Mổi sáng đi làm tui thuờng lái xe leo qua vài cái núi đồi,
cao có thấp có. Đôi khi đường vắng trước mặt không có xe khi gần đến chỗ đất trời
giao tiếp có cái mặt trời đỏ hồng đang thò đầu lên tui tăng tốc độ cho chiếc xe
bay vút lên để có cái khoái cảm như là sẽ bay vào vủ trụ thinh không mộng tưỡng
ngang qua thiên đàng thấy tiên kiều diểm..
Hôm qua tui cũng bay lên để rồi rơi xuống cái rầm sau lưng một
cái xe cảnh sát may mà tui thắng kịp. Một
em Mỹ đen thùi tròn vo dùi cui sổ phạt hiện ra đứng chắn ngang trời đưa hồn tui
về niết bàn cực lạc. Chiều về cầm chắc là sẽ gặp Tiên.
- Oh ! Bye... Bay.
Hoàng Duy Liệu
Vụn vặt ngày đi - N7- Hoàng Duy Liệu
Tánh tui hiền lành nên thường hay bị dụ dỗ
để rồi ôm đầu máu mà gậm nhắm nỗi buồn. Qua bao kinh nghiệm thương đau biết thân biết phận tui thường ít khi đi đâu, ngày ngày chỉ có đi làm đi
nhậu, đi đổ rác, đi tắm rồi đi ngủ. Cuộc đời cứ lòng vòng như thế theo tháng ngày dần trôi, chán lắm ! Đôi khi thèm nghe một tiếng oanh vàng thỏ thẻ :
- Đi hông anh?
Mà hổng dám.
Hôm lể vừa qua tui lại bị dụ khị. Cái người đưa tui vô cái vòng khỗ hạnh cũng chẳng phải là
ai xa lạ chi, cái mụ lẩn quẩn bên tui hơn hai mươi mấy năm dài.
Đang ngồi chơi game ăn đấm bóp với nhỏ con gái thì bà ta rề rề đến :
- Ông đi với tui lại đàng này một chút.
Đang thua te tua tui quen miệng trả lời, tay vẫn bấm lia lịa :
- Hổng đi đâu em, hết tiền rồi.
- What?
Ngẩng đầu lên thấy mụ ta ăn mặc hấp dẩn sang trọng
lại còn thoang thoảng Chanel 5 tui bắt đầu có cái cảm giác không được an toàn nên liền chuyển ngữ qua English 101:
- Leave me alone please !
Bà ta bắt đầu mở máy dụ dổ người khờ muôn thuở :
- Đi dự party Baby shower mí tui, cái đám này toàn là con gái trẻ măng không hà, ông sẽ thích.
Bị nhấn ngay chổ hiểm tui đứng bật dậy:
- Thiệt hông?
- Sao không? Phải trẻ mới có chửa chứ lị !
À há. Lâu quá rồi tui quên ba cái chuyện đó.
Khuân
vác xong ba cái món quà tặng lẩn một nồi cà ri bánh mì bự tổ chảng chất
lên xe xong tui leo lên cái ghế số 2 kế bên tài xế như mỗi lần tui đi xe đò ở VN.
Bả la lên :
- Ông lái đi , tui mang giày cao gót.
Nghe
có lý nên tui đành phải miển cưởng nghe theo chứ thật ra lúc nào đi chung xe tui thường hay để bả lái. Cảnh sát có bắt thì bả lảnh đủ, tui đâu có tội tình chi. Lại không phải bị nghe hét vào mang tai mấy tiếng Quẹo, quẹo... Chạy chạy này nọ. Khổ cái là mụ ta đôi khi ra vẻ ta đây cũng biết tiếng Việt chơi lên vài tiếng làm tui nghe như là " Well...well " nên tui...chạy thẳng.
Đến nơi chưa kịp đảo mắt một vòng xem em nào măng trẻ ra sao cho nó đã thì bà ta lại dặn dò :
- Tụi này là lính mới của tui, ông phải chào hỏi niềm nỡ chừ đừng có giữ cái tật ngồi im mà...Ngắm ! nghe chưa !
Thì phải để từ từ coi đẹp xấu ra sao đã chứ, tui đâu phải là Mỹ trắng Tây đen gì đâu mà gặp ai cũng khen tưới xượi hột sen lên. Nghĩ là thế nhưng tui vẫn lặng lẻ khiêng cái nồi cà ri. Tránh voi chẳng xấu mặt nào mấy bác ạ.
Như thường lệ vợ tui lắc lư đi trước bấm chuông tui tà tà ôm nồi theo sau. Cái cản sau của bà này hơi cũ nhưng coi nó tưng tưng cũng đở buồn.
Cánh cửa mở tung một em Mỹ trắng mặc mu mu*
với cái bụng phình ra ôm lấy vợ tui hôn hít lia lịa. Nhớ lời vợ dạy tui
nhoẻn miệng cười duyên:
- Congratulation ! Chúc mừng! Chúc mừng .
Cái nồi cà ri sóng sánh tuôn trào theo tiếng hét lanh lảnh:
- Tui đâu có chửa !
Thôi chết tui rồi ! Lại mang họa vào thân.
Trên đường về bà tài xế vừa nhấn ga bằng cái chân không vừa giảng giải :
- Ông dở thiệt đó ! Ngó gái mấy mươi năm mà hổng biết cái chi hết trơn.
- Thì tại cái bụng nó bự. Tui vớt vát.
Bả cho tui một bài " Sơ đẳng Bụng bự ".
- Đàn bà bụng bự có nhiều kiểu ông phải biết. Bụng người đang mang thai thì bự nhưng chỉa ra đàng trước còn bụng bự vì mập thì nó phệ xuống
dưới, biết chưa?
Tui vọt miệng :
- Như bụng của bà vậy hả?
Hên là tui có đeo dây an toàn để không kịp thấy cái air bag phình ra trắng phêu như cái bụng bự. Thôi thì :
- " Well " !
Hoàng Duy Liệu
Vụn vặt ngày đi- N 6- Hoàng Duy Liệu
Nhà tui có 3 xâu chìa khóa đủ bộ cho khóa nhà và khóa xe cho hai vợ chồng và ông con, người này có thể lái xe người kia và ngược lại. Tuy là vậy nhưng chỉ có má con nó mượn xe tui chứ tui thì không bao giờ sử dụng phương tiện giao thông của bà già và con nít. Bà xả thì làm biếng đổ xăng, thằng nhóc thì hết tiền nên cứ cuối tuần là leo lên xe tui mà lái tỉnh bơ. Chìa khóa nhà thì chỉ có mình tui xài, má
con nó lúc nào cũng gỏ cửa hay là hả miệng mà la.
Hôm sáng thứ Hai tuần này sửa soạn đi làm nhưng không tìm ra xâu chìa khóa. Chạy kiếm
lòng vòng trong nhà ngoài ngỏ thậm chí còn chạy vô giường ráng tung mền nạy cái mông bx lên mà tìm cũng chả thấy đâu. Bị mất ngủ bả chửi tui:
- Chắc là ông lại bỏ quên ở cái quán của con nào rồi chứ gì. Đồ già lẩm cẩm ! May mà cái đó nó dính.
Ha
ha... Nói như người mê ngủ ngàn năm. Cái xe của tui nằm chình ình ngoài
kia, bỏ quên chìa khóa thì làm sao tui lái về? Ừ thì may cho bà thiệt đó .
Thôi kệ ! Hơi đâu mà lý sự cùn với người không biết chửi lộn, tui đành mượn xe của thằng con. Nó ra giá:
- Chiều về nhớ đổ cho con một bình đầy nha.
Hừm ! Mẹ mí con. Đồ tư bản bóc lột dân nhược tiểu.
Đi
cày về gặp đúng lúc bà bạn của vợ tui rề xe tới. Chưa kịp Hello Mrs Big
thì bà ta đã ve vẩy xâu chìa khóa của tui cười ngỏn nghẻn:
- Tui mang trả chìa khóa lại cho ông nè ! Bả bỏ quên trên cái ghế xích đu nhà tui.
Nhìn bà ta te te ụt ịt chạy vô nhà kiếm bx mà tui thầm lo cho cái...xích đu.
Thì ra bx tui lấy cả xe lẩn chìa khóa của tui đi chơi nhà bạn đêm qua rồi bỏ quên ở đó. Nhưng mà sao bả dìa? Nghĩ hoài không ra tui bỏ vô nhà hỏi ý kiến của người có bộ óc đời mới nhứt trong gia tộc.
Nhỏ con gái suy nghĩ hồi lâu rồi kéo vai tui xuống thì thầm:
- Chắc là có cái ông nào ở gần đây có một xâu chìa khóa giống như của Ba.
- !!!
hdl
Vụn vặt ngày đi- N 5- Hoàng Duy Liệu
Không người lái
Hôm
nay đọc trên mạng tui thấy có tin nhà tranh đấu cho nhân quyền tên Thành gì đó ở bên Tàu sẽ được cho đi Mỹ du học cùng gia đình. Vui quá nhỉ ! Thế là phe ta đã giải cứu thêm một anh hùng xả thân tranh đấu cho nhân quyền. Ông Thành từ nay sẽ được tự do để mà làm rất nhiều chuyện mà không phải lo sợ bị tù đày hay tạm giam tạm giữ chi nữa. Ông và gia đình sẽ rất là bận rộn lo chạy gạo, thi lấy bằng lái xe, mua bảo hiểm đủ loại vân vân và vân vân .... Hai mươi bốn tiếng trong một ngày ông phải lo nghĩ nhiều chuyện rất ư là
mới mẻ chưa từng làm qua bao giờ nên rất là đau đầu nhức óc, tối về ông
lại phải còn lo làm home work. Hy vọng ông không phải rửa chén hay đổ rác như tui.Thế thì ông còn bao nhiêu sức lực và tâm trí để mà lo cho dân nghèo dân khỗ ở quê xa. Chắc là phải đợi đến weekend may ra. Ồ ! Mà cũng chưa chắc là vì có thể cuối tuần này Ông còn phải lo xuống phố Tàu gởi tiền về cho bà con họ hàng nữa chứ ! Rốt
cuộc thì cả cái xứ Tàu lại thảnh thơi mà chế biến đồ giả đồ dỏm đồ độc hại đầu độc toàn thế giới mà không còn ai chống đối nữa. Buồn buồn thì lấy ghe ra biển bắt vài tên đánh cá nghèo rớt mồng tơi cho vợ con chúng nó khóc chơi. Xứ Mỹ Tây thì sẽ lại tiếp tục được mua thấp bán cao lợi nhuận tràn dâng người người hỉ hả. Thời buổi kinh tế khó khăn này nếu không còn ba cái sweet shop ở đâu đó bên kia bờ Thái Bình Dương thì cầm chắc là đại đa số dân Mỹ sẽ không có cái gì mà mua cho nổi. Một tỷ dân Tàu có nhân quyền thì có ăn thua chi tới cái ghế Tổng thống Mỹ hay là CEO của bao hãng xưỡng liền đâu nhưng mà giá hàng hóa ở Walmart chỉ cần lên vài phần trăm thì sẽ có triệu người buồn mà bỏ phiếu cho kẻ khác mặc
dù nó cũng như tui.
Công bằng mà nói thì cái đám đệ tử của anh Mao cũng đã kiên trì mà đeo đuổi một công trình có quy mô rộng lớn mà tui thích. Ấy là họ đã và đang cố gắng chế tạo người đẹp trên toàn quốc. Hổng phải đại đa số là " Gái một con " đó hay sao?
Thôi thì Mỹ Tàu anh em mình tính như thế này nhá !.....!
Hèn
chi mà cái danh sách những nhà tranh đấu cho nhân quyền Trung Cộng đang
sinh sống ở Mỹ ngày càng dài...thòn ra và bần dân Trung Cộng ngày càng dài cổ ra mà chờ cho trời sinh ra một nhà tranh đấu khác.
Ừ thì có thể ông Thành bị khuyết tật nên ông không thấy nhưng mà...còn chúng ta? Có thấy chi không? Cái nỗi bơ vơ ngơ ngẩn...Không người lái.
Tôi đọc trang Hội ái hữu Biên Hòa không phải ở Việt Nam, mà là ở một đất nước xa xôi cách VN nửa vòng trái đất. Tôi đã tìm thấy lại cái tình người ấm áp mà chỉ thật sự cảm nhận có ở quê hương.
Em làm ơn lấy cái hình ông bụng bự đi băng qua bến xe VT xuống dùm anh, hổng phải anh Dũng của em đâu, cái ông đó hình như là anh em gì đó của thằng Hạnh Tân Ba.
cuộc sống luôn có những bất trắc với nỗi đau và hạnh phúc, nhưng niềm vui có được là biết mang đến cho nhau những nụ cười và cùng cầu nguyện may mắn, an lành cho nhau.
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng.
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây
Thời buổi này mà ly dị và chỉ có một đứa con để trả tiền cấp dưỡng thì đúng là có PHƯỚC quá rồi. Ông có phứơc hơn tui.Tui mà phải đứng như ông chắc là phải thêm cái lon và con chó nhỏ trước mặt. Ha ha ...
Chúc cho những người bạn của nhau luôn cảm thấy mình hạnh phúc . Chúc những người bạn của nhau luôn tràn ngập niềm vui và luôn nở những nụ cười tươi trên môi nhé !
Giữa cuộc đời - còn tình yêu khác nữa Tình BẠN ĐỜI - kết ước nghĩa tào khang Cám ơn anh - người bạn đời chung thủy Luôn chung vai gánh vác những nhọc nhằn
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
Vết bánh xe em đi in trên con đường nhầy nhụa trước mặt, rồi đây sẽ bị mưa bụi xóa nhạt nhòa và chắc em sẽ quên lối về...Ừ, nhưng thà được như thế em ạ!
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
Tánh tui hiền lành nên thường hay bị dụ dỗ để rồi ôm đầu máu mà gậm nhắm nỗi buồn. Qua bao kinh nghiệm thương đau biết thân biết phận tui thường ít khi đi đâu, ngày ngày chỉ có đi làm đi nhậu, đi đổ rác, đi tắm rồi đi ngủ
Hoàng Duy Liệu đã đưa chúng ta qua những ngày đi ... vụn vặt. Ngày N 6 là bài mới ra lò của anh, càng đọc chúng ta sẽ tìm được niềm vui như " Ngày xưa tôi đi học...
Người xưa đã nói: “Không lấy thành bại mà luận anh hùng.” Nếu hôm nay chúng ta mỗi năm đến ngày 30 tháng 4 còn ngẩng mặt nhìn đời được là nhờ hào quang của những người đã chết, rửa mặt cho miền Nam. Còn chúng ta sống, kéo dài cuộc sống làm sao để cho khỏi hổ thẹn
Không lẻ ráng kiếm bà vợ mới cùng mấy nhóc con? Mà rồi cũng lỗ thôi nội cái tiền mua tả. Phải chi có cách gì gom tiền phúng điếu trước thì đở biết mấy.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.