10:42 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

QUỐC ẤN THỜI NHÀ NGUYỄN - TÔ VŨ

22 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 12382)
QUỐC ẤN THỜI NHÀ NGUYỄN


blankBài này Tô Vũ viết khi giới thiệu tại Paris cuốn sách Chiếc Bảo Ấn Cuối Cùng của Hoàng đế Việt Nam, sách của Bác sĩ Lê Văn Lân viết

Vì bài và hình ảnh chỉ trình bày bằng lời nói với quý thính giả hôm đó không ghi lại trong báo hoặc trong sách nào, nay xin đăng vào Chuyện Cà Kê để ghi lại một tài liệu lịch sử hiếm có do sự tìm tòi đặc biệt của tác giả Tô Vũ. Tìm tòi đặc biệt là vi những tải liệu này là tài liệu sở hữu của tư nhân, là những bản chính do con cháu các vị cầm quyền cao cấp người Pháp làm việc ở nước Nam năm 1884, hiện còn giữ những bản chính, và cho phép Tô Vũ sao lục. Tác giả Tô Vũ xin cảm ơn gia đình quý vị đó.

Đặc biệt trong bài này có đăng hình quốc thư và hai quốc ấn do Tô Vũ sưu tầm được.

***

Ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân (06-06-1884), ông Patenôtre cùng với ba ông Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan ký bản hiệp ước, gọi là Hiệp ước Bảo Hộ (Traité de Protectorat) gồm 19 điểm. (Coi bài 1884, của Tô Vũ in trong sách Muộn Màng, Paris 2004)


Hiệp Ước Bảo Hộ
(Traité de Protectorat)


Kể từ ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân (06-06-1884 )


blankChính Phủ cộng hoà Pháp quốc và chính phû cûa nước An Nam mong muốn chấm dứt vĩnh viễn những khó khăn gây ra gần đây, cũng mong muốn thắt chặt dây thân hữu và bang giao tốt đẹp giứa hai nước, quyết định ký một hiệp ước có những vị đại diện toàn quyền như sau: Tổng thống Cộng Hoà Pháp quốc. đại diện bởi ông Patenôtre, Bắc đẩu Bội tinh , đặc sứ đặc mệnh, đại sứ toàn quyền của Cộng hoà Pháp quốc tại Bắc Kinh

và Đức Vua nước An Nam, đại diện bởi các ông

- Ông Nguyễn văn Tường, Phụ Chính đại thần

- Ông Phạm thận Duật, Hộ bộ thượng thư

- Ông Tôn thất Phan Phan, đăc nhiệm ngoại giao, quyền Công bộ thượng thư

Sau khi trao đổi ủy nhiệm thư, các vị đaị diện đã thoả thuận với nhau những điều sau đây (19 điều)

Làm thành hai bản tại Huế ngày mùng 6 tháng 6 năm 1884

Ấn ký : Patenôtre - Triện : Légation de France Huế

- Đại Nam phụ chính đại thần: Nguyễn văn Tường ký

- Đại nam toàn quyền đại thần Phạm thận Duật ký

- Đại nam Phó toàn quyền Đại thần Tôn thất Phan ký

Hiệp ước ký xong , Patenôtre họp tất cả các triều thần chứng kiến việc huỷ bỏ quốc ấn do vua Tàu ban cho vua Gia Long ngày vua lên ngôi để tỏ việc nước Nam chấm dứt thần phục nước Tàu .

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phú Xuân. Vua cử Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định sang Tàu cầu phong. Năm 1804, vua nhà Thanh sai Án sát Quảng Tây là Tế Bồ Sâm sang tuyên phong. Vua Thanh cải quốc hiệu Nam Việt thành Việt Nam lấy cớ rằng nước Nam Vìệt của Nhà Triệu (207-211 trước Tây lịch) gồm cä hai tÌnh Quäng Đông, Quäng Tây và nước Nam, nên vua Nhà Thanh cải quốc hiệu là Việt Nam cho khỏi lầm với tên cũ. Quốc ấn vua Thanh phong cho vua Gia Long là một chiếc ấn bằng bạc mạ vàng , hình vuông, có khắc hai cột chữ nho Nam Quốc Vương Chi Ấn và hai cột chữ Mãn Thanh (không hiểu chữ). Chiếc ấn này sau khi ký hiệp định bảo hộ 6-6-1884, trước sự chứng kiến của triều đình nước Nam, Patenôtre đã bỏ vào lò cho chảy thành kim khí tượng trưng chấm dứt sự thần phục nước Tàu.

***

Phải đợi tới thời vua Minh Mệnh (1820-1840), nhà Nguyễn mới đúc quốc ấn.

Vua Minh Mệnh đúc 4 quốc ấn :

1) (MM-1) Năm Minh Mệnh thứ ba, tháng 10 (Novembre 1822), đúc ấn SẮC MẠNG CHI BỬU (Sắc Mạng Chi Bửu), bằng vàng nặng 8 ký 385 gam, hình vuông mỗi cạnh 137 milimét.

Ấn này để đóng trên bằng sắc, sắc phong và cáo chỉ trong nước.

2) (MM-2) Năm Minh Mệnh thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 1823, đúc ấn HOÀNG ĐẾ CHI BỬU (Hoàng Đế Chi Bửu) , bằng vàng, nặng 10 ký 534 gam, hình vuông, mỗi cạnh 137 milimét.

Ấn này để đóng trên quốc thư giao thiệp với ngoại quốc.

3) (MM-3) ĐẠI NAM HOÀNG ĐẾ CHI BỬU, (Đại Nam hoàng đế chi bửu), bằng ngọc thạch màu xanh lục, không có hình, không có mô tả, không thấy ấn.

4) (MM-4) ĐẠI NAM HIỆP KÝ LỊCH, không rõ làm bằng chất gì không có hình, không có mô tả, không thấy ấn

***

Đời vua sau, vua Thiệu Trị (1841-1847) có đúc thêm hai quốc ấn khác:

1) (TT-1) ĐẠI NAM HOÀNG ĐẾ CHI TỶ (Đại Nam Hoàng đế Chi Tỷ) , bằng ngọc thạch màu xanh lục, tháng 4 năm 1844, hình vuông, cạnh 102 milimét, dùng để đóng trên quốc thư giao thiệp với ngoại quốc

2) (TT-2) ĐẠI NAM HIỆP KÝ LỊCH CHI BỬU (Đại Nam Hiệp Ký lịch chi bửu), bằng váng nặng 4 ký707, đúc tháng 10 năm Thiệu trị thứ 7

***

QUỐC ẤN ĐẠI NAM HOÀNG ĐẾ CHI TỶ (TT-1)


blankĐến năm 1884, trong một quốc thư đề ngày 3-10-1884 vua Hàm Nghi gửi cho Hoàng đế Pháp quốc, thì ta mới thấy rõ Quốc ấn ĐẠI NAM HÒÀNG ĐẾ CHI TỶ, đóng ở trang đầu và trang cuối quốc thư đó.

Quốc thư này ngoài hai trang bìa trước sau, cò 4 tờ khổ 34 x 28 centimètres, gặp đôi lại thành 8 trang khổ 17-28 cm. Màu vàng đỏ có in hình rồng mây. Trang bià trước, bia sau , cũng có in rồng mây, không viết gì, chỉ có đóng quốc ấn ở bìà trước, màu đỏ son rất đẹp. Ở trong là 8 trang viết một mặt (recto). Tô Vũ nhận xét quốc ấn này là quóc ấn Đại Nam Hoàng Đế chi Tỷ đúc thời Thiệu Trị (TT -1), bề cạnh của chiếc ấn hình vuông là 102 milimét

Quốc thư viết bằng chữ nho (chữ hán), mổi trang viết recto (một mặt trước). Trang cuối cùng trang 8, có ký tên (viết tên Hàm Nghi) và đóng quốc ấn như trang bià 1. Trên đây là hình bìa trước, có đóng quốc ấn Đại Nam Hoàng Đế Chi Tỷ (TT-1)

Hình quốc ấn này chụp thu nhỏ lại, Theo bản chính thì bề canh của chiếc ấn là 102 milimét

Sau đây là photocopie trang đầu của quốc thư đó :

Dịch ra chữ quốc ngữ :

Trang l - Đại nam quốc từ, Hoàng đế Nguyễn Phước Thăng ( Nguyễn Phước Thăng là tên thật của vua Hàm Nghi) túc thư kính vấn Đại Pháp quốc đaị Hoàng đế bệ hạ an hảo vạn phúc lượng giả. Bỉ quốc bổ thần Nguyễn văn Tường, Tôn thất Thuyết đẳng nông bính nhạ sự quôc gia khuynh nguy tệ phiền

blankTrang 2 - quý quốc hải lượng bao hàm bất nhẫn tuyệt diệt uỷ quả cung nhập kế đaị vị hựu phiền quý đô thống đại thần Cô Hoa Phúc, phó đô thống đại thần Ba di Đảm, khâm sứ đại thần tham thống, thượng thư đại thần Sinh Bích Quý Liệt hiệp lực cán hồi bỉ quốc để thông cảm tạ quý đô thống đại thần, khâm sứ đaị

Trang 3-4 - thần kinh dĩ cần biểu bá thức cung tu quốc thư ai bỉ quốc nhất luật ninh thiếp di sử, quả bí tiền kinh bố Đại a Di, phó đô thống đại thần Ba di Đản, vị kính biểu bá thần giác khiêm nhiên, ứng thỉnh biểu vị Bảo quốc công, tái niệm tỉ triệt thập tam tỉnh, thử niên lai thanh quốc quan, binh giữ Hắc Kỳ Đoàn luyện xâm nhiễu dân bất tụ sinh phiền hữu quý đô thống đại thần Cô Quá quý thât quyến quan thống tham tá đại thần Hoa Ni, quý sứ bộ thượng thư đại thần Sinh Bích , quý liệt tương cơ trù quả Thanh Binh thối triệt Hắc kỳ tán thứ hội kinh trung tao biến dân tình xung xung sự.

Trang 5 - Kham gian dại quý liệt đại thần tốc vi xủ trí tiện tỷ Triệt nhân dân bất chí kinh nhiễu hung ích lợi chi sự, quý liệt đaị thần tất liệt vi chi tợ tỉ huân lao tương hà báo xưng ứng diệc thỉnh biểu quý thất quyến quan thống tham tá đại thần Hoa Ni vi Lập quốc công, quý thượng thư đại thần

Trang 6- Sinh Bích vi Vệ quốc công, lãnh phụng tặng hảo thái trụ lập kim bội bài các nhất tệ quốc sớ bảo di thị dĩ hợp chu huân chương kỳ chung ngoại giáp bố tiếp ngoại quốc nam tỷ lưỡng chiấc đao nhi dân an nhật tấu cường thinh (...) quý quốc bảo hộ chi lực ư vô vùng kim túc (...)

Trang 7 - Không có viết gì

Trang 8 - Hàm Nghi nguyên niên bát nguyệt thập ngũ nhật.

Ấn son : Đại Nam Hoàng Đế Chi Tỷ

***

Theo bản dịch sang tiếng Pháp của các vị thông ngôn thời bấy giờ thì quốc thư này hỏi vua nước Pháp có đồng ý cho vua Hàm Nghi tặng tước Bảo quốc Công cho tướng Prudhomme ( nguyên văn tiếng hán là Phó đô thống đại thần Ba Di Đảm), tưóc Dực quốc công cho tướng Tham mưu trưởng Warnet ( nguyên văn : quan Thống tham tá đại thần Hoa Ni) và tước Vệ quốc công cho cho ông Silvestre giám đốc Nha Chính trị và Dân sự vụ (nguyên văn: quý thượng thư đại thần Sinh Bích).

***

Sau đây là trích một phần bản dịch chữ Pháp thư của Cơ Mật Viện giải thích tờ quốc thư trên của Hàm Nghi. Quý vị độc giả chú ý, thời đó văn thư đều viết tay chứ chưa có máy đánh chữ, do các ông thông ngôn dịch chữ hán, chữ nho ra chữ Pháp cho người Pháp đọc.


blank



QUỐC ẤN SẮC MỆNH CHI BỬU (MM-1)


Quốc ấn SẮC MỆNH CHI BỬU đúc thời Minh Mệnh bằng vàng , nặng 8 ký 385, hình vuông, cạnh 137 milimét, dùng để đóng trên bằng sắc, sắc phong và cáo chỉ, đúc tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 3 (Novembre 1822)

blank

Sắc Mệnh Chi Bửu -
Hình chụp thu nhỏ lại. Trong bản chính, bề cạnh của quốc ấn là 137 milimét.

Chử nho viết :
Bảo Đại nguyên niên chính nguyệt sơ nhị nhật (1927)
Bằng sắc này tặng thân phụ của Tô Vũ, năm 1927

Tóm lại , thời chúa Nguyễn, có 6 loại ấn.

Loại 1 - Trước khi vua Gia Long lên ngôi, đã có một quốc ấn, do Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đúc. Nguyễn Phúc Chu xưng là quốc chúa, năm 1702 đúc ấn Đại Việt Quốc chúa Vĩnh ấn chi bảo, Ấn này không tìm thấy tung tích.

Loại ấn thứ 2, là ấn do nhà Thanh phong cho vua Gia Long năm 1804

Loại thứ 3, là 4 ấn đúc thời vua Minh Mạng

Loại thú 4, là 2 ấn đúc thời vua Thiệu trị

Loại thứ 5, là 2 ấn. đúc thời vua Đồng Khánh

Loại thứ 6, không biết có phải là ấn đúc thiệt không, hay là hình vẽ, trong sách Dragon d'Annam của Bảo Đại, có in hình một chiếc ấn nhỏ đề Việt nam Hoàng đế chi tỷ.

Bốn ấn tỷ nói trên (MM1, MM3, TT1, TT2) vua Bảo Đại năm 1937 đã cho phép ông Pierre Daudin chụp và in hình trên sách của ông xuất bản, sách Syllographie sino-annamite

*

Tất cả những chiếc ấn này, hiện nay không thấy tung tích ở đâu. Mười phần chắc cả mười là bọn cộng sản cướp giữ và nếu may mắn có chiếc ấn nào được một bảo tàng (musée) của ngoại quốc mua được thì là một sự may măn, giữ lại được một bảo vật của nước nhà.

Năm 1945, khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù huy Cận vào Huế để tiếp thu ấn kiếm, biểu hiệu vương quyền. Tài liệu liên can đến vụ tiếp thu đó, tập san Huế Passé et Présent số 37 trang 60 do Etudes Vietnamiennes của Nguyễn khắc Viện xuất bản năm 1973 có nói chiếc bửu ấn nặng khoảng 10 kilô bằng vàng. Như vậy thì trọng lượng trùng hợp với chiếc ấn Hoàng Đế chi Bửu (MM-1) đúc thời vua Minh Mệnh. (Nguyễn khắc Viện, một bác sĩ học ở Pháp, thân cộng, về nước hợp tác với cộng sản, đến cuối đời bị cộng sản vắt hết tranh rồi bỏ vỏ).

Đến nay thì 4 chiếc ấn, không biết ở đâu, ai giữ, nhưng theo Tô Vũ nghĩ thì chắc chắn ở trong tay của bọn cộng sản.

Tuy nhiên cũng có tin đồn rằng Hoàng đế Bảo Đại giữ một chiếc bảo ấn bằng vàng, chiếc ấn Hoàng đế chi Bửu (MM-2) hay chiếc ấn Sắc Mệnh chi Bửu (MM--1), cả hai đều bằng vàng đúc, chiếc trên nặng 10 ký 534 gam, chiếc thứ hai nặng 8 ký 285 gam. Nếu thật như vậy thì sau khi Hoàng đế Bảo đại từ trần, thì hoặc bà vợ người Pháp hoặc anh em con cháu Hoàng tử Bảo Long giữ. Điều này đến giờ vẫn là một nghi vấn.

Hết

Bài viết củaTô Vũ Paris 04052011
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2013(Xem: 11052)
Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 9917)
Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10294)
Phải đợi đến khi tự thân sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10944)
Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật
05 Tháng Tám 2013(Xem: 9162)
Cọng sản đổi màu vẫn là cọng sản, nghĩa là “ cọng sản huờn cọng sản “. Người quốc gia không ai đi “ hợp tác “ với quỉ ma cọng sản.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10002)
" Điều thiện nguyện vâng làm Điều ác nguyện dứt trừ Tự thanh lọc thân tâm Đó là lời Phật dạy
29 Tháng Bảy 2013(Xem: 10209)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 10007)
Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 14594)
Dẫu sao nó cũng là một kinh nghiệm đáng ghi, đáng nhớ trong lịch sử, một bài học tốt cho tương lại tại một nơi nào đó trên mặt địa cầu nếu như lịch sử tái diễn.
23 Tháng Bảy 2013(Xem: 10288)
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 16231)
Tình yêu nước, yêu đồng bào đâu phải tự nhiên mà có được. Phải chắt chiu, vun bồi từ thuở bé thơ. Giáo dục và nung đúc, rèn luyện cần mẫn mới có được
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 10588)
mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa. Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.
15 Tháng Bảy 2013(Xem: 10084)
thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10679)
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cộng sản.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 16996)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 14021)
khi không còn nhìn thấy nhà nguyện Đức Mẹ Hiển Linh nữa thì người ta lại trở lại với cái “thật” con người, bao nhiêu nụ cười mất đi cả, bao nhiêu nhân nhượng thân thiện yêu thương trả lại cõi trên.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 13530)
viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 10646)
Như trên đã nói, nếu như tầng lớp trí thức trưởng giả, công thần cách mạng, vì ươn hèn bạc nhược chỉ dám kiến nghị cải lương thì giới trẻ hãy tự mình đứng lên hành động, đừng trông chờ nơi họ nữa.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11543)
Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14227)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14379)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
30 Tháng Năm 2013(Xem: 10299)
chợt thấy cố đô Thăng Long treo rặt cờ tàu 6 ngôi sao. Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
23 Tháng Năm 2013(Xem: 9797)
Giải trừ hoạn họa cs cho Đất nước và Dân tộc Thực hiện lời nguyền Long An - Đồng Tháp Hoàn thành trách nhiệm cha ông di huấn
21 Tháng Năm 2013(Xem: 9618)
dõng dạc tố cáo bạo quyền, không hề khiếp nhược. Gương chiến đấu chống bạo quyền cộng sản của tuổi trẻ Việt Nam mai nầy lịch sử khắc ghi.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10378)
Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10165)
Quyết nối chí tiền nhân: “ Lấy “ Đại Nghĩa “ để thắng hung tàn Đem “ Chí Nhân “ mà thay cường bạo “
05 Tháng Năm 2013(Xem: 9890)
Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 - như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.
04 Tháng Năm 2013(Xem: 10143)
Bây giờ những người suốt đời tận tụy cho “lý tưởng cộng sản” nhìn nhận rằng Ngày 30 Tháng Tư là ngày Miền Nam giải phóng Miền Bắc ra khỏi sự u tối, tôi nhận thấy mình đồng ý với lời tiên tri của Tướng Moshe Dayan trước 1975 là đúng
02 Tháng Năm 2013(Xem: 10266)
Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một
02 Tháng Năm 2013(Xem: 11574)
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc,
26 Tháng Tư 2013(Xem: 10310)
Cho nên là con dân nước Việt, những ai còn chút huyết thống Lý, Lê, Trần, Nguyễn hãy cùng nhau sớm liệu toan, hô hào, cổ võ, nắm tay nhau siết chặc hàng ngũ vùng lên
21 Tháng Tư 2013(Xem: 11095)
dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 10446)
cứ sống cho người khác, vì sợ người ta bị tổn thương, để rồi khi ngoảnh mặt người đáng thương nhất lại chính là mình
17 Tháng Tư 2013(Xem: 12103)
Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả
16 Tháng Tư 2013(Xem: 11865)
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu
15 Tháng Tư 2013(Xem: 10412)
Hành động, hành động, chỉ có hành động mới xoay chuyển được tình thế! Tôi đoan chắc với quý cụ rằng nếu quý cụ nghe lời đề nghị của tôi thì toàn thể nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên tiếp tay với quý cụ.
14 Tháng Tư 2013(Xem: 10473)
Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cộng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!
11 Tháng Tư 2013(Xem: 10950)
Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
09 Tháng Tư 2013(Xem: 10372)
Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.
07 Tháng Tư 2013(Xem: 11720)
Câu hỏi là, nếu Bắc Kinh gài người dày đặc như thế, vậy thì Hà Nội đã gài người ra sao? Đây quả nhiên là một mặt trận tưởng như rất là lặng lẽ vậy.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 10530)
Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”
01 Tháng Tư 2013(Xem: 13285)
Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975. Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!
30 Tháng Ba 2013(Xem: 10931)
30 Tháng tư từ nay là ngày HỘI LỚN DÂN TỘC Ngày chấm dứt 68 năm độc tài toàn trị cs trên Đất Bắc Ngày chấm dứt 38 năm ách cs độc tài xâm chiếm Miền Nam
27 Tháng Ba 2013(Xem: 10418)
Tóm lại, các lực lượng chống “Cường hào, ác bá,” “chống Sở hữu toàn dân,” chống “Tham nhũng” hiện đang tiềm tàng, sôi sục trong lòng xã hội, chỉ chờ một thời cơ kích động là bộc phát.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 12908)
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình
17 Tháng Ba 2013(Xem: 11083)
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
13 Tháng Ba 2013(Xem: 10713)
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
11 Tháng Ba 2013(Xem: 10634)
Khuyến khích mọi người nhận được thông tin hãy tiếp sức lan truyền thông tin cho láng giềng của mình và khuyên mọi người hãy tiếp tục lan truyền những thông tin ấy ra cho đồng bào VN khắp nơi trên toàn quốc được biết
10 Tháng Ba 2013(Xem: 10925)
Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cộng sản bán nước, buôn dân, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 12349)
nhất là về chủ trương của những người tự nhận ‘bên thắng cuộc’.Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.