10:39 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP - YÊN HÀ

20 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14544)


THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP
 sandwich generation 2 Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà. 
blank 

Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc… 


 Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá. 
Một thế-hệ “bánh mì kẹp”.
 

Kẹp giữa hai quê-hương 
blank 
Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau. 
Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà. 

Tôi không nhớ ai đã có nói: 
“Ma patrie, c’est là où je suis heureux” 
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)
blank 
Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ? 
Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi. 
Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ? 

Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời. 
Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà). 
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ? 

Kẹp giữa hai nền Văn-hoá 

Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.) 
blank 
Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình. 
Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài. 
Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi. 
Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi. 

Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng? 
Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn. 
Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI). 
Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã. 
Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt. 
Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”. 
blank 

Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử. 
Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
Kẹp giữa hai nền văn-hoá. Kẹp giữa hai thế-hệ
 

Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt. 
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán. 
Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt. 

blank 
Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài. 
Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm. 
Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ. 
Tôi á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả. 

Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được? 
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no. 
blank 
Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”? 
“Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi. 
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con. 
Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?! 
Kẹp giữa hai thế-hệ. 

Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá 

Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)? 
blank 
Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn? 

Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi. 

Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan? 

Nỗi buồn u-uẩn 

Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?) 
Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn. 
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình. 
Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn. 
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín. 

blank 
sandwich  generation 1
Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận. 
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. 
Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. 
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết. 
 
sandwich generation 3
Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi. 
Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.
Tháng 3-2012

Yên Hà
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Năm 2012(Xem: 14977)
Thế chiến sẽ xảy ra thì ai lổ nặng đây? Cái chiến lược nghe quái dị nhưng có nhiều hy vọng sống còn, tối thiểu thì quân mình còn ...trên mặt đất và đánh với một địch thủ dể ăn hơn. Chớ đừng lo chuyện bị thế giới càm ràm chửi rủa.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 14579)
Viết đến đây, tôi cảm khái ngước mặt lên trời mà than rằng: “Lịch sử ơi, sao ngươi chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!”
02 Tháng Năm 2012(Xem: 15033)
Tình và lý như chuyện những đứa con bất hiếu, bỏ bê cha mẹ, không xã hội nào lấy luật pháp, lý lẽ ra mà trừng phạt, cũng không thể dùng xe bắt chó mà xử lý, nhưng về tình nghĩa, đạo lý, dư luận có quyền lên án hay không? --
29 Tháng Tư 2012(Xem: 28715)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.
26 Tháng Tư 2012(Xem: 15411)
Các Diễn Đàn, nhất là những Diễn Đàn ái hữu, biện minh rằng bàn đến tình hình chính trị, thời cuộc tại Việt Nam, sẽ gây tai họa cho người còn lại trong nước. Lý luận “hù dọa” này được khai thác triệt để.Đây là sự nối giáo tiếp tay cho việt cộng để giúp chúng bưng bít những sự thật cần phơi bày cho người trong nước hiểu rõ về tình hình nước nhà hiện tại.
17 Tháng Tư 2012(Xem: 15022)
Thế Giới Bị Quên Lãng. Nhiếp ảnh không thể làm thay đổi thế giới, nhưng có thể làm chúng ta thay đổi cách suy nghĩ và chạm đến trái tim chúng ta. Đó là lý do vì sao tôi là một nhiếp ảnh gia... để lên tiếng cho những người sống trong im lặng...
13 Tháng Tư 2012(Xem: 15824)
Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.
12 Tháng Tư 2012(Xem: 13935)
Trong những giây phút của tuyệt vọng, tôi tự nhắc mình là trong lịch sử, sự thật và tình yêu luôn luôn chiến thắng. Có rất nhiều bạo chúa và sát nhân tin là họ không bao giờ bị thất bại, nhưng cuối cùng họ vẫn bị tiêu diệt. Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó !!!".
19 Tháng Ba 2012(Xem: 15712)
Mỗi gia đình có mỗi hoàn cảnh riêng, mỗi nếp sống riêng, mỗi một chuỗi kinh nghiệm riêng, đèn nhà ai, nấy rạng, nên chúng tôi cảm thấy áy náy khi giãi bày nếp riêng tư của mình.
04 Tháng Ba 2012(Xem: 32675)
Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !
29 Tháng Hai 2012(Xem: 14868)
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại đông nhất hiện đang ở nước Mỹ, đương nhiên số người sử dụng không ít, nhưng trên net, chỉ thấy quanh quẩn một số người “nổi tiếng,” “quen tên,” “nhẵn mặt,” mỗi ngày thường “tống” lên net những thứ rác rưởi dơ bẩn khiến cho người có lòng liêm sỉ cảm thấy hổ thẹn chung cho danh từ đồng hương, đồng bào cho đến đồng môn, đồng ngũ..
24 Tháng Hai 2012(Xem: 15148)
Những thành phần ngồi trong bóng tối, âm mưu áp đảo cộng đồng, lớn tiếng vỗ ngực tự cho mình là cai thầu chống cộng… xin nghĩ đến tiền đồ dân tộc và tương lai đất nước bằng cách hãy tạm quên cái tôi bé nhỏ, cái xấu xa riêng tư của mình để đứng vào hàng ngũ với những người biết đặt quyền lợi Quốc Gia Dân Tộc lên trên tất cả.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 24138)
Hiểu tường tận thế rồi, trên đường tu chúng ta mới khỏi lầm lẫn. Tôi thấy đa số người tu đều quí thân như vàng ngọc, rất quan trọng lời khen tiếng chê, cho nên phiền não dẫy đầy. Đó là vì không thấu triệt được lý đạo, cứ ngỡ mình tụng kinh gõ mõ thế là tu tốt rồi. Đâu phải ăn chay là giải thoát, đâu phải tụng kinh nhiều là giải thoát mà phải thấu đáo được lời Phật dạy, sống đúng như vậy mới giải thoát sanh tử được.
19 Tháng Hai 2012(Xem: 57296)
"SINH - LÃO - BỆNH - TỬ"là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 15891)
Không khinh dân sao dân bị bợp tai đá đít, bị lôi đi như con chó, bị đạp vào mặt, bị đánh chết vô tội vạ, nói chung là bị tước đoạt hết quyền làm người. Phóng viên RFA đã ghi nhận lời một người trong nước, ông Lê Duy Bắc: “Bây giờ nhà cầm quyền họ thích đâm, thích chém, thích giết ai thì họ giết. Người dân trong tay không tấc sắt thì làm gì được”.
07 Tháng Hai 2012(Xem: 16495)
Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn Nào thơ nào rượu nào địch nào đờn Đồ thích chí chất đầy trong một túi…
06 Tháng Hai 2012(Xem: 15900)
Làm sao người Việt không phẩn uất, không phẩn nộ khi những người thống trị nhân dân VN là CS Hà nội là chế độ đã ký vào Hiến chương LHQ, thừa nhận bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo an mà hành động chống lại nhân quyền.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 14627)
Chừng nào cơ chế chính trị trong nước thay đổi thì họa may. Chừng nào hai chữ hòa hợp không mang tính áp chế của phe chiến thắng thì mới nói tới chuyện cởi bỏ hận thù, hàn gắn dân tộc. Chừng nào những sai lầm chết người trong lịch sử không còn bị ém nhẹm, bóp méo, mà được công khai đem ra mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ thì mọi người mới sẵn lòng ngồi lại với nhau, hàn gắn trên những đổ nát. Chừng nào?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 15806)
Vâng, ông Hoàng Hải Thủy tiếp tục tính chuyện phải quấy với bọn chó má đó. Những cây bút công chính tiếp tục kể tội, vạch mặt những tên bất lương chính trị đó …Nên mặc dù chỉ là một người vợ lính VNCH, tôi ngại ngùng gì không tiếp tục chỉ thẳng vào mặt bọn vô liêm sĩ. Dỏng dạc kêu tên những thằng Việt Cộng nằm vùng. Những thằng tay nhúng máu dân lành hiu hiu tự đắc.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 15707)
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không thể nào tiếp tục cố chấp, cai trị Việt Nam với một thể chế độc tài chuyên chính hà khắc mà phải học bài học của Miến Điện, nhanh chóng hồi tâm chuyển ý, vì tương lai sống còn của đất nước Việt Nam hãy nhanh chóng cải tổ chế độ chính trị và thực hiện dân chủ hóa như lãnh đạo Miến Điện đang làm cho đất nước họ.
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 16316)
Việt Khang là một nhạc sĩ đấu tranh, là một nhạc sĩ yêu nước, anh chỉ đấu tranh bằng lời ca tiếng nhạc để nói lên nỗi đau xót của mình trước cảnh một xã hội bất công, tham nhũng và trước cảnh đất nước đang bị quân Trung Quốc xâm lược…anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình qua tiếng nhạc lời ca.
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 14808)
Đối với thành phố Huế, đầu Tháng Giêng là những ngày giỗ lớn, một đại tang chưa có ngày xả tang. Bây giờ tôi là đứa con lưu lạc xa xứ, mỗi năm ngày Tết về chạnh lòng thương nhớ quê hương, mỗi lần nghĩ đến Mậu Thân, lòng ai không khỏi xót xa, đau đớn.
15 Tháng Giêng 2012(Xem: 13726)
Nhưng thật đáng buồn cho một đất nước khi sự phát triển hỗn loạn đã bóp nghẹt và chà đạp những giá trị tinh thần và luân lý. Nói như ai đó, phần “con” trong “con-người” Việt nam XHCN đã phát triển hơn, nhưng phần “người” thì lại ngày càng nhỏ lại.
12 Tháng Giêng 2012(Xem: 13844)
Nhưng dù mẹ nuôi Mỹ có tốt bụng, và những đứa con Việt Nam sống xa quê hương có “xót ruột” cho đồng bào trong nước mà hô hào, biểu tình đòi hỏi thì cũng vẫn không đủ. Chính người dân Việt trong nước phải tự ý thức mà đấu tranh cho nhu cầu và quyền lợi chính đáng của họ.
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 13845)
Loài người nổi giận, không phải là giận những người dân khóc thương một bạo chúa. Đáng giận dữ, đáng khinh bỉ nhất là những bạo chúa đã chế ra và sử dụng bộ máy tẩy não từ hơn nửa thế kỷ nay!
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 13536)
Xin thưa đây chỉ là chuyện lạm bàn về nhiệm vụ của người cầm bút Việt Nam lưu vong nhân dịp nhà văn, kịch tác gia Václav Havel, cựu Tổng Thống Cộng Hoà Czech cũng là cựu Chủ Tịch Danh dự Văn Bút Tiệp Khắc vừa qua đời. Do đó, nếu có điều gì làm phật lòng ai đó xin được bỏ quá cho.
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 13021)
Mặt khác tuổi già ở hải ngoại đánh nhau tận tình hơn là đánh với kẻ thù, thực lực chia năm xẻ bảy, làm sao dẫn đường và làm gương cho tuổi trẻ. Ở đây, không có Bộ Chính Trị nhưng có nhiều sứ quân. Trong tình trạng này, liệu tương lai trông già hay cậy trẻ?
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14053)
Cuộc biểu tình đợt hai vào ngày 24 Giáng Sinh nhiều và hăng hơn đợt một. Tại Moscow tin của truyển thông phi chánh phủ Nga cho biết có cả 120 ngàn người biểu tình, còn cảnh sát Nga của nhà cầm quyền Putin thí nói có 29 ngàn người.
29 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13275)
Vào lúc mà đáng lẽ chúng ta phải viết cho nhau những lời chúc tụng cho một mùa Giáng Sinh an lành, bình an dưới thế, sau một năm đầy biến động, và cầu mong năm mới sẽ tốt đẹp hơn thì đã có tin về sự qua đời của hai nhân vật.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14544)
Người ta tự hỏi đâu là những giọt nước mắt thật và đâu là giả? Tâm lý quần chúng thật phức tạp. Phải chăng đa số kinh sợ, làm theo đám đông, khóc theo để tránh tai họa.
24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18180)
Vì đâu mà một dân tộc ưu việt như thế lại phải lâm vào thảm cảnh như hiện nay? Vì đâu mà họ phải khóc lóc thảm thương như vậy? Viết đến đây tôi chợt nhớ hình ảnh một bé gái trạc mưởi một mười hai tuổi, đẹp như thiên thần đã tham dự vào trận khóc lóc bi thương ấy. Mặt em đầm đìa nước mắt
22 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12454)
Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12829)
Nhiều chuyện xẩy ra ở Việt Nam, đọc xong muốn điên lên, nhưng khổ nỗi, chê người được nhưng không thấy mình. Năm 1975, nhiều người may mắn sang đây, hay vượt biển, chân cẳng “bùn lấm bê bê,” đáng lẽ cái xấu phải bỏ lại, chúng ta lại “nhập cư” chúng theo mình luôn vào đất Mỹ, mãi mãi không sửa đổi được vì mãi lom khom đi “cầm đuốc mà rê chân người”.
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13224)
Nhớ mới một buổi sáng ngày nào, buổi chào cờ cuối cùng tại đơn vị và không ai ngờ đó là buổi chia ly, tan đàn sẻ nghé. Anh em đồng ngũ mỗi người đi về một hướng, người vượt thoát ra đi bỏ lại quê hương
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12848)
Người Việt Nam ngày nay không còn mấy ai hãnh diện về đất nước và dân tộc của mình, ngoài những yếu tố nêu trên, có thể vì trong chính con người Việt Nam của chúng ta, theo quan điểm của người viết, đã thiếu sót một phẩm cách vô cùng cần thiết – đó là tinh thần hào hiệp mã thượng.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14737)
Mỹ sẽ tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á. Obama công bố hợp đồng vĩnh viễn để đóng 2.500 lính thủy đánh bộ tại Úc, và tăng cường máy bay chiến đấu như B-52 và tàu sân bay sẽ đến Úc kết hợp với 28.000 quân đã đóng quân tại Hàn Quốc, và 50.000 tại Nhật Bản.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12448)
Tại các nước Cộng Hoà thuộc Xô Viết cũ, thời gian qua đã có những cuộc cách mạng làm sụp đổ chính phủ như Georgia (2003), Ukraine (2004)… và những cuộc xuống đường long trời, lỡ đất ở Ai Cập, Lybia, Syria, Việt Nam… khiến chính quyền Nga thận trọng trong vấn đề đối xử với người biểu tình. Phải chăng đã đến lúc… bọn độc tài phải ra đi để trả lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân để mọi người được sống - như một con người!
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14004)
Ba mươi sáu năm nay, chúng ta đã thấy có vị tướng “công thành” nào nhớ đến “vạn cốt khô,” làm lấy một hành động có ý nghĩa cho những người “bạn đường” năm cũ đang giữa cơn đói khát nhục nhằn chưa? Kể cả một buổi lễ tưởng niệm, cầu siêu cho những người lính thuộc quyền ở lại chiến đấu anh dũng và chết oan khuất cho cấp chỉ huy lên máy bay lành lặn ra đi, cũng không thấy bóng dáng người tư lệnh năm xưa.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 17887)
Khi người dân không còn thiết tha ai sẽ là người đại diện cho mình, không dám lên án sự bất công và bênh vực cho lẽ phải, dù chỉ là lời nói, thì vận mệnh của đất nước vẫn tiếp tục lọt vào tay những người không xứng đáng. Martin Luther King đã nói: “Chúng ta khốn khổ không phải chỉ vì sự gian manh của kẻ ác mà còn vì sự im lặng của người lương thiện.”
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14877)
CHÚNG TA CẢM THẤY NHẸ NHÀNG, THANH THẢN TRƯỚC NHỮNG MẤT MÁT, ĐAU THƯƠNG, VÌ DÒNG NƯỚC THANH LƯƠNG CÓ THỂ CUỐN TRÔI ĐI BAO HỆ LỤY VÀ CÓ THỂ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN BẾN BỜ TƯƠI SÁNG
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12897)
Tuần qua, theo tin báo chí thì các quan chức CSVN đang đua nhau sắm quan tài hạng sang làm bằng gỗ quý. Đây là loại quan tài đặc biệt lần đầu tiên xuất hiện tại VN, chỉ được đóng khi có đơn đặt hàng theo mẫu mã tân kỳ kiểu Châu Âu
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12817)
Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần sau không phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13339)
không khỏi làm cho chúng ta đau lòng khi thấy được sự khác biệt quá lớn giữa hai đất nước. Sự khác biệt về kinh tế, sự giàu có tiện nghi không phải là điều quan trọng, chủ yếu là sự khác biệt về cách suy nghĩ (mentality) giữa hai dân tộc
06 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13696)
Người đông việc ít, việc mới tạo ít hơn việc mất đi khiến trung bình có ba trăm người xin cho một việc làm. Có người phải đi học nghề khác, hay làm việc ngoài chuyên môn được đào tạo, làm việc với đồng lương tối thiều vẫn không kiếm ra việc làm như Cô Sheila Magsby nói ở trên .
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14100)
...Hải ngoại này đúng là một con bò sữa dễ vắt mà cũng dễ yếu lòng, chảy nước mắt, không những vì thương nỗi cơ khổ của đồng bào mà còn những chuyện linh thiêng khó nói như “hùn phước” hay “kiếm phước...”
26 Tháng Mười 2011(Xem: 13262)
Đến một lúc, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta đến bến bờ tươi sáng của ngày mai.
17 Tháng Mười 2011(Xem: 13434)
Tôi may mắn thường có dịp đón tiếp thân nhân cùng bạn bè về thăm nhà, nhận thấy song song với nỗi vui mừng khi tái ngộ, còn có vài điều tưởng giữa chúng ta, TA và TÂY tự điều chỉnh, để ngày sum họp niềm vui thêm trọn vẹn.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 14317)
Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12566)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 12972)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”