4:21 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU - NGUYỄN THÁI HẢI

28 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 8059)

Đất lành chim đậu

 

Nơi đầu tiên gia đình tôi đến ở trên đất Biên Hòa là một căn nhà thuê trong khu dân cư cạnh nghĩa địa “Đất Thánh Tây” thuộc vùng Dốc Sỏi nổi tiếng “giang hồ” một thời với hoạt động gần như công khai của các tay anh chị, gái ăn sương, trẻ con trộm cắp...

Cha tôi kể lại rằng vào một ngày cuối năm 1955, khi ông vừa bước xuống ga xe lửa Biên Hòa, còn chưa biết sẽ hỏi thăm ai để tìm một căn nhà thuê trên địa phương hoàn toàn xa lạ này thì có một bà già bước đến gần ông. Chỉ nhìn vào cách ăn mặc, gương mặt và điếu thuốc rê trên môi bà già, cha tôi đã biết bà là người Nam bộ rặt. Bà tò mò nhìn cha tôi rồi bước tới gần hơn, ghé tai ông nói nhỏ:

- Chú ở nơi khác mới tới phải không? Chú phải coi chừng tụi nhỏ móc túi ở đây đó!

Cha tôi gật đầu khẽ đáp:

- Cảm ơn bà. Nhưng tôi chẳng có gì quý giá để mất đâu.

- Ủa! Chú người Bắc kỳ hả? Chú tới Biên Hòa làm chi vậy?

Cha tôi kể mục đích đi tìm nhà thuê. Bà già vui vẻ nói:

- Vậy là chú gặp hên rồi. Nhà tôi đang có một phòng trống. Chú ra ngồi chỗ đợi mua vé chờ tôi đi công chuyện chút xíu rồi tôi quay lại, dẫn chú về coi nhà. Nếu thấy ưng thì chú mướn, giá rẻ thôi. Còn không ưng thì tôi giới thiệu chỗ khác cho... Xóm tôi ở cách ga chừng non cây số thôi, thiếu gì nhà cho mướn.

 

***

 

Năm 1955, từ Đà Nẵng, tôi bị bệnh thương hàn nặng, cha tôi quyết định đưa cả gia đình vào tận Sài Gòn để chữa trị cho đứa con trai duy nhất của mình. Gia đình tôi gồm năm người. Ngoài cha mẹ tôi, có tôi là con trai, một cô em gái và một bà chị nuôi. Chúng tôi xin trọ bên chái nhà một người quen của cha tôi trong “Thành pháo thủ”, đường Lê Văn Duyệt hồi ấy. Khi bác sĩ “chê” và tôi đã lịm đi nhiều tiếng đồng hồ, cha tôi không muốn làm phiền người chủ nhà tốt bụng, đã nuốt nước mắt và gom tiền bạc đi đặt sẵn một cái hòm con để có mà dùng ngay khi trái tim nhỏ bé của tôi ngừng đập. Nhưng có lẽ thấy không đáng gì một sinh mạng bé bỏng như tôi nên tử thần đã tha cho mạng sống của tôi ngày ấy. Rất sớm ngày hôm sau, sau này cha tôi nhớ lại là vào khoảng 2, 3 giờ sáng gì đó, đột nhiên tôi đã mở bừng mắt ra, nhìn ông và cố lấy hơi để hỏi: “Đây là đâu?”. Cha tôi kể lại là lúc đó, cả cha mẹ tôi đều bật khóc thành tiếng. Gia đình người chủ nhà trọ tốt bụng cũng cùng chia sớt niềm vui, cả nhà đang ngủ đều gọi nhau thức dậy cùng gia đình tôi xúm quanh “thằng bé được tử thần tha mạng”, chờ trời sáng. Chưa hẳn bình mình, cha tôi đã gọi tắc xi chở tôi tới phòng mạch của người bác sĩ đang chữa trị cho con mình. Ngồi dựa trên nệm xe, tôi nhìn ra đường phố Sài Gòn buổi sớm đã tấp nập xe cộ lại qua, ồn ào bao tiếng động với ánh mắt ngỡ ngàng. Tôi nói với cha tôi: “Khi nào con khỏi bệnh, cậu nhớ cho con đi chơi Sài Gòn...”. Lúc ấy, đứa bé năm tuổi là tôi chưa thể hiểu được vì sao khi nghe tôi nói như thế, cha tôi lại bật khóc thành tiếng khiến người tài xế tắc xi ngạc nhiên đạp thắng dừng lại gấp, rồi anh ta quay đầu xuống hỏi cha tôi: “Chú bị sao vậy?”...

Gặp lại tôi trong vòng tay bồng ẵm của cha tôi vào giường khám, ông bác sĩ đã không giấu được vẻ ngạc nhiên. Lần ấy, ông khám cho tôi rất kỹ rồi nói với cha tôi: “Mừng ông đấy! Thằng nhỏ đã thoát qua cái đoạn thập tử nhất sinh rồi. Tôi sẽ cố hết sức điều trị cho nó”.

Ở Sài Gòn chừng hơn tháng, tạm yên tâm về sức khỏe của tôi, cha tôi mới tính chuyện lâu dài. Cảm thấy sức mình khó có thể bon chen làm ăn ở đất Sài Gòn đông đúc và náo nhiệt, cha tôi hỏi ý kiến nhiều người quen biết rồi ông chọn đưa gia đình về Biên Hòa vì vốn liếng chỉ đủ để tìm công ăn việc làm, sinh sống ở một tỉnh lẻ như Biên Hòa ngày ấy. Tôi cũng chỉ mới qua cơn nguy cấp chứ vẫn chưa khỏi hẳn bệnh, nơi lập nghiệp của gia đình phải gần Sài Gòn để tiện việc đi lại thuốc thang.

Mấy tháng đầu sống trong căn phòng trọ ở cạnh khu nghĩa địa “Đất Thánh Tây” của bà già mà cha tôi tình cờ gặp ở ga xe lửa Biên Hòa, cha mẹ tôi chỉ tập trung vào việc chăm lo cho tôi dưỡng bệnh, chưa nghĩ gì đến chuyện làm ăn. Mỗi tuần, tôi vẫn được cha tôi bao xe lên Sài Gòn một lần để được khám tổng quát rồi lấy toa mua thuốc về uống. Cha tôi đặc biệt tuân thủ lời dặn của bác sĩ, cho tôi uống thuốc rất đúng loại, đúng giờ, đúng cách. Riêng chuyện ăn cơm của tôi mới thật công phu. Tôi phải tập ăn đến nửa năm, dạ dày mới có thể chấp nhận được cơm. Đầu tiên, tôi được cho ăn cháo loãng. Ít ngày sau, chuyển qua ăn cháo đặc hơn, cha tôi phải theo dõi thân nhiệt của con, nếu tăng cao thì lập tức cho ăn trở lại cháo loãng. Ăn được cháo đặc rồi, tôi lại phải tập ăn cháo đặc hơn cũng tương tự như thế, rồi đến tập ăn cơm nhão và cuối cùng mới ăn cơm được như những đứa trẻ bình thường khác.

Những người lớn giải thích cho tôi biết rằng Đất Thánh là nơi chôn cất của người có đạo Công giáo về với cõi Chúa. Còn Đất Thánh Tây là tên gọi của khu nghĩa địa có chôn cất một số người lính Tây, nằm ven Thành Kèn. Ở gần khu nghĩa địa dù chỉ có mấy tháng, nhưng cho đến tận ngày nay trong tôi vẫn còn lưu giữ mồn một tiếng dế rích, tiếng ếch nhái gọi nhau trong đêm. Đó là những âm thanh nông thôn đầu tiên trong đời tôi được nghe, được đắm chìm vào, như một lời ru thiên nhiên giúp tôi có những giấc ngủ không mộng mị. Và hình ảnh bà chủ nhà, một bà già người miền Nam tóc búi tó, miệng móm mém lúc nào cũng thấy nhai trầu, thân hình thì ốm yếu. Mỗi khi qua thăm tôi, bà sờ tay vào trán tôi thăm nhiệt, rồi gật gật đầu nói: “Thằng nhỏ này, mày ráng mà sống cho khỏe, mai mốt lớn lên lo làm ăn nuôi ba má trả ơn dưỡng dục nghen con! Tao thấy ba má mày cực vì mày quá sức!”. Cùng với hình ảnh của bà già hiền hậu yếu đuối được mọi người gọi là “Má Hai” ấy là hình ảnh của mấy người đàn ông và thanh niên lực lưỡng, mặt mày bậm trợn, trên cánh tay, bả vai hoặc sau lưng, trước ngực có xâm chàm đủ loại hình ảnh con cọp, con rồng, chim ó, dao găm, súng lục, cô gái, trái tim có mũi tên xuyên ngang... và các chữ đại loại như: “Hận đời đen bạc”, “Trái tim nhỏ máu”, “Thù tình phải trả”... Có điều, khi tạt qua thăm tôi, những con người dữ dằn ấy cũng nói năng hiền khô như “Má Hai”. Có anh gọi tôi là
”thằng nhỏ”, có anh gọi “chu nhóc”… nghe đều rất thân mật. Có lần, một anh có gương mặt bầu bĩnh, trên cằm có nốt tuồi lớn bằng hạt đậu và sợi râu dài loăn xoăn, đôi mắt ốc nhồi vừa đen vừa sáng, cổ đeo sợi dây chuyền vàng thật lớn, không biết ở đâu đến thăm “Má Hai” rồi tạt qua thăm tôi. Tôi nghe “Má Hai” gọi anh là “thằng Út”. Anh cho tôi hộp sữa, ngồi nhìn tôi hồi lâu rồi không hiểu sao nước mắt anh lăn dài trên gương mặt bầu bĩnh. Anh chẳng thèm quệt nước mắt, cứ để thế mà nói với tôi: “Mai mốt phải lo học hành tử tế, đừng có đi giang hồ như tụi tao, cực nhục lắm nghe chưa nhóc con!”.

Ở đây, tôi còn được biết thế nào là “ma trơi” khi đêm về, những đốm sáng nhỏ như lửa cháy xuất hiện, chập chờn phía những ngôi mả. Chính một anh “bậm trợn” nói với tôi: “Ma quỷ khỉ gì! Khí lân tinh ở xương người chết bốc lên thành lửa đó mà!”. Tôi nghe vậy thì biết vậy... Vì đối với tôi ngày ấy, những anh “bậm trợn” còn đáng sợ hơn “ma quỷ” nhiều lần. Tôi nghĩ thế vì trước nhà "Má Hai" có một căn nhà vách gỗ, mái lá khá rộng cất biệt lập sau một hàng rào bằng dâm bụt, trong nhà có mấy chị tuổi đôi mươi ở, khách ra vào toàn là đàn ông lạ và thỉnh thoảng tôi lại nghe hai anh "bậm trợn" ở bên ấy la hét, đánh đập một chị nào đó. Một lần duy nhất, trong khi tôi đang nằm lim dim ngủ thì bên ấy có chuyện. Tôi nghe có tiếng ly tách bị ném vỡ rồi tiếng chân người rượt đuổi nhau. Một chị chạy tạt vào phòng tôi, vẻ mặt hốt hoảng, một tay bịt chặt vết thương trên đầu đang rỉ máu. Một anh "bậm trợn" đuổi theo, chỉ tay vào mặt chị kia quát hỏi: "Mày có về không thì biểu? Hay mày muốn tối nay tao quăng xác mày ra nghĩa địa?". Sau đó, vừa nắm một cánh tay chị kia lôi về, anh "bậm trợn" vừa quay lại "cười hiền" và nói với tôi:

- Nè thằng nhóc, hổng có chuyện gì đâu. Tụi anh giỡn chơi một chút đó mà! Ngủ đi cho khỏe nghen nhóc!

 

***

 

Gia đình tôi còn dọn nhà một lần ra gần Ngã ba Thành Kèn. Căn nhà mà cha mẹ tôi mua nằm đối diện với Sở Y tế bây giờ, hồi ấy còn là một bãi đất trống, rộng, phía trong có mấy cây cổ thụ mà bọn trẻ con chúng tôi đồn với nhau là trong bọng cây nào cũng có ma mặc áo trắng, để tóc xõa và chân đi không chấm đất! Phía đối diện nhà tôi cũng còn một bức tường Thành Kèn xây bằng đá ong, một loại đá đặc biệt ở vùng này vốn là đất sét dưới sâu bị oxy hóa khi được đưa lên mặt đất tạo thành những cái lỗ như tổ ong. Cha mẹ tôi bày ra một quầy tạp hóa phía trước nhà để mưu sinh. Nhưng xem ra việc buôn bán ế ẩm lắm. Tôi kết bạn với mấy đứa trẻ trong xóm, qua lại nhà nhau chơi những trò chơi nhẹ nhàng như đánh ô quan, bịt mắt bắt dê, lò cò… mà tôi thường bị thua cả bọn.

Sức khỏe của tôi có vẻ khá hơn. Tôi được gửi đi học chữ ở "trường học" trong chùa Hưng Bình Tự cách nhà non cây số. Sáng sớm tất cả học trò phải ra sân tập thể dục, ngay buổi thứ nhì tôi đã trốn vì với sức khỏe kém cỏi của mình tôi không thể nào theo kịp các bạn, xem ra đều lớn tuổi hơn tôi. Hôm trước, sau những cố gắng hết mình, tôi đã không thở nổi mà còn bị một chú tiểu cho là "giả bộ". Tôi bị phạt quỳ trước hiên chánh điện thờ Phật, hai lòng bàn tay ngửa lên trời, giữ hai hòn gạch thẻ. Được chừng hai phút, hai cánh tay tôi bắt đầu run lên. Trái tim tôi cũng đập những nhịp nhanh hơn, dồn dập hơn. Cuối cùng, tôi phải bỏ cả hai hòn gạch xuống nền gạch bông chánh điện rồi chống tay loạng choạng đứng dậy. Chú tiểu đang quét sân gần đó trông thấy, kêu lên: "Nè, thằng nhỏ kia!", rồi bắt tôi phải quỳ trở lại. Tôi không còn biết sợ hãi là gì, một tay tôi với lấy cặp táp, mắt tôi như trợn lên và miệng thì hét to:

- Không thèm học ở đây nữa!

Rồi tôi bỏ chạy ra phía cổng, thất thểu leo dốc Ngã ba Thành Kèn về nhà. Vì chuyện này mà cha tôi phải đến nhà chùa xin lỗi, đồng thời cũng giải thích cho các nhà sư hiểu về tình trạng sức khỏe của tôi vốn không phù hợp với việc nặng. Hôm sau, ông bảo tôi cứ đi học vì nhà chùa đã đồng ý miễn cho tôi khỏi tập thể dục sáng. Nhưng tôi nhất định ở nhà. Dỗ dành thế nào tôi cũng không bước ra khỏi cửa, cha mẹ tôi đành chịu thua. Sau này, tôi nghe mẹ tôi kể là hồi gia đình tôi còn ở Đà Nẵng, tôi cũng từng được gửi "thọ giáo" một bà giáo già. Không hiểu tôi lười tập viết sao đó mà bà giáo dọa sẽ “lấy kìm bẻ răng”. Thế là tôi nhất quyết không đi học với bà giáo nữa. Mẹ tôi hay mắng con - mà tôi không hiểu là bà mắng yêu hay mắng thật: "Thằng này lớn lên bướng bỉnh lắm đây. Mà như thế thì chỉ khổ thân thôi con ạ".

Ở khu Ngã ba Thành Kèn không lâu, cha mẹ tôi tìm thuê được một thửa đất ruộng bên quốc lộ 1, cách trung tâm tỉnh chừng ba cây số với ý định lập nghiệp lâu dài tại đây. Trong khi gia đình vẫn ở Ngã ba Thành Kèn, một mình cha tôi đến đây mua chục xe đất đổ nền, rồi thuê thợ cất ba gian nhà ngói, vách gỗ ghép, nền láng xi măng. Xong xuôi, gia đình tôi mới dọn đến ở. Có lần, cha tôi kể cho tôi nghe chuyện ở quê ông. Chuyện rằng ngày trước khi ông nội tôi được cho ra ở riêng thì đất thổ cư của gia đình đã hết, ông phải nhận một phần đất ruộng. Vì thế, để có thể cất nhà, ông đã phải đào ao lấy đất vượt mặt ruộng làm nền. Cha tôi nói, bây giờ đến đời ông cũng phải vượt mặt ruộng làm nhà y hệt thế. Ông mong sao đến lượt tôi sự việc ấy không phải lập lại. Thực tế đã diễn ra đúng như điều mong ước của cha tôi. Chính trên mảnh đất này từ giữa năm 1956 cho đến nay, gần năm mươi năm qua đi, tôi đã lớn lên, đi học và làm việc.

Hồi ấy quốc lộ 1 ngang nhà tôi là con đường chính để đi từ Sài Gòn thẳng ra miền Trung hay đến Dầu Giây rẽ trái lên Đà Lạt. Để lấy bóng mát sân trước, cha tôi trồng một giàn dưa tây. Vào mỗi đợt dưa tây ra hoa, những cái đài hoa nở lớn như hình bông sen úp ngược, bên trong có mấy tua nhụy đực bao quanh bầu nhị cái. Cha tôi thụ phấn nhân tạo cho cả giàn dưa, trái dưa tây phát triển và lớn lên đợt nào cũng có vài chục, nhìn rất thích mắt. Dưa tây chín lấy phần thịt và cả ruột lẫn hột dằm đường cát trắng và nước đá ăn vừa ngọt, vừa chua, là một món giải khát hấp dẫn. Du khách đi Đà Lạt về, ngang nhà tôi, thấy giàn dưa tây lúc lỉu trái, nhiều xe hiếu kỳ dừng lại, hỏi mua dăm ba trái về làm quà. Lúc đầu thì chỉ là tình cờ, sau đó, cha tôi chăm chút giàn dưa tây hơn, xem đấy như một phần thu nhập cho gia đình. Quốc lộ 1 khi ấy còn hẹp, chỉ vừa hai chiếc xe ngược chiều và thêm chỗ cho một chiếc thứ ba lách tránh, vì vậy khi có xe chở du khách từ Đà Lạt về dừng lại mua dưa tây nhà tôi, đoạn đường này chật chội hẳn đi. Nhưng tôi lại rất thích cái hình ảnh xe đậu nối đuôi nhau hai ba chiếc, khách thì người vào mua dưa, người đi lại bên đường, rồi tiếng còi xe của những chiếc xe chạy đường trường inh ỏi. Cả một đoạn đường ngoại ô thành phố trở thành một xóm nông thôn.

Về chuyện học hành của tôi, do vẫn phải dưỡng bệnh, không ngày nào không phải uống thuốc, lại sợ tái diễn việc bà giáo già ở Đà Nẵng hay việc tập thể dục sáng ở Hưng Bình Tự, cha tôi quyết định không cho tôi đến trường học nữa. Hồi ấy trẻ con ở miền Nam không bắt buộc phải đi học từ lớp đầu cấp mà có thể ghi tên vào một trường tư, học bất cứ lớp nào vừa sức mình của bậc tiểu học. Cha tôi mua một bộ bài có 24 chữ cái về dạy tôi đánh vần rồi ghép chữ. Ông cũng dạy tôi làm bốn phép toán cộng, trừ, nhân, chia. Tôi được học chữ, học bốn phép toán như thế, như một trò chơi. Khi tôi lên tám tuổi, phía trước nhà tôi có một "cô giáo" tuổi chỉ khoảng mười sáu, mười bảy, không biết ở đâu dọn đến thuê nhà để ở, vừa đi học trung học trên tỉnh, vừa mở lớp dạy học trò tiểu học. Cha tôi cho tôi qua bên kia đường đi học ở cái lớp đủ thứ lớp ấy!

Cô Thư - tên "cô giáo" là Thư - đã được cha tôi cho biết về tình trạng sức khỏe và nhất là cái tính "bướng" của tôi, nên đã dạy tôi học với những lời lẽ hết sức ngọt ngào và có lẽ còn có cả sự nín nhịn. Đi học cô Thư, tôi không học theo một lớp nào nhất định. Về trình độ đọc chữ, tôi đã đọc thông được cả chữ trong sách, chữ trên báo. Nhưng viết chữ thì tôi phải ngồi chung với bọn lớp Năm (Lớp Một bây giờ). Làm toán thì bốn phép tính cộng trừ nhân chia và bảng cửu chương với tôi là "đồ bỏ", bởi vì tôi đã biết giải những bài toán đố! Tôi còn làm tính nhẩm rất nhanh. Vì thế cô Thư cho tôi học toán chung với bọn lớp Nhì (lớp Bốn bây giờ).

Ngày ấy phía nhà tôi còn là một khu ruộng lúa của một tư nhân. Còn phía bên kia đường, nơi cô Thư thuê nhà ở và dạy học, là đất trồng cao su được nhà cầm quyền phá bỏ để làm nhà ở cho một nhóm dân di cư. Khu ruộng lúa khá rộng và tính từ một phía đầu ruộng thì căn nhà của gia đình tôi nằm vào quãng thứ năm, thứ sáu, cuối cùng. Nghĩa là phía sau và phía trái nhà tôi vẫn là ruộng lúa. Đêm đêm, tôi nằm ngủ trong nhà còn nghe tiếng ếch nhái, tiếng dế rả rích, thỉnh thoảng cả nhà lại phải một phen hoảng hồn khi phát hiện một con rắn nước từ ngoài ruộng bò vào sân sau hoặc vui mừng bắt được một chú rùa con đi lạc, một con cào cào to bằng ngón tay hoặc con bướm cánh nâu chấm đen to bằng cái quạt giấy ở đâu bay lạc đến... Rắn, cha tôi đập đầu cho chết hẳn rồi giao cho mẹ tôi làm món chả rắn, ăn rất ngon. Nhưng rùa thì ông không cho làm thịt mà thả đi vì theo ông, rùa là con vật thiêng, biết “quy y” đạo Phật!

Ở bên kia đường, mấy cây cao su còn lại đến mùa, trái nổ rơi xuống đất những cái hột nhỏ bằng đầu ngón tay có màu nâu nền và những đường vằn trắng cứ như ai đó vẽ vào! Bọn trẻ con chúng tôi rất thích nhặt hột cao su để chơi. Chúng tôi khoét hai cái lỗ trên và dưới chiều đứng hột rồi lòn vào một cái que, phía trên là cái chong chóng giấy; lại khoét thêm một cái lỗ ngang hông để lấy ra một đầu dây cột sẵn vào cái que thân chong chóng trong hột. Dĩ nhiên là trước đó, phần ruột hột đã được moi bỏ đi rồi. Một tay cầm hột cao su, tay kia cầm đầu dây, chúng tôi kéo mạnh cho chong chóng quay rồi buông tay, sợi dây được tự động kéo vào để tiếp tục một vòng quay sau. Món đồ chơi tự tạo ấy xem có vẻ dễ làm nhưng không phải đứa nào cũng “sản xuất” được, nhưng chơi nó cũng mau chán. Một thằng bạn tôi không nhặt hột cao su để làm đồ chơi như thế mà nó rất siêng nhặt cất để dành, được một hai ký lô thì đem bán cho người ta "nấu xà bông" - Nó giải thích. Với cái hột cao su ấy, chúng tôi còn dùng để "chữa bệnh". Ấy là khi bị con côn trùng nào đó đốt, chích sưng, ngứa trên tay chân, chúng tôi lấy hột cao su chà mạnh vào ống quần, tay áo một lúc rồi áp mạnh vào chỗ đau. Chỉ vài lần là sức nóng của hột cao su làm giảm hẳn cơn đau ngứa! Ở bên đường khi ấy cũng có một cây bông gòn mà khi trái gòn già, vỏ trái nứt ra, bông gòn trong trái theo gió bay đi khắp nơi trong xóm. Có người xin hái trái gòn về lấy bông nhồi được cả mấy cái gối! Trong vùng cũng có nhiều cây bông gòn khác mà sau này người ta chặt hạ dần, đến nay chỉ còn sót lại vài ba cây, trong đó có một cây ở phía bên kia suối Mương Sao, quốc lộ 15.

Đi học "trường cô Thư", tôi không mặc quần ngắn như đám con trai mà phải mặc bộ pygiama màu trắng. Nước da trắng xanh bệnh hoạn của tôi cũng rất hợp với bộ quần áo này và vì thế, tôi bị tách ra khỏi đám con trai. Có điều tôi cũng rất ghét đám con gái vì trong số ấy có một con bé tên là Cầu mà mỗi khi xem bài tập viết của tôi cô Thư thường nói: "Em phải cố gắng tập viết đẹp như bé Cầu". Tôi thầm nghĩ: "Việc gì tôi phải cố gắng bằng con bé Cầu ấy chứ?". Giờ ra chơi, tôi không ra sân mà cứ ngồi trong lớp, khi thì giải trí bằng cách tự đặt cho mình một bài toán nhân, chia gì đó rồi ngồi làm; khi thì đánh ca rô một mình, tay phải đánh với tay trái; đôi khi tôi cũng "lén"... tập viết! (Và nghĩ là mình tập viết không phải vì để... bằng con bé Cầu!).

Đi học như thế được chừng ba tháng thì tôi bắt đầu... chán vì phải "ngồi" mấy lớp khác nhau. Có lẽ cô Thư cũng nhận ra điều ấy nên một hôm, cô đã qua bên này đường thưa chuyện với cha tôi rằng để có lợi cho việc học của tôi, cô sẽ giới thiệu tôi vào học trường tư thục Khiết Tâm trên tỉnh lỵ Biên Hòa để tôi được đi học chính thức. Cha tôi còn ngần ngừ vì sợ tôi phải đi xa thì tôi đã hăng hái xin đi. Cha tôi đâu biết đứa trẻ sáu tuổi là tôi ngày ấy trong lòng háo hức biết bao với một lớp học và những đứa bạn mới trên tỉnh!

Nguyn Thái Hải

( Nhớ Biên Hòa)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2012(Xem: 7748)
Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26632)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7719)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm với tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 8680)
Khi không lại hỏi người ta Trời Đông xứ lạnh nhớ nhà không em Đèn khuya hiu hắt qua rèm Lung linh dựa bóng như thèm vòng tay
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7474)
Nhìn cà phê hắn lại nhớ tới thằng Xuân Sang, chiều nay mày lang thang ống chích ở khúc sông nào có nghe chăng vì mày "chích" vui quá mà tao đang khổ sầu. Mà thôi, lổi tại tao bỗng dưng lại nhớ người ta. Cầu vòng năm xưa giờ thấy lại thì cũng vẫn là cầu vòng đẹp muôn màu sắc...xa xa mà ngắm !
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26296)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 9070)
bần tăng chỉ chuyển ngụ ý cho vui, các ông cầu mát không nên théc méc tự ái kẻo bần tăng mang tiếng đàn ông nhiều chuyện nha các bạn già ??? nhất là sắp họp khóa 8)
04 Tháng Hai 2012(Xem: 8817)
Nhưng gì thì gì, trong tôi hình ảnh đẹp nhất vẫn còn hoài trong trí nhớ, mỗi khi tan trường phố xá như bừng sáng, vui tươi hơn với những tà áo trắng bay lượn như bướm vờn trong gió
04 Tháng Hai 2012(Xem: 96306)
Em ơi nhớ giữ tánh tình người Nam nhé Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 56918)
Ngồi buồn khuấy tách cà phê Làn môi đăng đắng nhâm nhi giọt sầu Vần thơ rới mấy chữ câu Mùa xuân vẽ vội trên đầu hoa mai
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9623)
Mời anh mua bữơi Biên hòa Bưỡi này là giống Thanh Trà ngọt ngon Mua Dìa để tặng bà con Bưỡi em đem bán ngọt ngon như đường... !
02 Tháng Hai 2012(Xem: 7885)
Sáng sớm thức dậy đi ra trước nhà gặp ông già vừa đi tập taichi về tự dưng đâm ra ú ớ chẵng biết nói cái chi. Lẻ dỉ nhiên là không thể Good morning được rồi. Lại cũng chẵng có ngu đến độ phải nói Chào Ba buổi sáng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9607)
Thì sao mà hỏng khoái đi làm cho được hả ! Hồi đó tui chẵng những siêng năng đi làm mổi ngày mà còn đi nhiều ngã khác nhau để mà học hỏi sâu rộng thêm về địa lý nước Nhật. Bây giờ đi làm ở Mỹ chán phèo.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 7661)
Tưởng mình chợp mắt,ai ngờ..... Đêm đen hóa kiếp,nai tơ hóa sầu Chuyện nào biết được chiều sâu ? Để ai bắt nhịp lên cầu đắng cay!
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8286)
Em về quán nhỏ tự tình Ai đi ngày đó lá xinh bỗng buồn Vườn mi ướt đẩm mưa tuôn Mây sầu ôm phố hỏi luồng gió đâu?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8860)
Ở trên đường Phan Chu Trinh bây giờ, về phía trái ngày ấy là một bên hông chợ Biên Hòa, có một khoảng đất trống kha khá là bến xe lô, xe ngựa chở bạn hàng. Kề bên bến xe là rạp hát Vạn Khánh Hưng là rạp được xếp thứ nhì của Biên Hòa, sau rạp Biên Hùng.
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 8789)
Tha hương ngộ cố tri là một niềm vui lớn. Huống chi gặp lại người “ cùng xóm Ga” lại ” trồng cây si” mình một thưở! Thôi bây giờ mình đã là bạn bè với nhau rồi.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 12547)
Dù hoàn cảnh đất nước còn nghèo, trong chiến tranh bao đổ nát tan thương, nhưng những hình ảnh nầy đã nói lên sự hiền hòa chịu đựng của người miền Nam vẫn bao dung và êm đềm trong một xã hội nhân bản
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 8057)
ông thầy chạy đã về nhưng vẫn còn mơ màng chút gỉ là lạ. Thế nào cũng bị hỏi thăm tính tình vì MỘT THỜI LÝ LẮC
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 8409)
Thời gian sẽ không dừng lại ở đây, tình bạn bè sẽ miên, dù cách xa đôi bờ đại dương.Tiếng gọi từ những những tình cảm thân thương với những mái tóc đã bạc màu ...
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 8257)
Người buồn khóc ánh chiều tan Ta buồn ta ngắm mở nàng qua sông
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25749)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 10518)
Nghe ngoài hiên gió thì thầm Trăng như thổn thức khi nằm bên mây Nhấp vài giọt đã muốn say Ấm nồng hơi thở, ngất ngây men ngà
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 7702)
Bà con nên nhớ khi sử dụng cái WC loại này ở Sài Gòn là phải có ai đó đứng ở bên ngoài canh chừng dùm
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 9067)
Trường Minh Tân mến bên bờ Đồng Nai Xa mờ Châu Thới ngang lưng trời Nhìn trời chiều mưa bay lác đác Lòng còn bâng khuâng…
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 8374)
Tản mạn đầu năm nơi quê cũ với những hương vị quê hương "Không biết tại tui già rồi sinh tật để bị người ta kêu rêu là già dê, già dịch, già cà chớn hay là già lựu đạn này nọ, khá lắm thì cũng chỉ đến cái mức già chịu chơi là cùng"
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 9127)
đất nước tôi, quê hương tôi với những cảnh đời rong rêu... Biết đến bao giờ.... và chúng ta đang ở năm 2012
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 8997)
Tôi nghĩ rằng thầy cô và bè bạn chúng ta nơi phương trời xa, cũng như những bè bạn không có thời gian tham dự họp mặt NQ cuối năm, đang nóng lòng chờ đợi bài tường thuật buổi họp mặt, vì vậy tôi cố gắng hoàn chỉnh sớm nhất bài viết, dù bề bộn công việc cuối năm. Hy vọng bài viết sẽ được các bạn chuyển tải đến thầy cô, bạn bè nhanh chóng để ấm lòng những ngày Tết cận kề. Trân quý.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9447)
Nếu ai chưa một lần về thăm lại Sài Gòn, sẽ không biết đâu là hình bóng cũ
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8077)
Hôm nay là ngày đầu tiên của năm Tân Mão.Tết Nguyên Đán. Hơn 6h sáng, cái xóm lao động quanh nhà mình lại tĩnh lặng lạ thường. Thường ngày,3h sáng, chị Bảy đã đưa cái xe đẩy lộc cộc ra chợ bán bún riêu cho người lao động.Hơn 5h, đã nghe tiếng xe máy của các cháu thanh niên công nhân đi làm việc sớm.
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8469)
Buổi sáng đứng lặng mình tôi Lá vàng ngập rơi trên lối Một ngày qua..từng ngày qua Tôi sống từng giờ hấp hối !
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9069)
Còn cha còn mẹ như tiên...Tôi bùi ngùi chia tay bạn bè để về lại gia đình sau một ngày bận rộn. Những cái bắt tay từ giả. Hẹn ngày gặp lại.Có thể là lần nữa với bạn và lần đầu với bạn bè khác. Chuông đồng hồ ngân nga gõ 8 nhịp như những tiếng thở dài. Một ngày vui qua mau.
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8903)
Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8668)
Về vấn đề này thì tui thua xa lủ em út trong nhà. Hỏng phải là tui yếu kém, xấu dở hay dài ngắn chi mà chỉ vì tui là người đàng hoàng bỏ cả quảng đời trai trẻ tuổi thanh xuân đi giang hồ lo chuyện " nước nôi " nên người ta không biết tui ở đâu mà đến " lấy ".
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9489)
Chiều qua Sông Phố một mình Đồng Nai gợn sóng hoặc huyền mắt ai Mây ôm tóc xỏa ngày bay Tàu qua cầu sắt lung lay nhịp sầu
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9045)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm những tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8339)
Tình anh vẫn thắt eo lưng Vẫn em tà áo thủy chung lượn lờ Tiếng cười lộng lẫy vần thơ Cơn mưa tháng bảy vỗ bờ chiêm bao
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 44826)
Trước bao biến cố đa đoan. Giữ tâm bình tỉnh chớ hoang mang lòng. Thứ tha lầm lỗi hồn trong. Tìm người bạn tốt xoay vòng mến yêu
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8156)
đọc bài bạn bè học thời với Hạnh nói kêu Hạnh bằng anh, vì anh anh Hạnh đang làm lớn trong hội BH, làm chị ngồi cười 1 mình, anh bạn của Hạnh tếu thật.... hay ,
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 75746)
Ngồi cùng bên nhau giữa phố thân quen. Ly cà phê đen giọt dài giọt ngắn. Ba mươi mấy năm thành phố đổi tên. Người đã đi xa, cà-phê vẫn đắng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8449)
Thật tình mà nói thì cho đến đêm nay tao cũng vẫn chưa biết lảng mạn là như thế nào. Có lẻ nó như cái tâm trạng của em Tím trong câu chuyện tình Anh trai Biên Hòa em gái Cà Mau của Nguyễn Hửu Hạnh. Mày ráng mà tìm đọc. Phê lắm.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10107)
TÌM BẠN HỨA THỊ HUỆ VÀ NGUYỄN THỊ MAI CHS MINH TÂN
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10765)
thân tặng khách mời của ' CÀ PHÊ CÂU MÁT" cùng trở về với bao kỷ niệm thân thương một thời đi học với những kỷ niệm tình ta
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8828)
Đúng như ông bà ta thường nói "châu về hợp phố". Người ta đi đâu rồi cũng tìm về nguồn cội. Bây giờ ngồi nghĩ lại tao thấy có chút gì băn khoăn!! Sao lúc đó tao vô tình đến như vậy? Bây giờ già,tịnh tâm lại thấy mình có thiếu sót với bạn bè!!!
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24639)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9064)
Ê mậy, sao mầy dám lấy họ Hoàng của tao. Tao biết rõ mày hoc lớp ba trường Nguyễn Du, mỗi khi thầy Hưng gọi mày lên bảng = tên Nai. Mày hoc lớp nhứt D của thầy Chấn, chung lớp với Phan Thanh Bình (Ga xe lửa), Trần Thanh Cảnh (Cảnh hù) nhà ở Bửu Long, Phạm Văn Đạo (Đạo lùn), Trần Minh Tuyên (Con Ô. Trưởng Ty Giáo Dục). Tao còn biết rõ người em gái kế mày rất đẹp...
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8886)
dòng sông Đồng Nai vẫn êm đềm trôi, con dốc Ngô Quyền, công trường Sông Phố, những ngày hò hẹn bờ sông, những tà áo trắng bay bay, với những nụ hôn vội vàng mùi hương bưởi, chỉ còn tìm thấy được trong “ CÀ PHÊ CẦU MÁT”.
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25613)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.