12:58 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Hồi ký – Hồ thị Kim Trâm

03 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 7032)

Hồi – Hồ thị Kim Trâm

  Có lẽ tôi nên bắt đầu tập hồi ký của mình từ đây. Nơi tôi bắt đầu có trí nhớ và biết cảm nhận, dù trí nhớ không đầy đủ và cảm nhận chưa sâu sắc. Vậy mà tôi vẫn cứ thích nghĩ về những kỷ niệm xa xưa trong cuộc đời mình, thế cho nên một số câu chuyện ở quá khứ sẽ được nhắc lại trong tập hồi ký này...

Tuổi thơ ở Phan Thiết

 Năm 1956, tôi được hơn 4 tuổi, đã có một anh trai, một chị gái, một em gái và thêm một em trai chưa tròn tuổi thôi nôi. Rõ ràng, tôi là đứa con ở giữa trong số năm người con của cha mẹ tôi. Lúc trước, một gia đình chỉ cần người cha đi làm là đủ nuôi vợ con, thậm chí cả ông bà. Hơn nữa, cha tôi là công chức hành chánh đương thời nên cái bằng “diplome” của mẹ tôi bấy giờ được nằm im trong tủ. (Theo lời mẹ tôi kể, về sau nó đã bị cha tôi đốt). Mẹ tôi chỉ việc ở nhà chăm sóc con cái, quản lý người giúp việc, và diện áo dài đẹp để đi xem kịch hoặc dự tiệc với cha tôi vào mỗi cuối tuần.

 Cha tôi, dĩ nhiên ông thường xuyên bận rộn công việc ở Tòa Tỉnh rồi. Mẹ tôi, vừa chăm sóc hai em nhỏ, vừa quán xuyến việc gia đình, nên bà suốt ngày luôn tay luôn chân, không có thời gian nhớ thêm một đứa con gái... ở giữa. Đứa con chưa đủ tuổi vào tiểu học, cũng không còn quá nhỏ cần bà chăm sóc. Hồi đó, trẻ con đâu nhất thiết phải cho đi học mẫu giáo, ở nhà chơi đến 6 tuổi vào trường tiểu học luôn. Do đó, tôi đã có một khoảng thời gian đủ dài được tự do, da đen giòn vì chạy theo tắm biển, vui chơi với anh chị mà không “bị” mẹ để mắt canh chừng.

 Anh cả tôi học lớp ba trường Nam Tiểu Học Phan Thiết, chị kế tôi học lớp năm trường Nữ Tiểu Học Phan Thiết, ở gần đó. Tuy chưa một lần được bước chân vào cổng trường, nhưng hình ảnh hai trường tiểu học này vẫn có một chỗ riêng, đậm nét trong “bộ nhớ” của tôi.

 Không biết từ lúc nào, mẹ tôi đã cho phép tôi ra khỏi nhà mà không kêu người giúp việc hộ tống. Hình như thời đó làm gì có tình trạng bắt cóc con nít, mẹ tôi chỉ sợ tôi đi lạc đường thôi. Cho nên mỗi ngày, cứ đến chiều chiều (tôi làm sao biết mấy giờ) theo thói quen khi nghe đúng bản nhạc (tôi không nhớ bài gì) từ Đài Phát Thanh, tôi tà tà ra khỏi nhà, băng qua cây cầu xây, đến công viên quẹo trái là thấy trường nữ tiểu học. Tôi luôn đứng ngay trước cổng trường để dễ nhìn thấy chị tôi trong đám đông học trò con gái đồng phục bà ba trắng. Đón chị xong, hai chị em nắm tay nhau đi về nhà. Có khi chúng tôi đi tiếp qua trường nam tiểu học đón anh cả cùng về. Nhưng thường tôi chỉ đón chị. Có lẽ anh cả lớn rồi, có nhiều bạn đi chung nên tôi không thích đón chăng? Tôi cũng không nhớ, chỉ cần biết cái cảm giác nắm tay chị trên đường từ trường học về nhà rất sung sướng, giống như là tôi tìm được một tình thương bình yên trong bàn tay chị vậy. Tôi rất hãnh diện khi đi với chị vì chị tôi đẹp và bản lãnh lắm. Đi học về cùng đường khá đông học trò trai gái, lớn nhỏ, nhưng đứa con trai nào léng phéng đến chọc ghẹo là bị chị quát liền. Thêm nữa, chị được cha yêu quý nhất nên chẳng bao giờ sợ ai.

 Có lần, trên đường về ngang qua một miệng cống nhỏ (lúc đó tôi thấy nó quá rộng), tụi con nít thách chị tôi nhảy qua được cái hố đó sẽ... xách cặp táp cho chị mỗi ngày. Chị tôi cười khi dễ, lộ hai đồng tiền duyên, đưa cặp táp cho tôi giữ rồi dang chân đo lường đường kính cái hố, định nhảy thì một đứa trong đám xô chị tôi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi cũng xô ngay tên đó xuống theo chị. Những đứa còn lại sợ hãi, la hét bỏ chạy hết. Tôi đứng một mình, trố mắt nhìn hai cái đầu ngo ngoe trong hố, cầm mấy ngón tay của chị, im lặng... Khi người qua đường kéo được cả hai ra khỏi cái cống... cạn đó, chị tôi ướt lem nhem dắt tay tôi chạy một mạch về nhà. Lần đầu tiên trong đời, tôi đi lấy áo quần cho chị thay để tránh bị người giúp việc thấy sẽ mét lại mẹ. Tối đó hai chị em nằm ngủ với nhau, kể lại chuyện rớt cống mà cười khúc khích. Sau này tôi nhớ đã thử nhảy qua cái miệng cống đó, và đã nhảy qua dễ dàng. Nói như kiểu mấy người bạn của tôi: “ăn thua mình gan”.

 Chẳng biết chị tôi có nhớ chuyện này hay không? Chị có thắc mắc tại sao em gái mình còn nhỏ mà đã gan lì vậy không? Nó mới bây lớn mà đã dám đi bộ một mình đến trường học đón chị, rồi còn dám thẳng tay xô một thằng nhóc lớn hơn nó xuống cống. Tôi đây vẫn còn thắc mắc nữa là chị...

 Thỉnh thoảng vào cuối tuần có đoàn xiếc tới biểu diễn ở công viên Đài Phát Thanh, cha mẹ tôi cho anh tôi tiền để đưa các em ra đó chơi. Chắc chắn là hai đứa em nhỏ tội nghiệp của tôi phải ở nhà rồi. Cũng có vài hôm ít ỏi, em gái 3 tuổi được mẹ cho đi theo, nhưng bắt anh tôi không được thả tay em ra. Anh tôi khôi ngô, chững chạc, được cha mẹ tin tưởng và tôi rất ngưỡng mộ. Anh cả có nhiệm vụ mua đồ ăn vặt cho các em theo ý mỗi đứa: nào kẹo bông gòn, đậu phụng rang, kẹo kéo... nên luôn luôn trên tay anh đầy đủ các thứ. Tôi chỉ thích đậu phụng rang thôi, trăm lần như một, trung thành với một món đậu phụng rang. Ông bán đậu quen mặt anh em chúng tôi lắm. Nhìn thấy khách ruột đi tới là ông làm ngay những cái phểu bằng giấy rất nhanh và đều rồi xúc đậu vào đầy phểu, gói lại gọn gàng. Tôi rất thích tận hưởng cái cảm giác ấm ấm trong lòng bàn tay khi cầm gói đậu, giống như là: “tay em lạnh để cho tình mình ấm” theo lời một bài hát mà khi lớn lên tôi say mê. Thử tưởng tượng từng hạt đậu nhỏ khi tách khỏi lớp lụa nâu mỏng, cho vào miệng nhai chầm chậm để cho cái vị béo, thơm, dòn của nó tan ra trên đầu lưỡi, thật tuyệt phải không? Tôi thường nhâm nhâm xác đậu bằng mấy chiếc răng thỏ, và đôi mắt cười biết ơn anh cả. Những lúc thấy các em vui anh tôi cũng cười rất tươi (anh đâu biết nụ cười đó sẽ làm say đắm bao cô gái sau này).

 Cho dù thời gian có làm thay đổi nhiều thứ, nhưng mùi thơm của đậu phụng rang vẫn luôn quyến rũ tôi. Nếu đậu phụng rang bây giờ không còn gói bằng cái phểu giấy, thì cũng được ép trong cái túi ni lông trong veo, có gì quan trọng đâu! Tôi chỉ cần nhớ cái cảm giác ấm áp khi cầm trong tay gói đậu mình yêu thích, đi dạo công viên, nghe hơi mát dịu dàng từ dòng sông thổi qua. Tôi nhớ tuổi thơ giản dị, hiền hòa, có cha mẹ, anh chị em, có cả con chó KiKi cùng sống trong căn nhà cổ kính trên đường Trưng Trắc-Trưng Nhị ở thành phố biển nhỏ yên bình đó.

Kim-Trâm

(Trích phần đầu trong tập Hồi Ký)


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 567)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3279)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 3055)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1462)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1875)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2678)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5008)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6311)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7838)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13694)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5592)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7140)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8376)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6768)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6077)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7539)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6472)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9965)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6469)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6752)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9456)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8757)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6645)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6464)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”