7:08 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Câu Chuyện Âm Nhạc: Kỷ vật cho em - Linh Phương

16 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 14604)
Câu Chuyện Âm Nhạc: Kỷ vật cho em
Linh Phương
Nhận được rất nhiều thư đề nghị tôi viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không? Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy. Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi" đề tặng một người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Ấu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ chồng của nhà văn nữ Nhã Ca) phụ trách.
 
blank
Tôi thường xuyên đăng bài ở trang này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương -Vương Thị Ái Khanh và Phạm Thị Âu Cơ. Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc với duy nhất tên ông, tôi không có phản ứng gì. Nhưng tôi có người bạn làm việc ở bản tin THT đã đưa vấn đề tác quyền lên trang tin tức của một tờ nhật báo với đại ý "Tác giả Kỷ Vật Cho Em sẽ kiện nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa".
blankblank
 Linh Phương
 Tiếp theo là tờ tuần báo Sân Khấu Truyền Hình, tác giả Phan Bảo Quân cho in một bài viết đề cập tác quyền và tên Linh Phương phải được để là đồng tác giả bản nhạc Kỷ Vật Cho Em. Thời đó ở Sài Gòn có trên 20 tờ nhật báo, 30 tờ tuần báo và rất nhiều tạp chí bán nguyệt san, nguyệt san...Và chuyện tác quyền giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đều có bài viết, thư nhạc sĩ Phạm Duy gởi tôi, thư tôi trả lời ...hầu hết trên báo chí lúc ấy. Cuối cùng thì một người cháu của Phạm Duy là Phạm Duy Nghĩa tìm gặp tôi tại địa chỉ 104/23 đường Yersin nhà người bạn thân của tôi là nhà thơ Vũ Trọng Quang. Phạm Duy Nghĩa đưa tôi đến phòng trà ca nhạc Đêm Mầu Hồng nơi Ban Thăng Long thường xuyên trình diễn. Ở đây, tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đã có sự thông cảm với nhau về vấn đề bài thơ Kỷ Vật Cho Em.
Nhạc sĩ Phạm Duy chở tôi trên chiếc xe Trắc-xông đen đến phòng trà Queen-Bee do nhạc sĩ Ngọc Chánh làm chủ xị. Ở Queen-Bee nhạc sĩ Phạm Duy đã giới thiệu tôi trước công chúng về tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em. Sau cái bắt tay giữa tôi với nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Ngọc Chánh và quái kiệt Trần Văn Trạch, ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài thơ phổ nhạc này.
Sáng hôm sau, tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy 215 E/2 đường Chi Lăng- Phú Nhuận ăn cơm và ký hợp đồng bài thơ Kỷ Vật Cho Em tại đây. Trong bản hợp đồng tiền tác quyền là 30.000 đồng (thời điểm đó giá một lượng vàng nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10.000 đồng đến 12.000 đồng), nhưng thực tế thì nhạc sĩ Phạm Duy trả tôi 50.000 đồng (30.000 đồng bằng Sec nhận ở Pháp Á ngân hàng - 20.000 đồng tiền mặt.)
blank
 
Lúc bản Kỷ Vật Cho em được hát là cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên dữ dội, nên đã gây những chấn động lớn lao vào tâm hồn của những quân nhân Sài Gòn cũng như mọi tầng lớp dân chúng. Như trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy phát hành đã dành chương hai mươi hai viết về Kỷ Vật Cho em và tác giả có đoạn :
"…Tôi hát bài này trước tiên tại phòng trà Ritz của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers, rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly qua Thanh Lan, Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc. Bài hát trở thành một hiện tượng lớn của thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên, bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải, nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở bốn vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người Việt Nam mà ai cũng phải chấp nhận…"
Cuộc chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là cuộc hành quân Lam Sơn 719 qua bên kia Lào. Có nguồn tin tôi đã nằm lại ở vùng Hạ Lào, không hiểu xuất phát từ đâu, và cái chết của Linh Phương tác giả Kỷ Vật Cho em còn có bài viết của tác giả Trần Tường Trình đăng trên nhật báo Sóng Thần của ông Chu Văn Bình (tức nhà văn Chu Tử) và một số phân ưu chia buồn trên các báo khác. Rồi mặt trận Kampuchea bùng nổ, tôi lại được khai tử thêm lần nữa tại chiến trường này. Lúc đó, anh Thiện Mộc Lan ký giả báo Đuốc Nhà Nam đã cố công tìm sự thật về cái chết của tôi.
blank 
Sau nhiều ngày tìm hết chỗ này đến chỗ khác qua nhiều nguồn, ký giả Thiện Mộc Lan đã đến nhà nhạc sĩ Phạm Duy như tác giả bài báo đã kể: "…Chúng tôi chợt nghĩ đến nhạc sĩ Phạm Duy, hy vọng rằng giữa nhạc sĩ và nhà thơ có nhiều liên hệ từ lúc Kỷ Vật Cho em ra đời, thế nào Phạm Duy cũng biết rõ về Linh Phương. Khi nghe chúng tôi báo tin Linh Phương đã chết, nhạc sĩ họ Phạm sửng sốt:
- Linh Phương mới thăm tôi cách đây nửa tháng mà. Lẽ nào …như vậy được. Ôidzời! Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa chết đâu… ". Được nhạc sĩ Phạm Duy ghi cho địa chỉ, ký giả Thiên Mộc Lan tìm đến tư gia nhà thơ Vũ Trọng Quang và gặp tôi tại đây.
Báo Đuốc Nhà Nam đã đăng loạt bài 4 kỳ báo qua những tít:
1- "Nhà thơ có nhiều huyền thoại, tác giả "Kỷ Vật Cho Em" Linh Phương còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi?
2- Liên lạc khắp nơi Đuôc Nhà nam mới tìm ra tông tích tác giả Kỷ Vật Cho Em.
3- Linh Phương đã nói gì với Đuốc Nhà Nam.
4- Linh Phương thích làm thơ nhưng không mang danh "thi sĩ ".
Thực ra, không chỉ bài thơ Kỷ Vật Cho Em làm tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo Khởi Hành của Hội Văn nghệ sĩ quân đội Sài Gòn, đó là bài thơ "Bài cho chiến trường Đông Dương" nói về những cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào…và bài "Từ giã bọn mày" nói về thân phận của những Lao công đào binh. Tôi chỉ còn nhớ 3 khổ thơ của bài này như sau:
"Từ giã bọn mày mai tao lên núi
Mặc áo lao công đập đá xây thành
Làm bạn vắt mòng chung vui với muỗi
Đắp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt
Võ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt
Dưới ruộng- dưới đồng- những máu- những xương…
Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn
Dù một lần tao làm gã tội nhân
Từ giã bọn mày mai tao xuống biển
Tay ngoằn nghoèo vẽ trọn chữ Việt Nam".
Khi báo phát hành khoảng một giờ sau thì bị cảnh sát tịch thu tất cả những số báo còn lại. Đấy là trường hợp có một không hai vì đây là tờ báo của Hội văn nghệ sĩ quân đội.
Sau năm 1975, đúng hơn là 1978 tôi từ Côn Đảo lang bạt kỳ hồ về Cà Mau, ba chìm bảy nổi, bị người ta "đánh" tơi tả, không còn chỗ dung thân dạt về Kiên Giang cho đến bây giờ. Có những lúc tôi chảy nước mắt khi tự hỏi: "Tại sao người ta không sống với nhau bằng tấm lòng để cư xử với nhau tử tế hơn?"
blank
Có lẽ tôi lan man hơi nhiều, dù còn có biết bao chuyện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho em mà tôi chưa thể kể hết, chỉ hy vọng một ngày nào đó tôi viết một cuốn hồi ký, họa may mới dàn trải được số phận của bài thơ Kỷ Vật Cho em.
Nguyên văn bài thơ :
Kỷ Vật Cho Em
Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến thắng trận Pleime
Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giả
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
 
Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt
Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn màu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang song
Đời con gái một lần dang dở

Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá
 
Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh - ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em - anh cố sẽ quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối
 
 LINH PHƯƠNG

Bài đọc thêm :

Chuyện ấy bây giờ:

Đoàn Linh Phương sinh năm 1949,học sinh trường Bồ Đề Saigon.Năm 1970,tờ Độc Lập của Ấu Lăng Trần Dạ Từ đăng bài thơ "Để Trả Lời Một Câu Hỏi" của ông,sau đó Phạm Duy phổ nhạc thành bài "Kỷ Vật Cho Em".Chuyện ông là tác giả bài thơ"Để trả lời một câu hỏi",không cần có câu trả lời nữa,mà ta nghe cái"hậu vận" của nó:
blank
Cuối tháng 12 , tôi lại gặp Thu Hiền ở Sài Gòn để cùng đến gặp nhạc sĩ Phạm Duy theo lời hẹn của anh Nguyễn Hòa điều hành website Văn nghệ Sông Cửu Long ( bây giờ là Văn Chương Việt ) với nhạc sĩ Phạm Duy . Tháp tùng còn có nhà thơ Chinh Văn và nhà thơ Vũ Trọng Quang . Chúng tôi hẹn gặp nhau tại “Động Hoa Vàng “ của nhà thơ Phạm Thiên Thư . Ngồi quanh bàn trà tại nhà anh Phạm Thiên Thư, chờ nhà văn Thu Hiền. Tôi cảm thấy mừng vì anh Phạm Thiên Thư khoẻ hơn lúc gặp tôi và nhà thơ Chinh Văn cách đây một năm trước. Lúc mà anh nhớ nhớ quên quên , tặng tôi tập thơ “ Đoạn Trường Vô Thanh “ anh viết hàng chữ đề tặng cũng không xong, anh Chinh Văn phải đánh vần cho anh từng chữ một .Chúng tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy vào buổi trưa, chuyện vãn với ông về ký ức một thời của“ Kỷ Vật Cho Em “. Nhưng hình như ông cố lãng tránh cái quá khứ đó , khi ông trở về thực thụ sống ở Việt Nam . Ông rất ngại nhắc lại những gì đã qua , những gì ông sáng tác trong cuộc chiến tranh Việt Nam .Thậm chí nếu chối bỏ được thì ông cũng không từ nan, bởi đó là sự tất yếu của chính ông để bảo vệ một cái gì đó trong cuộc sống và phần đời còn lại của mình . Ôi ! Sao lại như thế nhỉ ? Ông say sưa nói về những đoạn phổ nhạc về Kiều, cho chúng tôi nghe giọng hát của ca sĩ Mỹ Linh . Tôi cảm thấy thất vọng về một nhạc sĩ Phạm Duy của ngày nào với một nhạc sĩ Phạm Duy hôm nay . Từ giây phút gặp lại nhau sau cái đêm tại phòng trà “Đêm Màu Hồng “ cách đây 35 năm , bao nhiêu hồ hởi của một Linh Phương trẻ trung và một Phạm Duy sôi nổi ở tuổi trung niên đã không còn nữa . Trong tâm hồn tôi vừa bồi hồi, vừa nuối tiếc như mình vừa đánh mất một cái gì thật mơ hồ . Cũng từ giây phút này, ở tôi có hai nhạc sĩ Phạm Duy cùng lúc : một nhạc sĩ Phạm Duy tồn tại và một nhạc sĩ Phạm Duy đã chết . Âu đó cũng là cuộc bể dâu đời người qua bao nhiêu thăng trầm của quê hương đất nước , mỗi người đều chọn cho một cách riêng , không ai trách ai được. 
(nguồn)

Trong Hồi ký Linh Phương,ông kể rằng,ngày đó,còn là học sinh,ông đã tham gia biểu tình chống đối,bị bắt,bị ăn đòn,nhưng được xác nhận "không phải là VC"nên được tha!Sau này ông rất ân hận vì ngày ấy mình bị lợi dụng:

Sáng hôm đó, chúng tôi bị còng tay đưa lên một chiếc xe jeep cảnh sát, chạy đến Văn phòng Quận Trưởng . Lần này , ngoài vị Quận Trưởng còn có một người mà tôi không biết ông ta là ai . Chúng tôi lại bắt đầu tranh luận xoay quanh vấn đề chống chính phủ với người đàn ông lạ này. Sau hai tiếng đồng hồ tranh luận, vị Quận trưởng ra lệnh cho những người cảnh sát chìm đưa chúng tôi trở về Trung tâm Cải huấn. Trước khi lên xe , ông ra lệnh cho cảnh sát không được còng chúng tôi và trên đường về ghé một quán nào đó cho chúng tôi ăn uống đàng hoàng . Điều này khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, nhưng cũng không có ý kiến gì . Chúng tôi về tới Trung tâm gần 11 giờ trưa, lúc này chúng tôi mới chắc chắn là mình thoát nạn .
Tuần lễ tiếp theo , tôi được trả tự do nhờ sự can thiệp của Thượng Tọa Thích Quảng Liên, một trong những vị Thượng Tọa ở chùa Ấn Quang và thuộc thành phần tranh đấu cùng với Thượng Tọa Thích Trí Quang ngoài miền Trung .Đinh Trọng Cường còn lại một mình, trông Cường lúc
này thật buồn. Hai ngày sau, tôi và một số bạn gái từng tranh đấu bên nhau vào Trung tâm Cải Huấn thăm Cường .Sau đó, Cường cũng được phóng thích, từ đó chúng tôi không còn gặp nhau lần nào nữa. Nhưng qua bạn bè kể thì có lần đi trên đường bị Cảnh Sát hỏi giấy tờ , Cường chìa ra một thẻ do Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo cấp rồi thản nhiên bỏ đi .Cũng có người kể sau 1975, gặp Cường hoá thân là một cán bộ Việt Cộng . Và cho đến bây giờ , trong đám bạn bè ngày xưa không còn ai gặp Đinh Trọng Cường lần nào nữa . Qua những sự kiện trên, cho đến giờ tôi vẫn không hiểu thực sự Cường là ai ? Nhưng dù cho có là ai , thì đó cũng là chuyện quá khứ của ngày hôm qua , khi tất cả đều thay đổi . Mỗi lần nhớ thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của mình, xuống đường đấu tranh vì lý tưởng dân tộc , đạo pháp tôi cảm thấy ân hận khi biết mình đã sai lầm. Sự bồng bột khiến cho tôi và một số sinh viên học sinh vào thời gian đó nh ư một bầy cừu non chỉ biết nhắm mắt đi theo con cừu đầu đàn.Tôi rất đau đớn nghĩ về những ngày xuống đường , những ngày bị đánh đập , những ngày đi trong lựu đạn cay, phi tiễn, lưỡi lê khi biết mình đã ngây thơ bị người ta lợi dụng

Sau 75,Linh Phương kiếm sống bằng nhiều nghề,kể cả "nghề" làm thơ!
 
Năm 2002, tôi lại thất nghiệp . Tất nhiên kinh tế eo hẹp hơn mặc dù tôi vẫn làm thơ gửi báo lấy tiền nhuận bút. Nhưng tiền nhuận bút cũng chẳng là bao, bởi ít có ai sống nhờ vào nhuận bút thơ cả.Hình như vào khoảng năm 2003, 2004 gì đó , tôi được kết nạp ( sau vài lần đắn đo không ý kiến khi người ta mời tôi ) vào Hội văn học nghệ thuật Tỉnh. Vài tuần sau, tôi được phân công biên tập thơ cho tạp chí C.A.C của Hội.Và cũng chỉ biên tập một vài số tạp chí thì tôi bị “ nạn “ vì một câu thơ trong bài thơ của tôi.. Nội dung bài thơ nói về người lính khi trở về cụt hết một cánh tay.


Bỏ lại chiến trường một cánh tay
Cha mang ba lô về nhà
Ngực đeo huy chương đủ loại

Giã biệt bao cánh rừng rực cháy
Bao cánh rừng đạn bom
Cha nghiêng người xuống bế con
Bằng cánh tay còn lại

Trời lúc đó nhiều mây
Gió phất phơ vạt áo trống không như lá cờ Tố quốc
Đang bay… đang bay
Mẹ mừng vui ôm cha
Bật khóc

Con lớn lên từ hơi thở nồng nàn của đất
Từ dòng sữa ngọt ngào của mẹ
Và lời ru êm đềm của sông
Từ mùi khói đốt đồng
Từ mồ hôi cha hòa cùng hạt thóc
Từ giấc ngủ nhọc nhằn cha còn vung tay gặt
Lúa chín vàng
Trong giấc mơ xanh

Cảm ơn cha người chiến binh
Đã dạy con thương yêu cuộc đời-thương yêu đất nước
Để mai này nối bước
Con vào lính như cha

( Khi người lính trở về )
Người thương binh bế đứa con bằng một cánh tay còn nguyên vẹn, còn cánh tay kia chỉ có ống tay áo trống không bay phất phơ trước gió. Đại ý câu thơ là vậy , nhưng có người suy diễn rằng : lá cờ Tổ quốc là cờ đỏ sao vàng, chứ sao trống không được. Thế là tôi phải tự kiểm điểm trước Ban chấp hành Hội và tự rút khỏi ban biên tập tạp chí ,làm một hội viên bình thường.
(nguồn)

Đã xong đâu,nếu Canada như tôi mô tả trong một chuyến đi,là "Thiên Đường",và rằng "Con người ta sinh ra không bình đẳng...",thì ở đây,ta phải có nhận xét gì với câu chuyện của Linh Phương:

Tháng 11 năm 2008, tôi bị “ tai nạn “ mấy chục bài thơ viết về những trăn trở của một con người chế độ cũ .Người ta cho rằng mấy chục bài thơ này mang nội dung phản động,. Trong mấy tháng trời, tôi bị kiểm điểm trong Hội VHNT , rồi làm bản tự kiểm nêu những sai trái của mình nộp lên lãnh đạo. Cuối cùng, tôi đã ký biên bản xác nhận mấy chục bài thơ của tôi cho Phòng PA.25 .Tôi được khoan hồng không phải bị giam giữ cải tạo. Bạn bè xa lánh vì ai cũng sợ liên lụy khi tiếp xúc , có những người quen biết lại nhìn tôi bằng những ánh mắt ghẻ lạnh.Tôi cũng không oán trách một ai, âu đó là lẽ thường tình trong cuộc sống và cuộc đời vậy.(nguồn)
 

L
ê Ngọc Phượng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2018(Xem: 17899)
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luận, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người.
25 Tháng Ba 2024(Xem: 89)
Ba mươi năm cân đai áo mão, một tiếng thanh liêm, Hết nửa đời cửa khuyết sân chầu, vạn lời ca ngợi.
15 Tháng Ba 2024(Xem: 164)
Một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn cũng được phóng tác hay biên thành kịch hoặc biên thành tuồng cải lương tâm lý xã hội.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 428)
Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và là cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1425)
Học sinh tiểu học trước năm 1975 được dạy Đức Dục, Công Dân Giáo Dục từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút mỗi tuần. Học sinh trung học, môn Công Dân Giáo Dục 2 giờ mỗi tuần.
08 Tháng Chín 2023(Xem: 1582)
Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được bài viết này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 1915)
An Lộc đứng vững nhờ sự hy sinh trên cả tuyệt vời của các chiến sĩ Quân lực VNCH thuộc đủ mọi quân binh chủng, các đơn vị Tiểu khu và Chi khu những người lính Địa Phương Quân
22 Tháng Ba 2023(Xem: 2480)
Riêng thuế lợi tức liên bang, các chủ nhân công ty phải khấu trừ các loại thuế lợi tức theo luật định và gửi về cơ quan thuế IRS, cuối năm mỗi cá nhân ấy
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4770)
Vì nơi này chứa một trong những chất có giá trị nhất trên thế giới , nên nó phải có những đặc điểm nhất định để các tổ chức hoàn toàn tin tưởng vào nó.
19 Tháng Tư 2022(Xem: 6598)
Vì thế, gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người.
21 Tháng Ba 2022(Xem: 7134)
Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết trong giấc ngủ.
19 Tháng Sáu 2021(Xem: 7686)
Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.
10 Tháng Ba 2021(Xem: 8627)
Vì cuộc đời là những vòng tuần hoàn đáng quý của sinh mệnh, không ai luôn được và cũng không ai luôn mất, nên hãy biết sống để cho đi…
20 Tháng Chín 2020(Xem: 8892)
Vì quyền lợi của Hoa Kỳ và dấu hiệu dịu giọng của Trung Quốc như hiện nay có thể dẫn đến một cuộc thương thảo không?
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 10063)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình
18 Tháng Tư 2020(Xem: 9722)
Người vào cỡi áo lau son phấn Trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường
02 Tháng Sáu 2019(Xem: 12735)
Về đức hạnh, cả đời Ông luôn giữ vững 13 đức tính: ôn hòa, kín tiếng, ngăn nắp, quyết đoán, tiết kiệm, siêng năng, chân thành, công bằng, điều độ, sạch sẽ, tĩnh tại, giản dị, khiêm tốn
27 Tháng Hai 2019(Xem: 11593)
Tôi rất hy vọng những nỗ lực và thành quả của giới trí thức tỵ nạn Việt Nam như bộ Dòng Việt (GS Lê Văn), sách và bài viết về ngữ học, văn phạm, tự điển
16 Tháng Mười Một 2018(Xem: 13800)
Thế giới nín thở theo dõi sách lược của Tổng thống Mỹ Donald Trump + Quốc hội lưỡng viện Mỹ khi đẩy Hồ sơ Duy Ngô Nhĩ để bất ngờ "xé nách" TQ
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 18168)
Tào Tháo chính là một trong những nhà Chính trị – Quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Hoa.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 14013)
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 12247)
Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Đại tướng Fred C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ và Thiếu tướng Verne L. Bowers, Phụ tá Tham mưu trưởng Lục quân ký thay Tổng thống ân thưởng
09 Tháng Tám 2018(Xem: 12259)
xưng vương xưng bá mà lại coi Mỹ là kẻ thù. Trung Quốc sẽ là mục tiêu số một mà Mỹ đang nhắm tới! Hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra!
21 Tháng Giêng 2018(Xem: 11467)
Hy vọng rằng tinh thần yêu nước của người Việt trong và ngoài nước sẽ được hướng dẫn đúng mục tiêu, thấy rõ chúng ta bị bọn bán nước cai trị
17 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 13428)
Giải tội cho những người nầy, có nghĩa là họ có tội phải chết, nhưng giải đi cho xong để Diêm Vương khỏi mất công
29 Tháng Mười Một 2017(Xem: 15525)
Thùng giống nhau, nhưng đựng bên trong những thứ khác nhau thì số mệnh của nó cũng khác nhau.
29 Tháng Mười Một 2017(Xem: 13431)
Cho dù bạn thân thiện và cư xử đúng mực thế nào, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những người không ưa mình và tìm cách dìm bạn đến hết mức có thể.
28 Tháng Hai 2017(Xem: 14878)
Trong niềm nhớ thương khôn nguôi về quê nhà của một người Việt Nam ly hương còn nặng tình hoài cổ
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10389)
ông sếp tôi ủng hộ tất cả những gì tổng thống đắc cử Trump làm, vì (ông) biết Tổng Thống Trump là người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, miễn là đạt kết quả
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10407)
Biết đâu lịch sử sẽ tái diễn và dân chúng Trung Hoa thoát được nạn độc tài như dân chúng Liên Xô được hưởng cách nay đúng 25 năm.
21 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11381)
“chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh,” còn theo đại tá Hà thì “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 9954)
Sao cũng được, miễn là không cắt cổ đổ máu khi thay đổi chính quyền. Bốn năm hay tám năm rồi cũng qua mau. Tâm bình, thế giới bình.
11 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10512)
Sau những thất bại liên tục của đảng Cộng Hòa, tới lượt Dân Chủ phải thoát xác….
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10875)
đây là thiết bị dịch cả 2 chiều, nên nó cực kỳ tiện dụng, xóa bỏ đi mọi rào cản của ngôn ngữ.
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 17430)
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13263)
Người Mỹ gốc Việt cũng có rất nhiều mà điển hình là ông Bùi Văn Phú hiện là giáo sư tại California sau khi tốt nghiệp UC Berkeley đã tham gia
20 Tháng Năm 2016(Xem: 14042)
Con Cháu chúng ta sẽ không còn cần bằng lái xe nữa và sẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe hơi.
09 Tháng Tư 2016(Xem: 9835)
"Nước Mỹ đã không hiểu được cuộc xung đột kém nghiêm trọng, đã không phô diễn đuợc năng lực tương xứng chống lại nó."
06 Tháng Tư 2016(Xem: 13380)
xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những Anh Hùng Liệt Nữ... vô danh, vĩnh biệt với muôn vàn tiếc thương!.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 15816)
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13005)
Xem lại những hình ảnh Sài Gòn xưa cũng có thể vừa để hoài niệm, vừa để trân quý một thời đại tốt đẹp mà
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10572)
ngót trăm người còn nán lại đến giờ phút chót để tận mắt ngắm nhìn hay tận tay sờ được nhiều giá trị văn hóa chỉ từng nghe nói
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11444)
Medicare Advantage từ 15 tháng 10 đến 7 tháng 12 là lúc quý vị có medicare cần xem lại chương trình bảo hiểm sức khỏe quý vị đã lựa chọn
31 Tháng Mười 2015(Xem: 11363)
chỉ một nền Cộng hòa Tam quyền phân lập đơn sơ, khiêm tốn vẫn chỉ là “ một viễn tưởng “ ở ngày mai, nghĩ cũng thật là thảm cho Đất nước và Dân tộc!
24 Tháng Mười 2015(Xem: 11155)
Thành Phố Maribyrnong là thành phố đầu tiên trên toàn cỏi Úc Châu đã biểu quyết công nhận Cờ Vàng
18 Tháng Mười 2015(Xem: 14412)
minh hoạ từ bài viết của Vĩnh Long Hồ,