11:42 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Làm Sao Gây Tinh Thần Trách Nhiệm - Ngô Nhân Dụng

29 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 13374)

Làm Sao Gây Tinh Thần Trách Nhiệm

 

blankTại thành phố Vũ Hán, trên đường Phiên Dương có ngôi nhà sáu tầng, được cất lên vào đầu thế kỷ 20, đặt tên là Cảnh Minh Đại Lâu.

Sau năm 1997, những người quản lý ngôi nhà nhận được một bức thư gửi từ Anh quốc gửi sang. Trong lá thư viết rằng: “Công ty chúng tôi phụ trách xây dựng Cảnh Minh Đại Lâu vào năm 1917. Theo bản thiết kế thì thời hạn sử dụng ngôi nhà này chỉ được 80 năm. Nay đã đến thời hạn đó cho nên chúng tôi gửi thư này nhắc quý vị chú ý, và có những hành động cần thiết.”

Bức thư này chắc chắn làm những người đang sống tại Cảnh Minh Đại Lâu phải ngạc nhiên, họ không biết phải làm gì! Một tác gia người Trung Quốc kể lại câu chuyện trên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người ngoại quốc để làm gương cho dân nước ông. Ông Hà Tông Tư, trong cuốn “Người Trung Quốc và những căn bệnh trong nhân cách” đã tự hỏi, “không biết cái gì khiến cho một nhóm người trong công ty trên vẫn lo làm tròn trách nhiệm của họ,” về một công trình xây cất ở một nước xa xôi, từ 80 năm trước, trong khi các chủ nhân cũ của ngôi nhà cho tới những người ký hợp đồng, những người vẽ đồ án, những người làm công việc xây dựng đã chết hết cả rồi!

Vậy yếu tố nào đã tạo nên những con người có tinh thần trách nhiệm cao như ở công ty Anh quốc này? Người ta có thể giải thích là người Anh vốn có tinh thần trọng danh dự và trách nhiệm cao (hơn người Trung Hoa). Nhưng chúng ta không thể dễ dàng tin rằng một dân tộc nào lại tốt hơn dân tộc khác. Loài người sinh ra đều như nhau, dân tộc nào cũng có người tốt hay người xấu. Chỉ có cuộc sống trong xã hội đã tạo ra những thói sống khác nhau. Các thói quen được lập lại mãi, lâu ngày sẽ tạo thành tập quán, muốn bỏ cũng không được. Tập quán được phổ biến cho một số đông người, ai cũng thấy nên theo, sẽ trở thành một đặc tính của dân tộc. Khi chúng ta nói người Đức, người Nhật tôn trọng lợi ích chung; người Việt Nam hiếu khách; hay người Canada giữ nhà cửa sạch sẽ; thì đó là vì họ đã được tập huấn các thói quen này từ lâu, nhiều đời lâu hơn các dân tộc khác.

Người Anh quốc có thói quen tôn trọng luật pháp. Khi tôn trọng luật lệ thì người ta tự nhiên làm đúng các hợp đồng mình đã ký kết; vì các hợp đồng đều dựa trên pháp luật. Bản Đại Hiến Chương (Magna Carta) là một bản hợp đồng giữa vua Anh và các nhà quý tộc được ký kết vào thế kỷ 13 để giới hạn quyền hành của ông vua. Nó trở thành nền tảng bản Hiến Pháp bất thành văn và các luật lệ của dân tộc này. Cứ như thế, họ có hơn 700 năm tập thói quen sống theo luật lệ. Vào năm 1917, luật lệ về xây cất ở nước Anh có thể đã quy định bổn phận một người, hay một công ty xây cất là phải thông báo đầy đủ các điều kiện của ngôi nhà mình xây lên, tránh cho người cư ngụ trong ngôi nhà khỏi bị tai nạn vì không biết các nhược điểm trong cơ cấu. Cho nên, 80 năm sau, một công ty xây cất bên Anh đã làm bổn phận báo cho những người cư ngụ trong ngôi nhà mình xây, cho họ biết là ngôi nhà có thể bị hư vì đã qua thời hạn hữu dụng. Không cần ai giảng đạo lý làm người cho các vị giám đốc công ty trên. Chỉ cần một người thư ký trong công ty xây dựng giữ đầy đủ sổ sách, là có thể thấy ngay phải gửi lá thư đó, đúng ngày, đúng tháng.

Sau khi kể mấy câu chuyện như trên, ông Hà Tông Tư cũng nhận xét rằng người Trung Hoa xưa nay thiếu tinh thần trách nhiệm. Và ông cũng tìm ra nguyên do là vì chế độ chuyên chế ở nước Tàu, suốt mấy ngàn năm lịch sử: “Trốn trách nhiệm, tìm kẻ chịu tội thay cho mình, là truyền thống lâu đời ở Trung Quốc… nếu ông vua mà sai lầm thì đó là vì bọn gian thần hay yêu nữ xúi bẩy… người ta trút bỏ tội lỗi lên đầu kẻ khác. Thượng bất chính hạ tắc loạn. Cái tật trốn trách nhiệm đó được truyền xuống cho toàn dân Trung Quốc!” Tất nhiên, người Việt Nam cũng bị nhiễm những thói quen vô trách nhiệm do chế độ chuyên chế gây nên, không khác gì người Trung Quốc!

Hà Tông Tư phân tích thấy trong mỗi người Trung Hoa có hai nhân vật, một ông chủ và một người nô lệ. Tiêu biểu là nhân vật A Q. của Lỗ Tấn. Khi đóng vai ông chủ thì xưng hùng xưng bá, ngang ngược tàn bạo, tự coi mình như thần thánh, nịnh trên đạp dưới, ngoan cố không chịu thay đổi. Nhưng lúc đóng vai anh nô lệ thì tự khinh rẻ mình, nhẫn nhịn phục tùng, gian xảo dối trá, lười biếng vô lại, nhẹ dạ tin mê, khép kín bảo thủ.

Cả ông chủ lẫn thằng nô lệ không ai cần đến tinh thần trách nhiệm cả. Nó thành một tập quán ăn sâu vào cả xã hội. Nhà nước càng chuyên chế thì những thói quen vô trách nhiệm càng nhập vào sâu thêm. Những thói xấu truyền thống của người Trung Hoa không cần phải đem các vụ làm trứng vịt giả, hay làm đĩa nhạc lậu ra để chứng minh. Nó đã thể hiện rõ ràng trong vụ Luật Sư Trần Quang Thành, người mới được đưa gia đình sang tị nạn ở Mỹ với danh nghĩa đi học luật!

Ông Trần Quang Thành đã từng được chính quyền xã, tỉnh tuyên dương như một anh hùng khi ông tranh đấu cho quyền bình đẳng của những người bị khuyết tật, như chính ông mắt đã bị mù từ thủa nhỏ. Nhưng khi ông bắt đầu bênh vực các phụ nữ bị cưỡng bách phá thai, thì chính quyền phản ứng ngay bằng cách đe dọa, đánh đập, bỏ tù ông. Cũng như nhiều người Trung Hoa khác, ông Trần Quang Thành cứ nghĩ rằng nếu mình khiếu kiện lên cấp cao hơn, thì chắc các khó khăn sẽ được “ở trên” giải quyết. Ngay sau khi trốn từ Sơn Đông lên Bắc Kinh ông còn thu một băng video gửi cho Thủ Tướng Ôn Gia Bảo để trần tình xin “đèn trời soi xét” điều tra những việc lạm quyền ức hiếp do chính quyền huyện Lâm Nghi (Linyi) bắt gia đình ông phải chịu.

Nhưng tất cả đều vô vọng. Bởi vì một chế độ chuyên chế không thể nào “tự chặt chân chặt tay” của họ được. Bằng cớ là Lý Quần (Li Qun), bí thư huyện Lâm Nghi không những hoàn toàn được cấp trên bảo vệ mà còn được thăng thưởng! Lý Quần cai quản xã này từ năm 2002; đến năm 2004 đã ra lệnh thi hành chương trình kiểm soát sinh sản triệt để hơn, bắt các bà phải phá thai và triệt sản sau khi đã sinh số con theo nhà nước quy định. Trần Quang Thành bênh vực các phụ nữ nạn nhân này, khiếu nại lên quận, lên tỉnh không được, năm 2005 đã lên tận Bắc Kinh. Thử tưởng tượng một người khiếm thị đi đường xa 650 cây số như vậy, phải hy sinh chịu cực khổ như thế nào. Tại Bắc Kinh, Trần Quang Thành đã bị một bọn “khuyển ưng, khuyển phệ” bắt cóc, trói bỏ vào xe, chở thẳng về và tống giam. Một năm sau mới chính thức bị truy tố về một tội danh bịa đặt, dựng đứng. Luật sư đến thăm để làm hồ sơ bào chữa cho ông cũng bị đánh trong lúc bị tra hỏi. Năm 2010 Trần Quang Thành mới được thả.

Trong khi đó thì Bí Thư Lý Quần được thăng thưởng. Năm 2007 anh ta được lên chức làm trưởng khối tuyên truyền của tỉnh Sơn Đông và được đưa vào Thường Vụ Tỉnh cho đến bây giờ! Năm 2010, Lý Quần được phong làm bí thư Thành Ủy Thanh Đảo, một bến cảng và đô thị lớn nhất tỉnh, nơi sản xuất thứ bia nổi tiếng mang tên thành phố! Trong khi đó thì Trần Quang Thành tiếp tục bị chính quyền xã, huyện giam lỏng, đe dọa và gia đình anh bị sách nhiễu. Đó là “chuyện hàng ngày ở huyện,” bất cứ huyện nào ở Trung Quốc hay ở Việt Nam!

Chế độ chuyên chế của đảng Cộng Sản không khác gì chế độ vua quan đời xưa. Những người như Trần Quang Thành ở Trung Quốc hay Đoàn Văn Vươn ở Việt Nam đều là nạn nhân của chế độ “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện,” khi tất cả các quan chức cấu kết với nhau bóc lột và đè nén dân chúng. Những người như Trần Quang Thành hay Đoàn Văn Vươn đang cố phá vỡ guồng máy chuyên chế đó, và họ đã làm gương cho nhiều người bắt chước. Ở nước ta, đồng bào Văn Giang, Vụ Bản hay Thanh Hóa đang tiếp tục cuộc đấu tranh đòi quyền sống xứng đáng làm người. Phải lật đổ chế độ chuyên chế thì mới tập được thói quen sống có trách nhiệm.

Tại Trung Quốc, trong thời gian Trần Quang Thành tránh nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh, khi anh nằm bệnh viện chờ đi Mỹ, guồng máy thông tin của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tìm cách bôi nhọ anh; nhưng họ thất bại. Nhiều nhật báo ở Bắc Kinh “chửi” Trần Quang Thành là quân “tốt” bị đại sứ Mỹ xúi giục và lợi dụng. Trái với ý muốn của ban tuyên huấn đảng, các bloggers ở Trung Quốc không chỉ trích Trần Quang Thành mà lại phê phán các tờ báo đó là bất công, đồng lõa với cường quyền. Ngày hôm sau, một trong các tờ báo “lề phải” của nhà nước là Tin Bắc Kinh đã nhận thấy trách nhiệm của họ, họ viết lời xin lỗi trên mạng. Sau khi hàng ngàn người phản ứng hoan hô tinh thần phục thiện của tờ báo, chính báo này lại được lệnh phải gỡ cả lời xin lỗi xuống! Chính quyền chuyên chế nuôi dưỡng đầu óc vô trách nhiệm!

Ngay cả việc chỉ trích ông Gary Locke, đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, cũng gây phản ứng ngược. Tờ Bắc Kinh Nhật báo viết một bài phê phán ông Locke (người Mỹ gốc Hoa, tên đọc lối Hán Việt là Lạc Gia Huy) và nêu ý kiến đòi ông Locke phải cho biết tài sản của ông có những gì, nhờ đâu mà có. Nhưng ngay sau đó, trên blog của một nhà báo Trung Quốc, người ta đã nói rằng ông Locke đã phải khai tài sản từ lâu, ít nhất từ khi ra ứng cử thống đốc tiểu bang Washington! Sau một làn sóng chỉ trích và chế nhạo của độc giả, Bắc Kinh Nhật báo phải bóc cả bài chỉ trích đi!

Hiện tượng trên cho thấy thanh niên trí thức Trung Quốc không ngu dốt như đảng Cộng Sản nghĩ. Họ không dễ bị lừa dối và lợi dụng như những con cừu làm nô lệ cho chế độ chuyên chế. Trong cuộc tranh chấp về vùng biển Scarborough với Phi Luật Tân, trong khi có hơn 300 người Phi đến biểu tình phản đối trước sứ quán Trung Quốc ở Manila thì chỉ có mươi thanh niên Trung Hoa hưởng ứng đến biểu tình trước sứ quán Phi Luật Tân tại Bắc Kinh! Vụ Trần Quang Thành đã “mở mắt” cho nhiều người Trung Hoa, cũng như biến cố Đoàn Văn Vươn đã khích lệ nhiều nông dân Việt Nam dám đứng lên bảo vệ ruộng đất của mình.

Đó là những bước đầu tiến tới tự do dân chủ. Đó là hướng đi các dân tộc phải chọn, để chấm dứt chế độ chuyên chế. Có như vậy các thế hệ người Việt Nam cũng như người Trung Hoa mai sau mới tập được thói quen sống trong danh dự và tinh thần trách nhiệm.

Ngô Nhân Dụng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12632)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 13022)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13025)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12739)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15014)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14848)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16914)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13215)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14288)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14281)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13901)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14594)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14765)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25649)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14627)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14179)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15560)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17144)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13573)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13115)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14350)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17383)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14951)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40660)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12198)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.