Hồi đó, tôi và thằng Bự sống cùng trong một xóm nhỏ tên là NÚi ĐẤT, một xóm nghèo nàn thuộc tỉnh Biên Hòa mà cư dân phần đông là những người lánh nạn chiến tranh khắp cả nước kéo nhau về mong tìm một chốn an bình để cùng nhau gậm nhấm nổi buồn chinh chiến.
Tuy nghèo nhưng tình nghĩa xóm làng rất đậm đà, suốt tuổi thơ tôi và nó cùng vui đùa đi học chung một lớp một trường thời tiểu học. Hai đứa tôi đi học xa nhà lắm, mãi tận Tam Hiệp cách xa cả đến 7,8 cây số ngàn. Hàng ngày hai thằng tôi mỗi đứa 1 con ngựa sắt rong ruỗi đến trường tìm con chữ. Học ngày 2 buổi nên phải giỡ cơm theo để ăn trưa, quảng đường quá xa nên tụi tôi phải khởi hành rất là sớm, tờ mờ sáng là đã phải ca bài ngựa phi đường xa thằng ốm rượt thằng ròm. Một bữa kia mãi lo ngó trời ngó đất hai đứa cùng tung vô đống mía không biết của ai để bên lề đường, thế là cơm nước rớt văng tung tóe làm hai thằng mếu máo thu dọn đồ đạc nén nhịn đau tiếp tục đến trường. Trưa đó tụi tôi ôm nhau ngủ cho qua cơn đói bụng.
Lại có lần chiều về ngang chợ Tân Mai, nó bị xe Lam tông ngã bị thương hơi nặng.Tôi phóng thật nhanh về xóm báo cho nhà nó hay. Tôi chạy một mạch mà không biết mệt. Nhìn nó co ro đau đớn nằm trên giường bệnh tôi vừa sợ vừa thương nó vô cùng, cứ thầm mong cho nó đừng có chết.
Thằng Bự và tôi là hai thái cực tuy là bạn thân lúc nào cũng ở bên nhau. Tôi học giỏi còn nó dỡ vô cùng, nhưng chuyện chơi thì lúc nào tôi cũng thua nó bất kể chơi cái gì. Đá cầu , bắn bi, đánh đáo, thảy lổ nó đều hơn tôi. Đi bơi sông tôi bị nó lừa suýt chết đuối một bận. Nó bơi đứng nhưng gạt tôi "nước chỉ tới đây nè" (nách của nó),làm tôi tưởng thiệt long rong một phát. Kết quả tôi bị uống một bụng nước no căng ngở là sắp đi chầu hà bá. Là con trai nên tụi tôi cũng đã mấy lần "so găng" và lẽ dỉ nhiên là tôi thua te tua, nó đánh lộn cũng không thua gì chơi đánh đáo! Dòng đời trôi đi, lên lớp Nhất tôi chuyển trường về Nguyễn Du không còn học chung với nó nữa. Xong trung học tôi lại đi Sài gòn học tiếp rồi bị động viên nhập ngũ khoác áo chinh nhân ngày ngày ôm em 16 lê chân theo chiến trận để thấy mình chưa già đã quên mất những gì thuở ấu thơ có thằng Bự ở trong đó.
Sau 1975 tôi mệt mõi trỡ về nhà, tình cờ gặp lại bác Tám là má nó. Bà ôm
tôi mừng rỡ và ngậm ngùi cho biết nó đã ra người thiên cổ. Đầu năm 68 nó đi chăn bò ở Tân Phong nơi có nhà Nhỏ Mai bạn vàng thân thương một thuở xe bò của Hoàng Duy Liệu rồi theo hay là bị VC bắt vào rừng. Mới đây người ta cho bà biết là nó đã chết ở một nơi nào đó chưa tìm được xác.
Tôi thẫn thờ, không ngờ ngày biết tin nhau cũng là ngày vĩnh biệt . Bự ơi, sao suốt đời hai đứa mình luôn là kẻ đối đầu.Trong cuộc chiến tranh này hẵn có lúc nào đó tao và mày bắn nhau không chừng. Lý do gì mày có biết không hả Bự?
Bây giờ ngồi trên bàn thờ không hiểu mày suy nghĩ gì, riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mãi đến hôm nay.
Bự ơi, tao không có gì để cúng mày cho ra hồn, xin tặng mày mấy câu thơ của thằng bạn hồi học lớp nhứt Nguyễn Du mới tìm ra sau mấy mươi năm.
Tôi về qua xóm cũ Bạn bè ôm đất ngủ Rón rén nén nhang buồn
Chúc cho những người bạn của nhau luôn cảm thấy mình hạnh phúc . Chúc những người bạn của nhau luôn tràn ngập niềm vui và luôn nở những nụ cười tươi trên môi nhé !
Giữa cuộc đời - còn tình yêu khác nữa Tình BẠN ĐỜI - kết ước nghĩa tào khang Cám ơn anh - người bạn đời chung thủy Luôn chung vai gánh vác những nhọc nhằn
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
Hôm qua tui cũng bay lên để rồi rơi xuống cái rầm sau lưng một cái xe cảnh sát may mà tui thắng kịp. Một em Mỹ đen thùi tròn vo dùi cui sổ phạt hiện ra đứng chắn ngang trời đưa hồn tui về niết bàn cực lạc. Chiều về cầm chắc là sẽ gặp Tiên.
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
Vết bánh xe em đi in trên con đường nhầy nhụa trước mặt, rồi đây sẽ bị mưa bụi xóa nhạt nhòa và chắc em sẽ quên lối về...Ừ, nhưng thà được như thế em ạ!
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
Tánh tui hiền lành nên thường hay bị dụ dỗ để rồi ôm đầu máu mà gậm nhắm nỗi buồn. Qua bao kinh nghiệm thương đau biết thân biết phận tui thường ít khi đi đâu, ngày ngày chỉ có đi làm đi nhậu, đi đổ rác, đi tắm rồi đi ngủ
Hoàng Duy Liệu đã đưa chúng ta qua những ngày đi ... vụn vặt. Ngày N 6 là bài mới ra lò của anh, càng đọc chúng ta sẽ tìm được niềm vui như " Ngày xưa tôi đi học...
Người xưa đã nói: “Không lấy thành bại mà luận anh hùng.” Nếu hôm nay chúng ta mỗi năm đến ngày 30 tháng 4 còn ngẩng mặt nhìn đời được là nhờ hào quang của những người đã chết, rửa mặt cho miền Nam. Còn chúng ta sống, kéo dài cuộc sống làm sao để cho khỏi hổ thẹn
Không lẻ ráng kiếm bà vợ mới cùng mấy nhóc con? Mà rồi cũng lỗ thôi nội cái tiền mua tả. Phải chi có cách gì gom tiền phúng điếu trước thì đở biết mấy.
Từ ngày lấy vợ, ông mất dần gần hết bạn bè. Bà cho rằng đàn ông gặp nhau nói toàn chuyện trên trời, dưới đất, không bổ ích gì, không lợi lộc gì. Bà ngăn cản ông gặp bạn bè, và bạn bè đến nhà ông, thì chỉ vài lần thôi, thấy thái độ của bà, họ không đến nữa.
Cho "Tâm " con cảm nhận được " Công Bằng", Cho "Hồn "con luôn được "Kết Huề" Huề trong "Thánh Thiện " và trong " Ân Phúc " Chốn " Thiên Đường" con "thắng" kiếp "VÔ THƯỜNG ".
Tôi mơ đến một ngày không xa lắm chắc chắn sẽ có một buổi họp mặt đông đủ các bạn Tứ 1,2,3. Các bạn ủng hộ ý kiến nầy của tôi nhé. Để Liên Khúc Tình Bạn của chúng ta được mãi mãi vang lên trên quê hương Biên Hòa , nơi mái trường Ngô Quyền thân yêu vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta dù đi đâu cũng nhớ quay về với cội nguồn, với tình thân…
Cali tui ở đang ngày vào Hạ nắng vàng len qua khung cửa ve vuốt bờ vai nên chị em ta vui vẻ rủ nhau mang hoa quả ra phơi cho bớt cái ẩm mốc của mấy cơn mưa ướt át cuối mùa tuần qua.
Bao la biển cả - tình Mẹ rộng Non cao chót vót - đó tình Cha Ôi ! Mẹ Cha yêu kính của đời con Con mấy mặt con vẫn ngỡ mình bé dại Con tóc điểm màu vẫn cứ tưởng lên ba...
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
"Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm." Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.