11:03 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

TRÔNG GIÀ HAY CẬY TRẺ ? - TẠP GHI HUY PHƯƠNG

03 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 13079)

blank

Thật khó định nghĩa thế nào là già, thế nào là trẻ.
Thôi thì cứ lấy con số 50 để phân định ranh giới, vì chết dưới 50 thì chỉ gọi là “hưởng dương,” chết trên 50 mới được gọi là “hưởng thọ,” vậy ai dưới tuổi 50 được coi là trẻ, ai bước qua tuổi này được coi là già
.

Tuy chúng ta đã đồng ý với nhau như vậy, nhưng cũng có những người tuổi ít những đã “già háp,” cằn cỗi, “ông cụ non,” trái lại có những ông già da, già tóc nhưng tâm hồn vẫn còn trẻ trung, năng động. Già có nghĩa là họ đã trải một thời xuân xanh, trẻ trung, hiểu biết thông cảm những gì của tuổi trẻ. Trẻ rồi cũng sẽ tới một gia đoạn tóc bạc da mồi tất yếu phải đến. Lẽ ra như vậy, trẻ hay già, cũng là những giai đoạn của một đời người, phải hết sức thông cảm, thấu hiểu nhau, đúng ra phải tương đồng lại thành ra tương phản.


Nhiều người trẻ thiếu sự kính trọng tuổi già, đó là tuổi của các bậc sinh thành, tuổi của tiền bối theo luân lý “kính lão đắc thọ”. Ở Việt Nam ra đường, đụng chạm trên đường, mở miệng là lũ trẻ lên giọng khinh miệt: “Thằng già dịch này chạy xe như hạch!” Ở chỗ đèn đỏ, già cẩn trọng không dám vượt thì sau lưng, thằng trẻ đã la: “Dọt đi, cha già!” Còn già đối với trẻ, không có sự tôn trọng, đối thoại ngang hàng, mà xem như loại con cháu trong nhà, nhiều nơi nếu có phân công thì tuổi trẻ nhận những công việc tạp dịch như đóng đinh, treo biểu ngữ hay xếp bàn ghế.

Con người đã chia rẽ vì tôn giáo, vì khuynh hướng chính trị, vì nguồn gốc, địa phương… còn có thể hiểu được, nhưng chia rẽ nhau vì tuổi tác thật khó hiểu. Già thì coi thường bọn trẻ miệng còn hôi sữa, ăn chưa no lo chưa tới, con nít ranh, thiếu kinh nghiệm, chưa từng trải; trẻ thì chê già vô dụng, lẩm cẩm, lạc hậu, bảo thủ. Chúng tôi cũng đã nghe tuổi trẻ chê mấy ông già dốt tiếng Anh, nói sai giọng, quá khích, còn ám ảnh bởi quá khứ, trong đó có bố mẹ của họ. Người già thì có thái độ gia trưởng, chê bọn trẻ non nớt, mất gốc, không hiểu biết gì về Cộng Sản. Sự khác biệt này không được tôn trọng, già và trẻ không bao giờ có cơ hội ngồi lại với nhau, trình bày, phân tích để thông cảm, hiểu nhau hơn, dù là nơi hội trường hay trong phòng khách gia đình. Thậm chí nhiều người cao niên sống xa lánh với con vì thấy con không gần gũi, không hiểu mình hay mình không hiểu chúng, có những ý tưởng đối nghịch. Tôi có một người bạn chưa già, di tản từ năm 1975 than thở: “Tôi muốn về Việt Nam để có những đứa con Việt Nam, ở đây chúng là con Mỹ, không phải con của tôi!” Nhưng già hay trẻ chưa hẳn là vấn đề.

Một số người chê tuổi già ở hải ngoại là tuổi thất bại, bám víu vào quá khứ, sống thiếu thực tế, “hành nghề chống Cộng,” không có gì để làm gương cho con trẻ. Nhưng chúng tôi cũng biết đến nhiều vị thất trận, tù đày nhiều năm, thù Cộng Sản đến tận xương tủy, hối hả bỏ nước ra đi, nay trong tay không còn nắm củ khoai mà có mớ đô la, lấy cớ dự đám cưới, mãn tang, “cưa sừng” về nước, nhởn nhơ như vỗ vào mặt anh em thương binh ở quê nhà. Như vậy thì trông cậy gì vào tuổi già!

Nhưng nếu tuổi trẻ hôm nay có cơ hội sống ở nước ngoài, có tự do, nhân phẩm được tôn trọng mà không quan tâm đến đất nước, đến cộng đồng, chỉ chạy theo bằng cấp, lợi nhuận, kiểu “vinh thân phì gia,” ích kỷ, thì đất nước còn hy vọng gì? Trong bài phỏng vấn trên một nhật báo hải ngoại nhằm mục đích cho độc giả biết giới trẻ người Mỹ gốc Việt hiện nay sinh sống ra sao, có suy nghĩ gì, một bạn trẻ 25 tuổi đang làm quản trị viên lương bổng và nhân viên cho một công ty Hoa Kỳ, đã làm cho những ai đang quan tâm đến tuổi trẻ thật thất vọng. Đáp câu hỏi: – “Bạn hình dung chính mình ra sao trong năm năm nữa?” Câu trả lời là: -“Tôi sẽ làm chủ một căn nhà.” -“Còn mười năm?”- “Tôi hình dung ra mình đã lấy vợ và có một gia đình!” – “ Bạn định nghĩa thành công là gì?”- “Có đủ tiền để trả hóa đơn, tậu được một chiếc xe hơi và một ngôi nhà thật là đẹp!” – “Bạn có tham gia vào cộng đồng Việt Nam hay không và tham gia như thế nào?” Câu trả lời là: – “Tôi nghĩ rằng trả lời cuộc phỏng vấn này là mức tham gia nhiều nhất của tôi từ hồi nào đến giờ!” Thực lòng mà nói, tuổi trẻ như thế, thì đường phố Bolsa treo cờ vàng hay cờ đỏ, đâu có quan trọng gì, và Việt Nam trở thành “ngôi sao thứ năm” không ảnh hưởng gì đến “dự án” cái xe hơi và ngôi nhà thật đẹp của cậu nhỏ này và chuyến về quê ăn Tết của ông già kia.

Mấy ông già lãnh đạo trong nước đang ở giai đoạn “ăn trả bữa” như một người ốm mới dậy, tham lam vơ vét, ôm khư khư cái thành tích đã rỗng ruột, không dám hy sinh cái gọi là “đảng” cho quốc gia, dân tộc. Những người trẻ quan tâm đến đất nước đếm được trên đầu ngón tay, nhưng có phải chăng, cái ăn cái mặc trói buộc con người lối “cai trị bao tử” nghìn đời của chính sách trói dân của Cộng Sản? Không, những thanh niên đủ ăn dư mặc hay con nhà giàu, thừa hưởng bổng lộc của cha ông, chỉ quan tâm đến việc Đàm Vĩnh Hưng hát bài gì, bỏ phiếu bình chọn xem ai là “Sao 2011”: Thanh Hằng hay Tăng Thanh Hà? Tình trạng này làm sao Việt Nam có nổi một Thiên An Môn!

Một người trẻ khác, có cha là chuyên gia “tên lửa”, từng được đào tạo tại Liên Xô, đang du học tại Đức, qua câu chuyện với một nữ lưu tên Trúc Giang, đã thản nhiên bày tỏ quan điểm: “Cả văn hóa của mình là xuất xứ từ Trung Quốc, nước mình không thể tách riêng ra khỏi Trung Quốc được!” hay: “Cô ạ! Chúng cháu chỉ có hy vọng lo cho bản thân, nói cô đừng buồn, cháu chỉ học xong, ra trường về kiếm việc làm và lo cho gia đình. Thế là hết bổn phận công dân!” Như vậy thì hy vọng gì tuổi trẻ!

Tuổi già trong nước dạy cho tuổi trẻ mang ơn Tàu đã giúp miền Bắc vũ khí, đạn dược, lương thực để đánh miền Nam, muốn yên thân, muốn có địa vị thì cứ theo đường một chiều mà đi. Đi ngược đường đã có công an, dùi cui, còng sắt, nhà tù và xà lim.

Tuổi già ngoài nước muốn trao cho tuổi trẻ kinh nghiệm, muốn kéo tuổi trẻ lại gần nhưng lại xâu xé, chia rẽ, kèn cựa nhau, không biết hy sinh và tham lam, như chuyện mười năm trước, tuổi già làm hội chợ toàn khai lỗ, trong khi mới “nhường” lại cho tuổi trẻ mấy năm gần đây đã thấy lời mỗi năm cả trăm nghìn. Tuổi già nên biết lắng nghe, tuổi trẻ khôn ngoan hơn là chúng ta nghĩ rất nhiều, nhưng nhiều nơi trong cộng đồng người Việt trên đất Mỹ vẫn còn muốn ôm chức gia trưởng, cứ thấy tuổi trẻ làm chính trị là đã dè bỉu, đánh phủ đầu, kiểu “có tao là không có mầy!” Mặt khác tuổi già ở hải ngoại đánh nhau tận tình hơn là đánh với kẻ thù, thực lực chia năm xẻ bảy, làm sao dẫn đường và làm gương cho tuổi trẻ. Ở đây, không có Bộ Chính Trị nhưng có nhiều sứ quân.

Trong tình trạng này, liệu tương lai trông già hay cậy trẻ?

Tạp ghi Huy Phương

VT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12636)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 13026)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13026)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12740)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15016)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14850)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16932)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13217)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14288)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14282)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13903)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14594)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14766)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25651)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14628)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14180)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15561)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17145)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13577)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13117)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14350)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17386)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14954)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40663)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12198)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.