Đảng Cộng Sản Việt Nam ở trong tình trạng hơi hỗn độn, nhưng Đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ có chút ít để dậy dỗ Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguồn hình: economist.com.
Across the party wallThe Economist
26-10-2013
Nếu những đề tài cấp thiết sau đây nhắc nhở đến Trung Quốc, quý vị hãy dành một ý nghĩ cho Việt Nam: thảo luận về hiến pháp; cố gắng giảm bớt những đặc quyền của những doanh nghiệp do nhà nước làm chủ; sự tức giận về tham nhũng của giới chức chính quyền; bồi thường đất tịch thu không thỏa đáng; ngăn cấm bất đồng quan điểm trên mạng; công nhận cải tổ kinh tế thêm không chỉ mong muốn mà còn cần thiết; và trong chính trị, bằng chứng của những cuộc tranh chấp mãnh liệt giữa lãnh tụ cao cấp thuộc các phe nhóm khác nhau.
Trung Quốc và Việt Nam là hai trong một vài Đảng Cộng Sản còn đang nắm chính quyền, do đó khó ngạc nhiên khi thấy rằng hai nước đang phải đối phó với nhiều vấn đề tương tự. Tuy nhiên điều có thể báo nguy họ nhiều nhất là việc thiếu những giải pháp rõ ràng. Cả hai đảng dự trù những cuộc họp của những ủy ban trung ương vào mùa thu này. Cả hai đại hội được thấy trước là rất quan trọng đối với sự tiến hóa của việc cải tổ quốc gia. Đại Hội của Trung Quốc sẽ diễn ra trong tháng tới. Đại Hội của Việt Nam đã qua, cho thấy một vài dấu hiệu rõ rệt của một cách suy nghĩ mới. Đảng Cộng Sản Việt Nam xem ra đang ở trong tình trạng khó khăn rắc rối.
Ưu tiên trong chương trình nghị sự của Cộng Sản Việt Nam là những đề nghị thay đổi hiến pháp của quốc gia. Bản hiến pháp hiện nay, được chấp nhận vào năm 1992, và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001, không phản ảnh nền kinh tế và xã hội cởi mở hơn của Việt Nam ngày nay. Một bản thảo hiến pháp tu chính đã được phổ biến vào đầu năm nay để dò phản ứng của công chúng. Kết quả gây hoảng hốt: hơn 26 triệu bình luận đã nhận được. Trong số đó có nhiều điều đảng không muốn nghe.
Ba mệnh đề đặc biệt đã lôi cuốn sự chú ý. Những người cấp tiến hi vọng hiến pháp có thể bảo đảm ngành tư pháp độc lập. Hiện tại, hiến pháp hứa rằng nhà nước “không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Một số người đã hi vọng thay đổi Điều 4. Điều này tôn vinh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” trong một chế độ độc đảng. Thứ ba, Điều 19 tuyên bố rằng “khu vực kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.” Nhiều người lập luận rằng điều này vừa lỗi thời vừa tai hại. Việt Nam đang phải chịu đựng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ nần một phần gây ra bởi sự phá gia bại sản của những doanh nghiệp nhà nước. Mức phát triển kinh tế ở khoảng 5% không đủ cung cấp việc làm cho dân cư trẻ và kinh tế khó có thể khá hơn vào năm tới.
Dọn sạch khu vực nhà nước, có lẽ bằng cách tư nhân hóa những công ty có lời (thí dụ như những công ty làm rượu) và thu dọn những công ty lỗ lã (hầu hết những công ty còn lại), là một điều kiện tiên quyết để có thể phục hồi tình trạng phát triển nhanh hơn. Cũng rất cần thiết nếu Việt Nam thành công trong việc tham gia vào hiệp ước tự do thương mại do Hoa Kỳ lãnh đạo, Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương. Nhưng dẹp bỏ “khu vực nhà nước” là một điều kinh hoàng đối với nhiều người. Không những những viên chức chính quyền là những người tham nhũng được hưởng lợi vì những liên hệ kinh doanh. Hệ thống còn giúp bào chữa chế độ độc đảng.
Sau đại hội, các ủy ban sẽ tiếp tục sửa đổi văn từ của bản hiến pháp một cách vá víu. Nhưng có vẻ rõ ràng là nhiều điều sẽ bị lẫn tránh. Việt Nam sẽ còn mang nợ đối với một văn kiện công khai nhìn nhận sự biến cải sâu sa mà nước này đã trải qua với đổi mới (“renovation”) vào năm 1986, nói chi đến những sự thay đổi nhanh chóng.
Thí dụ của Trung Quốc không giúp gì được nhiều ở đây, mặc dù nước này cũng đã thảo luận về hiến pháp. Sự khác biệt quan trọng là tại Trung Quốc, những người chỉ trích Đảng Cộng Sản muốn đảng tôn trọng hiến pháp hiện hữu. Hiến pháp hứa bình đẳng, những tự do phát biểu, hội họp và tôn giáo, và một ngành tư pháp độc lập, Đảng Cộng Sản phe lờ tất cả những thứ này. Ngay cả vai trò lãnh đạo của đảng cũng chỉ đề cập đến trong lời tựa thay vì trong thân của bản hiến pháp. Do đó những tháng vừa qua đã chứng kiến báo chí của nhà nước xỉ vả “chủ nghĩa hợp hiến” – một quan niệm táo bạo đòi hỏi hiến pháp phải được tôn trọng – như một phương cách mới nhất mà phương Tây sử dụng để phá hoại Trung Quốc bằng cách lén lút đưa vào những ý tưởng phóng khoáng gây đổ vỡ một cách nguy hiểm.
Điều 4 sẽ ít là một vấn đề hơn tại Việt Nam nếu đảng không bị thiếu tôn trọng như thế. Một phần, đây chính là hậu quả của sự quản lý kinh tế tồi tệ trong những năm gần đây. Một phần, nó phản ảnh sự kinh tởm đối vớ nạn tham nhũng trong chính quyền lan tràn khắp nơi, đặc biệt ngay tại trung tâm chính phủ. Đây là một lý do giải thích tại sao trong một cuộc bỏ phiếu vào mùa xuân năm nay tại Quốc Hội, cơ quan này tỏ ra dám làm hơn là nghị viện của Trung Quốc, gần một phần ba đại biểu bầy tỏ sự thiếu tin cậy vào vị thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng. Sự tức giận đối với một chính quyền tham nhũng cũng giải thích tại sao Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi cá ở miền Bắc bị cầm tù năm năm vào tháng Tư, trở thành một anh hùng dân tộc. Tội ác của ông Vươn là bảo vệ đất đai của mình bằng súng và chất nổ do ông tự làm, khi viên chức chính quyền đến nơi tịch thu nó. Những sự chiếm đoạt đất đai cũng là một nguyên do thông thường gây ra những chống đối tại Trung Quốc và những cải tổ về một chế độ sở hữu đất đai đã nuôi dưỡng những sự lạm dụng có thể (hoặc hay hơn, nên) là một trong những quyết định lớn lao đã được công bố tại đại hội đảng của Trung Quốc.
Cho tôi gặp người lãnh đạo của ông
Tại Trung Quốc cũng vậy, người nào đứng lên phản đối thường được tôn sùng như những danh nhân qua mạng thông tin xã hội. Tại Việt Nam, cũng như tại Trung Quốc, trong năm nay đã xẩy ra một cuộc đàn áp không nương tay đối với bất đồng chính kiến trên mạng với hàng chục người bị bắt giam và những giới hạn mới về đàm luận trực tuyến. Tại Việt Nam, chỉ có những “thông tin cá nhân, ” và không phải những bài báo, mới được phép trao đổi trên mạng. Đây xem ra là một cố gắng yểu mệnh nhắm đòi lại sự độc quyền về tin tức đại chúng mà đảng được hưởng trước khi có Internet. Ngay cả nếu sự đàn áp có thể được thi hành, nó cũng đã quá muộn để dập tắt được những sự chỉ trích chua cay về đảng và chính quyền đang được nung nấu tại Việt Nam, cũng như tại Trung Quốc.
Sự chỉ trích chua cay này được khích động bởi nhận thức rằng những lãnh tụ đảng ít chú trọng đến quyền lợi quốc gia hơn là bảo vệ quyền lực của mình chống lại những đối thủ ghen tị. Tại Trung Quốc, việc thất sủng của Bạc Hy Lai (Bo Xilai), một lãnh tụ địa phương nhiều tham vọng, thu hút sự chú ý hiếm hoi của quần chúng về những cuộc đấu đá không thương tiếc trong giới chính trị cao cấp. Tại Việt Nam, Ông Dũng, thủ tướng, xem ra là mục tiêu của một chiến dịch phát động bởi những lãnh tụ bảo thủ, như Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Sự khác biệt là tại Trung Quốc, sự tranh chấp phe phái tạo ra một kẻ thắng cuộc rõ ràng là Tập Cận Bình (Xi Jinping), chủ tịch đảng. Một phần của vấn đề Việt Nam là không ai biết chắc là người nào thật sự nắm quyền.
Nguyễn Quốc Khải
Across the Party Wall
Vietnam’s Communist Party is in a bit of a mess, but China’s may have little to teach it
The Economist
Oct 26t, 2013
If the following pressing themes remind you of China, spare a thought for Vietnam: a debate over the constitution; efforts to curb the privileges of state-owned enterprises; fury over official corruption; poorly compensated land-grabs; new restrictions on online dissent; a recognition that further economic reform is not just desirable but essential; and, in politics, evidence of fierce factional struggles among high leaders.
China and Vietnam have two of the few Communist Parties still in power, so it is hardly surprising that they face many of the same problems. What might alarm them most, however, is the shortage of obvious solutions. Both parties scheduled meetings of their central committees this autumn. Both plenums were seen in advance as important in the evolution of national reforms. China’s plenum is due next month. Vietnam’s has come and gone, producing few apparent signs of new thinking. The Communist Party of Vietnam seems in more of a pickle.
High on the Vietnamese communists’ agenda were proposed changes to the country’s constitution. The current version, adopted in 1992 and last tweaked in 2001, no longer reflects the more open economy and society that Vietnam has become. A revised draft was distributed for public reaction early this year. The result was startling: more than 26m comments were received. Many were not ones the party wanted to hear.
Three clauses in particular attracted attention. Liberals hoped the constitution might guarantee an independent judiciary. At present it promises that the state “shall unceasingly strengthen socialist legality”. Some had also hoped for a change to Article Four, which enshrines the role of the Communist Party as “the force leading the state and society” in a one-party system. And third, many people argued that Article 19, which declares that “the state economic sector shall play the leading role in the national economy”, is both obsolete and damaging. Vietnam is suffering from the effects of a debt crisis brought on partly by the profligacy of its state-owned enterprises. Economic growth of around 5% a year is too slow to provide jobs for a young population, and the economy is unlikely to do much better next year.
Cleaning up the state sector, perhaps by privatising the profitable bits (brewers, for example) and trimming the loss-makers (most of the rest), is a prerequisite for returning to faster growth. It may also be essential if Vietnam succeeds in joining an American-led free-trade agreement, the Trans-Pacific Partnership. But dismantling the “state economic sector” is terrifying for many. Not only are officials corrupt beneficiaries of business links. The system also helps to justify single-party rule.
After the plenum, committees will continue tinkering with the constitution’s wording. But it seems clear that much will be dodged. Vietnam will still be saddled with a charter that barely recognises the profound transformation it underwent with doi moi (“renovation”) in 1986, let alone the rapid changes since.
China’s example is not much help here, even though it too has been debating its constitution. The crucial difference is that, in China, the party’s critics want it simply to respect the present constitution. That document promises equality, freedoms of speech, assembly and religion, and an independent judiciary, all of which the Communist Party ignores. Even the party’s leading role is mentioned only in the preamble rather than in the body of the document. So recent months have seen China’s official press rail against “constitutionalism”—ie, the outrageous notion that the constitution should be respected—as the latest way in which the West is seeking to undermine the country by sneaking in dangerously subversive liberal notions.
Article Four would be less of an issue in Vietnam if the party were not held in such disrespect. Partly this is a consequence of the economic mismanagement of recent years. Partly it reflects disgust with official corruption, seen as pervasive, especially at the very heart of government. This is one reason why, in a vote in the spring in the National Assembly, which shows more gumption than China’s equivalent parliament, nearly one-third of members expressed low confidence in the prime minister, Nguyen Tan Dung. Anger at a corrupt government also explains why Doan Van Vuon, a northern fish farmer jailed for five years in April, became a folk hero. His crime was to defend his land, with homemade guns and explosives, when officials came to confiscate it. Land-grabs are a common cause of protest in China, too, and reforms to the land-ownership system that fosters the abuses could (or, rather, should) be one of the big decisions announced at its party plenum.
Take me to your leader
In China, too, those who stand up are often lionised through social media. In Vietnam, as in China, a crackdown has taken place this year on vocal online dissent, with dozens locked up and new limits to online discourse. In Vietnam only “personal information”, and not news articles, may be exchanged online. This seems to be a doomed attempt to reclaim the monopoly on sources of mass information that the party enjoyed before the internet arrived. Even if the crackdown were enforceable, it would be too late to extinguish the cynicism about party and government that is smouldering in Vietnam, as in China.
That cynicism is fuelled by the perception that party leaders are less interested in the national good than in protecting their own power from attacks by envious rivals. In China the downfall of Bo Xilai, an ambitious provincial leader, drew rare, public attention to the bareknuckle fights in elite politics. In Vietnam Mr Dung, the prime minister, seems the target of a campaign by more conservative party leaders, such as President Truong Tan Sang. The difference is that in China, factional struggle has produced a clear winner in Xi Jinping, the party leader. Part of Vietnam’s problem is that nobody seems sure who is really in charge.
Gửi ý kiến của bạn