8:31 SA
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Quê Hương Tôi Không Chỉ Là Chùm Khế Ngọt - Nguyễn Đình Liên

26 Tháng Hai 20216:57 CH(Xem: 6039)
Lượm lặt
Thư Gửi Bạn: Quê Hương Tôi Không Chỉ Là Chùm Khế Ngọt (Người Việt Boston)
cautrangtien-phuong-large
Huế đích thực là nơi chôn nhau cắt rún của tôi.
Thưa bạn,
Cám ơn ban đã nhớ đến tôi, có nghĩa là nhớ đến tôi là dân Huế. Cũng cám ơn bạn đã có lòng gửi cho tôi hai bản nhạc về Huế, trong đó có bản: “Huế, Tình Yêu Của Tôi” qua tiếng hát Bảo Yến. Bản nhạc này tôi nhớ đã nghe đâu đó một lần, Bảo Yến mà hát bài này thì không chê vào đâu được… và bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” của Đỗ Trung Quân: Quê hương là chùm khế ngọt… Cũng xin cám ơn bạn đã cho tôi một lời khuyên là nên về thăm lại Huế… Bạn nói: Huế là quê hương của anh mà…
Thưa bạn, Đúng thế. Tôi sinh ra ở Huế, nói chính xác là tôi được mẹ tôi sinh ra ở nhà hộ sinh của ông Đốc Phước, ở gần vườn bông đường Ngã Giữa. Chữ Ngã Giữa mà tôi đang dùng có thể bây giờ đã trở thành xưa cũ không ai dùng và những thế hệ sau này dù ở Huế chắc cũng ít ai hiểu Ngã Giữa là ngã nào, và nhà hộ sinh ông Đốc Phước lại càng ít người biết. Vâng, nói cho rõ, đường Ngã Giữa là con đường trước năm 1975 gọi là đường Phan Bội Châu, sau năm 1975 thì được đổi tên là Phan Đăng Lưu. Gọi là đường Ngã Giữa là vì nằm ở phố giữa, phân biệt với con đường Huỳnh Thúc Kháng cùng chạy song song nhưng nằm phía ngoài bờ sông Đông Ba. Từ bùng binh cầu Gia Hội và đường Trần Hưng Đạo chạy xuống, con đường tách làm thành hai nhánh kéo dài chừng vài trăm mét thì chấm dứt khi cắt ngang với con đường Mai Thúc Loan. Ở giữa hai nhánh đường này có một vườn hoa nhỏ, người Huế gọi là vườn Bông. Còn ông Đốc Phước là Bác Sĩ Thân Trọng Phước có một nhà hộ sinh nằm trên nhánh đường phía trái nếu tính từ trên chợ Đông Ba xuống, gần tiệm mì Châu Anh.
Thưa bạn, tôi phải dài dòng như vậy để chứng tỏ tôi là người Huế chính cống và Huế đích thực là nơi chôn nhau cắt rún của tôi.
Thưa bạn, tôi sống suốt tuổi ấu thơ trong ngôi nhà nhỏ nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng tức là đường Hàng Bè, trước mặt bờ sông Đông Ba, cạnh cây cầu Đen. Gọi là đường Hàng Bè vì con đường này là nơi tập trung các bè, lồ ô, tre, nứa từ thượng nguồn sông Hương đưa xuống bán. Đường Hàng Bè bắt đầu từ phía cầu Gia Hội chạy dọc theo bờ sông xuống tận dưới làng Bao Vinh. Nhà tôi cách Bến Tượng chừng vài chục mét. Bến Tượng là chỗ tắm dành cho đàn voi của Đội Tượng Binh Quân Đội nhà Nguyễn trước kia, bây giờ thì trở thành Bến Đò từ các làng Kế Môn, Bao Vinh Vân Xá lên. Bến Tượng nằm ngay trên ngã 3 Đường Huỳnh Thúc Kháng (Hàng Bè) và đường Mai Thúc Loan. Đường Mai Thúc Loan như đã nói ở trên, bắt đầu từ ngã 3 này chạy thẳng qua cửa Đông Ba của Thành Nội. Khu vực Bến Tượng đường Huỳnh Thúc Kháng là một khu vực buôn bán khá sầm uất trong đó có các tiệm bán Mè Xửng như Hồng An, Hồng Thuận hay đi theo dốc cây cầu Đen phía sau nhà tôi thì gặp con đường Đường Đào Duy Từ có nhiều tiệm bán nem, tré nổi tiếng. Nằm bên kia sông Đông Ba, trước mặt nhà tôi là đường Bạch Đằng. Từ đó đi lên chừng vài trăm mét thì có chùa Ông và kế đó là chùa Diệu Đế.
Tôi lớn lên giữa tiếng chuông chùa Diệu Đế từ phía bên kia sông vọng qua xen lẫn tiếng cối giã thịt heo từ các lò làm nem tré phía sau đường Đào Duy Từ nghe đều đặn vào mỗi sáng sớm.
Tôi lớn lên giữa những đám bạn thời thơ ấu của cả hai con đường Huỳnh Thúc Kháng phía trước và đường Đào Duy Từ phía sau, cùng đi học ngôi trường Thanh Long nằm kế lò mổ bò A Ba Toa, cùng chia nhau đá banh trên lề đường hay chơi đùa trên cầu Đông Ba vào mỗi đêm mùa Hè.
Tôi lớn lên giữa tiếng còi hụ báo giờ giới nghiêm lúc 12 giờ đêm và tiếng bom B52 làm rung chuyển các cửa kính từ đâu đó vọng lại.
Tôi lớn lên giữa những bài hát của Trịnh Công Sơn phát ra từ cái máy ghi âm cũ kỹ nghe rè rè: Tôi có người yêu chết trận Ba Gia, tôi có người yêu vừa chết đêm qua, mê hoặc tôi một thời mới lớn.
Tôi cũng lớn lên giữa những cuộc xuống đường biểu tình của đồng bào Phật tử, các sinh viên học sinh Huế từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và những cái tên Vĩnh Kha, Tôn Thất Kỳ hay Bửu Tôn, Nguyễn Đắc Xuân là những tên tuổi đàn anh một thời tôi ngưỡng mộ.
Tôi cũng lớn lên giữa biến cố Tết năm Mậu Thân 1968.
Thưa bạn,
Ai là người Việt Nam ở lứa tuổi như tôi và bạn sống trong các thành phố lớn của miền Nam vào thời điểm đó không ít thì nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi trận chiến khủng khiếp này. Nếu gác qua một bên sự khác nhau giữa các lý tưởng, thì mọi cuộc chiến tranh từ xưa đến nay và bất cứ ở đâu cũng đều giống nhau. Giống nhau từ sự tàn phá thảm khốc, chết chóc kinh hoàng, và cả tính cách vô lý của nó xảy ra dưới mọi hình thức. Nhưng trong cuộc chiến gọi là Tổng Công kích Tết Mậu Thân năm 1968 thì khác, Mức độ tàn phá ở Nha Trang có thể giống một phần ở Sài Gòn hay Quy Nhơn, Bình Định và các nơi khác. Nhưng ở Huế thì không. Huế đứng lên trên mọi sự kinh hoàng thảm khốc bình thường, vì Huế còn có thêm những hầm hố chôn tập thể những người đã bị phe bên kia xử tội. Cuộc xử tội khủng khiếp bằng báng súng, cuốc, và thậm chí không cần gì cả, chỉ cần một cú đạp té xuống cái hố đào sẵn và lấp đất lại. Những hầm hố chôn tập thể này được tìm thấy nằm rải rác từ trong sân trường Gia Hội, chùa Áo Vàng bên khu tả ngạn thành phố ra đến ngoại ô Phú Thứ, Hương Điền, lên đến Khe Đá Mài, khu vực lăng Minh Mạng phía Tây Nam Huế với tổng số xác được khui lên là khoảng 6 ngàn xác, đủ mọi thành phần, binh lính công chức, giáo sư, dân thường, trẻ em, phụ nữ, kể cả hai ông giáo sư người Đức dạy tại trường Đại Học Huế.
Không ai biết lý do đích thực xảy ra vụ thảm sát khủng khiếp này và ai là người trực tiếp ra cái lệnh đó?
Bây giờ khi được nhắc lại, hỏi đến, những người Cộng Sản lãnh đạo cuộc tổng công kích vào thành phố Huế năm xưa, đều đã chối trách nhiệm.
So với cuộc thảm sát nói trên thì (hình ảnh) vụ Tướng Loan xử tử tên khủng bố đặc công Bảy Lém ngay trên đường phố Sài Gòn trong Tết Mậu Thân, không nghĩa lý gì hết, ngay cả vụ Mỹ Lai ngày 16 Tháng Ba, 1968 với 106 thường dân bị bắn chết cũng chẳng thấm vào đâu. Người ta có thể nói vụ Tướng Loan hay cả vụ Mỹ Lai do tên Trung Úy William Calley chỉ là những trường hợp cá biệt, nhưng với 6 ngàn cái xác người được tìm thấy trong hàng trăm hầm chôn tập thể khắp tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế năm Mậu Thân 1968 thì không thể đổ là do tư thù cá nhân.
Thưa bạn,
Tôi nhắc lại cái biến cố đau thương đã chôn sâu trong quá khứ 44 năm rồi, có thể chỉ khơi lại cho bạn một chút phiền muộn vô ích, nhưng thưa bạn, bạn nên thông cảm, vì tôi là người Huế. Và như bạn đã nói Huế là quê hương của anh mà… Người Huế có nỗi đau riêng của họ mà người ngoài khó có thể cảm nhận chia xẻ. Đó là cái đau âm thầm nhưng dai dẳng mà người Huế như tôi phải chịu đựng trước những cái chết thê thảm, oan ức của người thân mình mà không biết cách nào để hóa giải. Mà cái đau đớn nhất, thưa bạn chính là mình phải sống chung đụng hằng ngày với những tên chịu trách nhiệm trong biến cố này, những tên đáng lý phải bị kêu ra trả lời trước tòa án như những tên Đức Quốc Xã về các vụ giết người tập thể trong các trại tập trung thời Chiến Tranh Thế Giới thứ hai. Đau đớn thay đối với dân Huế, đến nay chúng vẫn còn nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật một cách vui vẻ như những tên sát nhân mặt lạnh không còn chút lương tri.
Thưa bạn, chính vì thế. Quê hương không chỉ là chùm khế ngọt, không chỉ là hình ảnh tà áo trắng nữ sinh đi học về trên cây cầu Trường Tiền lộng gió, hay vẻ đẹp của dòng sông Hương, núi Ngự Bình hay quang cảnh các đền đài lăng tẩm mà biết bao nhiêu thơ văn hay bản nhạc về Huế đã ca tụng. Quê hương còn có có nỗi đau Mậu Thân năm nào, cái đau âm thầm dai dẳng vẫn còn bám lấy dân Huế suốt năm tháng không thể nào nguôi.
Thưa bạn,
Vâng, quê hương Huế của tôi là như thế.
Nên, đĩa CD với bài hát “Huế Tình Yêu Của Tôi” mà bạn gửi, tôi xin cất lại. Bởi vì như tôi đã nói “Huế Tình Yêu Của Tôi.” Chỉ còn là một nỗi đau.
Cám ơn bạn rất nhiều.
Nguyễn Đình Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12632)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 13020)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13025)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12738)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15014)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14840)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16912)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13211)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14285)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14281)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13894)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14593)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14763)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25645)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14627)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14170)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15557)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17143)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13572)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13113)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14346)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17380)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14949)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40659)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12197)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.