Long, chùa Bửu Phong, hồ Long Ẩn…