12:22 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

THƯƠNG TIẾC BẠN ĐỒNG MÔN - ĐỖ CÔNG LUẬN

17 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 27726)

THƯƠNG TIẾC BẠN ĐỒNG MÔN.

  Chiều ngày 13/6/2012, sau một ngày ở Bà Rịa để dự đám tang người cậu họ, tôi vừa về nhà. Chuông điện thoại reo lên, bạn Đinh thiên Thọ gọi đến, báo tin bạn Trần văn Võ, cựu học sinh Ngô Quyền khóa 8, bên lớp thất 4 Anh văn, đã mãn phần sau thời gian lâm bệnh. Vì thi hài bạn còn đang ở Vũng Tàu, tang lễ chưa biết sẽ tổ chức nơi đâu, nên ngày giờ viếng tang các bạn sẽ báo sau. Lại thêm một người bạn học nửa ra đi.
  Nhớ lại, tháng 7/2011, bạn Bùi hiếu Thuận, là bạn tiểu học với tôi, cũng là bạn học của lớp thất 4 niên khóa 1963-1970, đã ra đi trong sự tiếc thương của bè bạn. Từ đó, tôi và các bạn lớp thất 3 Pháp văn, đã kết nối được với các bạn lớp thất 4 Anh văn, tạo sự cảm thông và chia sẽ ngọt bùi với nhau. Ngày hôm sau, Thọ gọi đến tôi, báo là các bạn sẽ tổ chức viếng tang vào lúc 19 giờ ngày 15/6/2012, và nhờ tôi thông báo đến các bạn bên lớp thất 3. Nhờ có sự chuẩn bị trước một ngày, nên các bạn đến thăm viếng đồng môn khá đông đủ, trừ những bạn ở xa. Khi chúng tôi đến nơi tang lễ, đoàn hộ niệm của phật tử, có lẽ của Đại Giác cổ tự, đang tụng kinh cầu siêu cho bạn. Bạn bè mang đến cho bạn một vòng hoa tiếc thương, nhang đèn, và mỗi người thắp cho bạn một nén nhang để rồi sẽ mãi mãi cách xa. Gần 50 năm bạn bè biết nhau, từ ngày vào đệ thất trung học Ngô Quyền cho đến những ngày tháng nổi trôi theo vận mệnh đất nước. Giờ tất cả đã qua tuổi 60, từ từ đi xuống con dốc cuộc đời...
  Tôi trở về nhà, làm công việc mà bạn bè giao phó, báo tin cho bè bạn ở phương xa. Mail tôi vừa chuyển đi được hơn nửa tiếng đồng hồ, tôi đã nhận được hồi âm của bạn Huỳnh hữu Thọ, bạn chung lớp thất 3 với tôi.

"Hi Luận,
Xin Đưa tiễn một bạn học Ngô Quyền,
Bạn Trần văn Vỏ đã ra đi.
Cảm Ơn Bạn Luận đã thông báo,"

Huỳnh Hữu Thọ.

  Sáng ngày hôm sau, tôi mở trang web, ngo-quyen.org, hội Ái hữu cựu học sinh trung học Ngô Quyền đã có lời chia buồn của thầy cô, bè bạn đến gia đình chs. k 8 NQ Trần văn Võ. Bạn Võ ơi, thầy cô và bè bạn vẫn còn nhớ đến bạn, người con xuất thân từ trường trung học Ngô Quyền của niên khóa 1963-1970.
  Buổi trưa về nhà, tôi mở hộp thư ra đọc, có mail của bạn Tiêu Hồng Phước từ Long Beach gửi đến cho tôi và vài người bạn.

"Luận ơi năm 2011 tao về Biên Hòa tiếc không gặp đựoc Võ mà nay thì Võ đã ra đi rồi .Nhớ trong lớp có 3 V là Trần quảng Vân ,Lê thành Vạn và Trần văn Võ ( không biết tao có nhớ đúng họ ,tên của 3 tên nầy không ? ) Mỗi ngừơi một số mệnh ,mày cho tao gửi lời Chia Buồn đến gia đình cũa Võ .Nguyện cầu Hưong Linh bạn Trần văn Võ sớm siêu thoát nơi cõi Niết Bàn .
 Nam Mô A Di Đà Phật ."

Bè bạn ở phương xa vẫn không quên bạn học chung lớp. Tôi liền viết thư trả lời cho bạn.

"Hồi đó tao ở lớp thất 3 Pháp văn, nhưng kế bên lớp tụi mầy nên tao quen biết nhiều. Khoảng đầu tháng 7/2011, trong đám tang Bùi hiếu Thuận, anh em gặp lại, thân quen nhau trở lại, có chuyện vui buồn là a-lô... Hôm họp mặt với N.H.Đức có Võ từ Vũng Tàu về dự,do Đinh quang Huyên chở về, vì Huyên làm nghề xây dựng ở Vũng Tàu. Hôm Toàn về, anh em có rủ ra Vũng Tàu thăm nó, tao có công việc nên không đi được. Tình cảm bạn bè như vậy là quý quá. Sáng nay ngồi uống cà-phê ở đình Tân Lân,có Quang mập nửa, Vạn có kể chuyện anh em thời lận đận, lúc sau 30/4. Nó với Võ có nhiều kỷ niệm , phải lên rừng làm củi, kiếm cơm...Buổi viếng tang có Trần quảng Vân, coi đẹp lão lắm, lớp mầy đi khá đông đủ, thằng Đồng xỉn không đi được.Thọ Huỳnh Hiệp cũng có chuyển lời chia buồn. Vạn nói sẽ chỉ cho mấy đứa con của Võ mở trang web NQ để xem lời chia buồn của Ái hữu NQ dành cho cho gia đình các cháu. Gia đình của Võ cuộc sống cũng còn hơi khó khăn, còn lấn cấn với anh chị em, nhưng đem về tổ chức lễ tang ở nhà cha mẹ ruột thì tốt quá. Tình cảm anh em vậy là rất tốt . Đứa nào đi trước thì bạn bè tiển đưa đông đủ. Những gì còn lại sau 40 năm thì dành cho nhau, cố gắng sống tốt đẹp cho đến cuối đời. Đó là quan niệm của tụi tao, những đứa còn lại ở quê nhà. Đoàn hữu Hiệp đang về quê ở Đồng Tháp nên có gửi lời chia buồn. Thôi thì xin chúc nhau những gì tốt đẹp nhất. Kỷ niệm bạn bè không thể nào quên."
                            Đỗ công Luận

Đến tối, tôi lại nhận được vài lời ngắn ngủi của bạn Trần văn Khỏe, nguyện cầu cho bạn.

Cám ơn Luận báo tin,
 
Nguyện cầu hương linh bạn Võ được nhẹ nhàng siêu thoát.
 
Khỏe

Và trưa nay, tôi nhận được lá thơ đầy xúc động của Nguyễn hữu Đức, gửi cho tôi và vài người bạn.
Khi tôi về sanh hoạt với thầy cô, bè bạn qua trang web nhà, Đức cũng là người có gửi mail thăm hỏi tôi, sau bạn Nguyễn hữu Hạnh và Châu kim Mỹ.

"Thật là bất ngờ.
Vừa mới đi xa về, mở email ra coi mới biết tin Võ đã mất.
Đời vô thường thật.
Mới gặp lại Võ ngày nào mấy tháng trước.Thấy nó có hơi ốm.Mắt trũng sâu,nhưng mình nghĩ không đến nổi nào.
Bửa họp mặt ở nhà hàng trên Cây Chàm ,mình không bao giờ quên được ,phải cố cầm nước mắt khi chỉ có 3 đứa trong nhà vệ sinh ( Phạm duy Mở,mình và Võ ),mắt của Mở cũng đỏ hoe khi ôm hôn Võ ,Duy Mở đã hôn bạn một cách thật tình ,không còn cái hôn nào thấm thiết tình bạn hơn thế nửa.Tình bạn là vậy.Không ngờ đó là nụ hôn tiển biệt giữa Võ và Mở mà mình là chứng nhân.
Nam 1979 , cả ba có cùng một kỷ niệm những ngày khốn khổ ,đi làm củi trên Bảo Chánh Long Khánh .Ngày đêm đốn cây rừng,cưa ,bó thành bó ,vác từ rừng ra ga xe lửa có hàng chục cây số,xe lửa chưa đến ,Công an đã gom sạch ...
Mình cũng đã thấy Mở "dzúi" tiền cho Võ một cách kín đáo và Võ trả lại không muốn nhận.Mình nói ; bạn bè ... mầy cất đi.
Võ ,sau 75 ,bạn bè đi hết ,tứ tán. Được ở lại, bị ở lại, chúng minh ba đứa ,tao ,mầy, Vạn những tối bên nhau ,1 ly cà- phê đen... biết bao là kỷ niệm ... giờ thì ở tuổi xế chiều, bạn bè lục đục về, họp mặt lại thì mầy ra đi vĩnh viễn, để lại bao thương xót cho bạn bè.
Võ, đi sớm hay muộn rồi cũng phải đi. Nếu đi như mầy là một giải thoát...thì mầy sẽ hơn những người còn ở lại biết bao nhiêu nổi thống khổ.
Cầu chúc hương hồn mầy sớm được siêu thoát."
 Đức.

 Hôm viếng tang bạn Võ, Phạm duy Mở cũng có tặng cho tôi và vài người bạn, tập thơ văn của anh ghi chép lại từ ghế nhà trường cho đến hiện nay. Anh cũng có cùng chung quan điểm với tôi là lưu trử lại những gì của tim óc mình trong suốt cuộc đời vui ít, buồn nhiều. Về nhà, tôi có đọc qua tập thơ văn đó và phát hiện có một bài anh viết về bạn mình, nét mực còn chưa ráo. Thông qua Thọ, tôi nói với anh là sẽ phổ biến cho thầy cô, bạn bè cùng đọc. Anh đồng ý.

 Trường xưa, lớp cũ. Tình bạn thuở học trò.
  Thế là lại một bạn đồng môn của tôi nằm xuống. Trong máy phone của tôi có một cuộc gọi lở và tin nhắn. " Bạn Võ đã mất. Người gửi, Đinh thiên Thọ." Tôi chỉnh sửa thêm chữ R.I.P vào số máy của Võ trong danh bạ. Nó là chữ R.I.P thứ hai sau Bùi Hiếu Thuận. Đành rằng ở tuổi chúng tôi, sự ra đi của mỗi bạn là quy luật, không trước thì sau. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận nó. Thế nhưng mỗi tin báo thì tim tôi lại xúc động. Tôi vốn là người đa cảm.
  Tên anh là Trần văn Võ, chơi thân với tôi từ năm thất 4. Hết đệ nhất cấp anh không học nửa, vào quân đội. Võ hiền lành, ít nói. Cha đã mất, anh ở với mẹ và dượng kế.
Không chung nhà mà một gian bé con con liền kề đấy.
  Sau biến cố 1975, Võ, tôi, và Lê thành Vạn, mỗi ngày bám theo xe lửa lên Trảng Bom, Bàu Cá để lấy củi cao su. Một thời gian, Võ, tôi, Nguyễn hữu Đức lên Bảo Chánh, thuộc Long Khánh, làm rẩy. Có lẽ tôi, và cả Võ không quên được cái đêm đau khổ mà cả hai từ Bảo Chánh, băng rừng ra đường xe lửa, chỗ có cây cầu nhỏ ngang con suối để chờ xe lửa chậm lại đu lên về Biên Hòa, nhưng không được. Đêm hôm đó, chúng tôi phải vất vưởng trên cánh đồng hoang. Thật là khổ sở.
  Sau này, Võ và Vạn cùng làm bốc xếp kho thương nghiệp Biên Hòa....Nhưng Võ không may mắn như Vạn, vì Vạn chuyển qua làm tài xế, có nhà cửa ngon lành ở Biên Hòa. Võ phiêu bạt lên Bà Rịa, Vũng Tàu. Trong quảng thời gian nhiều năm, qua Vạn, tôi biết hoàn cảnh Võ khó khăn lắm.
  Gần đây, Nguyễn hữu Đức về thăm quê nhà, tôi gặp anh trong cuộc liên hoan lớp tại quán Cây Dừa cùng với Đức. Tôi, Đức, tặng ít tiền để giúp anh, nhưng nói tế nhị là tiền đi xe. Tiếp đó, Nguyễn hữu Hạnh, Võ văn Khoa và Trần an Toàn cũng về quê nhà và chung vui với chúng tôi tại quán Cây Dừa. Nghe nói, Toàn có lái xe chở các bạn đến thăm anh bị bệnh tại Bà Rịa, Vũng Tàu. Nhưng tôi không được thông tin nên không thăm anh được.
  Tại một thời điểm nào đó ta hiện hữu, rồi cũng đến một thời điểm nào đó ta không còn tồn tại. Đó là quy luật. Kiếp sống là một đoạn thẳng AB. Chết là hết, chỉ còn tình cảm để lại trong lòng người thân và bè bạn.
 
 Anh là bạn tôi, người bạn thuở học trò lớp cũ, trường xưa Ngô Quyền. Hôm nay tiễn biệt anh, cầu xin linh hồn anh thanh thản và siêu thoát trong cỏi vĩnh hằng.
 Biên Hòa, 15/6/2012.
 Phạm Duy Mỡ ( Bút danh Phạm Duy Ánh ).

 Tình bạn là như thế đó. Nhất là tình bạn chung trường, chung lớp của trung học Ngô Quyền, Biên Hòa. Từ những mái tóc xanh giờ đã bạc màu theo mưa nắng thời gian. Nhưng kỷ niệm vẫn sống mãi trong ta. Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời. Xin dành một phút suy tư cho người vừa nằm xuống. Lại thêm một khoảng trống trong mỗi chúng ta.
 Biên Hòa, ngày 17/6/2012.
 Đỗ Công Luận.

Còn những thằng bạn khởi đầu từ Thất 4, giờ ở nơi xa xôi hơn nửa vòng trái đất, cũ̃ng không tránh khỏi tâm trạng bàng hoàng nhớ đến bạn... VĨNH BIỆT TRẦN VĂN VÕ.

Những thầng bạn...
Phạm Quốc Bửu, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Xuân Hiệp, Nguyễn văn Hòa, Võ văn Khoa,Nguyễn Thành Long, Phạm Thái Nam, Bùi Công Nguyên, Đỗ Đình Tâm, Nguyễn văn Tuyết

Các bạn thân,

 Một trong những người bạn cùng học với chúng mình thời trung học vừa mới qua đời,đó là bạn Trần Văn Vỏ,Vỏ rất hiền lành,từ nhỏ đã bất hạnh,mồ côi cha ,gia đình không được khá giả,tuy vậy cũng đã vào Ngô Quyền cùng học với tụi mình từ lớp đệ thất đến đệ tam.Đã vậy còn bị động viên sớm nên phải rời trường đi lính khi chưa được thi tú tài phần một. Như các bạn đã biết Vỏ tình nguyện đi Quân Cảnh cùng với Nguyễn Văn Bông và Lê bá Kim. Với các bạn Tứ 4, Vỏ có lẽ đã tạm chia tay từ lúc Vỏ được thầy Huân chọn qua học chung với nữ học sinh lớp Tam B1 ; với mình, Khoa ,Giang Hưng,Thông,và Tường, thì Vỏ còn học chung thêm một năm nữa, lớp tam B1. Mặc dù đi lính nhưng Vỏ đã không nản lòng trong việc học.Vỏ đã thi đầu tú tài một sau đó.Mình còn nhớ Vỏ có hỏi ý kiến mình xem có nên khai bằng cấp để đi học khóa SV SQTB Thủ Đức không.Sau đó Vỏ có về Biên Hòa để thi Tú Tài phần hai và Vỏ đã thi đậu năm đó.Được biết năm 75 Vỏ đang học năm thứ ba trường luật. Phục thay cho người có chí. Vỏ của chúng mình là Vỏ hiền lành,chăm chỉ ,Vỏ làm tròn bổn phận người trai thời chiến,Vỏ không khỏe khoắn về thành quả của mình. Có thể nói mình và Vỏ khi trước gặp nhau thường-nhất là sau 1975. Có một lần mình bị QC dẫn về đồn QC ở bờ sông vì lý đó quân kỷ. Ông QC giải giao mình cho người trực đồn hôm đó.Ngó lên thấy lù lù ông bạn Trần văn Vỏ đang ngồi ghế xếp.Vỏ hỏi mày đi đâu đây ?.Mình trả lời,không giấy tờ tùy thân ( thẻ Căn cước quân nhân cầm để có tiền đi phép ) bị dẫn về.Sau khi gọi xác nhận hồ số lý lịch,thế là mình và Vỏ đi uống cà phê ,nếu không bị muỗi cắn đêm đó cho mà biết. Vỏ uổng cà phê.Vỏ hút thuốc.Vỏ đánh bida.Có lần mình bắt gặp bạn lén dời qủa bi khó đánh thành giò gà. À thì ra vậy mà mình cứ bị thua hoài. Đi Phú Quốc về Vỏ có cho mình bộ cờ tướng cẩn xa cừ rất đẹp. Nhớ những lúc hai đầu cưa cây trong rừng ở Bảo Chánh,vác từng bó củi ra ga xe lửa ,ngũ bờ ngũ bụi,nhảy xe lửa cũng nghề nhiếp như ai...

Ngồi nhớ lại- buồn quá ,Vỏ đã ra đi ra đi thiệt rồi.Mãi mãi mình không quên được đôi mắt trũng sâu của bạn khi mình về gặp trong tháng 11 vừa qua và cũng không quên cái ôm ,cái hôn của Mở đã giành cho Vỏ để chứng tỏ một tình thân,thương. Cảm ơn Đinh Quang Huyên đã ghé chở Vỏ về Biên Hòa để bạn bè có dịp thấy mặt bạn lần cuối. Mình hay tin trễ,mọi chuyện cũng đã qua rồi. Các bạn ở VN thì đã có đến viếng tang,chia buồn cùng gia đình VỎ cho nên mình có nói chuyện với Khoẻ về ý định là quyên góp nơi bạn bè cùng lớp ,có chút it gởi về giúp cho các con của Vỏ.Khỏe đồng ý ngay,vậy bạn nào muốn đóng góp xin gởi về Khoẻ

Cảm ơn.Đức

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Bảy 20127:00 SA
Khách
Nguyễn Hữu Đức gọi điện thoại báo tin buồn Trần Văn Vỏ đã mất sau thời gian dài bệnh hoạn. Mình vẫn nhớ học chung với Vỏ lớp Anh văn ở Ngô Quyền. Vỏ to con, hiền lành rất được lòng bạn bè. Học xong Ngô Quyền Vỏ đi QC. Tâm thì đi Thủ Đức, sau nầy thỉnh thoảng về phép có gặp Vỏ ở Biên Hòa. Giòng đời thay đổi từ sau 4/1975, bạn bè tứ tán khắp nơi. Mỗi người có một số phần. Mình xin góp lời với các bạn tiếc thương Trần văn Vỏ đã tạ từ cuộc đời cay nghiệt ra đi. Xin có lời chia buồn cùng gia đình vợ và con của Vỏ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 498)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3008)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2989)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1412)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1799)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2622)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 4971)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6253)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7764)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13613)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5540)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7092)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8308)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6708)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6033)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7490)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6437)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9904)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6434)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6714)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9411)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8681)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6596)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6427)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”