2:38 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Ái ngữ là chìa khoá của sự an lạc Ts. Lê Thiện Phúc

25 Tháng Mười Một 201412:19 CH(Xem: 9692)

Ái ngữ là chìa khoá của sự an lạc

Ts. Lê Thiện Phúc

 

Bài nầy được viết một phần dựa theo kết quả cuộc nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội học (sociolinguistics) kéo dài 7 năm, kết hợp với chút ít kiến thức Phật giáo vay mượn và học hỏi được từ nhiều người.

Mục đích của bài viết nầy là nhằm chuyển dịch một số nét căn bản lý thuyết ngôn ngữ học áp dụng trong đời sống thực tế hàng ngày, với trọng tâm được nhấn mạnh về vai trò của ngôn ngữ hay cách dùng ngôn ngữ trong tương quan giao tiếp giữa người nầy với người khác trong mỗi tình huống áp dụng khác nhau, liên quan tới cá nhân, gia đình hay tổ chức. Cho dù là ở cấp độ hay tình huống áp dụng nào đi nữa thì mục tiêu của bài viết nầy vẫn là sự bình an và hạnh phúc mà ngôn ngữ đóng một vai trò trọng yếu. Do đó ta có thể nói rằng ái ngữ là chìa khoá đem đến sự an lạc cá nhân, trong gia đình, tổ chức và xã hội, bởi vì trong cuộc sống hàng ngày có biết bao tình huống đau thương, tức giận xảy ra trong tương quan giao tiếp ngôn ngữ giữa người nầy với người khác, mà đặc biệt nhất lại là giữa những người "đầu ấp tay gối" với nhau; từng  chia xẻ với nhau những riêng tư thầm kín nhất trong đời; hoặc từng hết lòng hy sinh phục vụ cho nhau, từng chia xẻ ngọt bùi với nhau qua năm tháng thăng trầm trong cuộc sống! Thế nhưng, cũng có lúc họ lại lâm vào những cuộc chiếc khốc liệt trong gia đình mà vũ khí chỉ là lời nói, nhưng mức độ "sát thương" của nó vô cùng nghiêm trọng cho tinh thần lẫn thể xác! Khi tức giận thì tinh thần không cảm thấy an lạc lại không thèm ăn uống gì. Đó là hậu quả của những cuộc "khẩu chiến" tương tàn khốc liệt!

Đọc tới đây, bạn thử tạm dừng lại để suy gẫm về diễn biến trong mối quan hệ tình cảm của mình với một người mình yêu thương quí mến nhất - trong quan hệ vợ chồng hay tình nhân cũng được. Trong quan hệ nầy, có những lúc bạn nghĩ là có thể hy sinh, làm hết những gì mình có thể làm được cho người mình yêu thương đó. Vậy mà tại sao lại cũng không tránh được các cuộc "khẩu chiến" tương tàn lẫn nhau? Lúc đó bạn quên hết những điểm tích cực, những cử chỉ và hành động thật dễ thương tưởng chừng như không thể tìm được ở đâu ra ngoài ở người mà bạn từng yêu thương, trân quí của mình!

Thứ nhất, khi nóng giận thì người ta luôn luôn tự cho mình là đúng nhất và người kia đang xâm lăng cái đúng của mình! Ôi chao! Bạn ơi, cái gì đúng, cái gì sai không bao giờ có thật đâu! Nó chỉ là dục vọng, là ảo giác, là chủ quan trong suy nghĩ của bạn mà thôi! Chính cái suy nghĩ nông nổi đó là ngòi thuốc súng độc ác sẵn sàng nổ ra qua những lời nói không kiểm soát được của bạn nhắm vào người mình từng yêu thương nhất đó! Bạn thật đành lòng sao? Hãy dừng lại, quay súng trở lại mà tiêu diệt cái tư tưởng tự vệ không cần thiết của chính mình đi! Hãy nhìn ra những điều tích cực đáng yêu, đáng quí của người bạn đời do chính mình đã chọn! Hãy bình tỉnh, khách quan nhận ra cái tư duy tiêu cực, một chiều của mình để loại trừ nó bởi vì chính nó màu đen che lấp hết những gì đáng yêu, đáng quí của người bạn đời mình đấy bạn ạ!

Thứ hai, người mình yêu thương chính là ân nhân chớ không phải là kẻ thù của bạn; vì vậy đối với họ bạn không cần và không nên có tư tưởng tự vệ mà phát ra những lời nói thiếu kiểm soát, gây tổn thương cho người  bạn đời của mình - nếu tiếp tục cố chấp thì bạn sẽ không bao giờ là người thắng cuộc đâu! Trong quan hệ tình cảm giữa những người "đầu ấp tay gối" với nhau, điều cần được bảo vệ là hạnh phúc chung chớ không phải bất cứ cái gì của một cá nhân, nhất là trong tư tưởng chủ quan, bởi vì nó thường không có thật. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hàng ngày giữa người nầy và người khác, nó có thể mang theo chất liệu vun bồi hạnh phúc hay nếu không khéo lực chọn, nó sẽ là chất nổ tiêu diệt hạnh phúc của bạn. Chất liệu vun bồi hạnh phúc chính là ái ngữ vậy!

Theo đạo Phật thì ái ngữ  là phúc đức lớn nhất thứ 10 được liệt kê trong kinh Mahamangala, tức là Kinh Đại Phước Đức.  Theo đó ai nói được lời ái ngữ thì "đi đâu cũng an lành, tới đâu cũng hạnh phúc, thật phúc đức vô biên!". Vậy ái ngữ là gì? - Là lời nói đáng yêu quí, là những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có tình. Khi ở gần những người ăn nói dịu dàng, lễ phép ai mà chẳng thấy dễ chịu. Ngược lại, khi phải tiếp xúc với những người thô lỗ, cục cằn, lời nói đầy trách móc, chua chát, đắng cay thì đáng sợ biết mấy. Lời nói nhu hòa có tính chất xây dựng, nó giúp ta dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, góp phần tạo dựng nền tảng cho sự thành công trong cuộc sống.

Theo định nghĩa trong ngôn ngữ học thì ái ngữ  có thể được hiểu là lời nói lịch sự hay lễ phép và có thể được dịch tóm gọn trong tiềng Anh là linguistic politeness, theo đó ái ngữ  được chia làm hai loại khác nhau: ái ngữ tích cực ái ngữ tiêu cực. Ái ngữ tích cực bao gồm những lời nói làm cho người nghe được hài lòng theo nhu cầu tâm lý của họ. Nhu cầu tâm lý của người nghe bao gồm nhiều thứ như: sở thích, sự cần thiết cá nhân, sự thân thiện và sự đồng tình. Ái ngữ tiêu cực là lời nói không gây tác động trái ngược lại nhu cầu tâm lý cá nhân của người nghe, và nếu vi phạm thì phải xin lỗi.

Ái ngữ tích cực (positive politeness) có công năng giúp người khác có được hạnh phúc hay vơi đi phiền muộn; còn ái ngữ tiêu cực (negative politeness) là lời nói không gây ra buồn phiền, hay tức giận cho người khác. Cả hai loại ái ngữ đều tàng ẩn trong câu ca dao phản ảnh trong nho giáo như hai nhà ngôn ngữ học mới đây đã xác nhận (Vũ Thị Thanh Hương, 1997:58; Phạm, Thị Hồng Nhung, 2008:83):

Lời nói không mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 

Lựa lời để nói là một quá trình nhận thức sống được đúc kết rất sâu sắc tuỳ theo mỗi tình huống giao tiếp ngôn ngữ khác nhau, qua đó người nói và người nghe là hai nhân tố can dự chính yếu. Nói thông thường diễn ra sau khi nghe với mục đích đáp ứng những gì người ta tiếp nhận được khi nghe người khác nói. Như vậy, muốn chọn được lời nói thích hợp để đem lại sự an lạc thì người nghe phải vận dụng trí tuệ để thấu hiểu trọn vẹn cái ý mà người nói muốn diễn tả. Nếu không thận trọng và không thấu hiểu trọn vẹn những gì người nói muốn diẽn tả thì lời nói được chọn bởi người nói sẽ không phù hợp và hậu quả sẽ không đem lại sự an lạc cho người nghe lẫn người nói.

Các cụ ta có câu “họa tùng khẩu xuất”, tức là lời nói không khéo có thể mang đến tai hoạ, đó là trường hợp thiếu quan tâm đến ái ngữ, cho dù là ái ngữ tích cực ái ngữ tiêu cực vậy.

Có biết bao lần người ta không được an lạc trong giao tiếp ngôn ngữ với nhau cũng chỉ vì không thấu rõ ý tưởng của nhau qua lời nói. Thấu rõ ý tưởng qua lời nói không phải là chuyện đơn giản, bởi vì nó đòi hỏi kỹ năng phân tích ngôn ngữ trong tình huống liên hệ.

Ái ngữ được thể hiện bằng nhiều phương cách khác nhau nhưng nó tuỳ thuộc vào nền tảng văn hoá trong một xã hội. Do đó ái ngữ  trong xã hội nầy không nhất thiết giống như ái ngữ  trong một xã hội khác. Thí dụ ái ngữ trong xã hội Á Đông khác với ái ngữ trong xã hội Tây Âu và cụ thể, ái ngữ trong xã hội Việt Nam khác với ái ngữ trong xã hội Úc chẳng hạn. Sự khác biệt nầy bắt nguồn từ sự khác biệt của nền tảng văn hoá, như văn hoá Á Đông một cách tổng quát chịu ảnh hưởng Khổng học đề cao giá trị tập thể hay gia đình, còn văn hoá Tây phương thì đề cao giá trị cá nhân. Ngay trong cùng một nền tảng văn hoá như nhau, sự chọn lựa ái ngữ cũng tuỳ theo tình huống, hoàn cảnh và đối tượng mà người nói cần phải sang suốt vận dụng khả năng và kinh nghiệm của mình để nhận biết hầu giúp cho sự chọn lựa ái ngữ  của có ý nghĩa đích thực là ái ngữ , để làm sao đem lại sự an vui cho người nghe.

Trong môi trường sinh hoạt Phật giáo, người ta thường áp dụng pháp môn "Ái ngữ và lắng nghe” để hành xử với nhau và giao tiếp với nhau; và chính vì vậy mà tránh được phiền não, sân si. Theo đạo Phật, Ái ngữ là những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có tình. Còn lắng nghe là khả năng lắng nghe sâu sắc để có thể hiểu được gốc nguồn từ những điều người kia nói ra. Khi cần phải nói với nhau chúng ta cần phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, với tâm niệm rằng khi trong tâm mình đang có sự bực bội thì không nên thốt ra một lời nào, bởi vì khi giận, ta thường khó kiểm soát được lời nói của mình cho nên khó thốt ra bằng ái ngữ được; do vậy ta chỉ nên nói khi nào thực sự cần thiết cảm thấy trong tâm thực sự bình an. Bởi vì không kiểm soát được lời mình nói ra cho nên hễ nói càng nhiều thì sát suất nói sai càng cao! Do vậy mà ta nên giữ càng ít nói càng tốt trong mọi tình huống. Trong đạo Phật, sự sai sót trong lời nói được gọi là khẩu nghiệp. Có người giải quyết vấn đề khẩu nghiệp bằng phương pháp tu tịnh khẩu; nhưng trong cuộc sống đời thường chúng ta không tịnh khẩu, tức là không nói, được; cho nên cần giữ càng ít nói càng tốt trong mọi tình huống là như vậy.

Trong cuộc sống hàng ngày, ai chẳng mắc phải lầm lỗi. Nếu người phạm lỗi, nhận được sự bao dung, cảm thông từ những người xung quanh thì khả năng tiếp nhận và chuyển hoá trong họ diễn ra rất nhanh. Hiểu được như vậy chúng ta không trách móc, buộc tội hay đay nghiến người khác. Bởi vì hành xử như vậy chẳng những không mang lại lợi ích gì cho mình và cho người phạm lỗi mà còn tạo thêm nhiều oán giận, khổ đau và chia ly. Chỉ có lời nói bao dung, nhân ái mới chuyển hoá được lỗi lầm của người khác, mang lại không khí hoà thuận giữa ta với những người xung quanh.

Lại nữa, lắng nghe là một phương pháp thực tập ái ngữ  với lòng Từ, tức là ban tặng niềm vui, thực tập Lắng Nghe là Bi, tức là làm vơi nỗi khổ. Mục đích của việc lắng nghe là giúp người kia có cơ hội nói ra hết những khổ đau trong lòng họ. Nếu lắng nghe một cách hết lòng thì dù bạn chưa cần làm gì, nói gì nhưng người kia đã thấy vơi nhẹ đi rất nhiều những gì cần thoát ra từ tâm tư của họ. Vì vậy, khi nghe bạn phải thực sự có mặt với người nói, bằng thể xác lẫn tinh thần; chú ý chân thành tới lời nói của người ấy; không nên nghe một cách hời hợt, thờ ơ; vì thái độ nầy còn tệ hơn là không nghe. Khi chăm chú lắng nghe có thể ta phải tiếp nhận lời nói chất đầy năng lượng tiêu cực bởi vì người đang nói có thể đang mang trong lòng quá nhiều khổ đau, tức giận. Bạn luôn tâm niệm rằng người kia có thể đang có tri giác sai lầm về bạn và những người xung quanh, cho nên bạn lắng nghe đây là để giúp cho người ấy vơi bớt khổ đau trong lòng. Nghe như vậy bạn mới không cảm thấy bực bội, khó chịu. Đó là phép lạ của Từ Bi tâm. Nghe chính là đang thực tập hạnh từ Bi. Tất nhiên, trong khi lắng nghe bạn thấy người ấy có nhiều hiểu lầm, cố chấp nhưng bạn không nên nóng nảy ngắt lời người ấy, nói rằng người ấy đã sai lầm, vì bạn biết rằng nếu làm như vậy người ấy sẽ tức giận, sẽ khựng lại và cả hai sẽ rơi vào một trận cãi vã, khẩu chiến. Trong tình huống nghe như vậy bạn phải tự nhủ rằng, người kia đang có tri giác sai lầm, chính những tri giác sai lầm này đã làm cho người ấy khổ đau. Bây giờ công việc của bạn là lắng nghe với tâm Từ Bi, rồi từ từ, khi tâm người ấy bình an trở lại mình mới đưa ra những dữ kiện để điều chỉnh nhận thức sai lầm của người ấy bằng ái ngữ, tức là bằng lời nói diệu ngọt, ôn hòa.

Trong môi trường chung đụng với người khác, thực tập ái ngữ là cả một quá trình rèn luyện tu dưỡng bản thân không phải chỉ trong một sớm một chiều mà thành tựu được. Mỗi người đều mang theo thói quen, tập quán riêng. Với những ý kiến khác nhau của từng người, nếu không khéo lời, không chú ý cách ứng xử với nhau sẽ dễ dàng dẫn đến sự hiểu lầm. Lúc đó, ái ngữ là phương pháp hay nhất để giảm bớt tình thế căng thẳng giữa đôi bên. Ái ngữ mang đậm tính chân thành, cởi mở yêu thương, hướng dẫn con người bước vào cửa ngõ an lạc và hạnh phúc. Muốn được vậy, chúng ta cần nên buông bỏ hết những gì tưởng là "của ta", nhất là những thứ trừu tượng như danh dự và kiến thức, bởi vì những thứ ấy toàn là giả tướng, kết tập từ ảo giác của chính mình bởi vì tất cả những gì mà ta tự cho là của ta đó thực chất của nó chỉ là kết quả vay mượn của người khác mà thôi. Muốn hiểu rõ điều nầy, ta chỉ cần mường tượng khả năng, kiến, thức, kinh nghiệm của mình khi mới chào đời; lúc đó ta có được những gì mà ngày nay cho là của ta! Tất cả đều là những thứ vay mượn, tạm bợ, rồi một ngày kia, ở cuối cuộc đời ta sẽ không còn gì hết; có còn chăng, chỉ là hình ảnh mù mờ trong ký ức của những người mình yêu quí thân thương nhất mà thôi!

Nếu mọi người không quá coi trọng cái "tôi" vay mượn của mình thì sự xung đột ý thức hệ giữa cá nhân sẽ vơi bớt đi để nhường chỗ cho an lạc và hạnh phúc trong đời sống hằng ngày vậy.

Tài liệu tham khảo:

- Thầy Huyền Diệu, tức là Dr. Lâm Trung Quốc, Mahamagala Sutta. Việt Nam Phật Quốc Tự. Nepal. India.

- Phạm, Thị Hồng Nhung (2008) Vietnamese politeness in Vietnamese - Anglo-cultural intactions: A Confucian perspective. A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy at The University of Quensland in Ausgust, 2008.

- Vũ, Thị Thanh Hương (1997) Politeness in Modern Vietnamese: A Sociolinquistic Study of a Hanoi Speech Ccnmmunity. (PhD Thesis) Department of Anthropology, University of Toronto.

- Lê Thiện Phúc (2009) Variation in Politeness in Vietnamese across national contexts: Vietnam and Australia. A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy at School of Communication and the Arts of Victoria University. Australia.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2013(Xem: 9919)
Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10296)
Phải đợi đến khi tự thân sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10946)
Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật
05 Tháng Tám 2013(Xem: 9163)
Cọng sản đổi màu vẫn là cọng sản, nghĩa là “ cọng sản huờn cọng sản “. Người quốc gia không ai đi “ hợp tác “ với quỉ ma cọng sản.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10003)
" Điều thiện nguyện vâng làm Điều ác nguyện dứt trừ Tự thanh lọc thân tâm Đó là lời Phật dạy
29 Tháng Bảy 2013(Xem: 10211)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 10010)
Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 14595)
Dẫu sao nó cũng là một kinh nghiệm đáng ghi, đáng nhớ trong lịch sử, một bài học tốt cho tương lại tại một nơi nào đó trên mặt địa cầu nếu như lịch sử tái diễn.
23 Tháng Bảy 2013(Xem: 10291)
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 16233)
Tình yêu nước, yêu đồng bào đâu phải tự nhiên mà có được. Phải chắt chiu, vun bồi từ thuở bé thơ. Giáo dục và nung đúc, rèn luyện cần mẫn mới có được
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 10590)
mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa. Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.
15 Tháng Bảy 2013(Xem: 10085)
thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10680)
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cộng sản.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 17005)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 14023)
khi không còn nhìn thấy nhà nguyện Đức Mẹ Hiển Linh nữa thì người ta lại trở lại với cái “thật” con người, bao nhiêu nụ cười mất đi cả, bao nhiêu nhân nhượng thân thiện yêu thương trả lại cõi trên.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 13533)
viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 10649)
Như trên đã nói, nếu như tầng lớp trí thức trưởng giả, công thần cách mạng, vì ươn hèn bạc nhược chỉ dám kiến nghị cải lương thì giới trẻ hãy tự mình đứng lên hành động, đừng trông chờ nơi họ nữa.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11547)
Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14229)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14380)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
30 Tháng Năm 2013(Xem: 10302)
chợt thấy cố đô Thăng Long treo rặt cờ tàu 6 ngôi sao. Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
23 Tháng Năm 2013(Xem: 9799)
Giải trừ hoạn họa cs cho Đất nước và Dân tộc Thực hiện lời nguyền Long An - Đồng Tháp Hoàn thành trách nhiệm cha ông di huấn
21 Tháng Năm 2013(Xem: 9619)
dõng dạc tố cáo bạo quyền, không hề khiếp nhược. Gương chiến đấu chống bạo quyền cộng sản của tuổi trẻ Việt Nam mai nầy lịch sử khắc ghi.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10380)
Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10171)
Quyết nối chí tiền nhân: “ Lấy “ Đại Nghĩa “ để thắng hung tàn Đem “ Chí Nhân “ mà thay cường bạo “
05 Tháng Năm 2013(Xem: 9891)
Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 - như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.
04 Tháng Năm 2013(Xem: 10144)
Bây giờ những người suốt đời tận tụy cho “lý tưởng cộng sản” nhìn nhận rằng Ngày 30 Tháng Tư là ngày Miền Nam giải phóng Miền Bắc ra khỏi sự u tối, tôi nhận thấy mình đồng ý với lời tiên tri của Tướng Moshe Dayan trước 1975 là đúng
02 Tháng Năm 2013(Xem: 10267)
Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một
02 Tháng Năm 2013(Xem: 11576)
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc,
26 Tháng Tư 2013(Xem: 10310)
Cho nên là con dân nước Việt, những ai còn chút huyết thống Lý, Lê, Trần, Nguyễn hãy cùng nhau sớm liệu toan, hô hào, cổ võ, nắm tay nhau siết chặc hàng ngũ vùng lên
21 Tháng Tư 2013(Xem: 11097)
dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 10446)
cứ sống cho người khác, vì sợ người ta bị tổn thương, để rồi khi ngoảnh mặt người đáng thương nhất lại chính là mình
17 Tháng Tư 2013(Xem: 12105)
Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả
16 Tháng Tư 2013(Xem: 11866)
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu
15 Tháng Tư 2013(Xem: 10412)
Hành động, hành động, chỉ có hành động mới xoay chuyển được tình thế! Tôi đoan chắc với quý cụ rằng nếu quý cụ nghe lời đề nghị của tôi thì toàn thể nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên tiếp tay với quý cụ.
14 Tháng Tư 2013(Xem: 10474)
Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cộng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!
11 Tháng Tư 2013(Xem: 10952)
Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
09 Tháng Tư 2013(Xem: 10374)
Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.
07 Tháng Tư 2013(Xem: 11721)
Câu hỏi là, nếu Bắc Kinh gài người dày đặc như thế, vậy thì Hà Nội đã gài người ra sao? Đây quả nhiên là một mặt trận tưởng như rất là lặng lẽ vậy.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 10531)
Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”
01 Tháng Tư 2013(Xem: 13285)
Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975. Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!
30 Tháng Ba 2013(Xem: 10932)
30 Tháng tư từ nay là ngày HỘI LỚN DÂN TỘC Ngày chấm dứt 68 năm độc tài toàn trị cs trên Đất Bắc Ngày chấm dứt 38 năm ách cs độc tài xâm chiếm Miền Nam
27 Tháng Ba 2013(Xem: 10420)
Tóm lại, các lực lượng chống “Cường hào, ác bá,” “chống Sở hữu toàn dân,” chống “Tham nhũng” hiện đang tiềm tàng, sôi sục trong lòng xã hội, chỉ chờ một thời cơ kích động là bộc phát.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 12908)
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình
17 Tháng Ba 2013(Xem: 11087)
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
13 Tháng Ba 2013(Xem: 10714)
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
11 Tháng Ba 2013(Xem: 10635)
Khuyến khích mọi người nhận được thông tin hãy tiếp sức lan truyền thông tin cho láng giềng của mình và khuyên mọi người hãy tiếp tục lan truyền những thông tin ấy ra cho đồng bào VN khắp nơi trên toàn quốc được biết
10 Tháng Ba 2013(Xem: 10926)
Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cộng sản bán nước, buôn dân, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 12350)
nhất là về chủ trương của những người tự nhận ‘bên thắng cuộc’.Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 24324)
Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van.