7:16 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

CHIẾC ÁO MẶC NGOÀI - LÃO MÓC

07 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8855)

CHIẾC ÁO MẶC NGOÀI
 
 
  Năm 1257. Quân Mộng Cổ lúc bấy giờ đã chiếm xong nước Kim (miền Bắc Trung Hoa) và bắt đầu chuẩn bị thôn tính Hoa Nam của triều đình Nam Tống, kinh đô đang đặt ở Hàng Châu. Nguyên Hiến Tông, tức Mông Kha giao cho em là Hốt Tất Liệt nhiệm vụ đánh Nam Tống. Hốt Tất Liệt sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đánh chiếm nước Đại Lý, tức vùng Vân Nam, rồi tiến sang nước ta. Tiếng là mượn đường đánh Tống và kêu gọi vua Trần Thái Tông về thần phục Mông Cổ, kỳ thực là muốn chiếm lấy Đại Việt. Quân Mông Cổ chia làm hai đạo, từ Vân Nam tiến xuống theo ngã Lâm Thao, Hưng Hóa. Hai cánh quân hội nhau trên quãng Hưng Hóa, Sơn Tây. Trần Quốc Tuấn khi ấy còn là một tướng trẻ, không chống nổi, phải lui về Sơn Tây. Vua Trần ngự giá thân chinh cũng không ngăn được, phải lui về sông Cầu, rồi phải lui tiếp về Đông bộ Đầu. Quân giặc ồ ạt tiến về Thăng Long. Vua Thái Tông phải bỏ kinh đô rút về sông Thiên Mạc (Đông Anh, Hưng Yên). Thế giặc rất mạnh, tình hình cấp bách. Vua ngự thuyền đi hỏi ý kiến Thái Úy, Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hiệu. Trần Nhật Hiệu không trả lời, dùng sào vạch xuống nước hai chữ “Nhập Tống!”. Vua lại hỏi ý kiến Thái Sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ trả lời: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”.
 
 Trần Thái Tông quyết lòng đánh, trong năm đó đuổi được giặc Nguyên ra khỏi cõi bờ. Trên đường rút quân, mất tinh thần và quá mỏi mệt, không còn sức cướp phá, đoàn bại binh đó được dân chúng chế diễu gọi là “giặc Phật”
*
 
  Nếu tôn thất nhà Trần ai cũng như Trần Nhật Hiệu thì vua Thái Tông có lẽ đã ngã lòng mà hàng giặc. Nhưng may thay, số người mang cái tinh thần cầu an chủ bại đó không nhiều. Quân dân, vua tôi nhà Trần đã chấp nhận hy sinh, gian khổ để giữ nền độc lập.
 
  Từ sau 30-4-1975 đến giờ; chính quyền Cộng Sản Hà Nội đã phải liên tiếp đối phó với không biết bao nhiêu là sự chống đối âm thầm có, công khai có của cả quốc nội lẫn quốc ngoại. Những chống đối này đã là một trong những minh chứng cho thấy chế độ Cộng Sản là một chế độ không hề được lòng dân. Đầu thế kỷ 21, trong bối cảnh chính trị thế giới đã đổi thay dữ dội, hệ thống Cộng sản Quốc tế đã gần như bị xóa sổ; Cộng sản Hà Nội vẫn ngang ngược tuyên bố sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với cả nước Việt Nam. Đó là một điều không thể chấp nhận được.
 
 Trong nhiều năm gần đây, có một số người trong đó gồm một số vị khoa bảng, trí thức, lãnh đạo ngày cũ đã lên tiếng kêu gọi hãy bắt tay với chính quyền Cộng sản. Họ cho rằng chính quyền Hà Nội đã có một số đổi mới trong lãnh vực kinh tế, rằng Hoa Kỳ đã bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao với chính quyền Hà Nội; nên giải pháp tốt nhất hiện thời là hãy chấp nhận chính quyền đó và đẩy mạnh giao thương, hợp tác. Họ lý luận rằng chế độ nào cũng vậy, chỉ là những chiếc áo mặc ngoài, dân tộc, đất nước mới là cái vĩnh viễn, trường cửu. Họ cho rằng đẩy mạnh hợp tác, giao thương với chính quyền Hà Nội sẽ giúp nâng cao đời sống người dân trong nước. Chế độ xã hội, chính quyền nào rồi cũng theo thời gian mà qua đi. Điều quan trọng là hãy làm sao cho người dân có cơm no, áo ấm. Lập luận này không phải là không có một đôi phần hữu lý nếu chúng ta chỉ xét tới nó một cách hời hợt và phiến diện.
 
 Nước Việt Nam ta từ thời lập quốc đến nay đã trải qua nhiều chế độ xã hội, nhiều triều đại. Hơn 4.000 năm lịch sử, nước ta vẫn luôn luôn tồn tại và phát triển là nhờ ở chỗ dân tộc ta là một khối vững chắc và có tinh thần quật cường tự chủ, thiết tha độc lập và yêu mến cuộc sống tự do. Chế độ công xã thị tộc kéo dài và phát triển liên tục trong khoảng vài ngàn năm và có lẽ được xem là cáo chung khi nước ta rơi vào thời kỳ Bắc thuộc. Sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, đến thời kỳ xây dựng nền tự chủ với chế độ quân chủ phong kiến! Các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã kế tiếp nhau trong gần một ngàn năm độc lập.
 
 Chế độ quân chủ phong kiến rồi cũng theo thời gian mà bị đào thải.
Năm 1874, lợi dụng sự cấm đạo gay gắt của triều đình nhà Nguyễn, Pháp đem pháo thuyền vào cửa Hàn. Tiếng là yêu cầu bãi bỏ việc cấm đạo và yêu cầu Việt Nam mở cửa giao thương, thực chất là để thăm dò, nhòm ngó chuẩn bị cho ý đồ xâm lược. Vua Thiệu Trị ra lệnh phòng bị cẩm mật. Thấy vậy, tướng Rigault de Genouilly và Hải quân Đại tá Lapierre ra lệnh nổ súng bắn phá rồi rút đi; mở đầu cho sự can thiệp và cuối cùng là sự xâm lược của Pháp.
 
 Ngày 20-6-1867, Pháp chiếm Vĩnh Long, rồi sau đó là An Giang và Hà Tiên, chính thức áp đặt sự đô hộ trên toàn cõi Nam Kỳ. Quan lại, sĩ phu và dân chúng khắp nơi nổi dậy chống Pháp. Dùng võ lực để kháng chiến có Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương… Bất hợp tác, dùng thơ văn để chống lại thì có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị. Ngược lại với các phong trào trên, có một khuynh hướng cầu an chủ bại, chấp nhận đầu hàng giặc Pháp để đổi lấy miếng đỉnh chung. Một trong những người tiêu biểu cho phái này là Tôn Thọ Tường. Ông Tôn Thọ Tường không dùng sào mà vạch chữ “Nhập Tống” xuống mặt sông Thiên Mạc như Thái Úy Trần Nhật Hiệu 600 năm về trước. Ông Tôn ra làm quan với tân triều Bảo Hộ và làm rất nhiều bài thơ nói về sức mạnh của Đại Pháp, khuyên mọi người theo gương ông mà hàng giặc. Những bài này được Cử nhân Phan Văn Trị họa lại; và cũng để nói lên cái ý chí của mình, của sĩ dân Nam Kỳ lục tỉnh: Cương quyết không cúi đầu, dù kẻ địch có mạnh đến đâu đi nữa.
 
 Đặt nền thống trị được 80 năm. Chế độ thực dân Pháp rồi cũng cáo chung. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954); rồi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975) cũng qua đi. Chế độ tự do miền Nam và mấy chính quyền kế tiếp nhau sụp đổ. Cộng Sản thống trị cả nước. Có người bảo: Chế độ Cộng sản cũng chỉ là một chiếc áo mặc ngoài, dân tộc Việt Nam mới là trường cửu.
*
 
 Dân tộc Việt Nam đã phải mặc chiếc áo Cộng sản một cách miễn cưỡng đã 38 năm. Riêng dân tộc ta ở miền Bắc đã phải chịu đựng lâu hơn nữa. Cái áo này càng ngày càng hôi thối, đầy dẫy chấy rận. Chính cái áo hôi thối và cái đám chấy rận ôn dịch này đã gây ra không biết bao nhiêu là bệnh tật cho người phải mặc nó là dân tộc Việt Nam. Bị cưỡng bức khoác lên người cái áo Cộng Sản, người dân Việt bị mất hết tự do, dân chủ và cả những quyền làm người sơ đẳng nhất. Quyền lực (và dĩ nhiên là quyền lợi kèm theo) lọt vào tay một thiểu số trong Đảng và chính quyền. Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn. Một bên là thiểu số giàu có nhờ vào kinh doanh bằng quyền lực và đặc quyền, đặc lợi; một bên là đa số quần chúng đói nghèo và thiếu tự do. Nếp sống xã hội băng hoại hơn lúc nào hết! Chuyện này ai cũng nghe, cũng biết.
 
 Những người chủ trương giao thương và hợp tác, hoà giải và hòa hợp với Cộng sản cho rằng giao thương và hợp tác, hòa giải và hòa hợp có thể giúp đỡ phần nào cho dân chúng Việt Nam. Tức là cho cái con bệnh đang bị bắt buộc phải mặc chiếc áo Cộng sản đầy dẫy vi trùng và mầm bệnh. Họ nói rằng cứu lấy con bệnh, giúp cho con bệnh ngày một mạnh khoẻ hơn là nhân đạo, là việc phải làm. Có lẽ họ quên cái điều căn bản nhất là vì đâu mà cái cơ thể kia bị bệnh. Chính là tại cái áo dơ và cái đám chấy rận đang ẩn núp trong đó. Có lẽ họ quên rằng dân tộc Việt Nam bấy lâu nay đau khổ là chính vì cái chủ nghĩa Cộng Sản và con đẻ của nó là chính quyền Hà Nội. Hoặc có thể, mấy ông bác sĩ trị bệnh thời cuộc này cũng đã tìm ra căn nguyên chứng bệnh, nhưng vì miếng đỉnh chung, vì mối lợi của việc hợp tác, giao thương với chính quyền Cộng Sản lớn hơn lương tâm của họ, lớn hơn lòng yêu nước thương nòi của họ nên họ làm ngơ nhắm mắt. Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi; cái câu “chế độ nào cũng như chiếc áo mặc ngoài…” chỉ là tấm bình phong che giấu những việc làm phản bội. 
 
 Ông Tôn Thọ Tường thế kỷ trước đã dùng thơ văn để bào chữa cho sự hợp tác với tân triều Bảo hộ Phú lãng sa. Nhưng ông có viết gì thì viết, bào chữa gì thì bào chữa; người đương thời và hậu thế vẫn thấy rõ tâm địa của ông: tham miếng đỉnh chung, cúi đầu hàng giặc!
 
 Chế độ Cộng sản rồi cũng sẽ bị đào thải. Đó là lẽ tất nhiên. Nhưng chúng ta cũng không thể ngồi mà mượn tay thời gian để làm dùm chúng ta chuyện đó. Lại càng không thể mượn chiêu bài chiếc áo mặc ngoài mà hợp tác, giao thương, hoà giải hòa hợp, tiếp tay Cộng Sản. Làm như vậy chỉ nuôi béo bọn chấy rận nấp trong chiếc áo Cộng sản mà thôi. Cái cơ thể Việt Nam sẽ không bao giờ lành bệnh và mạnh khoẻ được một khi cái áo hôi thối đó còn và lũ chấy rận núp trong đó đang ngày đêm hút máu đồng bào.
*
 Đức Khổng Tử là người nước Lỗ, một hôm đi ngang qua cửa thành phía Tây của nước Trần. Quan dân nước này đang xúm xít tu bổ cửa thành bị quân Sở phá hỏng lúc trước; dưới sự giám sát của người Sở đang là kẻ chiếm đóng. Xe đi ngang qua đấy mà Khổng Tử không cúi đầu chào. Tử Cống đang đánh xe cho thầy lấy làm lạ, dừng cương lại hỏi:
 “Thưa thầy, cứ theo lễ, đi qua chỗ 3 người thì phải xuống xe, đi qua chỗ 2 người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Thầy xưa nay vốn là người giữ lễ, nay quan dân nước Trần đang sửa thành đông đúc như vậy, thầy đi ngang qua mà không tỏ lòng kính trọng là nghĩa làm sao?”
 
 Đức Khổng Tử đáp:
 “Để Sở đánh hư thành mất nước là bất trí, làm tôi mà không biết lo liệu là bất trung, không dám liều chết với nước là bất dũng. Quan dân nước Trần tuy đông mà trí, trung, dũng đều không được lấy một điều, bảo ta kính trọng làm sao được”. (Theo Hàn Phi Tử).
 
 Chúng ta mất nước, phải làm thân tỵ nạn xứ người, cũng đã tự thẹn với lòng, thẹn với người.
 
 Đức Khổng Tử mắng người nước Trần như vậy xét ra cũng quá nặng nề, gay gắt. Tập thể người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản chúng ta mà có những kẻ quay giáo trở mặt đi hô hào kêu gọi hợp tác giao thương, hòa giải hòa hợp với Cộng Sản, tự nguyện làm cái loa tuyên truyền cho Cộng sản như vậy cũng là cái cớ để người ngoài khinh thường. Trị bệnh phải trị tận gốc. Hoà giải hòa hợp, hợp tác giao thương, làm cái loa tuyên truyền chỉ tổ vỗ béo bọn chấy rận Cộng sản mà thôi. Dân chúng sẽ chẳng được hưởng bao nhiêu trong mấy cái đó đâu. Chi bằng góp tay lột phắt cái áo đó đi, may một cái áo mới mà mặc. Áo nào cũng là áo, tại sao lại phải chịu mặc cái áo dơ, chứa đầy chấy rận, mấy mươi năm chưa giặt?
 
 LÃO MÓC
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười 2014(Xem: 13822)
Cuộc sống là hai mặt Giới tuyến một đường tơ .
01 Tháng Mười 2014(Xem: 8405)
xin hãy giúp chúng tôi! Xin hãy đem thông tin về chúng tôi đến khắp nơi trên thế giới,
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7778)
Chắc chắn, rồi đây sẽ có một ĐẠI THIÊN AN MÔN Ở BA ĐÌNH, con giao long tuổi trẻ Việt Nam với “ Tinh thần Dân tộc Quật cường”,
26 Tháng Chín 2014(Xem: 8428)
Hãy biết nâng niu và trân trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương
02 Tháng Chín 2014(Xem: 7998)
Như thế cũng đủ trở thành người tốt, xứng đáng với niềm tin yêu và sự hy sinh của biết bao anh hùng đã chết cho chúng ta được sống.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 7859)
Chỉ còn ngửa cổ nhìn trời mà hát bài Đêm Nguyện Cầu của Lê Minh Bằng: “Thượng Đế hỡi, có thấu cho Việt Nam này…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 8883)
Thế mới biết: chế độ XHCN như đứa con của gã hành khất đi xa về kiêu ngạo, miệng bô bô ba xạo/láo khoét, hoang đàng - rồi phung phá/dối trá..
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 8063)
Thời VÀNG SON của các chú, một đời làm con vật trong gánh xiệc của bọn GIẶC PHƯƠNG BẮC như hôm nay…. Sẽ biến mất trong một ngày không xa.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 8216)
Bạn có từng nghĩ rằng một ngày nào đó...
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 8776)
thế là bạn đã sống tốt rồi .Chỉ cần sống vui vẻ hạnh phúc là được.
30 Tháng Sáu 2014(Xem: 8325)
liệu lòng chúng ta có dửng dưng như khách qua đường hay người khách trọ vô tình hay không?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 8134)
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 8523)
Thời cơ đã đến cho xứ Việt xin đừng bỏ qua dịp may mấy ngàn năm một thuở.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 9003)
Sài Gòn - nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 8815)
ngày nay người ta đem cả đoàn lân vào trong chánh điện nhà chùa, nhưng rồi cuối cùng trong bữa cơm cũng phải có một chén nước mắm thay vì... xì dầu.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 8505)
Lời kêu gọi hùng hồn đúng lúc, cảnh báo ngày tàn của chế độc cộng sản Việt Nam
18 Tháng Năm 2014(Xem: 7894)
Trung Cộng có thể đã chủ mưu sai khiến đám đàn em trong Cộng sản Việt Nam gây bạo động, Để trả lời những câu hỏi này, cần kiểm điểm coi các sự kiện đã diễn ra như thế nào
30 Tháng Tư 2014(Xem: 8760)
Thì đấy, sau 39 năm và cho tới ngày nào đảng Việt Cộng vẫn còn độc trị quê hương thì ở Việt Nam vẫn chỉ có toàn những nước mắt và máu đỏ...
28 Tháng Tư 2014(Xem: 8547)
Còn chúng ta, những người Việt cả Nam lẫn Bắc nạn nhân của chế độ tàn bạo, bất lương của Bắc Việt từ hơn nửa thế kỷ nay, trông mong hay hy vọng nỗi gì?
11 Tháng Tư 2014(Xem: 8279)
Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con.
07 Tháng Tư 2014(Xem: 8456)
Người ta khen cũng vô tư, người ta chê cũng vô tư. Hay cũng vô tư, mà dở cũng vô tư; quấy cũng vô tư. Nhăn răng vô tư một tiếng mọi việc hết nghiêm trang
31 Tháng Ba 2014(Xem: 8044)
Quên hay chưa quên thì mỗi người trong chúng ta, mỗi năm đến Tháng Tư, cũng phải nhớ rằng: “Tôi là ai và vì sao tôi đến đây?”
30 Tháng Ba 2014(Xem: 8919)
Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ
28 Tháng Ba 2014(Xem: 12726)
Bạn sẽ không thể đón nhận tình yêu cuộc sống khi trong lòng bạn ngập tràn trong thù hận hay đớn đau. Và một nụ cười sẽ xoá đi tất cả…
12 Tháng Ba 2014(Xem: 7926)
Quyền tha thứ hay không là ở những nạn nhân mà chúng đã giết chết bằng mọi cách, trên mọi miền đất nước, suốt từ ngày có đảng cộng sản VN đến nay.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 10780)
Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?
25 Tháng Hai 2014(Xem: 8793)
Đừng để những tư duy “hương nguyện” làm trì hoãn tiến bộ của cộng đồng bên này và cho cả đất nước bên kia.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 24220)
Bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam không thể vịn vào bất cứ lý do gì để trừng phạt hay cản trở người dân yêu nước khi xử dụng quyền tối thượng này.
21 Tháng Hai 2014(Xem: 8446)
vẫn không có gì thay đổi, vẫn như còn nghe tiếng lá bàng rụng trong sân chùa của những ngày tháng cũ.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 7898)
Và chúng ta thường chê trong nước vô cảm, nhưng chúng ta mới là người vô cảm, xem chuyện đất nước này là của người khác, không dám bày tỏ, dù một thái độ nhỏ nhoi.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 9017)
Cầu mong cho những tấm lòng cao cả ấy sẽ được tiếp nối, sẽ lan rộng ra để duy trì sự tốt đẹp và làm sáng thêm hai chữ “đạo nghĩa” trong đời sống này
10 Tháng Giêng 2014(Xem: 8273)
Dẫu ta không thể đem cho người tài sản của cải, nhưng ta vẫn có thể trao cho người một phần của trái tim mình
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 8672)
Nếu cuộc đời chứa vị đắng thì chẳng ai tha thiết sống nữa. Chết - cái chết sẽ là vị ngọt ngào của một cuộc đời chứa đựng nhiều đắng cay.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8235)
Cả cuộc đời Việt Dzũng là một cuộc hành trình hy vọng. Việt Dzũng hy vọng điều gì? Như tất cả chúng ta, anh mong xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bình, bác ái.
30 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8900)
“Chết không nghĩa là đã tắt hơi thở Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.”
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7224)
12 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8635)
Đây là một vụ ăn cướp đúng hơn là một vụ hôi của. Ăn cướp công khai, ăn cướp tập thể, ăn cướp mà không biết mình đang là kẻ cướp
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8376)
Một Vĩ nhân của thế kỷ 21. Những câu nói là những trải nghiệm của chua cay, nhục nhằn và khổ đau
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8713)
Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ NGU MUỘ
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8444)
một ly cocktail thật tuyệt ngay từ lần đầu tiên. Và chắc chắn là bạn sẽ luôn có đủ nghị lực, niềm tin và lạc quan để pha ly cocktail cho mình chứ?
13 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9636)
Cái đầu quả là quan trọng, con tim cũng có lý lẽ của nó, nhưng cũng đừng xem thường cái dạ dày, nó có thể biến một anh hùng thành một kẻ ti tiện
11 Tháng Mười Một 2013(Xem: 8707)
Bọn vô học, thiếu văn hóa, là sản phẩm của cái xã hội đốn mạt của Cộng sản thì làm sao Tràng An, Thăng Long còn thanh lịch được nữa!
12 Tháng Mười 2013(Xem: 8827)
Socrates cũng nói cuộc sống là cần thiết nhưng cần thiết hơn nữa là phải sống như thế nào… và cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta cố gắng sống tốt hơn với mọi người.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 15857)
Vì ác nghiệp ấy cho nên dù có tu hành thanh tịnh, y vẫn thọ quả báo thiếu thốn, xui xẻo trong nhiều đời kiếp, cho đến khi chứng quả.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 8182)
Chúng ta làm gì để xóa bỏ được thái độ vừa vô ơn, độc ác, vừa tiếp tay cho bọn sát thủ ở trong nước như trong những trường hợp đã nêu trên?
02 Tháng Mười 2013(Xem: 9077)
bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến
17 Tháng Chín 2013(Xem: 9366)
Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh
11 Tháng Chín 2013(Xem: 9196)
Ngày nào người tị nạn kêu khổ, rầm rộ đổ vào nước Úc, nhận lãnh bao nhiêu thứ trợ cấp, ưu đãi, nhưng bây giờ vào ngày giáp Tết Âm Lịch Việt Nam, khu phố Caramatta ở Sydney, các cửa hiệu, hàng quán vắng vẻ vì thiên hạ bận về quê ăn Tết.
02 Tháng Chín 2013(Xem: 8563)
Nhưng cũng có người thay vì lo tu tâm sửa tánh của mình thì lại đi tu sửa người khác, thích để ý bắt lỗi, dòm ngó kẻ khác, chẳng khác gì anh chủ tàu chết chìm trên.
23 Tháng Tám 2013(Xem: 8213)
Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng