11:55 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Một chuyến xuôi Nam - Hoàng Duy Liệu

16 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 24335)

Một chuyến xuôi Nam

 

blank

 

 Bà nội vợ tui... à không, có lẽ phải viết như vầy... Bà Nội của vợ tui vừa đúng một trăm tuổi mà bả vẫn còn nhớ đến tui, hổng phải là trong những đêm dài buồn đơn côi đâu nha. Đêm nào bả cũng ngủ một lèo thẳng cẳng đến chừng 5, 6 giờ sáng rồi hả cái miệng không răng đỏ lòm la lên:

- Cái đồ nhét lỗ tai của tao đâu rồi?

 Lẽ ra thì bà nên hỏi cái mắt kiếng của tao đâu rồi mới phải, tui chỉ nghĩ vậy mà không dám có ý kiến chỉ trùm mền ngủ tiếp.

Bả nhớ là vì hơn mười năm về trước có lần tui trổ tài coi tướng cho bả và đã phán rằng:

 - Cở bà sống hơn trăm tuổi vẫn còn xăng.

Làm bà nội chịu quá cười ỏn ẻn cà cà cặp mông trên ghế còn khen:

 - Cái thằng quỷ!

 Làm thầy bói mù nói tầm bậy tầm bạ vậy mà trúng ngay chóc, nên lần sinh nhật 100 chẳn này bả nhứt quyết bắt tui phải đưa vợ con về chầu cùng một lúc với toàn thể đại gia đình nhà vợ, luôn tiện xem coi tui "nui" cô cháu nội út của bả tròn trên, bự dưới tới đâu rồi.

 Hai năm trời đã qua, người tình trăm năm của bả là ông Nội vợ vui vẻ bỏ lại cái xe lăn cho thằng Liệu mà giã biệt tình em lang thang... về đâu nhỉ? Ổng cũng như tui chẳng có đạo nào thì khi chết sẽ đi đâu đây? Thôi thì xin cho tui về lại xóm ga Biên Hòa và lần này thì tui hứa là sẽ quậy chút chút thôi, để cho mấy chị trưa chiều về ngang nhà tui không phải thòng cái cặp xuống mà che cái phần sau nữa, xin cứ an tâm mà thả bước đường chiều bụng đói meo. Cái nghề bắn giàn ná hay giàn thun của tui cũng đã tàn lụn theo tuổi đời nghiệt ngã. Bây giờ mà chị em nào bị tui bắn trúng thì chắc là phải mua nguyên băng hai ba ghế khi đi máy bay.

 Cu ky, lọc cọc đêm trường bà nội vẫn sống một mình thủ tiết thờ chồng, mặc cho mấy ông lão già khằn già sụm trong hội người cao niên vãn ve, lấm lét bày tỏ tâm sự lòng thòng theo kiểu "What did you say?”.

 Nghe tui nói ở quê tui người ta chỉ cần thờ chồng đúng ba năm, là đủ chất lượng đễ được nhà vua phong cho cái tước hiệu Tiết Hạnh Khả Phong, làm bà nội khoái chí la lên:

 -Sang năm tao sẽ đi VN gặp ông vua với mày.

 Bả bị điếc nên lúc nào cũng... la. Có lần vợ tui bảo bả là: bà nội nói nhỏ thôi tụi con nghe được mà, thì bả nheo mắt cười hề hề:

 -Phải nghe mình nói thì mới phê chứ mậy!

 Cái bà già này quậy không thua gì thằng cháu nội trời xa. Nói là người Mỹ nhưng bả cũng như bà con mình đã có một thời thẻ xanh. Hơn tám mươi mấy năm về trước bà nội rời hải đảo mù sương qua đây du học gặp một anh chàng cùng lớp cao lớn, đẹp trai con cháu của Hitler. Mối tình sinh viên một chiều thư viện đã làm cho hai người xin chọn nơi này làm quê hương. Ông già vợ tui thường hay nhắc đến chuyện ông bà nội cãi lộn nhau tối ngày trong thời thế chiến thứ hai và lịch sử đã chứng minh thêm một lần nữa. Anh thắng Đức thua, giận quá ổng gom banh bỏ cuộc chơi, ông nội đã về trời hai năm trước khi chỉ còn vài tháng nữa là đủ 100 tuổi. Bà nội có vẻ hơi buồn buồn khi nhắc đến Euro lẫn Olympic năm nay không còn đối thủ để mà đá banh.

blank

 

 Bà nội vợ tui an hưởng tuổi già trong một cái nhà nhỏ đầy hoa, cùng nhiều đồ cổ ở miền cực Nam nước Mỹ gần biên giới Mễ Tây Cơ, cách xa cái chỗ tối về của tui những một ngày đường lái xe mệt hổng được nghỉ. Những người Mỹ già thường hay sống cô đơn trên đồi vắng một mình, xa con cháu chứ không như ở Việt Nam xung quanh xóm hẻm cháu chắt, bà con lủ khủ như mấy cái ông Luận, ông Chiếu, ông Đạo, ông Sang, bà Lan, bà Lài, bà Bùi Lợi mà tui quen biết ở Biên Hòa. Họ là những ông bà Nội, Ngoại gì mà "kỳ" vậy như tui như mấy cha, mấy chị. Rõ ràng là không có nói tới "mấy em" à nha!

 Ai nói sao thì nói chớ tui thích dưỡng già theo lối quê nhà của mình hơn, thà là sống trong xóm hẻm lèo tèo vậy mà vui phải không? Muốn ăn uống món gì cũng chỉ cần tà tà ra đầu ngõ, buồn buồn thì cà phê bia rượu khô mực, ốc len, sò huyết ở ngay đầu hẻm mà ngắm em đi qua, chị đi lại lắc lư con tàu đi. Thỉnh thoảng, thăm hỏi một câu để nghe cõi hồn lâng lâng qua mấy lời Xí Hứ cười duyên. Rồi còn thêm mấy cái free show đánh ghen, đánh vợ đập chồng, chạy lên chạy xuống rần rần kéo theo sau cả một bầy con nít coi mà phê hết xẩy. Tui vẫn còn bị ám ảnh với cái mặt tròn quay ú nú của một bà lớn, với cây kéo trên tay thình thịch mở đường, cùng với một bầy đệ tử tay cầm hủ muối ớt chạy theo cứ như là Tam Tạng thỉnh kinh. Gần đây tui đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư mới biết bây giờ người ta văn minh hơn nhiều, họ chơi keo dán sắt. Ha ha... “chất xám” đã về đến quê nhà.

 Tui khoái ngồi nhậu ở đầu đường cuối ngõ lỡ mà có xỉn say quên mất đường về thì cũng có sao đâu, xung quanh toàn là bà con lối xóm thân tình. Ai cũng biết ai. Như ở Sài gòn tui đã từng thấy cái bà chị họ, học khóa 6 Ngô Quyền đứng trên lan can lầu 3 mà thòng sợi dây có cột cái gà mên xuống, là có ngay tô mì hay chén chè đậu hủ thơm phứt mùi gừng. Mong sao đất nước, tình thân vẫn còn mãi mãi để tui có một chốn về phơi xương bên cạnh cha ông. Ý quên, ông già tui còn... 

 Sống trên đồi cao gió lộng như bà nội ở cái chốn này, mỗi khi muốn mua một chai bia hay gói thuốc là phải xách xe chạy cả tiếng đồng hồ, tới tiệm thì không có chị Ba, em Bảy để mà cười tình hay là chọc quê một phát, có chăng là mấy ông già Ấn độ hay mấy mụ Đại hàn mặt khó đăm đăm như miếng kim chi giữa trời tháng Hạ. Gái xứ Hàn đẹp cái chỗ nào tui hổng biết, từ trên xuống dưới từ trước ra sau trông như cây thước kẻ, hèn chi mà mấy anh Hàn thích lấy vợ Việt Nam.

 Nghe tin tui xuống núi làm một chuyến vân du, cô cháu ngoại bác Tám hăm hở đứng ra làm một bữa tiệc, để có cớ cho tui cùng đồng huơng vui thêm một lần hội ngộ. Cái cô nàng có "nụ cười ăn ảnh" này ra lịnh cho tui phải ghé qua Los Angeles mà trình diện gia đình cậu Liệu. Ừ thì một công hai ba chuyện vậy, con khờ vợ cũ có đem ra khoe thì cũng chẳng có ai thèm dòm, tui cũng muốn nhân dịp này gặp lại những người xưa năm cũ Biên Hòa thân thương, hiện đang đếm cao tuổi đời từng ngày trên phố Bolsa. Thế là tui chất bà xã cùng hai đứa con lên xe khởi hành một chuyến xuôi Nam.

 

o0o

 Nhà tui có một cái xe van, loại ở VN kêu là xe 12 chỗ ngồi gì đó. Cùng một dạng xe nhưng ở Mỹ này thì chỉ có thể chở được tối đa là 7 người thôi tính luôn tài xế.

 Có nhiều lý do ở cái chỗ khác biệt này nhưng theo tui nghĩ thì ở đây mình chỉ có thể chở được một bà mà thôi và nếu mình đã đi vào cái tuổi hoàng hôn bóng xế chiều tà thì bả sẽ là tài xế kiêm luôn trưởng xa. Nhớ lại mà thầm ghen tức với cái thằng bạn hiện đang ở Vũng Tàu của tui. Xe nhà nó mỗi băng một bà, mà lại còn là xe hai mươi chỗ mới đã chứ. Bất kể là đi với bà nào hay là mấy bà lúc nào nó cũng ngồi ghế số hai đàng trước, oai vệ ngon lành bên cạnh tài xế. Đã vậy còn hùng hổ ra lịnh ghé chỗ này mua chai rượu, chỗ kia món mồi, ngay cả lúc ghé bên vệ đường sắp hàng một dọc bắn bươm bướm, chuồn chuồn.

 Sau khi phải chạy ra chạy vô mấy bận để tắt ga, cúp điện khóa cửa sổ làm tui bực mình thảy luôn con mèo cưng của vợ tui vô trong cái bị chứa thức ăn cho mèo, bự như cái bao bố mua ở Costco cho nó chắc ăn, chứ không khi về có người sẽ càm ràm là con mèo ốm đi vì tại tui không để đủ đồ ăn trên dĩa.

 Xe chạy, lẽ dĩ nhiên là bả lái, ông con ngồi ghế số hai giúp má chạy lạc cả ngày, còn tui thảnh thơi sửa soạn ngủ khò ở băng sau trong tiếng nhỏ con gái ngồi băng giữa lẩm nhẩm dợt bài:

 - Chào Kô...Chào Bak...

 

 o0o

 

Ôm chặt lấy tui bà nội nghẹn ngào:

 - Sao mày già quá dzậy?

Rồi bả cười ha hả:

 - Chắc mày đi trước tao quá!

Được lắm bà nội, cứ như thế mà sống thì mười năm tới mình sẽ lại gặp nhau. Không chừng ngày đó bà sẽ phải thở phì phò mà đẩy xe lăn cho tui vòng quanh Sea World.

Kéo tay vợ tui vô nhà bếp bà nội hớn hở lôi trong tủ lạnh ra chai nước mắm dơ cao lên:

 - Biết có thằng Liệu xuống tao đã tìm mua được cái này, không biết có hợp gu nó hay không nữa.

 Nhìn bà nội vuốt ve chai nước mắm làm tui muốn khóc, cả một đời lang thang bao xứ lạ tui nợ nghĩa ân tình của bao nhiêu người. Tự nhiên thấy mình nhỏ nhoi ngụp lặn trong niềm cảm xúc, tui bước ra ngoài vườn đưa mắt nhìn cây thánh giá lẻ loi, trắng toát giữa nền trời xanh trên nóc nhà thờ bên kia đồi, mà muốn xin một lời nguyện cầu, không phải cho bà nội mà là cho tui.

 Cầu sao mai này đâu đó trong kiếp sau xin cho tui gặp lại cái Bà Nội này.

 blank

Hình bà Nội lúc tuổi xuân thì tóc xanh 80 năm về trước

o0o


 Sáng ngày 25 tháng 7, tui quá giang xe của một ông anh vợ đi về hướng bắc để vợ con ở lại nấu cho bà Nội thêm một bữa ăn trưa. Tui phải đến phố Bolsa Cali trước vì gia đình Lê Văn Trung bạn học Ngô Quyền khóa 8 cũ, con trai của bác Sáu Nhơn muốn gặp tui sớm hơn dự định là chiều nay.

 Phải nói thêm là thằng Trung này gắn bó với tui suốt mấy mươi năm đầu cuộc đời, hai thằng tui học chung trường chung lớp từ Nguyễn Du đến Ngô Quyền rồi đi lên núi Bảo Lộc và cho đến cả lúc cùng đi lang thang Phù Tang Tam Đảo. Tất cả mọi chuyện có vẻ như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của định mệnh, tui với nó lúc nào cũng rất ăn rơ với nhau trong chuyện quậy. Bao giờ tui cũng là thằng "lên kế hoạch" cho nó "thi hành" vì nó thuờng hay trầm ngâm ít nói, cộng thêm cái vẻ bề ngoài hiền lành con nhà giàu dễ lấy lòng tin của bà con. Nó là thằng Trung trong cái chuyện Chánh Già mà tui đã viết trên Cà Phê Cầu Mát đó.

 

blank

 

 Những ngày còn đi học ở Tokyo tui với nó thuờng hay trải chiếu ngồi bệt lề đường, trên phố hippy Hara Juku dụ bán cho mấy đứa con gái Nhật những món lặt vặt, như là cọng kẻm uốn thành tên hay cái huy hiệu phản chiến bằng đồng, để gắn lên ve áo cùng mấy cái vòng đeo tay đeo chân, mà tui với nó hì hục mài dũa chế biến . Thuở đó người ta chưa có đeo khoen khắp mọi chỗ trên thân thể như bây giờ, chứ không thì tui đã có thêm cái nhiệm vụ... đeo thử rồi. Hai thằng tui đã đi trước thời cơ. Tiếc quá ha Trung mập!

 blank

blank

 Nó ngồi bán tui đứng chào hàng kiêm luôn bảo vệ, hai thằng làm ăn khấm khá lắm nhưng mà cái tính sợ con gái của tui từ xóm ga Biên Hòa vẫn còn, nên kiếm được bao nhiêu tiền tối về bao gái Nhật đi Disco A Go Go hết trọi, rốt cuộc hai thằng lại phải nối tiếp những ngày tháng hippy, cho đến ngày tui ra trường cắt tóc đi làm ở tỉnh xa, mất người bảo kê lẫn bạn quậy chiều vàng, thằng Trung cũng cuốn chiếu mà đi làm ông kỹ sư ngành cá hộp.

 Tình nghĩa giang hồ đứt chỉ đường tà từ dạo đó. Vậy mà khi biết tui di cư qua Mỹ nó gởi cho bà chị của nó, chị Lê Thị Thuận một lá thư với đôi dòng gởi gắm thật là thân thương “sát” nghĩa:

 “...Thằng Dũng trơ trọi một mình xin chị liệu mà giúp nó dùm. Rồi thì nó cũng sẽ lang thang…”

 Nhờ thế mà tui có dịp phụ ông Lê Văn Thành anh nó và cũng là em của chị Thuận lái xe truck đi giao nệm giường cho mấy em Mễ được hai ngày khi ghé qua Los thăm chị Thuận. Không biết anh Thành còn nhớ cái gì vui vui ngày hôm đó khi hai anh em mình khiêng nệm lên lầu? Nếu không có mấy thằng Nhật trên San Fran hối thúc trình diện đi làm thì có lẽ tui đã còn xin phụ anh đi giao nệm dài dài.

 Từ xa thằng Trung thấy tui trước, nó kêu lên bằng tiếng Nhật. Giựt mình quay lại để kịp cúi gặp người chào trả lễ vợ nó cùng hai thằng con. Hơn ba mươi năm trước khi tui qua Mỹ, thằng Trung ở lại lấy vợ Nhật và bây giờ tuy đã mang vợ con qua lập nghiệp ở đây mấy năm rồi nó vẫn sống theo lối Nhật, nên tui phải đấu hót với vợ con nó bằng thứ tiếng Nhật cổ lổ sỉ làm hai thằng con lai nó nói:

 -Bác nói tiếng Nhật như mấy ông già.

 -???

 Chỉ có vợ nó là khen tui trông giống zakuza* thiếu mấy cái hình xâm đen đỏ. Ha ha ha... Cả tháng nay rồi sao mà gặp lại ai cũng chơi tui tới bến vầy nè. Chắc phải lặn tiếp bốn mươi năm nữa quá.

 

0O0

 

 blank

 Tiệc mời của Tuyết Hương là năm giờ ba mươi, nên cả nhà tui trình diện đúng ngay 5:30 PM. Chẳng thấy ai. Nghe nói là cỡ 7, 8 giờ bà con mới tới, nên tui cho vợ con chạy một vòng bờ biển hóng gió đại dương còn tui ngồi lại quán đợi. Tui hiểu hôm nay là ngày thường bà con đi làm chưa về, lại gặp ngay giờ kẹt xe rồi còn phải đợi mấy bà trang điểm nữa nên vui vẻ ngồi chờ.

 Sau năm mười phút, tui chợt nhận ra sự hiện diện của mình có vẻ làm cho người trong quán e dè lo sợ cái chi đó, nên tui lãng ra ngoài trước tiệm thấy có bộ bàn ghế bèn kéo ghế ngồi ngắm trời xanh Cali, độ chừng một tiếng đồng hồ cũng chưa thấy ai đến, ngoại trừ một em Mỹ trắng cứ từ trong cái tiệm hớt tóc kế bên đi ra đi vô, ngó tui lom lom một cách là lạ làm cho tui tưởng nó thích tui. Sau đó tui nghe Phạm Hiếu nói là cô ta không thích ai ngồi ở đó nếu không phải là khách đến làm đầu.

 - Ủa? mà nó có nói gì đâu? Tao ngồi phè ra ở đó cả tiếng đồng hồ.

 Ngạc nhiên tui hỏi Phạm Hiếu.

 Dù cho hắn ta không trả lời chỉ ngồi cười cười nhưng tui chợt hiểu. À thì ra cô em cũng biết lựa người mà ăn hiếp. Nhiều khi có cái tướng cô hồn cũng có lợi.

 

blank 

 Cái chị bà con của tui, cô giáo Ngọc Huệ đẹp hiền lành tới trước nhứt, rồi Tuyết Huơng cùng tất cả bà con lần lượt xuất hiện, vợ con tui cũng từ ngoài bãi biển trở về đúng lúc. Thế là tui đành phải trả lại cái ghế cho cô nàng tiệm bên cạnh, mà đứng lên làm một màn giới thiệu cái gia đình nhỏ xíu không giống ai của tui với bà con bè bạn Biên Hòa. Tiếc là không có chị Tuyết Linda. Chỉ sợ lái xe ban đêm lạc đường nên đành ở nhà trông cháu nhưng có nhắn riêng với tui, là nếu có bị con gái ăn hiếp như ngày xưa thì hãy khóc lớn lên:

 -Tui là em của chị Tuyết!

Hà hà ... Tự dưng kiếm được mấy bà chị ngon lành tên tuổi để mà dựa hơi. Đã quá mấy cha!

 

blank 

 Thấy Tuyết Hương bận rộn chạy lên chạy xuống dọn đồ ăn thức uống, làm tui rất là ái ngại nhưng không biết làm sao chỉ ngồi mà nhìn cô nàng khoe ... “Nụ cười ăn ảnh". Mọi chuyện sau đó thì đã có anh chàng tốt bụng bắt chước tui, mà viết ký sự chiến trường trong cái bài "Gặp lại một tối trường xưa" rồi đó nên tui chỉ xin góp vốn vài đoạn nhỏ cho thêm vui mà thôi.

 Tui học trường trung học công lập Ngô Quyền đến cuối năm đệ ngũ mới đi lên núi, chứ không phải là chỉ học có lớp đệ thất. Ha! tự nhiên mà cho người ta xuống hai ba lớp. Chơi gì kỳ vậy cha!

 Hôm nay thì tui đã nhớ ra nhiều hơn mấy tuần trước, khi gặp nhau ở kỳ đại hội Ngô Quyền trên San Jose. Mia Mỹ cứ thắc mắc là sao không nhớ ra tui ngày đó ở trong ga, dễ thôi Mỹ ơi, ngày đó có "ai" thèm ngó tui đâu mà nhớ. Hơn nữa nhà Mỹ lại có thêm mấy ông anh lớn thì tui nào dám xớ rớ đến gần cho dù là người ta đẹp. Hỏng lẽ chơi cái trò...

Thích người ta mà người ta hỏng thích

Xách cây dù đi xuống đi lên?


Ha ha ha... Nói giỡn chơi thôi chứ chắc là tại tui đi học xa và hồi đó tui đâu có giống như bây giờ. Ôi thời oanh liệt nay còn đâu!

 

 blank

 

 Chị Huệ ân cần chăm sóc thằng em thất lạc mấy mươi năm từng ly từng tí, bằng cái dáng khoan thai từ tốn múc cho tui từ dĩa bò kho đến miếng bánh mì, phải chi mà tui ở Los thì sẽ xin má cho đi học lớp cô Huệ để khỏi bị cái cô giáo Ngọc Dung kia càm ràm sao mà viết trật chính tả tùm lum. Bởi vậy nên tui có dám mò vô trang mạng Ngô Quyền mà quậy đâu?

 Tui thích cái mái tóc phong sương lẫn nụ cười hiền từ của cái anh chàng áo xanh ngồi kế bên Ngọc Dung. Cái anh này chắc là không bao giờ dám viết trật một chữ gì ha?

 

blank 

 Rất vui khi thấy Mười Thiện đang hồi phục một cách nhanh chóng, chắc có lẻ do tài chăm sóc của Thiếm Phượng. Mày có phước lắm đó nha Thiện. Đừng có nghe lời của cái anh chàng tốt bụng kia về cái chuyện "đi xe Mỹ cởi ngựa Nhật".

 Cái đó xưa rồi Diễm. Hắn ta cho dù làm lớn cũng là một thằng khóa 8 Ngô Quyền, khóa của những người điên, gàn gàn, tửng tửng... Không biết ở đâu ra mà năm đó trường Ngô Quyền gom đủ 250 thằng cái loại chưa thấy quan tài chưa đỗ lệ. Khi nào có dịp anh sẽ kể cho em nghe nỗi thống khỗ của người Biên Hòa dưới sự đô hộ của phát xít Nhật trong thời đại a còng. Ngạn ngữ Phù Tang có một câu rất là đúng cho hoàn cảnh của mấy ông già như anh cũng như anh Trung của em.

- Không có kiếm thì đừng có nói chuyện chính nghĩa!

Mà bây giờ thì kiếm đã...cong queo. Ha ha ha…

 Cám ơn anh Thịnh vác máy chạy lòng vòng chụp cho bao tấm ảnh đẹp, làm tui nghĩ thầm chắc là khi ở nhà ảnh phải ngồi yên một chỗ, sao mà mấy anh chị Ngô Quyền đều hiền lành vui vẻ quá trời. Cũng xin cám ơn bạn Ngãi với những chai rượu quý mềm môi đời lãng tữ, không thua gì rượu ủ cóp xe của Long Chùa hôm nọ. Cám ơn luôn hai người đẹp Tuyết Mai, Tuyết Huơng đã nấu những món ăn, ngon nhứt là bò kho là cái món khoái khẩu của vợ con tui. Ở nhà vợ tui cũng có nấu bò kho mà sao ăn như thùng giấy Made in Japan.

Xin thành tâm cám ơn tất cả bạn bè anh chị em đã cùng nhau mang đến cho gia đình tui một tối đời say vui tận mạng.

 Cũng không thể nào quên nói lên đôi lời cảm tạ với chị Mai bà xã của Thọ Huỳnh Hiệp, “Người đẹp đường ray” Mia Mỹ với Mỹ Phương đã đến cùng ái nữ Jennyfer, giúp cho vợ con tui không phải lẻ loi mà còn được một tối vui tươi, tận hưởng tình thương của người cùng quê cha xứ bưởi. Nhìn cái mặt hớn hở của thằng con mà tui cứ lo không biết nó có hỏi cô bé xinh kia một câu thân tình:

 -Nhà em có tiệm vàng?**

 Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng. Vạt nắng trời xa đang ươm mầm hoa bưởi và tình nghĩa Ngô Quyền Biên Hòa sẽ mãi mãi tiếp nối muôn đời sau.

 blank


* Mafia

Hoàng Duy Liệu

 

** Xin đọc “Con trai tui” trong chương Văn trên trang nhà BiênHòa CLICK

 

Phụ Đính một số hình ảnh của "Một Chuyến Xuôi Nam"


blankblank

blankblank

blankblank

blankblank

blankblank

blankblank

blankblank

blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 6069)
Cho tui ngồi xếp bằng tròn trên chiếu ăn xong nằm lăn ra ngủ thiếp đi trong tiếng con gái dọn dẹp chén bát nói cười dưới nhà bếp.... Giọng Nam hay Bắc gì cũng được
20 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 58904)
Giơ tay nâng đập ly vụn vỡ. Để sang năm lại đón Xuân về. Chợt lòng buồn giây phút tái tê. Xuân đến, Xuân đi hồn khắc khoải.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 23100)
Tôi thầm nghĩ có một dịp về thăm quê nhà sẽ ghé qua Biên Hòa, đứng trên Cầu Mát hít thở không khí trong lành của sông, của gió đồng nội Đồng Nai.
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 18059)
Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không? Đừng nói với em là chị còn trên biển lạnh. Có người sẽ lại khóc tiếp một mùa Xuân...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 17748)
Bây giờ Thầy trò chúng ta khó mà có cơ hội gặp gỡ, nhưng em mong rằng trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 6165)
Trái đất vẫn lăn theo chu kỳ cố định, ai sẽ là người nối tiếp, bạn hay tôi? Câu trả lời là của thời gian và tạo hóa. Hãy xích lại gần nhau và vui cùng năm tháng cuối cùng.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 6081)
Hởi người nơi chốn xa xôi Từ khi quen biết xa xôi cũng gần Đêm đêm trên mạng bâng khuâng Chờ mong tin bạn hồi âm đôi dòng
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 6578)
Ngày xưa còn trẻ tui thuờng hay buồn bả khi thấy người nghèo khố rách áo ôm.
04 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 7382)
Thời gian sẽ dần trôi qua, như nước về biển cả, rồi ngày mai sẽ ra sao... Hãy đến với nhau và chia sẽ buồn vui. Những bè bạn tôi ơi !...
03 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 6783)
Bây giờ thì cơn sóng gió đã tạm qua đi rồi .Và "hồn thơ" của tôi cũng bay mất tiêu rồi.
29 Tháng Mười Một 2012(Xem: 6727)
Thầy Cô xa cách, còn tao ngộ? Bạn hữu nâng ly nhớ một thời! Đám cưới trùng phùng, cùng một lớp, Vườn lan hội ngộ, bỗng thành thơ!
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 7555)
Chén hà sánh giọng quỳnh tương Dải là hương lộn bình gương bóng lồng
25 Tháng Mười Một 2012(Xem: 7910)
"Trường xưa" hai tiếng ngọt ngào. Dù bất cứ không gian thời gian nào. Anh và tôi luôn mong ngày trở lại, để bắt tay Thầy, cám ơn Cô và luyến lưu bè bạn
17 Tháng Mười Một 2012(Xem: 6657)
Sợi huyền mây tẻ hai màu Chân qua phố cũ đêm thâu lạc vần Ngu ngơ đếm lá tần ngần Bài thơ lục bát bao lần… Ngu ngơ.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 6910)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi. Trách nhiệm gia đình đã chân, thiện, mỹ. Rồi bạn bè lần lượt tìm nhau.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 7009)
Tôi nhớ tuổi thơ giản dị, hiền hòa, có cha mẹ, anh chị em, có cả con chó KiKi cùng sống trong căn nhà cổ kính trên đường Trưng Trắc-Trưng Nhị ở thành phố biển nhỏ yên bình đó.
28 Tháng Mười 2012(Xem: 21425)
Ước gì tui có được phần nào cái " ngu " của ông Bill Gate , ông ta đã thấy rất xa qua " Cửa sổ
24 Tháng Mười 2012(Xem: 66364)
Sáng soi gương bỗng giật mình. Da nhăn đầu bạc bóng hình ai đây? Đâu ta xanh tóc biếc ngày. Nụ cười rạng rỡ tràn đầy niềm vui
23 Tháng Mười 2012(Xem: 75047)
Một lon bia tưởng đủ rồi Hai lon lại thấy yêu đời nghe em Rủi mai có chết hết thèm Thôi thì....lon nữa để xem thế nào.
20 Tháng Mười 2012(Xem: 22918)
Mái tóc ngắn mà cô chủ tiệm và vài người khách chiều nay mới khen mình trông trẻ ra, sao mình thấy nó vô duyên quá! Giả bộ cười với mình trong gương, nhưng lòng đau giống như một nhát kéo cắt ngang mái tóc.
19 Tháng Mười 2012(Xem: 6781)
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi. Đưa tiền người giữ khỏi lôi thôi Đến nay, tôi hiểu thì tôi đã… Làm lỡ đời trai, muộn mất rồi !
18 Tháng Mười 2012(Xem: 21191)
Đong đưa ngày tháng như ông kể ra cũng quá lý tưởng. Nhưng trong ông vẫn vương vấn nỗi buồn. Vẫn mơ một ngày được trở lại quê xưa, sống lại thời trai trẻ, được “tự do” phát biểu tư tưởng chẳng chút ngại ngần, được thấy mọi người đều bình đẳng với nhau
18 Tháng Mười 2012(Xem: 6687)
Còn đâu những phút vui cười Ngồi bên ly rượu bùi ngùi nhớ toi Ấy ơi! moi vẫn đợi toi Để cùng nhau hát nốt bài tình ca
17 Tháng Mười 2012(Xem: 76468)
Nơi tôi về buổi chiều buông say nắng Thân phận nào cùng hạt bụi bay qua Có còn nhau mỗi lần như nỗi nhớ Là lá rơi! rơi mãi vào chiều xa.
13 Tháng Mười 2012(Xem: 6776)
Thể chất mệt không phải mệt, tâm can mệt mới là mệt. Bài này,người viết không mệt, Người đọc mới mệt!
12 Tháng Mười 2012(Xem: 22266)
ngày về đất cũ thằng anh moi ra lá thư không bao giờ được gởi đi mà lại ngủ say trong cái nón xếp hai mươi mấy năm dài đời quả phụ. Nó nghiến răng chửi thề mắt đỏ hoe
11 Tháng Mười 2012(Xem: 6407)
Trai Nhâm Nữ Quý thì sang Nữ Nhâm Trai Quý gian nan chữ tình”
10 Tháng Mười 2012(Xem: 7422)
Ngược thời gian ta thả hồn về tận cùng tiềm thức Ta chợt nhớ: Mình đến và đi chỉ có một mình. Ta bỡ ngỡ vào đời với...... đôi tay trắng. Ta lặng lẽ lìa đời ...cũng trắng đôi tay!
09 Tháng Mười 2012(Xem: 63408)
Bởi còn nặng nghiệp ta bà Ta đi xuống núi bôn ba vì nàng Ba năm mưa gió phủ phàng Chỉ mong một phút được choàng vai em
08 Tháng Mười 2012(Xem: 7052)
Lần đầu tiên sau 39 năm, các CHS của niên khóa 1963-1970 dự họp mặt có đầy đủ đại diện của 5 lớp. Có thể xem đây là lần họp mặt đầu tiên của khóa 8 NQ
04 Tháng Mười 2012(Xem: 45035)
Yêu dòng thơ chảy mượt mà Yêu dòng văn chảy thương qua núi đồi Tâm hồn thả gió rong chơi Thương sao giọng nói tiếng cười thênh thang
02 Tháng Mười 2012(Xem: 6354)
Già đi một đám anh hào Nhạt đi những cánh quần thoa guốc hồng Lặng nghe sâu thẳm trong lòng Tình người năm cũ gọi vòng tay ôm
02 Tháng Mười 2012(Xem: 8218)
Hãy trao nhau những ánh mắt, những nụ cười. Hãy trao nhau nồng ấm vạn lời yêu thương! Còn riêng tôi, xin chân thành gửi đến các bạn chuỗi cười qua những vần thơ dí dỏm
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20834)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 7682)
Dường như chạm mái tóc dài Hương bay ngây ngất bờ ngoài nẻo trong Nhớ thương bảy sắc cầu vồng Phương xa em có thấy lòng cảm rung ?
30 Tháng Chín 2012(Xem: 7106)
Mấy mươi năm chờ tin em đến Tim đập rộn ràng như thuở hồn nhiên Nghe đau nhói nơi ngăn còn lại Mối tình thơ chợt hiện bất ngờ
29 Tháng Chín 2012(Xem: 23189)
Cho dù anh chỉ còn hơi thở cuối cùng. Anh hãy cố vươn lên mà sống! Vì xung quanh anh còn có bạn bè. Sau lưng anh còn tình đồng nghĩa đội
28 Tháng Chín 2012(Xem: 24499)
Cái thằng hàng xóm im lặng đứng chờ trước ngạch cửa chỉ để nhìn con bạn gái thôi, không hiễu là bao nhiêu ngày tháng năm của tuổi dại khờ.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 22268)
Vậy đó, nên nhỏ bạn mới rầy tôi, “có gì đâu, mà mày cứ cầm chi lâu nỗi nhớ?”, thế mà nó đâu biết, nó lại là người vừa nắm lấy bàn tay tôi, mở ra, đặt thêm vào đấy một vùng kỷ niệm ngọt ngào.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 23915)
Mùa Thu luôn đầy ắp kỷ niệm vì nó là mùa tựu trường để bạn bè vui mừng gặp lại nhau sau ba tháng Hè rong chơi. Mùa Thu cũng mang đến nhiều kỷ niệm vì nó thường bắt đầu cho một chuyện tình
24 Tháng Chín 2012(Xem: 8333)
Xưa nay tôi vốn chăm, ngoan Tối ngày đọc sách, chẳng ham thứ gì.
22 Tháng Chín 2012(Xem: 7422)
Thế cho nên chúng tôi còn mong đợi ngày Họp mặt mừng 60 TUỔI của những con Rồng vào tháng 10 sắp tới đây rồi. Đã 60 TUỖI tôi nghĩ chúng mình đã thật già lắm phải không?
21 Tháng Chín 2012(Xem: 7041)
Người Biên Hòa này xin chấp hết cho vui. Có phải là tui lại đã lầm mà đưa em sang đây?
21 Tháng Chín 2012(Xem: 6927)
Thế là tui bật cười ha hả cửa đan điền mở rộng chân khí thoát ra làm cho hai chân tui khụy xuống dưới sức nặng của cái lu. Một tiếng " Bịch" khô khan vang lên tui đã nằm ngay đơ lè lưởi đỏ lu ảng ngồi chểm chệ trên lưng.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 72218)
I fall in again I can’t believe I’m in The same place But it isn’t my fault
15 Tháng Chín 2012(Xem: 8154)
Lúc đó không biết tiếng Việt sẽ là...sinh ngữ mấy? Tuy vậy, tôi vẫn thích nghe câu thỏ thẻ: “I love you” khi ôm cháu ngoại vào lòng.
14 Tháng Chín 2012(Xem: 8871)
Vậy là chúng tôi sẽ có cơ hội họp mặt cùng nhau đầy đủ. Các bạn tôi đã chọn được ngày kỷ niệm cho sự kiện mà tất cả cùng mong đợi: ngày kỷ niệm " 60 NĂM CUỘC ĐỜI".
14 Tháng Chín 2012(Xem: 8156)
Ông về hỏi ngoại con đâu Bạc đầu thức trắng đêm thâu chờ đò Bà con đón gió trên cầu Gởi ông sợi tóc tình xa năm nào
13 Tháng Chín 2012(Xem: 28698)
Tôi đọc trang Hội ái hữu Biên Hòa không phải ở Việt Nam, mà là ở một đất nước xa xôi cách VN nửa vòng trái đất. Tôi đã tìm thấy lại cái tình người ấm áp mà chỉ thật sự cảm nhận có ở quê hương.
10 Tháng Chín 2012(Xem: 7656)
Ta xin nắm cổ tay tròn Em rằng: mắc bận lũ con quây quần Ta xin hôn dưới bàn chân Em rằng: HÔN ĐƯỢC – chớ lần lên trên!