10:29 SA
Thứ Ba
17
Tháng Chín
2024

TIẾNG VIỆT BA MIỀN TIẾNG NÀO LÀ " CHUẨN" ? TS Lê Thiện Phúc

31 Tháng Tám 20148:45 SA(Xem: 13204)

Tiếng Việt ba miền

Tiếng nào là ‘chuẩn’?

Ts. Lê Thiện Phúc

(Ngôn ngữ học)

Trong tiến trình nghiên cứu ngôn ngữ học về sự thay đổi của tiếng Việt (bằng tiếng Anh) tôi thấy có đôi điều khá lý thú về ngôn ngữ của chúng ta, nên viết ra đây để chia xẻ cùng quý độc giả.
Bài nầy mang tinh thần của một nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ chớ không phải thuộc loại xã luận nên hoàn toàn không có ý định phê bình. Tuy nhiên khi phân tích thì không thể tránh khỏi sự đề cập tới những nét đặc thù của tiếng Việt liên quan tới thổ ngữ của ba miền Nam, Trung, Bắc.
Các từ ngữ mà tôi dùng ở đây xuất phát từ sự tương phản của Anh Ngữ, chớ không phải là Hán ngữ, nên có thể tạo ra cái cảm giác hơi xa lạ một chút, kính mong quí độc giả thông cảm cho.

Điều trước tiên tôi muốn nêu ra đây để nhấn mạnh rằng trong ngôn ngữ, không nhất thiết là ngôn ngữ nào, người ta không nên đặt vấn đề “đúng” hay “sai”; mà thật ra hai từ ngữ "đúng” và "sai", tự nó đã không thể đứng vững rồi, bởi vì nó còn cần phải nương nhờ vào các từ ngữ khác để bổ túc, giới hạn, hay để xác định tình huống, thì mới được coi là hợp lý. Thí dụ chúng ta nói "cái nầy sai" thì chưa ổn, mà phải nói "cái nầy "sai nguyên tắc" hay "sai đối với tôi” thì nó hợp lý hơn và nhờ vậy mà có thể hy vọng không bị bắt bẻ. Một khi chúng ta đề cập tới vấn đề “đúng” và "sai" thì có nghĩa là chúng ta phải so sánh - "đúng” là đúng theo cái gì, còn "sai" là sai theo cái gì – thì mới công bằng và hợp lý!

Đó là một lý luận hơi lòng vòng về cái ý niệm không hoàn hảo về cái "đúng” và cái "sai", để từ đó chúng ta xét tới các vấn đề trong ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ của người Việt chúng ta. Giờ đây tôi xin mời quí độc giả làm một chuyến "thăm dân cho biết sự tình" qua khắp ba miền Nam, Trung, Bắc của nước Việt Nam mình.

Với miền Nam "ruộng đồng cò bay thẳng cánh", tôm cá đầy sông”, một vùng đất phì nhiêu, cây trái sum sê bốn mùa, đời sống của người dân rất sung túc, thoải mái. Họ có làm lụng vất vả công việc đồng áng, ruộng vườn đi nữa, nhưng tâm hồn lúc nào cũng thảnh thơi, không băn khoăn lo lắng nợ nần. Lúc nào làm thì làm còn lúc nào chơi thì chơi:

"Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè …"

Cờ bạc và rượu chè ở đây không phải là loại say sưa, quậy phá, hay đam mê ngồi sòng Casino để phải ‘bán hết cửa nhà, gia đình ly tán’, mà cờ bạc, rượu chè của người dân miền Nam là hình thức giải trí lành mạnh trong thời gian nhàn rỗi mà thôi. Sự gắn bó với thiên nhiên, với ruộng đồng đã làm cho người dân miền Nam "ăn ngay, nói thẳng” trong mọi cuộc giao tiếp hàng ngày; và từ đó nảy sinh ra những ngôn từ, hay lối nói tương ứng - bộc trực.

Với miền Trung "khô cằn sỏi đá” và "lũ lụt mỗi năm”, cuộc sống của người dân ở đây khắc khổ hơn, khiến cho tâm hồn họ luôn luôn căng thẳng, âu lo cho cái sống ngày mai. Nếu có ai từng đi qua các vùng Bình Lãnh, Bình Trị, Quế Sơn, Tuyên Phước của tỉnh Quảng Ngải, Quảng Tín, thì chắc có lẽ đã chứng kiến cảnh sống vô cùng khắc khổ của đồng bào ta ở đó. Có gia đình không có một con dao để làm cá mà phải dùng một cành cây nhọn để thay dao. Không có muối để dùng nên phải đốt rể cỏ tranh, lấy tro ngâm nước để làm nước muối mà dùng. Xuất phát từ cái tâm tư khắc khổ đó, ngôn ngữ của người dân miền Trung cũng thể hiện một cách tương ứng.

Với thời tiết giá buốt và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt của miền Bắc, người dân ở đây nhất định không thể sung túc, thoải mái bằng người dân ở miền Nam. Tuy nhiên về phương diện lịch sử thì miền Bắc là nơi khởi nguồn thành hình đất nước Việt Nam. Miền Bắc cũng là nơi tiếp cận với người Tàu nên ảnh hưởng nhiều với văn hoá và ngôn ngữ Tàu, tức là chữ Hán. Miền Bắc chính là nơi khai sinh ra ngôn ngữ Việt, để từ đó lan tràn theo tiến trình khai mở bờ cõi xuống tới phía Nam.

Thực ra, tiếng Việt là một ngôn ngữ có một lịch sử rất dài và nó vô cùng phong phú, đã có từ thế kỷ thứ Tư trước Tây lịch. Nguồn gốc thành hình của tiếng Việt đã được tranh cãi nhiều bởi các nhà ngôn ngữ học loanh quanh vấn đề được nhiều người đặt ra là nó có phải thuộc nhóm ngôn ngữ north-south Austronesian, tức thuộc nguồn gốc Mã Lai và các thổ ngữ phía Nam Trung quốc, như Cam Bốt, Tây Tạng và Thái Lan, hay không?[1] Một nhà nghiên cứu khác về ngôn ngữ, Marybeth Clark[2], thì cho rằng tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Úc-Á, có quan hệ mật thiết với tiếng Mường ở miền Bắc Việt Nam. Còn các nhà ngôn ngữ học khác thì lại cho rằng tiếng Việt của chúng ta thuộc nguồn gốc Tây Tạng, Khờ Me, hay Thái[3]. Tuy nhiên, theo quan điểm của người Việt thì ông Đỗ Quang Vinh[4] đã đưa ra các bằng chứng lịch sử cho thấy tiếng Việt của chúng ta được phát triển từ tiếng Mường và tiếng nguyên thuỷ nầy vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Xin mời quí vị đọc trích đoạn sau đây:

"Khây klước pâu PÔ rằng cỏ môch ông, thên hốp là ông Tùng, mà cỏ hai bơ chồng: nã rú ra tế nĩ lấp cải Ksông Pờ. Nã tan lê Ksông Pờ pao tất Thach Pi. Bơ nã mê ti lê ksú tế nã lấp ksông. Lòng klời ksinh tha môch ông hốp là ông Sách; mê thuỗng mê thếch pất bởi ông Tùng. Nã mê pao lò; nã tỏ mìng nó tha, nã mê pât ông Tùng. Ông Tùng mê chải hết mìng, mê chết. Cho đênh cải ksông dỉ chăng lấp ẩn, mê đênh cải Thác pờ dỉ"

"Ngày xưa người ta nghe rằng có một người đàn ông, tên là ông Đông. Hai vợ chồng ông ấy định lấp con sông Bờ. Họ muốn ghép đất của sông Bờ vào vùng Thạch Bi. Vợ ông ấy đi mang đá về để lấp sông. Việc nầy làm động lòng Trời, nên Trời sai xuống một sứ thần tên là ông Sắt. Ông Sắt đi vào lửa để làm nóng lên cả toàn thân trước khi đánh với ông Đông. Ông Đông bị nóng cháy rồi chết. Vì vậy mà con sông kia đã không lấp được, nên trở thành một cái thác"

Theo sử liệu nầy thì người Việt Nam mình đã có ngôn ngữ riêng mà nguồn gốc của nó bắt nguồn từ miền Bắc và vẫn còn tồn tại với người Mường cho đến ngày nay. Dưới đây là một bằng chứng văn bản chữ Việt nguyên thuỷ của người Mường.

VANBAN

Source: Do (1994:210)[5]

Như vậy, theo sử liệu nầy thì chữ Việt của chúng ta đã có từ lâu chớ không phải bắt nguồn từ chữ Hán của người Tàu sau khi họ đô hộ nước ta hơn cả ngàn năm, và cũng không phải là do kết quả sự đô hộ của người Pháp[6].

Do ngôn ngữ xuất phát từ miền Bắc, nên sau nầy có người lấy ngôn ngữ miền nầy làm chuẩn cho tiếng Việt, nghĩa là nói theo khuôn mẫu giọng Bắc mới là cách nói đúng theo tiêu chuẩn tiếng Việt, còn giọng nói của các miền khác đều không đúng cả!

Vấn đề đặt ra ở đây là ‘cái chuẩn’ của tiếng Việt là gì và ai có thẩm quyền đặt ra ‘cái chuẩn nầy? Nếu cho rằng giọng miền Bắc là ‘chuẩn’ là ‘đúng’, vì sự phân biệt rõ ràng trong cách phát âm các dấu hỏi, dấu ngã, chữ cuối có ‘G’ và không có ‘G’, hay chữ cuối là vần ‘T’ hay ‘C’, thì thật ra vẫn chưa ổn lắm, bởi vì cách phát âm miền Bắc còn nhiều rắc rối với các chữ bắt đầu bằng ‘L’, ‘D’ hay ‘TR’. Cách phát âm của giọng miền Nam và miền Trung thì chắc chắn không thể nào cho là ‘chuẩn’ được rồi, bởi vì miền Nam phát âm ‘V’ giống như ‘D’, không phân biệt ấm cuối ‘C’ và ‘T’, không phân biệt chữ có ‘G’ và không có ‘G’ v.v. Còn giọng miền Trung thì lại càng ‘đa dạng’ nữa, nhưng thiết không cần phải kể ra đây.

Như vậy, tiếng Việt của ta nên được căn cứ vào giọng nói của miền nào để được gọi là ‘chuẩn’, là ’đúng’? Như trên tôi đã thưa, theo quan niệm của ngôn ngữ học thì không có chuyện ‘đúng’ và ‘sai’, bởi vì ngôn ngữ không phải là ‘tài sản’ của riêng ai hay của riêng miền nào. Nó là ‘sản phẩm’ của tư tưởng trong mỗi cá nhân tùy theo mỗi tình huống. Chức năng của ngôn ngữ là để làm phương tiện cho việc chuyên chở ý tưởng của con người. Tuy nhiên không phải lúc nào ngôn ngữ cũng làm tròn cái chức năng của nó. Sự giới hạn của ngôn ngữ phát xuất từ một nguyên do căn bản nhất là người nghe không hiểu đúng ý tưởng người nói; và cũng chính vì vậy mà trên đời nầy có biết bao chuyện hiểu lầm đáng tiếc và đáng thương trong tương quan, giao tiếp giữa người nầy và người khác, ngay cả giữa vợ chồng, anh em, cha con hay mẹ con với nhau! Điều nầy chắc không cần phải có dẫn chứng vì chắc ai cũng đã từng có những kinh nghiệm về sự hiểu lầm và hậu quả ‘bất hoà’ của nó!

Khi chúng ta đã nhận ra tính chất giới hạn trong chức năng của ngôn ngữ, và khi chúng ta nhìn nhận là chuyện hiểu lầm với nhau là điều quả quyết không thể tránh khỏi được, thì chúng ta cần nên cẩn thận trong ngôn từ khi dùng nó để làm phương tiện diễn đạt ý tưởng của mình, và khi tiếp nhận đối thoại từ người khác. Chúng ta phải luôn luôn nghi ngờ về tính chất giới hạn của ngôn ngữ để làm sao càng tránh được nhiều sự hiểu lầm thì càng tốt.

Trên thực tế, ngôn ngữ không phải là của riêng ai. Bất cứ một lời nói nào ta dùng hôm nay đều được vay mượn của người khác, hoặc trực tiếp qua đối thoại, hoặc gián tiếp qua sách vở, báo chí. Nên nhớ rằng khi ta nói chuyện với ai, không phải chỉ có một mình ta đang nói, mà có nhiều người đang nói, bởi những lời nói ta dùng chỉ là sự lập lại lời nói của người khác mà thôi! Nếu bạn không tin hay không đồng ý như vậy thì xin hãy hỏi mẹ mình hay anh chị mình coi lúc mình mới chào đời thì đã có chút vốn liếng ngôn ngữ nào hay chưa? Có biết dùng từ ngữ nào của mình hay chưa?

Chuyện ngôn ngữ còn dài, không thể mô tả hết được; nhưng tôi đành phải kết thúc bài nầy ở đây với một kết luận rằng lối phát âm theo ba miền Nam, Trung, Bắc đều là phản ảnh thổ ngữ, hay tiếng địa phương. Không có lối phát âm nào là ‘chuẩn’, là "đúng" hay là ‘chánh cống’ tiếng Việt cả! Chúng ta tôn trọng ý tưởng của mỗi người khi dùng ngôn ngữ và cố gắng hiểu theo ý họ chớ không nên chủ quan hiểu theo ý mình thì mới tránh được những sự hiểu lầm thật đáng tiếc. Trên căn bản nầy, chúng ta phải tôn trọng lối phát âm của mỗi miền đất nước thân yêu, bởi vì tiếng Việt vẫn là tiếng Việt mến yêu ngàn đời của mọi người Việt Nam chúng ta.



[1] Xin đọc trang 139, Marr, D., (1981). Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. University of California Press. Berkeley. Los Angeless. London.

[2] Xin đọc trang 3, Clark, Marybeth, (1978). Coverbs and Case in Vietnamese. Series B. No. 48. Pacific Linguistics. Department of Linguistics. Research School of Pacific Studies. The Australian National University

[3] Xin đọc trang 1 và 2, Shum, Shu-Ying (1965) A Transformational Study of Vietnamese Syntax. (PhD thesis) Indiana University.

[4] Xin độc trang 171, Do, Quang Vinh (1994) Tiếng Việt Tuyệt Vời. Làng Văn. Toronto. Canada.

[5] Trang 210, Do, Quang Vinh (1994) Tiếng Việt Tuyệt Vời. Làng Văn. Toronto. Canada

[6] Xin độc trang 174, Do, Quang Vinh (1994) Tiếng Việt Tuyệt Vời. Làng Văn. Toronto. Canada

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2014(Xem: 10882)
Càng ngày càng tiến bộ, khoa học kỷ thuật tân tiến sẽ phục vụ con người t
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12648)
Vann tử trận nhưng vì không có trong danh sách quân nhân Hoa Kỳ cho nên chỉ được ghi nhận như là một nhân viên của CIA
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12150)
Du lịch Tàu biển - Cruise - đang có xu hướng phát triển nhanh trên thế giới.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 10982)
Sao họ không trở về xứ của họ mà cứ ở đất nước tự do và giàu có để chống lại xứ sở đùm bọc họ và gia đình họ?
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10957)
HR 4254 cũng vậy, nếu T.P nào thông qua thì chuyện chế tài chỉ nằm trong khu vực T.P đó, cho tới khi nào Bang California thông qua thì sẽ tính toàn California.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 9569)
việt cộng rồi đây sẽ nắm chặt tay nhau chìm vào Đông hải, trả lại tự do, no ấm cho hai dân tộc Hoa – Việt, chấm dứt đêm dài cộng sản tăm tối cho đất nước
11 Tháng Mười 2014(Xem: 10055)
nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em, vừa đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình 2014.
06 Tháng Mười 2014(Xem: 10710)
chúng ta đang nghe những ưu tư trăn trở của những người Việt đang sống ở ngoài nước dù họ đã một thời lớn lên bên này hay bên kia sông Bến Hải.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 9665)
Các bạn trẻ Việt Nam hãy lắng nghe, tự tín nhận định thế cuộc Nước nhà, dũng mãnh hạ quyết tâm, đứng lên vì Nghĩa Lớn Dân tộc,
03 Tháng Mười 2014(Xem: 14467)
Lần tới khi bạn làm xét nghiệm máu, bạn sẽ không cần phải đi tới bác sĩ rút một lượng máu lớn từ cánh tay của bạn nữa.
03 Tháng Mười 2014(Xem: 10579)
Chỉ có người Trung hoa mới có khả năng chống nhà cầm quyền đại hán. Đài Loan trước đây rồi Hong Kong sau này sẽ tiếp tục theo con đường ấy
28 Tháng Chín 2014(Xem: 11163)
Thế nên những giọt nước mắt của HCM trong lần khóc lóc nhận lỗi trước dân chúng miền Bắc vào ngày 18 tháng 8 năm 1956 không đủ đề xóa mờ tội ác
26 Tháng Chín 2014(Xem: 10963)
Rất nhiều căn bệnh với những triệu chứng nhìn thấy rất rõ. Nhưng với bệnh trầm cảm thì khác
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11091)
Sử liệu thì cũng có dù giả-chân đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe nhóm
12 Tháng Chín 2014(Xem: 10355)
Chúng ta đã đứng vững ít ra là hai ngàn năm và chắc chắn sẽ còn đứng vững thêm nhiều ngàn năm nữa.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 11161)
Mặc dù có tính cách trừu tượng và không thấy được, văn hóa thường được nói tới như là một thực thể vật chất
08 Tháng Chín 2014(Xem: 11400)
nhiệm vụ của bạn là phải làm một ví dụ tuyệt vời cho tất cả những người phía sau bạn noi theo.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10028)
Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản sai lầm chết người đã nhận thấy rõ ràng nên đã bị phế thải.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11533)
Thêm một "TẤM GƯƠNG SÁNG" cho giới trẻ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu và các Cộng Đồng Người Việt tại hải ngoại trên toàn thế giới “NOI GƯƠNG
29 Tháng Tám 2014(Xem: 9549)
Nếu như trí thức cộng sản không chịu hồi đầu, đứng về phía toàn dân góp phần tranh đấu cách mạng giải trừ cộng sản thì giới trẻ phải tự mình tổ chức
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10278)
Một vài nét về văn hóa Việt Nam của Tiến Sĩ Lê Thiện Phúc (cựu quân nhân Quân Lực VNCH) tại Melbourne.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 9473)
Dùng số đông áp đảo kháng cự cường quyền, giành lại quyền sống, quyền làm người.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10421)
Rồi các bạn sẽ thấy, cuộc đời sẽ thanh thản, nhẹ nhàng, đáng sống hơn trước, cảm thấy gần với nhân dân, đồng bào, có ích cho cuộc đời này rất nhiều
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10113)
chắc chắn trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nhiều điều đáng chú ý quanh việc ông Thanh sang Mỹ chữa bệnh.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9840)
Nước Việt Nam không thể để mình bị rơi vào trong cái bẫy đó. Cần có một chính phủ Việt Nam thực sự do dân Việt bầu cử tự do lập nên.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10459)
Nhưng có ai để ý đến dòng sóng ngầm cuồn cuộn ngay dưới mặt sông? Như con rồng của lịch sử đang sẵn sàng trổi dậy để xóa bàn cờ làm lại?
20 Tháng Tám 2014(Xem: 10651)
Lá Cờ Vàng không chỉ là di sản, là cái căn cước của Người Việt tỵ nạn mà còn là ngọn hải đăng giúp cho những con tàu tìm đến được nơi an toàn trong đêm tối
19 Tháng Tám 2014(Xem: 16307)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 9456)
Cho nên đừng trông chờ Mỹ hay Quốc tế can thiệp mở rộng tư do dân chủ cho người dân Việt Nam mà hãy dấn thân hành động, vận động chính đồng bào của mình đứng lên tranh đấu phá bỏ xích xiềng
18 Tháng Tám 2014(Xem: 11007)
Đây là người phi công đầu tiên của VN , ông là con của Tổng Đốc Phương . (trên đất Pháp)
17 Tháng Tám 2014(Xem: 10277)
Ngô Đình Nhu đã đóng góp một phần quan trọng vào việc tập trung tài liệu của 5 nguồn (Quốc Sử quán, Tàng Thơ lâu, Nội các, Viện Cơ mật trước đấy và Thư viện Bảo Đại
14 Tháng Tám 2014(Xem: 14824)
Xin đừng bỏ qua Video Clip này, rất quan trọng, rất cần thiết, rất hữu dụng để cứu người..
14 Tháng Tám 2014(Xem: 12426)
Petrus Ký là một nhà bác học VN về ngôn ngữ, giỏi tiếng Hán, Nôm và Pháp, người đã có công trong phát triển chữ Quốc ngữ.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 9779)
với mục đích nhằm ngăn chặn Việt Nam đang có biểu hiện thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc là điều ít ai nghĩ tới.
08 Tháng Tám 2014(Xem: 14624)
chẳng ai có thể tưởng tượng ra rằng đó là những bức tranh sơn dầu được tạo thành từ bàn tay đầy tài hoa của họa sĩ Omar Ortiz.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10691)
Ông trưng ra hình ảnh, hộ chiếu và cả 1 bằng khen của nhà nước CS Bắc Việt làm bằng chứng.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 12164)
kêu gọi các bạn trẻ HÃY LÀ NGƯỜI QUANG TRUNG để gìn giữ non sông gấm vóc.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9991)
nước Mỹ và Việt Nam cả hai cần phải học nước Nhật trên căn bản văn hóa ngày nay
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 9108)
Úc Châu hân hạnh đón tiếp Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thêm một lần nữa. Thông báo của Buổi Hội luận về Tuổi trẻ với thăng tiến nghề nghiệp và Tương lai của Dân tộc
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 13076)
Thiền sư Thích Thông Triệt thế danh là Lê Kế Tông sinh năm 1929 tại quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa, Đồng Nai
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10956)
Khi Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết đòi TQ rút Giàn Khoan thì có nghĩa là lệnh thông báo chiến tranh.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 10268)
Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9560)
rồi suy đi tính lại thì vẫn lại cho Mỹ vay tới hơn một phân tư chỉ vì đấy là nơi chọn mặt gửi vàng an toàn nhất!
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 9285)
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ .
02 Tháng Bảy 2014(Xem: 11192)
In just five minutes, learn the truth about who really lost the Vietnam War."
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 11020)
Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 9975)
Xin gửi đến các anh lời chúc chân cứng đá mềm để có ngày trở về đất nước thân yêu không còn bóng giặc cộng.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 11538)
Đội banh quốc gia VNCH trước 1975 là một đội banh có hạng ở Đông Nam Á, thậm chí cả Á Đông, từng thắng nhiều giải
04 Tháng Sáu 2014(Xem: 10069)
Đó là đường binh vững chắc, vừa giữ được chủ quyền Quốc gia, vừa đương cự được Đại hán bành trướng
04 Tháng Sáu 2014(Xem: 9333)
cách đây 25 năm, thế giới bàng hoàng nhận ra Trung Quốc là mối hiểm họa cho nhân loại.