9:28 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Câu hát xa xưa - Khôi Vũ

28 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 8834)

Mẹ tôi rất thích xem cải lương Nam bộ. Ngày ấy rạp Biên Hùng (Rạp Nam Hà bây giờ) là rạp hát hạng nhất ở Biên Hòa, chỉ chiếu các phim phương Tây (phim châu Âu hay phim châu Mỹ), phim Việt Nam những năm sau này mới có mà cũng ít hơn. Rạp còn cho thuê sân khấu để tổ chức các Đại nhạc hội, các đoàn kịch hay cải lương về diễn.

Đại nhạc hội là tên gọi của hình thức tương tự chương trình ca múa nhạc, tạp kỹ bây giờ, thường được tổ chức vào một ngày chủ nhật hay ngày lễ, cũng thường là vào buổi sáng. Đại nhạc hội nào cũng phải có mặt một trong các hề thời ấy như Tùng Lâm (lùn), Phi Thoàn (ốm), Khả Năng (mập)... hoặc quái kiệt Trần Văn Trạch, em của giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê (Người ta không gọi là danh hài như bây giờ mà chỉ gọi là hề và không hề có ý coi thường). Kịch và cải lương thì tuy không kén ngày nhưng thường chỉ diễn về đêm và đoàn nào về đây cũng diễn liên tiếp hai, ba đêm mới dọn đi.

Bao giờ đi coi cải lương, mẹ tôi cũng cho tôi đi và hai mẹ con coi đủ cả hai hay ba suất diễn. Đoàn Thanh Minh sau này là Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Kim Chưởng, đoàn Minh Chí – Việt Hùng, cả đoàn Kim Chung "đóng đô" ở rạp Hồng Thập Tự trên Sài Gòn cũng thỉnh thoảng về Biên Hòa diễn. Đoàn Kim Chung, "tiếng chuông vàng thủ đô" có các cô đào Kim Chung, Bích Hợp, có kép Huỳnh Thái, hề Ba Hội... đều là người miền Bắc vào, hát cải lương Nam bộ theo kiểu Bắc nên rất được bà con người gốc Bắc ở Biên Hòa mến mộ đi xem. Đoàn Thanh Minh Thanh Nga thì có đào Thanh Nga vừa đẹp vừa hát hay, có kép Thành Được, kép Út Trà Ôn ca vọng cổ thật mùi, kép móm Hữu Phước, kép độc Hoàng Giang... Đoàn Kim Chưởng có kép độc Trường Xuân ai xem một lần là nhớ! Sau này có thêm nhiều đoàn cải lương khác với những giọng ca trẻ hơn như kép Minh Cảnh ca vọng cổ dài hơi, nổi tiếng với đĩa hát“Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà” thường đóng cặp với đào Lệ Thủy, kép Hùng Cường có giọng “têno” trẻ trung cao vút, đóng chung với đào Bạch Tuyết ở đoàn Dạ Lý Hương; rồi nào Tấn Tài, Diệu Hiền, Út Hậu, Dũng Thanh Lâm..., thu hút bà con đến xem đông đảo. Vé được bán trước từ buổi sáng và tiếp tục bán đến trước giờ diễn. Tôi được giao nhiệm vụ đi mua vé trong ngày, kết hợp với giờ đi hay giờ về học. Mua vé sớm mới dễ chọn được loại vé hạng nhất có số ghế ngồi ở mấy hàng đầu, xem rõ hơn, nghe rõ hơn.

Rạp Biên Hùng được trang bị ghế gỗ, chỗ ngồi lật lên lật xuống, mỗi lần có ai rời ghế lại nghe một tiếng động lớn và những tiếng động như thế cứ rộn lên suốt thời gian chờ mở màn. Trước giờ diễn cũng là thời gian hoạt động của đội quân bán hàng rong với những cái rổ con, cái mẹt hàng trên tay. Họ chia nhau đi quanh rạp rao bán quạt giấy, đậu phộng rang, bánh, kẹo, hạt dưa... Có người rao bán cả cái nhíp, cây móc tai... Khán giả mua quà, ăn rồi vất rác ngay dưới chân. Thế mà sàn rạp lúc mới vào đêm nào cũng khô ráo, tương đối sạch sẽ, hẳn những người công nhân của rạp đã phải dọn vệ sinh vất vả cả ngày hôm trước. Tường rạp được đắp xi măng lỗ chỗ để lấy âm thanh tốt. Dàn nhạc được bố trí ngồi trong một khoang riêng ngay dưới sân khấu, cách hàng ghế khán giả đầu tiên chừng hai thước. Ở cuối rạp có mấy dãy ghế trên lầu, xem phim thì hợp hơn xem cải lương hay kịch. Nhà vệ sinh được bố trí hai bên nam, nữ riêng biệt cũng làm hài lòng khán giả. Thì đã bảo là rạp hạng nhất thời ấy mà! (Đến nay, rạp Nam Hà mà tiền thân là rạp Biên Hùng vẫn còn đầy đủ những cái “cũ”: khoang dành cho dàn nhạc dưới sân khấu, những bức tường đắp xi măng lỗ chỗ, những hàng ghế đã hư hỏng khá nhiều… Nghe nói đã có kế hoạch đập bỏ toàn bộ rạp hát cũ này để xây dựng lại một cơ sở văn hóa giải trí hiện đại xứng với tầm một thành phố đô thị loại 2).

Đêm đầu tiên trong đời được đi xem cải lương cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân vào rạp Biên Hùng. Sân khấu ở trên cao có màn nhung kéo che kín, đến tận lúc diễn mới được kéo qua hai bên, xuất hiện những bức phông cảnh trang trí thật hấp dẫn dưới ánh đèn màu. Đêm ấy đoàn Thanh Minh diễn một vở tuồng có bối cảnh Nhật Bản mà tôi không còn nhớ rõ tên gì. Tuồng có cảnh đấu kiếm thật hấp dẫn. Hai đối thủ so tài một lúc thì một người bị người kia đâm xuyên kiếm qua bụng. Tôi hét to lên vì thấy cảnh máu đỏ ướt đẫm chiếc áo "nạn nhân" khiến nhiều người phải quay nhìn. Nhưng trên sân khấu, "nạn nhân" vẫn chưa… chết vì ông ta còn có thể nói được, đúng ra là ông ta vừa ôm vết thương vừa diễn xuất đau đớn và ca một câu vọng cổ. Lúc ông ta xuống xề, đèn trên sân khấu chợt tắt rồi một ánh đèn đỏ được bật lên trong tiếng vỗ tay vang dội của khán giả. Tôi cũng vỗ tay... mừng vì nghĩ rằng còn ca hát được hay như thế thì ông ta không thể chết. Nhưng khi đèn đỏ tắt, đèn trên sân khấu được mở sáng trở lại, ca xong câu vọng cổ thì người bị đâm nhát kiếm vào bụng gục xuống... chết!

Đêm hôm sau, tôi lại cùng mẹ tôi đi xem suất thứ nhì. Người ta diễn một tuồng xã hội. Ngay đầu tuồng, tôi thấy một người đàn ông xuất hiện trên sân khấu, gương mặt rõ ràng là của "nạn nhân" Nhật Bản đã bị đâm chết tối hôm trước. Rồi tiếp theo là một loạt nhân vật khác xuất hiện cũng đều là những gương mặt quen thuộc. Nghĩ một lúc tôi mới hiểu là các diễn viên đóng tuồng và chết giả! May mà tôi không thắc mắc với mẹ tôi, chứ không thì thế nào cũng bị bà cười bảo là thằng khờ...

Các đoàn kịch về diễn ở rạp Biên Hùng có đoàn Kim Cương, đoàn Thẩm Thúy Hằng, đoàn Túy Hồng... Đi xem kịch của đoàn Kim Cương, bao giờ mẹ tôi cũng khóc. Còn đi xem kịch đoàn Thẩm Thúy Hằng thì bà luôn nức nở khen cô Thẩm Thúy Hằng đẹp quá, đúng là "người đẹp Bình Dương". Anh kép Vân Hùng của đoàn Kim Cương hay kép La Thoại Tân của đoàn Thẩm Thúy Hằng được mẹ tôi khen là đẹp trai, diễn giỏi. Một đoàn kịch khác có ông Anh Lân cao kều diễn rất hay, còn vợ ông là bà Túy Hoa, mẹ cô Túy Phượng thì lại quá mập. Ngoài ra còn có thêm anh hề Tùng Lâm vừa nhỏ con vừa khiêm tốn cả về chiều cao...

Vào xem các suất diễn cải lương hay kịch, khán giả cầm vé có thể tự tìm ghế ngồi theo chữ và số ghi trên vé, cũng có thể nhờ người soát vé tìm dùm. Mấy người soát vé tay cầm đèn pin soi đúng vào mặt sau ghế ngồi cho từng người khán giả. Giữa suất diễn, có khi họ cũng làm công việc kiểm tra để phát hiện người "coi cọp". Tuy gắt gao là thế, nhưng cứ khi gần vãn tuồng là cửa rạp hát được mở ra, xả giàn cho bà con bên ngoài vào xem tự do. Không khí ở cuối rạp chộn rộn lên một lúc với những tiếng ồn, nhưng không bao lâu tất cả lại trật tự vì tuồng sắp kết thúc thì bao giờ cũng hấp dẫn, lôi cuốn người xem nhất.

Cảnh vãn tuồng cũng rất sinh động. Người ta ra về bằng cửa chính và cả cửa hông. Ra cửa hông phía trái của rạp là gặp ngay những hàng quán bán đủ thứ thức ăn, nghi ngút hơi nóng và mùi vị hấp dẫn. Phía bên kia đường có tiệm mì Liên Viên Viên. Lề đường bên này thì thường bày bán khô mực, ốc luộc, mấy thứ trái chua như cóc, ổi... và khách thường là các bác xích lô, bác tài xe lam ngồi lai rai chờ khách hoặc dân nhậu thứ thiệt ở địa phương. Người không ăn hàng và bàn tán về vở tuồng vừa xem thì ra đường gọi xe xích lô hoặc lên xe lam đậu chờ sẵn. Có đêm người về đông, xe ít, mẹ con tôi đã phải đi bộ hơn hai cây số về nhà. Đi ngang khu Đài Kỷ Niệm mà phía bên phải đường còn nghĩa trang họ đạo Khiết Tâm, tôi cứ phải níu sát người mẹ tôi.

 

***

 

Ở trên đường Phan Chu Trinh bây giờ, về phía trái ngày ấy là một bên hông chợ Biên Hòa, có một khoảng đất trống kha khá là bến xe lô, xe ngựa chở bạn hàng. Kề bên bến xe là rạp hát Vạn Khánh Hưng là rạp được xếp thứ nhì của Biên Hòa, sau rạp Biên Hùng. Ở đây đặc biệt chuyên chiếu phim Ấn Độ mà phim nào cũng có ít nhất là một bài hát được diễn viên hát trọn bài rồi còn hát lại! Rạp Vạn Khánh Hưng phục vụ giới khán giả bình dân trong ấy có nhiều chị bán sạp hàng trong chợ Biên Hòa, nhiều anh tài, lơ xe lô, xe lam, xe ngựa... nên coi ra nó cũng hết sức "bình dân". Ghế ngồi xộc xệch, sàn rạp có những chỗ ướt sũng và âm thanh thì đứng ngoài bến xe cũng nghe thấy ì xèo. Người mới đến lập nghiệp ở Biên Hòa ngày nay chắc khó có ai ngờ được ở khu vực này từng có một rạp hát như thế.

Sau này, ở đường dọc bờ sông Đồng Nai, có thêm rạp hát Lido được xây dựng hiện đại hơn rạp Biên Hùng, nhưng không hiểu sao ở đây lại ít khán giả đến xem.

Ngày ấy, trước khi chiếu phim chính, bao giờ khán giả cũng được xem một phim hoạt hình và một phim thời sự đen trắng. Rồi sau khi trên màn ảnh hiện lên dòng chữ nhắc nhở mọi người không được hút thuốc lá trong rạp hát, thì phim chính mới bắt đầu được trình chiếu. Bởi vậy có nhiều khán giả mua vé rồi nhưng không vào rạp ngay, họ ngồi uống nước, uống cà phê, hút thuốc lá cho đã rồi canh giờ phim chính bắt đầu chiếu mới vào rạp.

Tôi có một kỷ niệm không thể nào quên. Đó là lần đi xem phim ở rạp Biên Hùng. Năm ấy tôi mười bốn tuổi, đang nghỉ hè và sắp vào học lớp đệ Tứ trường Ngô Quyền. Như tôi đã kể, dù sức khỏe chung thì kém nhưng có lẽ được tẩm bổ thường xuyên nên vóc dáng tôi khá lớn, mười bốn tuổi mà trông tôi như một thanh niên mười bảy, mười tám. Dĩ nhiên, gương mặt tôi còn rất "khờ trân". Đêm ấy là đêm 1 tháng 5, rạp Biên Hùng chiếu phim "Chuyến đi thứ bảy của hoàng tử Sinh Bá", một phim màu thần thoại màn ảnh rộng. Tôi xin phép cha mẹ, một mình đi xem phim. Mười giờ tối vãn phim, mọi người ra về. Ngay trước cửa rạp tôi thấy một chiếc xe cây (xe của cảnh sát chế độ cũ) đậu sẵn và mọi người khi ra cửa đều bị xét giấy. Tôi không đem theo giấy tờ gì vì nghĩ rằng mình còn nhỏ. Nhưng cái dáng dấp cao lớn đã hại tôi khiến tôi bị đẩy lên xe cây trong sự ngạc nhiên lẫn hết sức lo sợ. Một lúc sau, chiếc xe cây chở số người bị bắt vòng qua phía bên kia đường, nơi có Ty cảnh sát (Văn phòng của Ty này nay được dùng làm trụ sở cho một đơn vị của Thành phố Biên Hòa, nằm sát công viên Biên Hùng, hàng rào xây bằng đá xanh khổ lớn đã được đập bỏ). Tôi đỏ hoe mắt khóc khi phải đứng chung trong một căn phòng tạm giam chật hẹp cùng những người lớn mà trong câu chuyện họ nói với nhau, tôi biết trong số họ có người là du đãng, có người là gái ăn sương... (và không biết có ai trong họ là dân anh chị ở khu "Đất Thánh Tây", Dốc Sỏi, nhận ra tôi là thằng bé bệnh hoạn ngày nào?). Tôi đợi mãi mới thấy một người cảnh sát đi tới gần chỗ mình, liền lấy hết can đảm gọi anh ta để xin được tha cho về. May sao, đó lại là một người ở cùng khu Phúc Hải với tôi. Anh ấy ngạc nhiên hỏi tôi:

- Sao em lại đi coi phim vào tối nay?

Tôi được bảo lãnh cho về. Dẫn tôi ra tận cổng Ty, anh cảnh sát cùng xóm mới nói với tôi:

- Hôm nay là ngày 1 tháng 5, ngày lễ Lao động, lễ lớn của Việt Cộng nên người ta kiểm soát để bắt Việt Cộng, em biết chưa?

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi, một đứa trẻ mười bốn tuổi, được biết rằng có những người là "Việt Cộng"!

 

***

 

Từ hồi học lớp Nhất trường Khiết Tâm, tôi đã biết tiệm ảnh Phạm Lung. Ở một góc đường thuộc khu ngoại biên chợ Biên Hòa, có hai mặt tiền, tiệm ảnh nổi tiếng này có nhiều thuận lợi. Ngày ấy Biên Hòa dường như chỉ có tiệm Phạm Lung và tiệm Bửu Quang trong khu chợ là hai địa chỉ làm ảnh được tín nhiệm nhất.

Những bức ảnh đen trắng được cho màu của các cô gái, chàng trai bảnh bao được phóng lớn, lộng khung đặt ở tủ kính quay ra đường vừa giới thiệu tay nghề của tiệm ảnh, vừa có nhiệm vụ "rao hàng". Không lạ gì khi người ta thấy có những cô bác đứng tuổi, những thanh niên nam nữ và cả bọn học trò chúng tôi dừng chân trên lề đường đứng ngắm một bức ảnh mẫu nào đó. Diện tích của tiệm ảnh Phạm Lung không rộng lắm. Nơi tiếp khách ngoài mấy cái tủ kính trưng bày, thì cái quầy giao dịch, thu ngân cũng chiếm gần hết chỗ. Khách đến chụp ảnh sẽ đăng ký ở đây, lấy giấy hẹn, trả trước một số tiền rồi đến ngày lấy ảnh sẽ trả nốt số còn lại. Phòng chụp hồi ấy có cái máy chụp phim lớn khổ 6x9cm hay 4x6cm đặt trên giá ba càng, chính bác Phạm Lung tuổi trung niên, dáng người phục phịch đạo diễn cho khách ngồi trước phông, tùy theo khách chụp ảnh kỷ niệm nghệ thuật hay chụp ảnh làm thẻ. Ngồi nghiêng qua một bên, ngẩng đầu lên một chút, duỗi chân cho thoải mái..., bác nói với khách hàng sửa lại tư thế cho tới khi ưng ý. Cuối cùng, khi cái đèn chụp ảnh đã nhóa lên và ông chủ tiệm ảnh chui đầu ra khỏi cái khăn đen trùm kín cả bộ máy chụp ảnh, là một tấm ảnh đã được chụp xong. Ảnh đen trắng rất bền. Tấm ảnh tôi chụp dán vào học bạ hồi lớp Nhất đến nay vẫn còn rất rõ, dù đã hơn bốn mươi năm qua đi.

Thỉnh thoảng, gia đình tôi cũng đi lên tiệm Phạm Lung chụp ảnh kỷ niệm giống như thói quen của nhiều gia đình thị dân thời ấy, khi mà máy ảnh cá nhân còn chưa phổ biến, vẫn là "của hiếm" chỉ dành cho những người giàu có hoặc phóng viên báo chí. Không chỉ chụp ảnh những người trong gia đình, chụp chung hay chụp riêng với trang phục của mình hoặc mượn của tiệm chụp ảnh, người ta còn mời cả bà con lối xóm thân tình đi chụp chung rồi rửa ra hai tấm, phóng to lộng khung treo trên tường phòng khách mỗi nhà.

Hồi mười lăm tuổi, thi đậu Trung học đệ nhất cấp, tôi được cha tôi mua thưởng cho hai vật rất quý: một là cái máy chữ hiệu Olympia của Ý mà theo luật thời ấy phải khai báo sử dụng với chính quyền, có bản mẫu chữ đính kèm; còn một là cái máy ảnh của Nhật khẩu độ 2,8, tốc độ đến 1/500 giây. Cả hai đều được mua ở đường Lê Lợi, Sài Gòn. Tôi ghi tên, đóng học phí để học đánh máy ở trường dạy đánh máy của ông Cao Đình Huề, khu gần rạp hát Biên Hùng, được cấp chứng chỉ tốt nghiệp loại khá hẳn hoi. Còn chụp ảnh thì chính anh chủ tiệm bán máy ảnh ở Sài Gòn hướng dẫn cho tôi những thiết đặt cơ bản về khẩu độ, tốc độ và khoảng cách. Nhờ học giỏi môn Lý năm đệ Tứ có phần quang học, hiểu rành rẽ thấu kính hội tụ và phân kỳ, nên tôi tiếp thu sự hướng dẫn này khá nhanh. Hồi chụp cuộn phim đầu tiên 24 “pô”, đi rửa ảnh thấy chỉ hỏng vài tấm, tôi sung sướng lắm, nhưng cứ có ai hỏi xem ảnh thì đỏ bừng mặt lên! Có chuyện ít ai ngờ là ngay hồi đó tôi đã được mời đi chụp ảnh... đám cưới! Số là một anh giúp việc nhà tôi cưới vợ, cha tôi quyết định mừng cưới bằng một tập ảnh đám cưới mà tôi được giao nhiệm vụ đi chụp. Tôi hồi hộp lắm nhưng cũng muốn thử sức mình một lần xem sao! Kết quả không đến nỗi tồi. Khi đem tập ảnh được rửa đến nhà cho chú rể, cô dâu mới xem, cả hai anh chị đều khen “đẹp” (đến nay tôi vẫn còn nghi ngờ lời khen này!). Tôi được giữ lại, chú rể đãi tôi một chầu nem chua Thủ Đức và nhất định ép tôi phải uống hết một ly bia!

Từ ấy trở đi, vào những ngày nghỉ hoặc buổi tối, trong nhà tôi bắt đầu vang lên những tiếng lách cách gõ máy chữ của tôi. Tôi cũng làm quen dần với những cuộn phim 24 hoặc 36 "pô", quen với việc đạp xe đạp lên tiệm ảnh Phạm Lung gửi tráng phim, rửa ảnh. Có thể xem đó là bước khởi đầu rất vô tình cho tôi đến với công việc viết văn và làm nghệ thuật sau này – việc không hề có trong ước mơ tương lai của tôi ngày ấy.

 

***

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Năm 201912:19 SA
Khách
Kỷ niệm xưa bao giờ cũng đẹp. Cám ơn bạn đã khoi lại cho tôi ký ức về rạp Biên Hùng .
01 Tháng Hai 20128:00 SA
Khách

Cảm ơn tác giả đã viết một bài viết thật hay. Mong được đọc thêm nhiều bài viết khác.
Mến,
thuỵvi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2018(Xem: 6456)
Một xã hội đa văn hóa, đa dạng trong một thể chế tự do, dân chủ, luật pháp công minh với một chính phủ can đảm, sáng suốt và bao dung
08 Tháng Mười 2017(Xem: 9700)
Tại California hằng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 7 tại city Industry. Western Insurance là một trong những nhà tài trợ cho chương trình này
09 Tháng Bảy 2017(Xem: 7785)
hội ái hữu Biên Hòa xin đuợc phép chuyển đến quý đồng hương và thân hữu nếu có sự quan tâm
10 Tháng Ba 2017(Xem: 7648)
Trần gian chỉ là cõi mộng / Sinh tử tử sinh / Có chăng chỉ một chữ Tình / Tình chiến hữu, tình bạn bè.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 8812)
chân thành cảm tạ lòng nhiệt tình của tất cả anh em BCH đã bỏ thời gian, công sức cùng nhau hợp tác làm vang danh Trường mẹ trong tinh thần "Cư An Tư Nguy" bất diệt.
03 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7305)
thời tiết se lạnh, nhưng vẫn không ngăn được những bước chân, những tấm lòng đang hướng về người đã khuất.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13251)
Đêm đó chúng tôi cười giởn rất tự nhiên và vui đến nổi không để ý các quan khách đã ra về từ bao giờ.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 7591)
Xin thành kính tri ân và bày tỏ lòng hãnh diện vô bờ bến của thế hệ chúng tôi."
26 Tháng Tư 2016(Xem: 7523)
Còn “tam trụ” là thầy Hiệp, thầy Hùng và thầy Phương hầu như là thường xuyên có mặt trong những lần họp mặt ở Bắc California.
06 Tháng Ba 2016(Xem: 8216)
Đặc biệt địa điểm nầy cũng được ban tổ chức chuẩn bị cho tiệc tiền hội ngộ. Vui hơn bao giờ hết và uống rượu không say bao giờ
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8202)
Do Thích Nữ Như Thủy ( cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa ) thuyết giảng
02 Tháng Tư 2015(Xem: 7929)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu cùng đến tham dự
09 Tháng Ba 2015(Xem: 10736)
Hãy vui lên, và đến với nhau, những người bạn cùng lớp, cùng khóa, cùng trường trung học Ngô Quyền BH, thân mến của tôi ơi.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 16849)
“Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
04 Tháng Ba 2015(Xem: 8968)
Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đang chuẩn bị cho dự án, công tác và sinh hoạt để đánh dấu 40 năm định cư của Người Việt Tỵ Nạn
03 Tháng Ba 2015(Xem: 8723)
như còn lưu luyến phản ảnh tình đồng hương qua buổi sinh hoạt có ý nghĩa trong một buổi chiều Chúa Nhật đầu Xuân Ất Mùi.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 8885)
Đây là một điểm son cho một mái trường nhỏ bé, nhưng đã có những trái tim kiên định lập trường quốc gia
23 Tháng Hai 2015(Xem: 7832)
Hình ảnh Lễ Thượng Kỳ Đầu năm Ất Mùi 2015 tại Trung tâm Thương mãi Eden, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ
07 Tháng Hai 2015(Xem: 7723)
nước Úc đã cưu mang chúng ta và nhờ đó mà các thế hệ con cháu của chúng ta về sau cũng được hưởng một cuộc sống an bình trên một đất nước tự do.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 8333)
Với họ, đây không chỉ là công việc mà còn là niềm đam mê và nỗi khắc khoải khi không có thế hệ kế thừa.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 15673)
Nhìn lại, mái tóc đã pha muối tiêu. Tình cảm vẫn như ngày xưa. Xin cám ơn cuộc đời.Một ngày vui qua mau.
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6934)
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6847)
Trước thềmThánh lễ, Lưu Lãng Khách xin chúc quý huynh đệ cùng thân quyến hạnh phúc an lành, vui hưởng một Giangsinh ấm áp trong rực rỡ hồng ân
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14825)
Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7333)
Ngày chủ nhật 16/11 mưa lạnh buổi sáng sớm nhưng trời quang mây tạnh buổi trưa chiều, cũng như lòng người Melbourne, nắng ấm từ đây.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 8287)
Tuồi đã về chiều, dù sống nơi đâu trong hoàn cảnh nào, đồng hương Biên Hòa luôn đến với nhau cùng thời ấu thơ và những ngày chung học
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7742)
Lễ Kỷ niệm 63 năm thành lập Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hơn sau trăm quan khách Quân-Cán-Chính & Hậu Duệ và Đồng Hương Việt Nam Cộng Hòa tham dự
28 Tháng Chín 2014(Xem: 8377)
Như vậy, tính đến hôm nay, vào năm 2014, số người Việt định cư tại Úc khoảng chừng 233,460 người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 8069)
Cám ơn người bạn dễ thương. Biết đường tui sẽ thường thường tới ...bưng.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 9553)
Hai anh chị Phương Loan và các cháu tận tình với khách mời từng đợt đến và về. Thức ăn tráng miệng thì cũng đủ cả
30 Tháng Tám 2014(Xem: 7523)
Đến hẹn lại lên, hôm nay bạn bè lại gặp gỡ nhau nơi tư gia bạn Nguyệt Ánh. Mỗi lần gặp gỡ nhau, quân số lại tăng lên
23 Tháng Tám 2014(Xem: 8674)
Họ là ai! Sống đời dũng cảm Áo trận giày saut đi trên mây gió..
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15027)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15521)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7931)
Ngày Quân Lực 19/06 là cái mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn quân đội thống nhất lãnh đạo
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 7317)
Ngày nay dù lưu lạc nơi xứ người nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi thời gian đã khoác lên vai những bộ quân phục
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 7767)
Đã có trên dưới 500 đồng hương đến với đêm văn nghệ gây quỹ "Bước Chân Việt Nam"
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16282)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
19 Tháng Năm 2014(Xem: 7110)
chúng ta phải lật đổ lũ Việt Cộng bán nước, dân tộc và đất nước ta mới được thái bình.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 7938)
Với tinh thần "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây" chúng ta cùng tụ hội về đây để kính nhớ đến công đức của các ngàì
06 Tháng Tư 2014(Xem: 7976)
với vóc dáng ấy tôi liên tưỏng đến các đàn chị và những người gái bạn Ngô Quyền, một thời son sắc nay đang song hành với thời gian, trong đó có chị Hoàng Sĩ Cư.
31 Tháng Ba 2014(Xem: 7525)
Qua thời gian biết bao bạn bè chung lớp chung trường chưa biết được tin, cũng như chưa một lần tận mặt, kỷ niệm xa rồi vẫn là nỗi nhớ không quên.
31 Tháng Ba 2014(Xem: 7522)
Tôi cũng nhớ về kỷ niệm thời học trò, bè bạn. Dũng cục xương cũng được tôi nhắc đến trong một bài viết về trường xưa, lớp cũ.
31 Tháng Ba 2014(Xem: 7467)
Một duyên may gặp gỡ đàn em, đàn anh, đàn chị Ngô Quyền, để cùng có một ước mơ “Mỗi năm chỉ có một ngày”
12 Tháng Ba 2014(Xem: 7324)
Một ngày vui trong tình thân ái. Còn hiện hữu thì hãy cứ vui khi sức khỏe còn cho phép.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 7561)
nhưng mãi đến hôm nay tôi mớí cảm nhận được sự ấm áp nầy, khi đưa tay cho chị Chu Diệu Thi nắm lấy
05 Tháng Ba 2014(Xem: 7922)
Làm sao nhận ra để sống tốt với tha nhân và biết đem niềm vui đến mọi người. Cái khổ cái đau không ai tránh khỏi…