7:21 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Những Người Ở Sơn Tây- Giao Chỉ San Jose

29 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 16828)

 

 image 

 Hai mươi dặm về phía tây bắc Hà Nội là đất Sơn Tây, nơi có con sông Đáy, có núi Ba Vì. Cũng tại đất Sơn Tây, cùng thời với chúng tôi có chàng thi sĩ, có anh nhạc sĩ, có vị tướng công và có ông chính khách. Nhà thơ Quang Dũng, người viết nhạc Phạm Đình Chương, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ và chính khách Nguyễn Cao Kỳ. Những nghệ sĩ làm cuộc sống thăng hoa, tướng công làm ta hãnh diện và chính khách làm ta xấu hổ. Họ đều là những người Sơn Tây.

 image image image 

 Đôi mắt người Sơn Tây.

 Đêm hôm đó là một buổi tối mà cả phòng trà ai cũng muốn được là người đất Sơn Tây. Phòng trà Đêm mầu Hồng, Saigon có chương trình ca nhạc phổ thơ Quang Dũng nên đầy khán giả. Ban hợp ca Thăng Long gần đủ mặt. Hoài Trung lên nói về thi sĩ Quang Dũng, người cán bộ tuyên huấn của trung đoàn Tây Tiến, sinh năm 1921 đã có những vần thơ trác tuyệt. Quang Dũng vốn là nhà thơ của đất Sơn Tây. Người đã đưa Sơn Tây qua đất Lào, lên Việt Bắc, về Hà Nội, vào Saigon và giờ đây thơ của ông được phổ nhạc gửi đi khắp bốn phương.“Đôi mắt người Sơn Tây, u uẩn chiều luân lạc, buồn viễn xứ khôn khuây”. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh năm 1929 khi phổ nhạc thơ Quang Dũng, cũng nhân danh là người con của Sơn Tây. Quê ngoại.

 Tay cầm ly rượu, tay cầm micro Hoài Bắc Phạm Đình Chương hát những bài ông phổ thơ Quang Dũng. Nhạc sĩ hát để tặng cho một người.

 

image

 

 Đó là người hùng Sơn Tây, Nguyễn Cao Kỳ cùng với vợ mới cưới ngồi trong số những khán giả hiện diện. Ông đang là tư lệnh không quân, Tư lệnh đi phòng trà, lính gác từ trong ra ngoài. Khán giả may mắn vào được Đêm màu Hồng ngay t buổi chiều, mê Sơn Tây quá nên ai cũng muốn là người đất Sơn Tây. Khổ cho tôi chưa, lúc đó còn là một sĩ quan vô danh ngồi một góc, tôi cũng ao ước trở thành người hùng đất Sơn Tây như Kỳ. Bụng bảo dạ, thằng cha này chỉ hơn mình có mấy tuổi mà sao ngon lành quá thể.

 Cùng lúc đó, giữa biên giới gần Tây Ninh, có một chàng trai Sơn Tây khác, chưa bao giờ nếm mùi trà đình tửu điếm Saigon. Trung tá Lê nguyên Vỹ sinh năm 1933 trung đoàn trưởng bộ binh đang dò bản đồ, gọi máy xem các đơn vị đã vào được vị trí chưa. Đất Sơn Tây, cùng một lúc sinh ra những người con khác biệt biết chừng nào.

 

 image image image image Quang Dũng Ng. Cao Kỳ Lê Nguyên Vỹ Hoài Bắc 

***************************************************************************************************

 Giữa chàng thi sĩ, nhạc sĩ và người chiến sĩ thì anh chàng lãng tử giang hồ Nguyễn cao Kỳ lại là người nổi nhất.

 Thiếu Tá Ngọc của San Jose là người thân thiết với ông Kỳ từ ngày ở Hà Nội, rồi đến Saigon và ngay bây giờ tại Hoa Kỳ.

  Anh em ngồi bên cạnh Ngọc “Toét” và Hùng “Xùi” thì chuyện ông  Kỳ kể hàng năm không hết. Cùng với anh Kỳ, chúng tôi xuất thân là dân Càn khu Chả cá, Hà Nội. Ông Ngọc nói như thế. Bây giờ cuộc sống vô thường. Đời là một sân khấu. Ngọc Toét của tôi buông nhẹ câu triết lý.

Quả thực như thế, cùng khóa tư với Hùng Xùi và Ngô Quang Trưởng lại thân thiết với Nguyễn Cao Kỳ mà khi qua Mỹ ông Ngọc vẫn giữ lon thiếu tá, cũng là chuyện lạ.

 Quả thực cuộc đời là một hý trường, dù hay dù dở, dù xấu dù tốt, Kỳ vẫn luôn luôn là một ngôi sao sáng lên mọc từ đất Sơn Tây.

  Sinh năm 1930 thuở nhỏ theo kháng chiến rồi về Thành. Động viên vào lớp sĩ quan Nam Định, sang Pháp học bay. Về nước ông lần lượt bước dần lên bực thang danh vọng. Giữa cơn binh biến từ 63 đến 65, Nguyễn Cao Kỳ trở thành người hùng trong quân đội với chức tư lệnh không quân VNCH. Từ 65 đến 67. Từ giã quân đội, Nguyễn Cao Kỳ trở thành thủ tướng và sau cùng là phó tổng thống của đệ nhị Cộng Hòa.

 Sau 4 năm của nhiệm kỳ đầu, bị ông Thiệu bỏ rơi, Kỳ về làm nông trại tại Khánh Dương. Cùng thời đó ngoài Bắc thi sĩ Quang Dũng đất Sơn Tây đã chịu biết bao nhiêu trầm luân gian khổ từ sau vụ Nhân văn Giai phẩm.  

 Tháng 4-1975 người chiến sĩ xuất thân đất Sơn Tây là thiếu tướng Lê nguyên Vỹ tự tử tại tổng hành dinh Sư đoàn 5 Bộ binh. Bài vị được đem về thờ tại làng cũ đất Sơn Tây ghi danh là tư lệnh binh đoàn Lai Khê. Khi Sài Gòn có lệnh đầu hàng, ông bình tĩnh ăn ba chén cơm. Nói anh em liệu tìm đường thoát thân. Trung tá Đỗ đình Vượng còn nhìn thấy nụ cười của tư lệnh trước khi ông quay vào phòng nổ súng.

 Còn người hùng không quân đất Sơn Tây nói chuyện quyết tâm chiến đấu cứ như đinh đóng cột tại trường Chỉ huy Tham mưu Long Bình. Anh em sĩ quan cao cấp trong khóa học lòng dạ đang tan nát vì gia đình bị kẹt ở miền Trung, bỗng tưởng như thấy lại trời xanh. Ông Kỳ lại tiếp tục hô hào thêm một lần nữa tại họ đạo Tân sa Châu. Dân di cư công giáo nghĩ rằng phen này gặp được người anh hùng xoay lại thời thế.

 Nhưng sau cùng, nhạc sĩ Phạm đình Chương và thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ cùng sống những ngày còn lại tại Hoa Kỳ. Nhạc sĩ tiếp tục phổ thơ, những tác phẩm bất hủ kể lể nỗi niềm về Đêm nhớ Trăng Saigon.

 Ông thiếu tướng cũng di tản kịp thời qua Mỹ và tiếp tục là người tạo  tin tức thời sự trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

 Những chàng trai đất Sơn Tây lần lượt ra đi. Từ chiến sĩ Lê nguyên Vỹ tự sát 1975 trong Nam, thi sĩ Quang Dũng chết trong hiu quạnh 1988 ngoài Bắc, đến nhạc sĩ Phạm đình Chương qua đời trong thương tiếc năm 1991 tại Hoa Kỳ. Bây giờ đến lượt nhà chính khách ồn ào Nguyễn cao Kỳ người đất Sơn Tây ra đi sau cùng 2011

 Định mệnh đã có những cơ duyên lạ lùng. Người đất Sơn Tây chết tại Hà Nội, chết tại Saigon, chết tại Hoa Kỳ. Riêng mình ông sống không giống ai, đến khi ông chết tang lễ cử hành tại Mã Lai.

 

 Nguyễn cao Kỳ dưới mắt Hoa Kỳ.

 Tờ New York Time số vừa qua viết về ông cựu phó tổng thống miền Nam có thể được coi là phản ảnh dư luận Mỹ.

 Ký giả Mỹ viết rằng từ một tay chơi ông Kỳ trở thành tư lệnh không quân miền Nam và thủ tướng tại Saigon thời kỳ 65-67.

 Cháu của ông là Peter Phan nói với AP là ông Kỳ qua đời tuần vừa qua tại Kuala Lumpur, Mã lai hưởng thọ 81 tuổi. Dựa theo hồi ký của chính ông Kỳ, báo Mỹ viết rằng Kỳ đã từng phục vụ cho cộng sản và quân đội thực dân Pháp. Trên thực tế thời toàn quốc kháng chiến ông Kỳ mới là một thiếu niên cho đến khi trưởng thành bị động viên vào khóa sĩ quan tại Nam Định. Tuổi trẻ chưa hề có ý niệm gì về quốc cộng và hoàn toàn bị lôi cuốn vào dòng đời theo hoàn cảnh.

  

 image

 

Dưới mắt báo chí Hoa Kỳ, vị thủ tướng Việt Nam một thời đóng vai chính khách huê dạng, ông làm chính trường thành kịch trường và tự biến mình thành một kép hát. Cả 2 vợ chồng đều mặc đồ bay, áo liền quần màu đen, khăn tím, kính dâm, tóc dài. Tướng Kỳ đeo súng lục xệ bên hông.

 Trong sách Stanley Karnow tả ông Kỳ như là một tay thổi kèn saxophone ở hộp đêm hạng nhì. Chính ông Kỳ cũng nhắc lại như vậy. Ông tự xưng là con Phật đứng lên chiến đấu để cứu Việt Nam.

 Thời kỳ ông thủ tướng “cao bồi” của Việt Nam cầm quyền, đến dự lễ duyệt binh với phu nhân Tuyết Mai. Cả khán đài quan khách Việt-Mỹ đứng lên đón chào theo lời của xướng ngôn viên buổi lễ. Anh hùng và giai nhân cặp kè như các diễn viên trên sân khấu. Quan khách ngoại quốc và ngoại giao đoàn mở to mắt nhìn hoạt cảnh có một không hai trên chính trường miền Nam.

  Đứng bên cạnh khán đài, đại úy tùy viên của tướng Westermoreland nói nhỏ với tôi. Ông Kỳ là chủ nhân của Saigon hoa lệ và cũng là chủ nhân của bông hoa đẹp nhất Saigon. Tôi cũng không biết là anh này nói thực lòng hay mỉa mai.

 Không ngồi trên khán đài, đại tá Loan, xếp xòng an ninh của ông Kỳ chân đi dép, áo trận bỏ ngoài quần, đầu không đội mũ, bên hông đeo súng lục, lẹp xẹp đi tới đi lui, đích thân kiểm soát an ninh tại khán đài.

 Với những hình ảnh đó, Hà Nội luôn luôn tuyên truyền rằng chính phủ miền Nam là bù nhìn của Mỹ, và là những con rối tệ hại nhất.

 

image image

 

 Danh tiếng kỳ cục.

 Cuộc đời của ông Kỳ là một chuỗi dài những tin tức, những danh tiếng ồn ào và kỳ cục. Ông là tay ăn chơi ngông nghênh nhất hạng. Lấy vợ, bỏ vợ, rồi lấy vợ, rồi bỏ vợ. Một thời nổi danh là Lady Killer. Ông theo Mỹ rồi chống Mỹ. Ông quyết liệt chống cộng rồi lại lên tiếng bênh vực chính quyền Hà Nội.

 

image imageimageimage

 

 Ông từ chối ra đi, kêu gọi mọi người ở lại chiến đấu, nhưng sau cùng ông lại ra đi.

 Ông tham gia các phong trào vận động phục quốc, nhưng đánh trống bỏ dùi, ông quay lại hô hào hòa giải dân tộc. Ông có khả năng hùng biện và luôn luôn nói lời tâm huyết, vì nước vì dân. Ông tự coi là người yêu nước chân thực và nồng nàn. Nhưng thực sự Nguyễn cao Kỳ không hề yêu ai cả. Ông chỉ yêu có Nguyễn cao Kỳ.Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 75, ông luôn leo lên đầu lên cổ anh em để múa gậy vườn hoang. Ông dậy dỗ hải ngoại đoàn kết dân tộc. Ông dậy dỗ trong nước chống Mỹ, chống Tàu.

 

image image

  Từ khi xuất thân là dân càn Hà Nội, cậu Kỳ chỉ muốn chơi trội. Cậu chỉ muốn suốt đời là cái đinh của vũ trụ, cái rốn của địa cầu. Dù trái hay phải, dù xấu hay tốt, dù suôi chiều hay ngược lối, dù lẫm liệt hay cúi đầu nhục nhã, dù đóng vai chính nhân hay phản diện, luôn luôn cậu phải là ngôi sao sáng của chính trường. Cậu là con cầu tự. Con Trời con Phật. Thiên hạ phải đứng chung quanh vỗ tay.

 

 image image

 Nhưng đau thương là ở phần chúng ta, bởi vì chúng ta không phải là khán giả của một vở kịch đời, xem qua rồi bỏ. Chúng ta là dân của một nước đã mất vì người lãnh đạo một thời được so sánh với anh thổi kèn saxophone cho một phòng trà hạng bét. Người ta nói rằng, dân tộc thời nào thì có lãnh đạo thời đó. Khổ thân tôi chưa. Tôi lại chính là người dân Việt Nam của thời kỳ đó.

 Bây giờ còn biết nói năng chi.

 

image image

 

Dù hết sức kính trọng tướng Lê Nguyên Vỹ, dù cảm phục tài hoa thi sĩ Quang Dũng, dù rất say mê nhạc Phạm Đình Chương, nhưng tôi không còn tha thiết ước mong là người Sơn Tây như thủa xưa ngồi ở Đêm Mầu Hồng. Ước mơ gì kỳ cục. Tôi xin trở về làm dân Nam Định hiền lành như mọi người.

 Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.

 Nghĩa tử vẫn là nghĩa sau cùng.

 

 Giao Chỉ, San Jose. 

Thơ:

Quang Dũng

Đôi Bờ

Thương nhớ ơ hờ , thương nhớ ai ?
Sông xa từng lớp lơp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
Bên này em có nhớ bên kia
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ

Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào ?
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 86)
thế nhưng trên thế giới này có rất nhiều người đều đang vắt óc suy nghĩ làm thế nào để chỉ bỏ ra một chút công sức hay một chút tiền mà có được nhiều thứ.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 372)
Nhưng những ai đã từng sống ở nước ngoài, mà phản đối ý kiến của tôi, thì tôi sẽ rất vui và sẵn lòng được chất vấn.
05 Tháng Hai 2024(Xem: 410)
Đúng là một thảm kịch của lịch sử hỏa xa Đông Dương! Nếu đường xe lửa này không bị tháo gỡ
01 Tháng Hai 2024(Xem: 462)
văn kiện... để thoả hiệp với giặc, chấp nhận đất, biển, đảo của mình thuộc về giặc là đắc tội với dân tộc
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 384)
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa! Tên người ngân buồn như bản thánh ca…
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 377)
Anh chiến sĩ, là anh lính chiến VNCH, là nhơn vật quan trọng trong toàn bài hát. Vì anh lính mới có "chúc anh vui bước đường công danh"
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 498)
Sống tủi làm chi đứng chật trời! Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
27 Tháng Mười 2023(Xem: 824)
Đừng bắt những đứa trẻ yêu nước khi chúng chưa biết yêu bản thân mình. Đừng bắt những đứa trẻ yêu nước khi người lớn không yêu nước
27 Tháng Mười 2023(Xem: 747)
"khu rừng bê tông", sẽ không ai có thể nói rằng dưới mặt nước là một thành phố xinh đẹp đã tìm ra cách để sống với thiên nhiên.
22 Tháng Tám 2023(Xem: 1291)
Hào quang lịch sử, vinh quang quá khứ, dân tộc anh hùng, bốn nghìn năm văn hóa...... sẽ chỉ là một thứ huy chương cũ kỹ treo trên tường một căn nhà đã dột nát
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1097)
tôi không thể nhận ơn huệ từ kẻ khác, nhưng tôi đã trên con đường trở về nơi chốn của mình: tôi là người Việt.
09 Tháng Tám 2023(Xem: 954)
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là một Tổ quốc.
01 Tháng Sáu 2023(Xem: 1630)
Các anh hãy làm nhạc hay hơn nó, có tài năng hơn nó để vĩnh cửu như nó … Dèm pha, mai mỉa, xúc phạm nó vô nghĩa! Nó càng bất tử
27 Tháng Tư 2023(Xem: 1479)
đoàn kết với nhau vì những mục tiêu lớn, mà trước mắt của chúng ta là những vấn đề phải đối phó như chủ quyền của đất nước
08 Tháng Ba 2023(Xem: 1738)
trực tiếp góp ý nhẹ nhàng trong tinh thần xây dựng để hội đoàn càng ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, thay vì mình đứng bên ngoài cứ chê trách.
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2193)
Và chúng ta thương được nhau, nhìn nhau mà cảm thông ... cũng là một cuộc tu hành vĩ đại.
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2393)
Sống sót sau chiến tranh là một điều may mắn, nhưng nhiều khi tôi nghĩ, sống sót để làm gì mới là điều đáng nói, phải không anh?
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 2368)
Và nguyên nhân chính của mọi thảm trạng trên đất nước ngày nay là cơ chế độc tài CS. Do đó, thay đổi mà Việt Nam cần là thay đổi cơ chế CS đang thống trị
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2478)
Một động tác nhỏ nhưng rất văn hoá và nhân văn, một hình ảnh cao đẹp hết sức, phải đáng trân trọng và phổ biến trong xã hội ngày nay
27 Tháng Năm 2022(Xem: 3009)
những kẻ có những cái đầu to quá khổ nhưng bộ óc không chỉ teo bé mà còn chứa đầy những thứ giống hệt thứ cám mà người Thái sản xuất ở Việt Nam.
24 Tháng Năm 2022(Xem: 2847)
Cuộc sống này ta tạo nên nó chỉ mười phần trăm, còn chín mươi phần trăm là tùy thuộc cách ta tiếp nhận nó!
06 Tháng Năm 2022(Xem: 3224)
hình ảnh qua sự sụp đổ đầy oan khiên , vô lý của 1 chế độ hoàn toàn chính đại, hoàn toàn oai hùng...
29 Tháng Tư 2022(Xem: 2525)
Buổi lễ chấm dứt vào hồi 17 giờ 50 phút và mọi người đã rời khỏi dinh Độc Lập dưới cơn mưa đầu mùa nặng hạt và mây đen giăng phủ cả bầu trời…
22 Tháng Tư 2022(Xem: 2893)
Ps: Bài học này thật sự quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Những điều chân thành từ tấm lòng của bạn không phải ai
19 Tháng Tư 2022(Xem: 2950)
chỉ biết thật đau trong lòng. Cây viết dường như đã hết mực Những ngón tay bấm máy run run.
21 Tháng Ba 2022(Xem: 2864)
Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng mọi thứ mà họ có.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 3006)
Trước giờ vẫn nghe câu “Thắng làm vua, thua làm giặc” và “Kẻ thắng viết nên lịch sử”, nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này!
25 Tháng Giêng 2022(Xem: 3328)
Chúc mọi người ai là chủ nợ thì đòi được đầy đủ. Ai là con nợ thì trả trong hoan hỉ. Cả nhà cùng vui nhân dịp xuân về.
18 Tháng Giêng 2022(Xem: 3181)
Vậy là Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa của chúng ta gần nửa thế kỷ. Xem lại ảnh này lần nào cũng rưng rưng
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 3442)
Mấy chục năm nay, ở Việt Nam người ta bỏ tiếng Nga để quay sang học tiếng Anh nhưng càng học tiếng Anh thì lại càng ra tiếng... U
21 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4218)
Đã đến lúc phải tôn vinh đúng mức các thầy cô giáo, đặc biệt là ở bậc tiểu học, trả lương xứng đáng, và dĩ nhiên phải sàng lọc để chọn đúng những người
15 Tháng Chín 2021(Xem: 4157)
Hãy biến mỗi ngày thành một ngày có ý nghĩa và tràn ngập niềm vui; hãy lưu lại cho thế hệ sau những điều tốt đẹp.
29 Tháng Tám 2021(Xem: 4317)
cụ Biden dĩ nhiên sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Nhưng tất cả những người đã bỏ phiếu cho cụ sẽ liên đới chịu trách nhiệm trước lịch sử
29 Tháng Tám 2021(Xem: 4443)
Đủ rồi các bạn hỉ? ! Xin tạm biệt. Xin lắng chúc lòng thương nhớ quê hương đã mầt và thương xót cho đất nước và người dân A Phú Hản xa xôi kia.
27 Tháng Bảy 2021(Xem: 5160)
Chúng ta thật sự chỉ còn có thể trông cậy vào nhau để sống còn trong trận cuồng phong Covid này. KHÔNG CÒN AI KHÁC!
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 4714)
từng dòng người tháo chạy khỏi Sài Gòn. Bởi Sài gòn không còn đủ sức cưu mang họ.... Sài gòn bệnh nặng rồi.
21 Tháng Bảy 2021(Xem: 4121)
Xin đừng vì cảm xúc nhất thời hay vì lấy thành tích cho phong trào của hội nọ hội kia mà tổ chức ra những việc không có giá trị và lãng phí tình cảm thực sự của người dân như vậy nữa.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 3770)
phần ăn giấm giúi cho nhau dưới gầm bàn quyền lực. Tuổi trẻ đó, thời đại đó, sẽ không khác gì dành cho loài dã thú.
08 Tháng Sáu 2021(Xem: 4545)
Nếu bạn muốn mối quan hệ của mình thành công, hãy luôn nhớ mang theo sự tử tế và vị tha. Chắc chắn, sẽ có rất nhiều thách thức phải đối mặt và vượt qua
18 Tháng Tư 2021(Xem: 5732)
Toàn thế giới không có một chính quyển dân chủ tiên tiến nào mà phải quản tri đất nước sau hàng rào sắt thép hay đít của những người lính chiến
10 Tháng Ba 2021(Xem: 5826)
Một đứa trẻ sinh trưởng và lớn lên trong gia đình khoan hậu, thiện lương cũng sẽ mang trái tim hiền lành, nhân duyên tốt,
26 Tháng Hai 2021(Xem: 5943)
Nên, đĩa CD với bài hát “Huế Tình Yêu Của Tôi” mà bạn gửi, tôi xin cất lại. Bởi vì như tôi đã nói “Huế Tình Yêu Của Tôi.” Chỉ còn là một nỗi đau.
28 Tháng Giêng 2021(Xem: 4866)
mà lại đi bỏ một người có tâm, có tài thực sự để lựa một cụ già vừa lẫn vừa ễnh bụng với cả trăm triệu Nhân Dân Tệ
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 4837)
cũng như chính họ sẽ là nhân tố chính để từng bước biến thế giới này nằm dưới tay kiểm soát của các chính quyền độc tài toàn trị.
21 Tháng Giêng 2021(Xem: 5090)
Giờ này deep state chỉ còn biết vò đầu bứt tóc than trời : Không có cái dại nào giống dại nào, sao lại để con chốt qua sông !!
09 Tháng Giêng 2021(Xem: 5397)
Tôi muốn nói, đã phạm một tội tày trời: đó là sự phản bội. Một cựu T.T Trump nay mai sẽ chết đi, còn lưu danh thiên cổ.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5228)
Trump đã quá dũng cảm khi đối đầu với họ cùng con bạch tuộc khổng lồ TQ chỉ với vũ khí hiến pháp và luật pháp Mỹ. Liệu nhân cách Mỹ có chiến thắng được lực lượng quái thú kia không...?
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5398)
Tóm lại các nhà đầu tư trên thế giới đã nhận ra điều này ngay sau ngày bầu cử. Sẽ không có gì thay đổi mấy
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5001)
đất nước hùng mạnh là lòng dân. Ý dân là ý trời. Hôm qua tui đã thấy ý dân muốn gì.
12 Tháng Mười 2020(Xem: 5188)
Người thắng cử sẽ được người thua cuộc bắt tay nói lời chúc mừng và lui về vui với đời thường theo đúng tinh thần dân chủ và theo hiến pháp.