ĐẠO ĐỨC KINH ( LÃO TỬ) .
Lâu lắm rồi, cũng ít ai nhắc tới “Đạo Đức Kinh “ hay
“Kinh Đạo Đức” cũa Lão Tử. Trong “Đạo Đức Kinh “ có tới 81 chương. Từ chương một đến chương 44 nói về “ĐỨC”. Từ chương 45 đến chương 81 cuối cùng
nói về “Đạo”. Trong “Đạo Đức kinh” nói về “Phúc và
“Họa”. Phúc dựa vào họa, họa nằm trong phúc. Có nghĩa họa là tiền đề tạo thành
phúc, phúc lại bao hàm là nhân tố cũa họa.
Cũng có nghĩa xấu và tốt có thể chuyển hóa qua lại với nhau, trong điều kiện nhất định nào đó, phúc sẽ biến thành họa, họa cũng có thể biến thành phúc. Lão Tử đã nói rất chí lý.
Lão Tử là một triết học gia tư tưởng biện chứng pháp sớm nhất cũa Trung Hoa và toàn thế giới. Tại sao chúng ta trở lại với “Đạo Đức Kinh” cũa Lão Tử ? Có thể nói rằng: Khi nào con người còn tồn tại và trái đất còn sinh động thì “Đạo, Đức, kinh “ vẫn còn được truyền tụng khắp nơi. Với tập sách nhỏ gồm có chừng 5.467 chữ mà người đời sau thường gọi là “Đạo Đức Kinh” là cũa một tác giã có tên gọi là:”Lão Tử”
Ông có họ Lý tên Nhĩ, thuỵ là ĐAM là người huyện Khổ, nước Sở (Nay thuộc Hà Nam.TQ) Lão Tử là tên người ta tôn xưng. Lão ý chỉ người tuổi cao đức trọng, Tử là mỹ từ xưng cho người đàn ông cổ đại . Đời sống và năm sinh, năm mất hiện nay cũng chưa được rỏ ràng. Năm 520 trước công nguyên, vương tộc nhà Chu xảy ra nội chiến, tranh đoạt ngôi vị. Trong thời đó Lão Tử coi sóc thư viện cũng bị nội chiến làm ông bị bãi chức trở về quy ẩn.Tình thế thay đổi, khiến địa vị cũa Lão Tử cũng thay đổi theo dẫn tới sự chuyển biến tư tưởng cũa ông từ chổ giữ Lể, ông chuyển qua phản Lể. Lão Tử bị bọn đương quyền bức hại. Để né tránh sự hãm hại đó nên ông phải “Tự ẩn vô danh”, lưu lạc bốn phương, ông sang nước Tần ở phía Tây. Khi sắp vượt qua Hàm Cốc, quan lệnh Doãn Hỉ biết Lão Tử sắp đi xa, bèn xin ông viết những điều hiểu biết để lại. Nhờ đó mới có sách hơn năm ngàn chữ cũa Lão Tử. Tương truyền khi Lão Tử đi ra ngoài cữa quan đã cưỡi con trâu xanh.
Sách Lão Tử có văn từ đơn giản cô đọng rất khó hiểu hết tận tường. Vì vậy người đời sau phải có nhiều chú giải mà thông hành nhất là những bản chú giải cũa những đạo gia thời đời Hán có biệt hiệu là “Hà Thượng Công” và bản chú giải của triết học gia Vương Bật đời Tam Quốc nước Ngụy và bản chú giải cũa Ngụy Nguyên đời nhà Thanh. Mới đây có bản dịch của Huỳnh kim Quang xuất bản ở Hoa Kỳ (năm 1994. Do viện triết lý Việt Nam&triết học thế giới)Trong bản này đã chú thích thêm những điều mà trước đây chưa có.
Đạo: Là bản nguyên nguồn gốc cũa vạn vật trời đất, Lão Tử là người đầu tiên muốn từ bản thân tự nhiên để giải thích thế giới mà không cần đến chủ tể siêu tự nhiên –ý chí cũa thượng đế.
Trước Lão Tử, ngưòi ta cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do thần linh thống trị. Quan niệm đó, đến thời biến động Xuân Thu đã thay đổi. Lão Tử là triết học gia sớm nhất từ ý thức triết học minh xác và phủ nhận Thiên Đế. Ông dựa vào cơ sở Chu Dịch, tiến một bước xiển minh “Đạo” là nguồn gốc thiên, địa,vạn vật. Trung tâm tư tưởng “Đạo luận” cũa Lão Tử Đạo: Tức là tự nhiên, tự nhiên tức là “Thường Đạo” Ông nói “Đạo là mẹ cũa vạn vật. “Đạo khả Đạo,danh khả danh. Đạo nói ra được thì không phải là đạo thường.Tên mà gọi lên được thì không phải tên thường .
“Văn minh và văn hoá thành hình từ khi con người bắt đầu kiến lập tất cả mọi sự kiện…Vận mệnh cũa con người trên mặt đất hiện nay không phải chỉ là bỏ “HỮU” mà lấy “VÔ” cũng không phải bỏ “Tính thể” và lấy “Thể tính” Sự tính không phải ở chổ “lấy” và “bỏ” mà nó nằm ở trong Sử tính và Sử mệnh của việc Phục tính và Phục mệnh. (Phạm Công Thiện).
Trong “ Bát Nhả Ba Mật Đa Tâm Kinh “ chúng ta cũng có thể hiểu theo cái ý là “ Có tức là Không. Không tức là Có… sự tương quan giữa tư tưởng cũa Lão Tử với Phật Giáo không phải là không có…..
Trong chương ba mươi ba có 6 chữ mà hầu hết các học giã rất lúng túng trong khi dịch “ Tử nhi bất vong giả thọ “ Tất cả đều hiểu chữ “vong” trong câu đó là “mất” và “bất vong” là không mất.
“Chết mà không mất là thọ” (Bản dịch cũa Nghiêm Toản) .
Trong sách viết về Tô Đông Pha, Nguyển Hiến Lê cũng dịch chữ “vong” là “mất”. Lâm Ngữ Đường dịch thoát hơn và bỏ chữ “bất vong”” He who dies yet(hispower)remains has long life”The wisdom of Laotse, trang 176”.
Lão Tử nói:” Kỳ xuất di viễn giả,kỳ trí
di thiểu” “Con người càng đi xa, càng biết ít “(Trong
chương thứ 13).
Thật vậy, con người càng ngày càng đi xa sâu vào thế giới ngoại tại, để tìm hiểu thêm về “NGƯỜI” và vủ trụ, nhưng càng tìm hiều có nhiều điều càng bế tắc … Từ ngàn xưa, các bậc hiền triết Đông –Tây đã có cùng một quan kiến đó sao? Lộ trình nhận thức thực tại không phải là ra đi mà là sự “quay về”. Không phải trong sự quay về trong ý nghĩa hạn lượng cũa thời –không mà là quay về trong ý nghĩa nghiệm chứng như thật cũa tâm thức. Trong ý nghĩa này, con người càng lao vào cuộc săn đuổi mục tiêu cũa trí thức thường nghiệm. Thì càng đánh mất chân thân và trở nên xa lạ với chính họ. Đây chính là đầu mối cũa sự hỗn loạn.
ĐẠO: là danh xưng mà Lão Tử tạm dung để chỉ cho “Thực tại tuyệt đối “ hay là” Bản thể tối hậu” của vạn vật. Đạo vì vậy, là thực tại hiện hữu trước muôn vật và còn là mẹ sinh ra thành muôn vật.
ĐỨC: Trên bình diện bản thể, Đạo là vô hình, vô tướng và vô danh, nhưng không vì thế Đạo là thực tại tĩnh, chết và bất động.Trên bình diện diệu dụng, Đạo thực sự hiện hữu linh hoạt cũa nó.”Năng lực “được gọi là ĐỨC. Vì vậy, Đức trong ý nghĩa thứ nhất này là năng lực hoạt dụng làm cho vạn vật có thể sinh hóa, phát triển và kế tục hiện hữu mà không tuyệt diệt Trong chương 14 Lão Tử nói “Đạo sanh ra chúng, và Đức nuôi dưỡng chúng” Do đó ,vạn vật tôn kính Đạo và qúy Đức. Con người vốn là một thành phần biểu thị của Đạo, nhưng vì phương thức hành xử của con người không hợp với lẽ Đạo cho nên con người càng ngày càng xa lạ đối với bản thể tối hậu của mình là ĐẠO .Sống với nghịch lẽ tự nhiên là sống với đời sống không yên ổn, đầy nguy khốn, đau khổ. Như thế làm sao con người có thể tồn tại được lâu dài? Nếu biết sống thuận theo lẽ tự nhiên, hoà đồng với Đạo, con người sẽ trở lại trạng thái hồn nhiên. Sống trong trạng thái hồn nhiên ấy, con người không còn bị nguy khốn, đau khổ và sẽ cùng với Đạo tồn tại miên viễn .
Vào cuối năm 1973, các nhà khảo cổ đã khai quật được một số sử liệu quan trọng, trong đó có 2 bản “Đức Đạo Kinh” cũa Lão Tử tại ngôi mộ cũa Mã Vương Thôi thuộc tỉnh Hồ Nam, miền Trung – Nam Trung Hoa. Ngôi mộ này được chôn cất vào ngày 4 tháng 4 năm 168 trước công nguyên (tính theo Tây lịch). “Đạo Đức kinh” được khám phá ở ngôi mộ này gồm có 2 bản A và B.Bản A được viết theo lối chữ “triện cổ” và bản B được viết theo chữ hiện đại hơn.
……. “ trích: Chuơng một:
“ NGƯỜI ĐỨC CAO KHÔNG TỰ THỊ VỀ ĐỨC CŨA MÌNH, DO ĐÓ LÀ NGƯỜI CÓ THẬT ĐỨC, NGƯỜI ĐỨC THẤP CHẤP CHẶT VÀO ĐỨC NÊN KHÔNG CÓ THẬT ĐỨC. NGƯỜI ĐỨC CAO THÌ TỊCH LẶNG, CHO NÊN KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ HÀNH ĐỘNG. NGƯỜI CÓ LÒNG NHÂN CAO HÀNH ĐỘNG MÀ KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ ĐỂ HÀNH ĐỘNG
NGƯỜI CÓ ĐẠO NGHĨA CAO HÀNH ĐỘNG NÊN CÒN CÓ ĐIỀU ĐỂ HÀNH ĐỘNG ‘ NGƯỜI CÓ LỄ NGHI CAO HÀNH ĐỘNG, NHƯNG KHI KHÔNG CÓ AI THỪA TIẾP THEO ĐIỀU MÌNH LÀM THÌ VỘI VÀNG XÔNG XÁO RA MÀ THÚC DỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO. CHÍNH VÌ THẾ, ĐẠO MẤT RỒI SAU MỚI ĐẾN ĐỨC, ĐỨC MẤT RỒI SAU MỚI ĐẾN NHÂN, NHÂN MẤT RỒI SAU MỚI ĐẾN NGHĨA, NGHĨA MẤT RỒI SAU MỚI ĐẾN LỂ .
NÓI VỀ LỂ , ĐÓ CHỈ LÀ BỀ NGOÀI MỎNG MANH CŨA TRUNG, TÍN VÀ LÀ ĐẦU MỐI CŨA LOẠN ĐỘNG. BIẾT TRƯỚC CHỈ LÀ SỰ TRANG SỨC VĂN VẺ CủA ĐẠO VÀ LÀ KHỞI ĐẦU CŨA SỰ NGU MUỘI .
VÌ VẬY, BẬC ĐẠI TRƯỢNG PHU CƯ NGỤ Ở CHỔ SÂU DÀY, KHÔNG CƯ NGỤ Ở CHỖ MỎNG MANH, AN TRÚ Ở CHỔ THỰC, KHÔNG AN TRÚ Ở CHỔ HÀO NHOÁNG .
Chương 2 : trích ………
TỪ NGÀN XƯA, MUÔN VẬT VỐN HÀM NGỤ NHẤT THỂ: TRỜI DO ĐẠT ĐƯỢC NHẤT THỂ MÀ TRONG XANH; ĐẤT DO ĐẠT ĐƯỢC NHẤT THỂ MÀ YÊN LÀNH;THẦN DO ĐẠT ĐƯỢC NHẤT THỂ MÀ LINH HIỂN
HANG ĐỘNG DO ĐẠT ĐƯỢC NHẤT THỂ MÀ ĐẦY; VUA QUAN DO ĐẠT ĐƯỢC NHẤT THỂ MÀ ỔN ĐỊNH, ĐƯỢC THẾ NƯỚC; LÒNG DÂN. CÙNG KỲ LÝ , ĐIỀU ẤY CÓ NGHĨA RẰNG :
TRỜI NẾU KHÔNG TRONG XANH, E RẰNG SẼ BĂNG HOẠI; ĐẤT NẾU KHÔNG YÊN LÀNH E RẰNG SẼ CHẤN ĐỘNG. THẦN NẾU KHÔNG LINH HIỂN E RẰNG SẼ MẤT NĂNG LỰC .HANG ĐỘNG NẾU KHÔNG ĐẦY E RẰNG SẼ KHÔ CẠN. VUA QUAN NẾU KHÔNG CAO QÚI E RẰNG SẼ SỤP ĐỔ .
Chương 38 . Trích :
NGƯỜI NÀO DŨNG CẢM MÀ LẠI TÁO BẠO ẮT SẼ BỊ CHẾT; NGƯỜI NÀO DŨNG CẢM MÀ LẠI KHÔNG TÁO BẠO ẮT SẼ SỐNG. MỘT TRONG HAI TRƯỜNG HỢP ẤY LÀ LỢI, TRƯỜNG HỢP KIA LÀ HẠI. AI BIẾT ĐƯỢC NGUYÊN DO ĐỐI VỚI NHỮNG GÌ MÀ TRỜI KHÔNG THÍCH?
ĐẠO TRỜI THÌ KHÔNG CHIẾN TRANH NHƯNG CHIẾN THẮNG VẺ VANG, KHÔNG PHÁT NGÔN NHƯNG ỨNG ĐỐI MỘT CÁCH TRÔI CHẢY, KHÔNG BỊ CHIÊU DỤ NHƯNG LẠI TỰ ĐẾN, THƯ THẢ NHƯNG THIẾT ĐẶT KẾ HOẠCH MỘT CÁCH CHU TOÀN. LƯỚI TRỜI THÌ MÊNH MÔNG, MẶC DÙ MẠNG LƯỚI THƯA NHƯNG KHÔNG CÓ GÌ THOÁT RA KHỎI .
Chương 81 . Trích……
ĐẠO VĨNH VIỄN KHÔNG CÓ TÊN. NẾU CÁC BẬC CÔNG HẦU VÀ VUA CÓ THỂ GIỮ GÌN ĐƯỢC ĐẠO; VẠN VẬT SẼ TỰ NÓ CHUYỂN HOÁ. ĐÃ CHUYỂN HOÁ RỒI, NẾU VẠN VẬT MUỐN KHỞI LÊN TẠO TÁC;TA SẼ CHẾ NGỰ CHÚNG BẰNG CÁCH GIỮ LẤY CÁI KHÔNG TÊN VÀ MỘC MẠC. CHẾ NGỰ CÁI KHÔNG TÊN VÀ MỘC MẠC; TA SẼ KHÔNG LÀM SỈ NHỤC CHÚNG, VÌ KHÔNG CẢM THẤY BỊ SỈ NHỤC, CHÚNG SẼ YÊN TỊNH TỪ ĐÓ,TRỜI VÀ ĐẤT SẼ TỰ TRỞ NÊN CHÂN CHÍNH .
Lão Tử là tinh túy học thuyết, là tư tưởng biện chứng pháp sáng sủa cũa ông. Lão Tử quan sát những biến đổi cũa tự nhiên thế giới, quan sát những quan hệ thành và bại cũa lịch sử xã hộ , quan hệ giữa HỌA và PHÚC, phát hiện ra trong đó những quy luật biện chứng. Lão Tử-Đạo Đức Kinh còn luận chứng sâu sắc về lẽ tương phản tương thành vật cực tất phản. Ông nhấn mạnh đến sự tương sinh giữa CÓ và KHÔNG, sự tương thành giữa KHÓ và DỂ. Tóm lại, Lão Tử thừa nhận sự vật chỉ phát triển trong sự mâu thuẩn.
Lê Hoàng .
Alameda.CA.
Sách tham khảo :” -Văn hóa VN-
- “Đạo Đức Kinh “Viện triết lýVN&thế giới USA.