2:58 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

THÀNH KÈN & CẦU GÀNH BIÊN HÒA- VÕ THỊ TUYẾT SƯU TẦM

26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 16816)

 
 
http://cauganh.vnweblogs.com/gallery/13114/Thanh Bien Hoa.jpg
Thành Kèn
Di tích lịch sử Thành Kèn được xây dựng từ thời chúa Nguyễn (thế kỷ XIX). Đây là công trình kiến trúc quân sự đặc sắc có niên đại sớm ở Đồng Nai và vùng phụ cận. Trải qua thời gian tồn tại và sự thăng trầm của lịch sử "Thành Kèn" đã trở thành minh chứng lịch sử cho tinh thần bất khuất, quật cường trong buổi đầu khai hoang mở cõi; đồng thời ghi dấu lịch sử hào hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
Ngày nay "Thành Kèn" không còn nguyên vẹn như xưa song những gì còn sót lại đã phản ánh được trình độ kỹ thuật, kiến trức quân sự của cha ông ta ngày xưa. 
Thanh Cảnh
*************
 

Đôi nét về Cầu Gành ở Biên Hòa

Đôi nét về Cầu Gành ở Biên Hòa
http://cauganh.vnweblogs.com/gallery/13114/xAnh Cau Ganh.jpg
Địa danh Cầu Gành có từ rất lâu, nhưng nhiều năm gần đây bị viết là Cầu Ghềnh. Thực ra "Gành" hay "Ghềnh" thì cũng cùng một nghĩa, chỉ khác nhau do cách gọi của vùng miền. Dù sao, tôi vẫn thích gọi bằng cái tên cũ, Cầu Gành nghe hay hơn, Biên Hòa hơn!
Thành phố Biên Hòa có dòng sông Đồng Nai chảy qua. Đoạn sông đến khu vực tỉnh lỵ thì chia thành hai dòng, dòng chính là nhánh Phước Long, dòng phụ là nhánh Sa Hà. Hai nhánh sông ôm một vùng đất nổi tiếng của Biên Hòa là Nông Nại Đại phố, tên do người Hoa gọi nơi đây trong thời gian họ định cư và làm nên một thương cảng tấp nập. Sau này, khi số người Hoa rời bỏ nơi đây, thương cảng Nông Nại Đại phố biến mất, chỉ còn lại một cái cù lao hiền hòa với cái tên dân dã "Cù lao Phố".
Vào đầu thế kỷ XX, người Pháp cho làm hai cây cầu sắt nối Cù lao Phố với hai bờ của sông Đồng Nai. Cây cầu qua nhánh Sa Hà được gọi là cầu Rạch Cát, còn cây cầu qua nhánh Phước Long gọi là cầu Gành vì ở giữa sông có một dãy đá chắn ngang như một cái "gành". Tuy vậy, nhiều người vẫn gọi cả hai cây cầu này với cái tên chung là "Cầu Gành". Viên kiến trúc sư người Pháp thiết kế hai cây cầu sắt này chính là người đã thiết kế nên tháp Eiffel nổi tiếng tại thủ đô Paris của nước Pháp. Ở cù lao Phố, đứng trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, có thể thấy rõ Cầu Gành. Phần giữa của cầu có đường rầy xe lửa đi qua hàng ngày, cũng là nơi lưu thông của xe hơi các loại. Hai bên cầu là hai đường nhỏ dành cho xe gắn máy, xe đạp qua lại.
Hàng ngày, tiếng xe lửa kéo còi khi qua cầu, tiếng những chiếc bánh xe sắt nghiến trên đường rầy, tiếng rầm rập của những toa tàu khiến cây cầu rung lên, là những âm thanh quen thuộc của cư dân cù lao Phố.
 
 
 Võ thị Tuyết sưu tầm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 14816)
Cụ Lê Văn Lễ và cô bóng Phạm Thị Hiên đều bị thiệt mạng trong hai trường hợp hết sức oan uổng. Hồn thiêng của vị Đại Thần và cô Cốt Đồng bạc số, vì oan tình, nên về sau được hiển Thánh. Dân địa phương đều kính nể và sợ oai linh của hai vị và lập miếu tôn thờ
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 17698)
Đến đây, ta có thể đặt ra câu hỏi: “Tại sao làng Minh Hương đầu tiên không được thành lập tại Cù Lao Phố (Biên Hòa), một nơi cưc kỳ phồn hoa đô hội, hay vùng Mỹ Tho là nơi dân Minh Hương đang canh tác, và phát triển nông- công-ngư nghiệp ?”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 14273)
Ai ơi có đến Nhà Bè _ Nhớ ơn nước ngọt, bè tre Thủ Huồng. Nhà bè nước chảy chia hai _ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13540)
Trong không khí êm ả buổi sáng, tiếng chuông chùa cổ chầm chậm ngân dài trên sóng nước dòng Sông Phố, như để thức tỉnh lòng người. Đến buổi tối, tiếng động vang rền của đoàn xe lửa cuối cùng trong ngày, chuyến tốc hành xuyên Việt, khởi hành từ Sài Gòn khi vượt qua hai cầu sắt Cù Lao Phố vào lúc 9 giờ đêm là một báo hiệu để nhà nhà tắt đèn đi nghỉ.
04 Tháng Mười 2011(Xem: 16591)
Không một người Việt Nam nào sợ thay đổi. Cái đáng sợ là Cù Lao Phố hay những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước này bị thay đổi theo kiểu áp đặt quan điểm lịch sử từ những thế lực vong ơn.