1:32 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

KHÍ TIẾT SÁNG NGỜI. HUY PHƯƠNG

13 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 9028)


KHÍ TIẾT SÁNG NGỜI.

Anh hùng có sá chi thua được,
Tiết nghĩa nào phai với đất trời.”
(Thủ Khoa Huân)

 
Chúng ta đã biết một nước Nhật anh hùng, người Nhật có trách nhiệm với dân tộc và tổ quốc. Trong chính quyền, các viên chức gây ra sự tổn thất hay tai nạn trong phần trách nhiệm của mình đều tự xử bằng cách nhận lỗi và từ chức.

 Những sĩ quan Nhật lúc sa cơ thất trận biết chọn cái chết cho mình để tròn khí tiết. Trận Okinawa với quân đội Mỹ kéo dài 82 ngày, kết thúc vào tháng 6, 1945, trong những giờ phút cuối cùng biết không giữ nổi đất đai của tổ quốc, ngày 15 tháng 6, trong một hang động lớn, Đại Tá Kanayama, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 27BB tập hợp 102 người còn lại của trung đoàn. Ông ta làm lễ đốt quân kỳ trung đoàn và nói:
“Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, chí hy sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cám ơn anh em đã phục vụ quên mình. Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc, tôi lãnh trách nhiệm về việc này. Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết quân đội Nhật Bản đã anh dũng chiến đấu như thế nào ở Okinawa.”
Đoạn Đại Tá Kanayama rút gươm mổ bụng. Đại Úy Sato chặt đầu người chỉ huy theo đúng nghi thức rồi hô to Tenn Mheika banzai! (Thiên Hoàng vạn tuế), dứt tiếng hô, ông chĩa súng lục vào đầu bóp cò tự sát.
 Cũng trong ngày 21 tháng 6, trong chỉ huy sở của mình tại Mabumi, Tướng Ushijima và mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Sau đó ông viết thư trình lên Thiên Hoàng Hiro Hito báo cáo về tình hình chiến sự tại Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoàng Gia tại Tokyo. Cuối cùng, ông nói với Đại Tá Yahara:
“Đại Tá Yahara, ông cũng như tôi lẽ ra phải tự sát. Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này.”Yahara do đó là sĩ quan cao cấp bên phía Nhật sống sót sau trận đánh và về sau ông đã cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Trận Đánh Vì Okinawa.”

Chiều ngày 22 tháng 6, Tướng Ushijima và Tướng Cho quỳ gối hướng về phía Bắc (hướng Hoàng Cung) vái ba vái và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ cho Đại Úy Sakaguchi chém đầu. Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng, tiếp theo đó bảy sĩ quan tham mưu cùng tự sát. Ngày 2 tháng 7, trận Okinawa chính thức chấm dứt.
Hai tháng sau trận Okinawa, trong giai đoạn cuối cùng của Đệ II Thế Chiến, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima and Nagasaki của Nhật Bản, sáu ngày sau, 15 tháng 8, 1945, Nhật Hoàng mới dứt khoát chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam, đồng ý đầu hàng. Biết tin này, một số sĩ quan trẻ trong quân đội Nhật định làm đảo chính, định tiêu diệt phái chủ hàng và buộc nhà vua chấp nhận quyết chiến đến cùng. Nhưng cuộc đảo chính đã không xẩy ra, khi lệnh đầu hàng ban ra, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đã tự sát, trong đó có Bộ Trưởng Lục Quân Anami, Đại Tướng cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Sugiyama, Đại Tướng Tư Lệnh miền Đông Tanaka… --- --------------------------- Vào tháng 4 năm 1975, khi quân đội Cộng Sản đang trên đường tiến vào Nam Vang, người Mỹ đã mời Thủ Tướng Sirik Matak và toàn bộ chính phủ Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Đỏ sát hại. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Thủ Tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho đại sứ Mỹ tại Nam Vang là ông John Gunther Dean. Lá thư đầy nghĩa khí và tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng, tử vi thần,” nhưng cũng đầy cay đắng như sau:

“Tôi chân thành cám ơn lá thư của quý ông, và ngỏ lời đưa tôi đến bến bờ tự do. Tôi thì không thể rời bỏ nơi này một cách hèn nhát đến thế. Đối với quý ông và nhất là đối với đất nước nhân hậu này, tôi chưa hề tin rằng quý ông có ý nghĩ từ bỏ một dân tộc muốn tìm chọn tự do. Quý ông đã từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi đành bó tay. Quý ông đã rời bỏ chúng tôi, chúng tôi thật lòng ao ước quý ông và quý quốc sẽ tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng hãy nhớ rõ điều này, nếu tôi có chết ngay bây giờ, trên mảnh đất mà tôi yêu mến, thì cũng chỉ vì mọi người sinh ra rồi sẽ có ngày trở về cát bụi. Tôi chỉ có một lỗi lầm là đã tin vào người Mỹ các ông. Xin ngài, người bạn quý, nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của tôi.”

(Hoàng Tử Sirik Matak)

Khi Khờ Me Đỏ vào toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết, riêng gia đình ông Sirik Matak, từ con cháu đến các người giúp việc trong nhà ông đều bị Khmer Đỏ sát hại.

Trong những ngày cuối cùng của VNCH,
Trước khi người Mỹ quyết định bỏ mặc cho VNCH tự chiến đấu chống cộng sản, Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ đã chính thức gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và mời tổng thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào, cũng như hứa sẽ bảo đảm cho tổng thống một đời sống xứng đáng với cương vị tổng thống cho đến ngày trăm tuổi.
Tổng Thống Trần Văn Hương đã trả lời: “Thưa ông đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi bỏ nước ra đi, tôi rất cám ơn ông. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.” --- Ngày 30 tháng 4, 1975, Saigon thất thủ sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân Bắc Việt, Quân Đội Việt Nam chúng ta không thiếu anh hùng: bốn tướng lãnh VNCH đã tự sát, đó là Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Vùng 2 Chiến Thuật, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Vùng 4 Chiến Thuật, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó vùng 4 chiến thuật, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh SĐ5BB. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã dùng độc dược, và ba tướng lãnh sau dùng súng ngay tại Bộ Chỉ Huy của mình.

Cũng như Đại Tá Kanayama, trung đoàn trưởng Trung Đoàn 27BB của trận Okinawa, Tướng Vỹ của Bình Dương đã triệu tập một phiên họp bất thường, thật ngắn ngủi, để giải thích cho mọi người rõ lệnh đầu hàng. Ông nói: “Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là đầu hàng… Vì tôi là một tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Tôi nghĩ thân làm tướng là phần nào đã hưởng vinh dự và ân huệ của Quốc Gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi.”
Cảm thấy nỗi nhục thất trận, không phải chỉ hàng tướng lãnh. Cấp tá như: Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long, đã tự bắn vào đầu, chết dưới chân tượng TQLC trước Quốc Hội, Trung Tá Trần Đình Chi, An Ninh Quân Đội đã tự sát tại văn phòng ông ở Biên Hoà. Một hạ sĩ quan Quân Cảnh đã kết liễu đời binh nghiệp của mình tại Biệt Khu Thủ Đô, và Nhiều binh sĩ Nhảy Dù đã choàng vai vây vòng tròn với nhau trên đường lui ở Ngã Ba Ông Tạ, cũng như những toán TQLC trên bãi biển Tư Hiền (Ngã Tư Bẩy Hiền), với những quả lựu đạn mở chốt để cùng chết với nhau.
Quyết định chọn cái chết là khó, nhưng cái chết diễn ra rất nhanh, chọn sự sống là dễ, nhưng sự sống kéo dài làm người ta tủi nhục.
Trong khi đó ngày 7 tháng 5, 1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Tướng chỉ huy De Castries đã ra đầu hàng, bị bắt làm tù binh và được trao trả sau Hiệp Định Genève. Ông rời quân ngũ năm 1959 và qua đời năm 1991 tại Paris, Pháp. Ông có trở lại thăm chiến trường xưa nhưng không hề ca tụng kẻ thù.(Đại Tá De Casriies được Chính Phủ Pháp thăng lên cấp Thiếu Tướng khi đang bị vẫy hãm trong lòng chảo Điện Biên. Tổng Thống Pháp muốn Đại Tá tuẫn tiết ở đó. Nhưng…..)Trái lại Đại Tá Bigeard, bị bắt tại Điện Biên Phủ, sau 50 năm đã ca tụng kẻ thù và chê quân đội Pháp. Tương tự như vậy, bên cạnh những hào kiệt đã tuẫn tiết, quân đội chúng ta cũng có những mạt tướng không chịu chết cho đời thương tiếc, mà sống để lại ô danh và tủi nhục cho đồng đội đã hy sinh xuơng máu cho sự nghiệp, chạy về quị lụy ôm chân kẻ thù xưa. Bên cạnh những anh hùng, cũng có những kẻ hèn hạ phản bội.
Chúng ta liên tưởng đến hai câu thơ của Cụ Phan Bội Châu:
Dù lịch sử, cha ông thây kệ
Nhục hay vinh họ kể gì đâu!
Người xưa đã nói: “Không lấy thành bại mà luận anh hùng.” Nếu hôm nay chúng ta mỗi năm đến ngày 30 tháng 4 còn ngẩng mặt nhìn đời được là nhờ hào quang của những người đã chết, rửa mặt cho miền Nam. Còn chúng ta sống, kéo dài cuộc sống làm sao để cho khỏi hổ thẹn Huy Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2012(Xem: 8484)
Tóc nào còn mãi vấn vương Sợi nào còn mãi nhớ thương một đời
02 Tháng Chín 2012(Xem: 7690)
Ông Trời ngồi rảnh nghĩ việc đời Quá buồn ông tạc tượng để chơi Hai tay nắn nót ông thêm bớt Bóp méo, vo tròn tạo thành người
01 Tháng Chín 2012(Xem: 8024)
Cà phê ngưng giọt đong đưa Tóc bay theo gió nên trưa quên chiều Bây giờ ngồi giữa cô liêu Khuấy quanh nỗi nhớ những chiều cà phê
31 Tháng Tám 2012(Xem: 7699)
Em làm ơn lấy cái hình ông bụng bự đi băng qua bến xe VT xuống dùm anh, hổng phải anh Dũng của em đâu, cái ông đó hình như là anh em gì đó của thằng Hạnh Tân Ba.
31 Tháng Tám 2012(Xem: 66884)
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. - Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.. - Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui. - Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá…
19 Tháng Tám 2012(Xem: 58253)
Bọn tao hứa sẽ đủ đầy họp mặt. Dù mầy quê xa Mộc Hóa đồng chua. Thắp nén nhang thơm viếng mẹ già nua. Để tưởng nhớ công sinh thành dưỡng dục.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 27226)
cuộc sống luôn có những bất trắc với nỗi đau và hạnh phúc, nhưng niềm vui có được là biết mang đến cho nhau những nụ cười và cùng cầu nguyện may mắn, an lành cho nhau.
16 Tháng Tám 2012(Xem: 24439)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng.
13 Tháng Tám 2012(Xem: 64022)
Những gì cuộc sống hôm nay. Rằng mai còn có thấy ngày đó không? Cho anh gửi trọn ước mong. Cô mười ba hỏi lòng buồn hay vui?
13 Tháng Tám 2012(Xem: 68359)
Thời anh tù tội đã qua Sao cơn bão tố, phong ba hãy còn Lời tình ấp ủ đầu non Cái nghèo hăm hở bào mòn ước mơ
11 Tháng Tám 2012(Xem: 7539)
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây
11 Tháng Tám 2012(Xem: 63508)
Lần theo tiếng gọi Ngô Vương. Lên yên tuấn mã dọn đường quân đi. Mai kia lỡ cuộc hồi qui. Chống gươm, cuối mặt, hồn quỳ khóc than.
05 Tháng Tám 2012(Xem: 8486)
Khi ta nói miệt vườn, quê hương chùm khế ngọt, nó như vậy, uống ly rượu nho vùng Bordeaux ta uống cả quê hương bầu trới Bordeaux… La De cũng vậy
01 Tháng Tám 2012(Xem: 68149)
Rồi giây phút, bình minh như đến sớm. Hồn mở ra, tâm tư chớm thảnh thơi! Và chợt nhận, Em còn yêu nhiều thế! Tim nồng nàn dập sóng mãi hồn Em.
01 Tháng Tám 2012(Xem: 8237)
Con người vốn sinh từ hoang dại, Đã mang dòng huyết quản nhân từ. Đã yêu thiên nhiên từ trứng nước. Đã yêu người khi mới nằm nôi.
01 Tháng Tám 2012(Xem: 9026)
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi. Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 8645)
Thời buổi này mà ly dị và chỉ có một đứa con để trả tiền cấp dưỡng thì đúng là có PHƯỚC quá rồi. Ông có phứơc hơn tui.Tui mà phải đứng như ông chắc là phải thêm cái lon và con chó nhỏ trước mặt. Ha ha ...
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 75436)
Rượu nồng tháng bảy chưa khui Tình như thác đổ reo vui rộn ràng Mai này theo gió lang thang Tay ôm kỷ niệm lệ tràn hoen mi.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 70770)
Những gì của ngày xưa thân ái. Xin giữ bên nhau giây phút cuối đời. Bởi cuộc đời như gió thoảng mây trôi. Tình bè bạn vẫn hằng vĩnh cửu.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 7945)
Con trai cái tính thích đùa Chọc con gái giận xong mua tặng quà Tặng nàng bằng một cành hoa Xong rồi xin lỗi thôi mà lỗi anh
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 30182)
Chúc cho những người bạn của nhau luôn cảm thấy mình hạnh phúc . Chúc những người bạn của nhau luôn tràn ngập niềm vui và luôn nở những nụ cười tươi trên môi nhé !
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 8604)
Hoàng hôn đi xuống phần đời. Bình minh ló dạng chân trời của con. Chữ TÂM gìn giữ vuông tròn. Mai sau ta hãy không hờn trách nhau.
19 Tháng Bảy 2012(Xem: 9254)
Tròn xoe đôi mắt, anh thầm trách: Sao mà Trlẩn thẩn thế hỡ em? Hỡi bà già khốn khổ của tôi ơi! Hỡi bà già BIÊN HÒA của tôi ơi
19 Tháng Bảy 2012(Xem: 76788)
Giữa cuộc đời - còn tình yêu khác nữa Tình BẠN ĐỜI - kết ước nghĩa tào khang Cám ơn anh - người bạn đời chung thủy Luôn chung vai gánh vác những nhọc nhằn
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 31057)
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28355)
Vậy là chết tui rồi! Cái"anh Hạnh" này chơi tui tới bến. Mấy cô em đó ngồi chung trên xe cã ngày mà bây giờ mới báo động làm sao tui trốn kịp đây?
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 28475)
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 29082)
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 8804)
Em trốn Chùa, trốn Chúa . Trốn Phật, trốn Nhà thờ . Chạy theo mối tình si. Em - Tín đồ tội lỗi ...!
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 9703)
Nếu lầm lỗi cả đời em mặc kệ Đừng có hòng năn nỉ dỗ dành chi Con đường tình dài lắm hãy nghĩ suy Vì khi yêu là chịu nhiều vất vả
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 9265)
Cõi trần gian,có gì vui để mà luyến nhớ? Trải một đời đau khổ triền miên ... Bây giờ em vẫy tay từ tạ . Cùng hành trang cho một chuyến đi xa!
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 9086)
ta nghe trong tiếng mưa rả rích, tiếng vọng tình yêu ở một miền.
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 28603)
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 30200)
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 8039)
Hôm qua tui cũng bay lên để rồi rơi xuống cái rầm sau lưng một cái xe cảnh sát may mà tui thắng kịp. Một em Mỹ đen thùi tròn vo dùi cui sổ phạt hiện ra đứng chắn ngang trời đưa hồn tui về niết bàn cực lạc. Chiều về cầm chắc là sẽ gặp Tiên.
17 Tháng Sáu 2012(Xem: 27820)
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
12 Tháng Sáu 2012(Xem: 8200)
Dưa leo chấm với cá kèo. Chữ nghĩa tui nghèo xin bạn đừng chê.
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 32100)
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 9306)
Vết bánh xe em đi in trên con đường nhầy nhụa trước mặt, rồi đây sẽ bị mưa bụi xóa nhạt nhòa và chắc em sẽ quên lối về...Ừ, nhưng thà được như thế em ạ!
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 31154)
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
31 Tháng Năm 2012(Xem: 9271)
Tánh tui hiền lành nên thường hay bị dụ dỗ để rồi ôm đầu máu mà gậm nhắm nỗi buồn. Qua bao kinh nghiệm thương đau biết thân biết phận tui thường ít khi đi đâu, ngày ngày chỉ có đi làm đi nhậu, đi đổ rác, đi tắm rồi đi ngủ
27 Tháng Năm 2012(Xem: 13464)
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi. Đưa tiền người giữ khỏi lôi thôi Đến nay, tôi hiểu thì tôi đã… Làm lỡ đời trai, muộn mất rồi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 8987)
Hoàng Duy Liệu đã đưa chúng ta qua những ngày đi ... vụn vặt. Ngày N 6 là bài mới ra lò của anh, càng đọc chúng ta sẽ tìm được niềm vui như " Ngày xưa tôi đi học...
20 Tháng Năm 2012(Xem: 9142)
Ừ thì có thể ông Thành bị khuyết tật nên ông không thấy nhưng mà...còn chúng ta? Có thấy chi không? Cái nỗi bơ vơ ngơ ngẩn...Không người lái.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 10079)
Một mai ta có qua đời Nụ hôn hàm thụ ngậm ngùi ngàn năm Vài hàng thư viết sang thăm Hỏi em thỉnh thoảng có năm chiêm bao?
11 Tháng Năm 2012(Xem: 16841)
Một mình tay chống tay chèo Xuôi theo vận nước khó nghèo do ai?
10 Tháng Năm 2012(Xem: 9541)
Ngày xưa chân sáo thênh thang, áo mũ ,cân,đai gửi tặng chàng. Có phải vó câu người viễn xứ? để tường vi héo đón Xuân sang
10 Tháng Năm 2012(Xem: 9517)
Không lẻ ráng kiếm bà vợ mới cùng mấy nhóc con? Mà rồi cũng lỗ thôi nội cái tiền mua tả. Phải chi có cách gì gom tiền phúng điếu trước thì đở biết mấy.
10 Tháng Năm 2012(Xem: 26888)
Từ ngày lấy vợ, ông mất dần gần hết bạn bè. Bà cho rằng đàn ông gặp nhau nói toàn chuyện trên trời, dưới đất, không bổ ích gì, không lợi lộc gì. Bà ngăn cản ông gặp bạn bè, và bạn bè đến nhà ông, thì chỉ vài lần thôi, thấy thái độ của bà, họ không đến nữa.
09 Tháng Năm 2012(Xem: 8890)
Một hôm sóng nhỏ nhớ làng xưa Nương theo mây gió cũng bằng thừa. Sóng tìm đá cũ còn đâu nữa?? Cát bụi thời gian đá nhạt nhòa..........