11:04 SA
Thứ Sáu
13
Tháng Chín
2024

MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM - TS Lê Thiện Phúc

29 Tháng Tám 201411:58 SA(Xem: 10272)


Một vài nét về văn hóa Việt Nam

Ts. Lê Thiện Phúc

(Ngôn ngữ học)

Mặc dù "văn hóa" là ý niệm rất trừu tượng mặc dù hàng ngày chúng ta vẫn thường đề cặp tới trong sinh hoạt đời sống cũng như trong các lãnh vực văn học nghệ thuật.

Sau năm 1975, ở Việt Nam không hiếm xảy ra những lạm dụng cụm từ "văn hóa" trong nhiều tình huống chẳng hạn như "gia đình văn hóa" hay "lời nói thiếu văn hóa", nhưng ít ai để ý tới cái ý nghĩa của "văn hóa" là gì cả!

Văn hóa, theo định nghĩa của một từ ngữ tương đương trong tiếng Anh "culture" là một tổng hợp đặc tính của một nhóm người nào đó trong xã hội. Theo một nghiên cứu khoa học, văn hóa được ăn sâu trong mỗi cá nhân (Mey 2004: 32); nhưng nó thường được bàn thảo như là thực thể dựa theo sự hiểu biết chung của một xã hội, quốc gia hay dân tộc, chẳng hạn như văn hóa Trung Quốc, văn hóa Nhật Bản hay văn hóa Việt Nam. Nói khác đi, khi nói đến văn hóa Việt Nam là người ta nói đến những đặc thù của người Việt. Tuy nhiên những đặc thù nầy có được sự chấp nhận hay không là do quan niệm của những người liên hệ trong cuộc, hay tùy theo cấp độ ý nghĩa muốn được áp dụng.

Thí dụ, trong một nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội, văn hóa Việt Nam được phân biệt xa hơn đó là nền văn hóa dựa trên nền tảng Nho giáo và văn hóa theo định hướng chủ nghĩa Cộng sản (Nguyen 2008: 275). Nếu văn hóa Việt Nam được áp dụng hay định nghĩa dựa theo định hướng chủ nghĩa Cộng sản thì một trong những nét đặc thù của văn hóa Việt Nam là lá cờ đỏ ngôi sao vàng, là "nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo". Liệu cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại có chấp nhận những nét văn hóa Việt Nam như vậy hay không là một chuyện khác! Chính vì vậy mà khi người Việt hải ngoại về Việt Nam thăm thân nhân không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúng túng trước những bảng hiệu "gia đình văn hóa", "nhà văn hóa" hay "trung tâm văn hóa". Người Việt hải ngoại lúng túng trước các bảng hiệu như vậy là điều tất nhiên, bởi vì họ đâu có biết gì về văn hóa Việt Nam theo định hướng chủ nghĩa Cộng sản!

Như vậy cái ý nghĩa đích thực của văn hóa Việt Nam là gì?

Muốn quán triệt cái ý nghĩa đích thực của văn hóa Việt Nam là gì thì ta nên tách rời mọi ý niệm hay thành kiến chính trị để quay về nguồn gốc văn hóa Việt Nam dựa trên tinh thần nhân bản tự nhiên chứ không phải bị áp chế bởi bất cứ hình thức chính trị nào. Lẽ tất nhiên muốn được độc lập trong tư duy hay cách suy nghĩ của mình thì người suy nghĩ phải được sống trong một môi trường tự do, nơi đó nhân quyền được triệt để tôn trọng.

Dù sao, văn hóa Việt Nam có thể nói là đã gắn liền với tư tưởng nho giáo từ hơn một ngàn năm lịch sử của dân tộc. Như vậy, trong bài viết nầy khi bàn về văn hóa Việt Nam tôi căn cứ vào tư tưởng nho giáo, bởi vì đây chỉ là một bài viết ngắn, không có tầm vóc nghiên cứu sâu xa trước một ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam của chúng ta.

Do đó, khi bàn về văn hóa Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến năm ý niệm Nhân, Lễ Nghĩa, Trí, Tín, mà theo nho giáo thì được gọi là "Ngũ Thường". Nó chính là năm yếu tố luân lý căn bản để trở thành nhân cách một con người. Nói khác đi, người có nhân cách phải có đủ năm yếu tố: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Nhân là cách đối nhân xử thế, là tấm lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, là thái độ biết gắn cái riêng của mình vào cái chung của xã hội, với sự ràng buộc giữa người và người, bằng những mối liên quan gắn kết với nhau. Nó còn được gọi chung là luân thường đạo lý: Vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em và bằng hữu.

Lễ là nghi thức thể hiện qua cách hành xử, ứng xử hợp lòng người trong cuộc sống; qua đó, xã hội hay người khác đánh giá sự hiểu biết của một cá nhân. Chữ lễ vì vậy là lễ phép, đức độ kính trên nhường dưới trong đạo vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em. Nó còn thể hiện qua những hình thức lễ nghi theo các truyền thống để rồi trở thành một nét văn hóa của dân tộc.

Nghĩa thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với con người, giữa người với đời, với xã hội. Cũng chính vì vậy mà ở đời trong thời nào cũng cần có nghĩa, hay có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình dòng họ, ông bà cha mẹ, vợ con, anh em bằng hữu. Biết ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống. Nhiều người biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện, chính là để tỏ lòng tri ân với đời. Nghĩa cũng là biết sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình.

Tuy nhiên, nếu muốn làm được việc nghĩa thì phải có trí, phải có một sự hiểu biết căn bản: Biết khi nào cho, cho như thế nào. Có nhân, có nghĩa mà không có trí thì nhiều khi cái nghĩa cử cao đẹp của mình trở thành vô nghĩa; cái hành động đạo đức của mình có thể trở thành vô đạo đức; bởi vì vô hình chung ta lại đi tiếp giáo cho giặc, và rốt cuộc ta gây ra thảm họa cho nhiều người hiền lương vô tội. Tóm lại, trí là một sự hiểu biết, người không trí tức là không có sự hiểu biết thì không làm được gì hữu ích cả. Ngày xưa đánh giá chữ trí của một con người qua sự hiểu biết về đạo quân tử; ngày nay, ngoài sự hiểu biết về lĩnh vực văn hóa xã hội, triết học thì cần có một sự hiểu biết về khoa học tự nhiên cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Hiểu biết nhiều có thể làm được nhiều việc có ích với đời nếu người đó có nhân, có nghĩa trong tâm.

Có có đủ bốn yếu tố: nhân, lễ, nghĩa, trí, mà không có tín thì cũng chưa vẹn toàn. Một người không có uy tín hay không có lòng tin đối với người khác thì cũng chẳng được ai tôn trọng. Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng, bởi vì sống ở đời ai cũng cần có một uy tín nhất định trong quan hệ với mọi người xung quanh. Có được uy tín với bạn bè, với người chung quanh thì sẽ tạo được sự tin tưởng của họ, và nhờ đó sẽ dễ dàng được họ giúp đỡ, hỗ trợ trong cuộc sống. Uy tín là giữ lời hứa - nói thì phải làm.

Có được nhân, lễ, nghĩa, trí, tín chính là có được năm yếu tố kết hợp thành nhân cách của con người để có được sự hài hòa trong mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội, hay trong gia đình.

Theo truyền thống Việt Nam thì đơn vị cơ bản của xã hội là gia đình chứ không phải là cá nhân. Do đó, sự hài hòa trong mối quan hệ giữa các cá nhân được đánh giá cao hơn thành tích cá nhân (Phạm 2008: 79). Vẻ đẹp thể chất và dáng điệu bề ngoài được coi là quan trọng đối với cả nam giới và phụ nữ, nhưng đức hạnh của người phụ nữ luôn luôn được ca ngợi. Hiếu nghĩa, tình huynh đệ, và lòng trung thành vợ chồng cũng được đánh giá cao. Người Việt Nam có khuynh hướng nội tâm. Đức hạnh của một người thường được giữ kín trong lòng; do đó sự mong muốn của họ được thể hiện gián tiếp bằng cách nói gợi ý, vòng vo, và họ suy nghĩ cẩn thận trước khi nói (Nguyễn 1987: 103).

Các khái niệm về gia đình, sự hòa hợp, đạo đức, hiếu nghĩa, tình huynh đệ, và lòng trung thành vợ chồng được ăn sâu trong văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Hầu hết các giá trị văn hóa cho thấy Nho giáo có mặt trong xã hội Việt Nam từ hàng ngàn năm (Marr 1981: 101-135; Duiker 1995: 81). Văn hóa Việt Nam đã bị ảnh hưởng chủ yếu của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ vì sự gần gũi về địa lý và liên lạc phát sinh từ xung đột chính trị và kinh tế (Nguyễn 1995: 56). Theo ông Dương Quảng Hàm (1968: 1) thì xã hội Việt Nam đã trải qua sự thống trị của Trung Quốc trong hơn một ngàn năm, giữa 207 TCN và 939 AD.

Trước khi giành được độc lập vào năm 939 AD, người dân Việt Nam đã bị ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc trong mọi khía cạnh của cuộc sống từ thời gian đó. Ví dụ, trong giáo dục, người Việt Nam đã học chữ Trung Quốc, theo lời dạy của Khổng Tử và thông qua tư tưởng và văn hóa Trung Quốc. Trong gần một ngàn năm độc lập đến cuối thế kỷ XIX, qua nhiều vương quốc trong đó có Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn, ký tự Trung Quốc vẫn còn được sử dụng bởi tất cả các tổ chức chính phủ (Dương 1968,1-2). Khi hệ thống giáo dục Việt Nam chủ yếu dựa vào Nho giáo, hệ thống chữ viết Trung Quốc được dùng để giảng dạy và dần dần được biết đến như chữ nho (kịch bản Nho giáo), và các học giả trong Nho giáo được gọi là Nhà nho hoặc Thầy nho (giáo viên Nho giáo).

Sự ảnh hưởng của Nho giáo đã đạt đỉnh cao trong xã hội Việt Nam vào năm 1075, khi vua Lý Nhân Tôn tuyển dụng viên chức trong những người có học (Dao 1951: 254, Dương 1968: 81, Defrancis 1977: 14). Theo Jamieson (1993: 11), bắt đầu vào cuối thế kỷ mười lăm, Nho giáo đã trở thành một ảnh hưởng lớn, chi phối xã hội Việt Nam. Từ quan điểm này, Jamieson (1993: 16-17) cho rằng, trước hết, trẻ em Việt Nam được giảng dạy lòng hiếu thảo (Hiếu), vâng lời và kính trọng cha mẹ, không chỉ trong hành vi, mà còn trong ngôn ngữ.

Trọng tâm của Nho giáo là dạy về sự áp dụng cho đúng danh vị của đối tượng bằng phương tiện ngôn ngữ. Theo đó, mỗi người cần chọn những từ thích hợp để làm hài lòng, thuyết phục hoặc ảnh hưởng đến người khác (Vũ 1997: 58). Những gì Khổng Tử gọi là "chính danh" cũng theo ý niệm nầy, chủ yếu có tác dụng đạo đức để các cá nhân duy trì một trật tự xã hội tốt (Lương 1988: 241). Theo Khổng Tử thì một trật tự xã hội tốt có nghĩa là duy tất cả các tầng lớp xã hội đúng theo vị trí thích hợp của họ (Feibleman 1976: 95).

Theo ông Nguyễn Xuân Thu (1986: 67) thì những người có học thức cao thì được đánh giá cao trong xã hội Việt Nam. Trong quá khứ có nhiều học giả từng là các nhà lãnh đạo trong xã hội, là động lực phát triển xã hội và tấm gương luân lý để mọi người noi theo. Các phân tầng xã hội cũ được xếp theo thứ tự giá trị từ cao: sĩ, nông, công, thương, và sự đáng giá như vậy vẫn còn ăn sâu trong tâm trí của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người trong thế hệ cũ, tức những người lớn tuổi. Tuy nhiên, mặc dù "sĩ" đứng ở vị trí đầu tiên trong phân tầng xã hội, trong giáo dục truyền thống Việt Nam, "lễ" vẫn được xếp ưu tiên thứ nhất. Như vậy, trước khi được xếp hàng "sĩ", hay "học giả", người ta phải được giáo dục tốt về "lễ", với trọng tâm có thể được liên kết với lịch sự, một đặc tính văn hóa được nhiều người quí trọng.

Từ một góc độ khác, Wangdao (1997: 75) cho rằng một trong những ưu điểm lớn của Khổng Tử là "phép tắc" (một thuật ngữ thay thế cho "nghi lễ" hoặc "lễ" bằng tiếng Việt) được áp dụng trong các nghi thức nhằm hướng dẫn và hạn chế trong mối quan hệ giữa những người trong gia đình và xã hội, thí dụ như quan hệ giữa hoàng tử và các bộ trưởng, giữa người cha và con cái, và sự minh định thứ bậc giai cấp như vậy là nhằm bảo đảm trật tự và ổn định xã hội.

Theo truyền thống, trong xã hội có thứ bậc của Việt Nam, sự diễn tả lòng biết ơn hay sự xin lỗi thường không được thể hiện qua lời nói như "cảm ơn" hay "Tôi xin lỗi", nhưng nó được thể hiện qua hành vi phi ngôn ngữ (ví dụ như sự im lặng hoặc một nụ cười). Người trong một địa vị xã hội cao hơn, chẳng hạn như cha mẹ và giáo viên, thường không trực tiếp nói ra lời cảm ơn với người ở cấp thấp hơn họ (như trẻ em hoặc học sinh) để tỏ lòng biết ơn về một việc nhỏ, chẳng hạn như đóng cửa sổ hoặc đưa hộ một cuốn sách (Huỳnh 1987: 30). Vì vậy, khi trong văn hóa Âu Tây, việc sử dụng các cụm từ "xin vui lòng" và "cảm ơn" được coi là qui ước thực dụng xã hội, thích hợp với ngôn ngữ lịch sự trong các tình huống khác nhau. Trong văn hóa Việt Nam, bài tỏ "cảm ơn" với thân trong gia đình khi được giúp một công việc thường lệ nào đó có thể được coi là hành vi xúc phạm (Yates 2004: 5). Điều này là bởi vì nó mâu thuẫn với đức hạnh trong học thuyết Nho giáo trong năm mối quan hệ con người (Ngũ Luận), trong đó phân bổ một vai trò cho từng thành viên trong gia đình (Marr 1981: 58). Những mối quan hệ tạo thành năm quy tắc đạo đức, cụ thể là "thứ dân trung thành với nhà vua, trẻ em vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ, vợ phụng sự cho chồng, người trẻ thì vâng lời người lớn tuổi hơn, còn bạn bè thì trung thành với nhau (Phạm 2008: 103). Theo đó, hành vi ngôn ngữ lịch sự xuất phát và gắn liền từ văn hóa Việt Nam, và như vậy, ngôn ngữ lịch sự được xác định bởi văn hóa (Holmes 1992: 285). Điều còn giải thích một phần nào rằng trong nền văn hóa Nho giáo Châu Á hay Việt Nam nói riêng, sử dụng quá nhiều lời cảm ơn và xin lỗi thường tạo ra cảm giác khó chịu đối với người nghe (Phạm 2008: 78).

Tóm lại, trọng tâm của văn hóa Nho giáo Việt Nam là những ý niệm chính danh qua ngôn ngữ để xác nhận vị trí của một cá nhân trong xã hội và gia đình nhằm để làm xin vui lòng và thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến người khác. Cần nói thêm, ý niệm chính danh khuyến khích mọi người hành xử thích hợp với vai trò hay vị thế của họ theo từng thời điểm và tình huống liên hệ. Điều nầy rất cần thiết để không gây ra xung đột với người khác, nhưng không dễ dàng áp dụng bởi vì người ta thường hay lầm lẫn vai trò và trách nhiệm của mình trong từng thời điểm và tình huống; thí dụ một người đàn ông có thể là cha, là anh, là em, là bạn, là thầy hay là học trò v.v.

(Những bài kế tiếp tôi sẽ trình bày về Ngôn Ngữ Việt Nam)

Tài liệu tham khảo

Dao, Duy Anh (1951). Việt Nam Văn Hoá Sử Cương. (Vietnamese History). Bon Phuong. Saigon.

DeFrancis, John (1977). Colonialism and Language Policy in Viet Nam. The Hague. Paris. New York: Mouton Publishers. .

Duiker, William J. (1995). Vietnam: Revolution in Transition. Boulder. San Francisco. Oxford: Westview Press.

Duong, Quang Ham (1968). Việt Nam Văn Học Sử Yếu [Vietnamese Literary Brief History], 10th edition, Trung Tam Hoc Lieu (in Vietnamese). Dai Nam Publisher, California. USA.

Feibleman, J. K. (1976). Understanding Oriental Philosophy: A Popular Account for the Western World. New York: Horizon Press.

Holmes, Janet (1992). An Introduction to Sociolinguistics. New York: Longman (1992). An Introduction to Sociolinguistics. New York: Longman.

Huynh, Dinh Te (1987). Vietnamese Culture. California State Department of Education

Jamieson, N. (1993). Understanding Vietnam. University of California Press.

Luong, Hy V. (1988). Discursive Practices and Power Structure: Person-Referring Forms and Sociopolitical Struggles in Colonial Vietnam. In American Ethnologist, Vol. 15, No. 2 (May, 1988), pp. 239-253.

Marr, D. (1981). Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. University of California Press. Berkeley. Los Angeless. London.

Mey, Jacob L. (2004). Between Culture and Pragmatics: Scylla and Charybdis? The Precarious Condition of Intercultural Pragmatics. Intercultural Pragmatics 1, 1; 27–48

Nguyen Dang Liem (1987). Cross-Cultural Adjustment of the Vietnamese in the United States. In Truong Buu Lam (ed.), Borrowings and Adaptions in Vietnamese Culture. University of Hawaii. Honolulu. Hawaii, pp.100-114

Nguyen Xuan Thu (1986). Vietnamese Refugees in Australia: Some Tentative Answers. In Nguyen Xuan Thu and Desmond Cahill (eds.) Understanding Vietnamese Refugee in Australia. School of Community Studies, Phillip Institute of Technology. Australia. pp. 67-83.

Nguyen, Duc Hoat (1995). Politeness markers in Vietnamese Requests (manuscript). Thesis (PhD). Monash University, Department of Asian Language and Studies.

Nguyen, Ngoc Tuan (2008). Socialist Realism in Vietnamese Literature: An Analysis of the relationship between literature and politics. VMD Verlag Dr. Muller Aktiengesellschaft & Co. KG. Saarbrücken, Germany.

Pham, Thi Hong Nhung (2008). Vietnamese Politeness in Vietnamese - Anglo-Cultural Intactions: A Confucian Perspective. A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy at The University of Quensland in Ausgust, 2008.

Vu Thi Thanh Huong (1997). Politeness in Modern Vietnamese: A Sociolinguistic Study of a Hanoi Speech Community. (PhD Thesis) Department of Anthropology, University of Toronto.

Wangdao, D. (1997). Understanding Confucius. Beijing: Chinese Literature Press.

Yates, Lynda (2004). The ‘secret rules of language’:Tackling Pragmatics in the Classroom. Prospect Vol. 19, No. 1 (April 2004)
Phụ Đính:
Luận án Tiến Sĩ Lê Thiện Phúc, lưu trữ tại Australian National University

Title:  Variation in linguistic politeness in Vietnamese: a study of transnational context
Author(s):  Le, Phuc Thien
Publisher:  Asia-Pacific Linguistics (SEAMLES)
Description:  This work is a revised PhD dissertation comparing Politeness in Vietnamese spoken in Vietnam and Australia, hence the “transnational context”. The study uses naturalistic speech data recorded in everyday public contexts, including shops and markets, where the Vietnamese vernacular. The data corpus for each national context are more than 1000 turns at talk, and was transcribed and analysed in relation to four independent variables: national context, gender, role and generation. Through the data analysis, 21 categories of politeness marker are identified, defined and discussed in conjunction with general linguistic politeness theory concerning the interlocutor's “face wants” and two concepts of politeness in Vietnamese: (1) strategic politeness (lịch sự) and (2) respectful politeness (lễ phép). The main findings emerging from the analysis are that Vietnamese living in Australia are more linguistically polite than those living in Vietnam, using significantly more politeness markers (7 of 10) across 21 categories. Further in-depth exploration reveals how the usage of specific categories of marker is similar and different across the national contexts, and possible explanations for these differences in relation to intercultural contact and socio-political change are presented.
Citation:  Le, P. T. (2013). Variation in linguistic politeness in Vietnamese: A study of transnational context. Asia-Pacific Linguistics Open Access Monographs, A-PL 007; SEAsian Mainland Languages E-Series, SEAMLES 006. Canberra, ACT: Asia-Pacific Linguistics (SEAMLES)
Type:  Book
URI:  http://hdl.handle.net/1885/10093
ISBN:  9781922185068
Appears in Collections: Open Access Research


Files in This Item:

FileDescriptionSizeFormat
Le_VariationLinguistic2013.pdf 2.32 MB Adobe PDF Thumbnail
View/Open

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2014(Xem: 10861)
Càng ngày càng tiến bộ, khoa học kỷ thuật tân tiến sẽ phục vụ con người t
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12633)
Vann tử trận nhưng vì không có trong danh sách quân nhân Hoa Kỳ cho nên chỉ được ghi nhận như là một nhân viên của CIA
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12143)
Du lịch Tàu biển - Cruise - đang có xu hướng phát triển nhanh trên thế giới.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 10977)
Sao họ không trở về xứ của họ mà cứ ở đất nước tự do và giàu có để chống lại xứ sở đùm bọc họ và gia đình họ?
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10952)
HR 4254 cũng vậy, nếu T.P nào thông qua thì chuyện chế tài chỉ nằm trong khu vực T.P đó, cho tới khi nào Bang California thông qua thì sẽ tính toàn California.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 9558)
việt cộng rồi đây sẽ nắm chặt tay nhau chìm vào Đông hải, trả lại tự do, no ấm cho hai dân tộc Hoa – Việt, chấm dứt đêm dài cộng sản tăm tối cho đất nước
11 Tháng Mười 2014(Xem: 10040)
nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em, vừa đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình 2014.
06 Tháng Mười 2014(Xem: 10703)
chúng ta đang nghe những ưu tư trăn trở của những người Việt đang sống ở ngoài nước dù họ đã một thời lớn lên bên này hay bên kia sông Bến Hải.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 9657)
Các bạn trẻ Việt Nam hãy lắng nghe, tự tín nhận định thế cuộc Nước nhà, dũng mãnh hạ quyết tâm, đứng lên vì Nghĩa Lớn Dân tộc,
03 Tháng Mười 2014(Xem: 14449)
Lần tới khi bạn làm xét nghiệm máu, bạn sẽ không cần phải đi tới bác sĩ rút một lượng máu lớn từ cánh tay của bạn nữa.
03 Tháng Mười 2014(Xem: 10572)
Chỉ có người Trung hoa mới có khả năng chống nhà cầm quyền đại hán. Đài Loan trước đây rồi Hong Kong sau này sẽ tiếp tục theo con đường ấy
28 Tháng Chín 2014(Xem: 11160)
Thế nên những giọt nước mắt của HCM trong lần khóc lóc nhận lỗi trước dân chúng miền Bắc vào ngày 18 tháng 8 năm 1956 không đủ đề xóa mờ tội ác
26 Tháng Chín 2014(Xem: 10956)
Rất nhiều căn bệnh với những triệu chứng nhìn thấy rất rõ. Nhưng với bệnh trầm cảm thì khác
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11080)
Sử liệu thì cũng có dù giả-chân đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe nhóm
12 Tháng Chín 2014(Xem: 10347)
Chúng ta đã đứng vững ít ra là hai ngàn năm và chắc chắn sẽ còn đứng vững thêm nhiều ngàn năm nữa.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 11154)
Mặc dù có tính cách trừu tượng và không thấy được, văn hóa thường được nói tới như là một thực thể vật chất
08 Tháng Chín 2014(Xem: 11394)
nhiệm vụ của bạn là phải làm một ví dụ tuyệt vời cho tất cả những người phía sau bạn noi theo.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10022)
Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản sai lầm chết người đã nhận thấy rõ ràng nên đã bị phế thải.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11526)
Thêm một "TẤM GƯƠNG SÁNG" cho giới trẻ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu và các Cộng Đồng Người Việt tại hải ngoại trên toàn thế giới “NOI GƯƠNG
31 Tháng Tám 2014(Xem: 13200)
tiếng Việt vẫn là tiếng Việt mến yêu ngàn đời của mọi người Việt Nam chúng ta.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 9545)
Nếu như trí thức cộng sản không chịu hồi đầu, đứng về phía toàn dân góp phần tranh đấu cách mạng giải trừ cộng sản thì giới trẻ phải tự mình tổ chức
29 Tháng Tám 2014(Xem: 9467)
Dùng số đông áp đảo kháng cự cường quyền, giành lại quyền sống, quyền làm người.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10411)
Rồi các bạn sẽ thấy, cuộc đời sẽ thanh thản, nhẹ nhàng, đáng sống hơn trước, cảm thấy gần với nhân dân, đồng bào, có ích cho cuộc đời này rất nhiều
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10105)
chắc chắn trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nhiều điều đáng chú ý quanh việc ông Thanh sang Mỹ chữa bệnh.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9827)
Nước Việt Nam không thể để mình bị rơi vào trong cái bẫy đó. Cần có một chính phủ Việt Nam thực sự do dân Việt bầu cử tự do lập nên.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10454)
Nhưng có ai để ý đến dòng sóng ngầm cuồn cuộn ngay dưới mặt sông? Như con rồng của lịch sử đang sẵn sàng trổi dậy để xóa bàn cờ làm lại?
20 Tháng Tám 2014(Xem: 10635)
Lá Cờ Vàng không chỉ là di sản, là cái căn cước của Người Việt tỵ nạn mà còn là ngọn hải đăng giúp cho những con tàu tìm đến được nơi an toàn trong đêm tối
19 Tháng Tám 2014(Xem: 16291)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 9450)
Cho nên đừng trông chờ Mỹ hay Quốc tế can thiệp mở rộng tư do dân chủ cho người dân Việt Nam mà hãy dấn thân hành động, vận động chính đồng bào của mình đứng lên tranh đấu phá bỏ xích xiềng
18 Tháng Tám 2014(Xem: 10988)
Đây là người phi công đầu tiên của VN , ông là con của Tổng Đốc Phương . (trên đất Pháp)
17 Tháng Tám 2014(Xem: 10266)
Ngô Đình Nhu đã đóng góp một phần quan trọng vào việc tập trung tài liệu của 5 nguồn (Quốc Sử quán, Tàng Thơ lâu, Nội các, Viện Cơ mật trước đấy và Thư viện Bảo Đại
14 Tháng Tám 2014(Xem: 14803)
Xin đừng bỏ qua Video Clip này, rất quan trọng, rất cần thiết, rất hữu dụng để cứu người..
14 Tháng Tám 2014(Xem: 12417)
Petrus Ký là một nhà bác học VN về ngôn ngữ, giỏi tiếng Hán, Nôm và Pháp, người đã có công trong phát triển chữ Quốc ngữ.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 9767)
với mục đích nhằm ngăn chặn Việt Nam đang có biểu hiện thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc là điều ít ai nghĩ tới.
08 Tháng Tám 2014(Xem: 14615)
chẳng ai có thể tưởng tượng ra rằng đó là những bức tranh sơn dầu được tạo thành từ bàn tay đầy tài hoa của họa sĩ Omar Ortiz.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10679)
Ông trưng ra hình ảnh, hộ chiếu và cả 1 bằng khen của nhà nước CS Bắc Việt làm bằng chứng.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 12149)
kêu gọi các bạn trẻ HÃY LÀ NGƯỜI QUANG TRUNG để gìn giữ non sông gấm vóc.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9980)
nước Mỹ và Việt Nam cả hai cần phải học nước Nhật trên căn bản văn hóa ngày nay
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 9101)
Úc Châu hân hạnh đón tiếp Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thêm một lần nữa. Thông báo của Buổi Hội luận về Tuổi trẻ với thăng tiến nghề nghiệp và Tương lai của Dân tộc
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 13071)
Thiền sư Thích Thông Triệt thế danh là Lê Kế Tông sinh năm 1929 tại quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa, Đồng Nai
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10950)
Khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết đòi TQ rút Giàn Khoan thì có nghĩa là lệnh thông báo chiến tranh.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 10259)
Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9541)
rồi suy đi tính lại thì vẫn lại cho Mỹ vay tới hơn một phân tư chỉ vì đấy là nơi chọn mặt gửi vàng an toàn nhất!
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 9272)
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ .
02 Tháng Bảy 2014(Xem: 11186)
In just five minutes, learn the truth about who really lost the Vietnam War."
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 11011)
Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 9961)
Xin gửi đến các anh lời chúc chân cứng đá mềm để có ngày trở về đất nước thân yêu không còn bóng giặc cộng.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 11530)
Đội banh quốc gia VNCH trước 1975 là một đội banh có hạng ở Đông Nam Á, thậm chí cả Á Đông, từng thắng nhiều giải
04 Tháng Sáu 2014(Xem: 10064)
Đó là đường binh vững chắc, vừa giữ được chủ quyền Quốc gia, vừa đương cự được Đại hán bành trướng
04 Tháng Sáu 2014(Xem: 9318)
cách đây 25 năm, thế giới bàng hoàng nhận ra Trung Quốc là mối hiểm họa cho nhân loại.