Cụ ông gốc Việt lập dấu mốc mới trong lịch sử nước Mỹ
16 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 7968)
Trong lịch sử của nước Mỹ, tính đến nay chỉ có 28 người nhập cư trở thành công dân của nước này khi đã ở tuổi trên 100.
Ông Trần bên người thân tại buổi lễ.
Ông
Trần Chát, một nông dân sinh sống ở ngoại ô Sài Gòn đã đến nước Mỹ vào năm 1999. Nhưng phải đến ngày 10/8 vừa qua, ông mới chính thức nhập quốc
tịch Mỹ. Đặc biệt hơn, buổi lễ tuyên thệ nhập tịch được tổ chức đúng ngày sinh nhật lần thứ 102 của ông.
Buổi
lễ diễn ra tại căn phòng của một tòa án ở hành phố Philadelphia, nơi 69
người đến từ 37 quốc gia đọc lời tuyên thệ làm công dân mới trong sự chứng kiến của khoảng 200 người, gồm dân chúng và thân nhân của những người mới nhập tịch.
Đầu
buổi lễ, chủ tọa trịnh trọng giới thiệu: "Hôm nay chúng ta có một vị khách rất đặc biệt, đó là ông Trần. Hôm nay là sinh nhật thứ 102 của ông”. Ông Trần ngồi tươi cười rạng rỡ trong hàng ghế đầu giữa tiếng vỗ tay của khán phòng. Mặc áo sơ mi trắng, quần xanh, giày thể thao trắng, và một chiếc mũ màu xanh hải quân, ông chăm chú theo dõi các diễn biến của buổi lễ.
Ông
Trần được ghi nhận là người thứ 2 có tuổi đời trên 100 trở thành một công dân mới ở thành phố Philadelphia, và là người thứ 28 có tuổi quá “bách niên” nhập quốc tịch Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử đất nước này.
Ông
cùng những người mới nhập tịch khác - người trẻ nhất 18 tuổi - xem các đoạn video ngắn tôn vinh những công dân mới, trong đó có một thông điệp từ Tổng thống Obama: “Bây giờ bạn sẽ là công dân chính thức của quốc gia
này. Luôn nhớ rằng, ở nước Mỹ, không ước mơ nào là không thể thực hiện".
Khi xem xong các đoạn video, ông Trần đều mỉm cười và vỗ tay tán thưởng.
Tay
chống gậy, ông đứng lên lễ đọc lời tuyên thệ bằng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình và nhận giấy chứng nhận quyền công dân. Những tràng vỗ tay lại vang lên một lần nữa.
Hiện
tại, ông Trần Chát sống với người cháu của mình là Tony Trần tại khu Juniata Park. Những người thân cho biết, cha mẹ của ông Trần từng sống đến hơn 115 tuổi.
Chắt
của ông là Chris Trần, 16 tuổi, chia sẻ: “Tôi rất tự hào và vinh dự khi
chứng kiến sự kiện này. Tôi đã mong chờ nó trong một thời gian rất dài".
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luận, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người.
Vì nơi này chứa một trong những chất có giá trị nhất trên thế giới , nên nó phải có những đặc điểm nhất định để các tổ chức hoàn toàn tin tưởng vào nó.
Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết trong giấc ngủ.
Tôi rất hy vọng những nỗ lực và thành quả của giới trí thức tỵ nạn Việt Nam như bộ Dòng Việt (GS Lê Văn), sách và bài viết về ngữ học, văn phạm, tự điển
Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Đại tướng Fred C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ và Thiếu tướng Verne L. Bowers, Phụ tá Tham mưu trưởng Lục quân ký thay Tổng thống ân thưởng
ông sếp tôi ủng hộ tất cả những gì tổng thống đắc cử Trump làm, vì (ông) biết Tổng Thống Trump là người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, miễn là đạt kết quả
“chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh,” còn theo đại tá Hà thì “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.