12:28 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

LÒNG GANH TỴ - TẠP GHI của HUY PHƯƠNG

03 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 14931)

con_qua_1-content-thumbnailcon_qua_1-contentconqua2-contentBolsa vừa có chuyện một cảnh sát dọa bắn người, chuyện này có lỗi hay không, hiện chính quyền chưa giải quyết xong, nhưng người bị dọa bắn lại là một người đã dùng chìa khóa xe của mình để vạch một đường dài trên chiếc xe Mercedes của một người vô can đậu trong parking.

Chỉ trích cảnh sát trong trường hợp này là điều cần thiết, nhưng không nghe ai lên án con người đã vô cớ phá hoại tài sản của kẻ khác.

Không phải chúng ta mới nghe chuyện này lần đầu, ở Mỹ nhiều loại xe mới hay đắt tiền như Lexus, BMW, Jaguar đã chịu số phận “rạch mặt” như thế. Chủ nhân những chiếc xe này rất đau khổ không phải chỉ vì tốn tiền sơn xe mà vì một mặt, chiếc xe của mình có tỳ vết không còn trinh nguyên nữa, mặt khác trong lòng luôn luôn bị ám ảnh khổ sở bởi chuyện này. Còn thủ phạm hành động chắc chắn không phải vì sự tinh nghịch như tuổi thiếu niên phá làng, phá xóm, mà vì lòng ganh tỵ.

Thủ phạm không phải là những người đi cùng một loại xe đắt tiền tương đương, mà chắc chắn họ là chủ nhân những loại xe yếu kém hơn, và những chiếc xe lộng lẫy đắt tiền này như đâm vào mắt họ, làm cho họ “ngứa mắt”. Người ganh tỵ luôn luôn “nóng mặt” với những ai xinh đẹp hơn mình, giỏi giang hơn mình, giàu có hơn mình và cảm thấy luôn luôn bực dọc, khổ sở về những điều mình thua sút người khác. Thay vì vươn lên cho bằng người khác thì họ lại muốn kéo người khác xuống, bằng cách gièm pha, nói xấu, bôi nhọ bằng ý đồ đen tối và với tâm hồn đầy cay nghiệt của mình.

Tâm lý con người Việt Nam, vì chưa nghiên cứu tôi không dám nói chung cả loài người trên trái đất, thấy người thua mình thì để tâm khinh rẻ, thấy người hơn mình thì đem lòng ganh ghét. Cách đây hai mươi năm khi đợt sóng những người H.O. đến Mỹ dâng cao cũng làm xáo trộn phần nào sinh hoạt của những người đến trước, và không khỏi có những sự khinh miệt hay ganh tỵ, mới nhìn có vẻ mâu thuẫn nhưng sự thật thái độ này tùy theo đối tượng để người ta tỏ thái độ. Nếu có anh chàng cựu tù nhân nào mới sang xanh xao, ốm yếu, dồn cả gia đình vào trong một căn chung cư một phòng, đi cái xe cũ rẻ tiền, thì bị người đời phán một câu: “Đúng là H.O.” Nhưng nếu có ai mới sang mà ăn mặc coi bộ tươm tất, hay có tiền để sắm cái xe mới, liền bị kê ngay một câu: “H.O. mà cũng học làm sang!” Nghề nails đôi lúc cũng bị ganh ghét, không ganh ghét sao được khi người ta học ròng rã sáu năm, ra trường tiền thu vào không bằng nghề nails học sáu tháng. Cũng có hạng người mà thành ngữ Việt Nam đã mô tả là “trâu cột ghét trâu ăn”, thấy bạn bè ăn nên làm ra thì đem lòng ganh tỵ, thù oán, nói xấu sau lưng. Trên thế giới này, không có ai giàu có nhờ nhặt của rơi ngoài đường, nhưng gầy dựng được cơ nghiệp, sự giàu có đều do cần kiệm hay vất vả cộng thêm với sự khôn ngoan, thông minh tạo thành mà không phải ai cũng bắt chước được.

Ông Bá Dương trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” có kể chuyện một người ở gần một ngôi nhà hàng xóm lớn đẹp hơn, được mời cũng không thèm sang chơi, thậm chí cũng không muốn làm thân, chào hỏi. Sau đó khi ngôi nhà của ông xây lại, lớn hơn ngôi nhà kia, thì ông lại tỏ thái độ thân thiện vồn vã. Trước kia là vì lòng ganh tỵ, về sau là vì lòng tự mãn, trịch thượng. Trong những trường hợp càng giống nhau, lòng ganh tỵ lại càng cao, như trong danh từ Hán Việt “trí thức khinh nhau” (Văn nhân tương khinh), “cùng nghề ghen nhau” (Đồng hành tương kỵ), “Cùng tính thì khích bác nhau” (Đồng tính tương xích). Như vậy hai ông nhà thơ thế nào cũng chê nhau, hai cô ca sĩ có khi nào ưa nhau, đến như ông hay “ba hoa” thì lại ghét ông thích “chích chòe”. Ông Bá Dương cũng đưa ra một ví dụ: “Tôi đến thăm anh, thấy anh nhà cao cửa rộng, học vấn uyên bác. Trên đường về, đáng lẽ tôi nghĩ phải cố gắng, phấn đấu, làm việc, học hành để có thể được như anh. Đằng này lúc ra khỏi nhà anh, tôi lại bảo: Ở nhà đẹp thế! Không biết ăn cắp hay ăn cướp ở đâu ra lắm tiền! Cầu trời ngày mai có đám cháy thiêu trụi cái nhà nó đi cho rồi!”

Con gà “tức nhau tiếng gáy” thì cố gắng gáy cho lớn hơn, nhưng con người tức nhau tiếng gáy thì tìm đủ mọi cách để triệt hạ người hơn mình. Sự ganh ghét rất phổ biến, đến nỗi Tạo Hóa cũng đem lòng ganh ghét với mỹ nhân “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen (Kiều). Khi sự ganh ghét đến với chúng ta như đám mây làm mờ trí tuệ và con tim thì trở thành chai đá (Bourdalou).

Nhà thơ Trần Tế Xương được chúng ta hâm mộ đến thế, nhưng tôi nhận thấy ông không giấu nổi lòng ganh tỵ với những người giàu sang hơn mình phải chăng vì ông quá nghèo túng (một tuồng rách rưới con như bố):

“Công đức tu hành, Sư có lọng

Xu hào rủng rỉnh, Mán ngồi xe”.

Và tệ hơn nữa: “Đen thủi đen thui cũng lượt là”.

Trong cái chua chát đắng cay, đôi khi chúng ta thấy ông đi quá xa. Không lẽ phương tiện di chuyển hay y phục sang trọng chỉ dành cho đồng bào Kinh hay với những con người lịch sự, đẹp đẽ? Đồng bào Thượng du khó nhọc làm ăn lúc có tiền cũng có thể hưởng chút tiện nghi như người miền xuôi, không lẽ cứ phải đóng khố đi bộ suốt đời hay sao. Cũng không có lẽ “đen thủi đen thui” thì không được ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ như người khác. Ông Trần Thế Xương mà sống đến thời này thì bà Michelle Obama thế nào cũng hỏi tội ông vì cái tội ví von, ám chỉ đầy kỳ thị này.

Ông “Cách Mạng” 75 khi chiếm miền Nam xong cũng đầy lòng ganh tỵ. Sao dân miền Nam bị áp bức, Saigon bị nô lệ mà nhà cao cửa rộng, sống sung sướng như thế. Trước hết ông tư bản phải cống hiến hết tài sản, dắt díu nhau mà đi “kinh tế mới”, đến người dân dành dụm chút tư hữu, thì Cộng Sản đánh sụm bằng lối đổi tiền “ăn cướp”: 500 đồng bạc Nam lấy 1 đồng bạc Bắc.

Hạnh phúc cho ai tìm thấy được một người giỏi giang hơn mình để học hỏi và gọi họ bằng thầy, chứ không phải đem lòng ganh tỵ vì người ta tài giỏi hơn mình. Kẻ có thực tâm mừng cho sự thành công hay sự giàu có của bạn mình mới là người có đạo đức. Biết vậy, nhưng là một con người tầm thường, đôi khi tôi cũng đem lòng ganh tỵ với những người chung quanh khi thấy người ta giàu có hơn mình, thành công hơn mình, danh tiếng hơn mình, may mắn hơn mình, vì không ai bằng lòng với số phận của mình cả. Nhưng nghĩ lại, biết đâu người láng giềng cạnh tôi cũng đang để tâm ganh tỵ với tôi về những điều mà hiện nay họ không được may mắn như tôi. Vấn đề là chúng ta có kềm chế được hậu quả của lòng ganh tỵ hay không và để lòng ganh tỵ ấy kéo chúng ta đi đến đâu.

Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 2011(Xem: 14376)
Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12615)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 13012)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13010)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12720)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15002)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14828)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16897)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13191)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14273)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14268)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13876)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14581)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14744)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25617)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14611)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14158)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15530)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17121)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13565)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13096)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14332)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17368)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40642)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12189)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.