5:20 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Sài Gòn – Cuộc đời mới - Hồi ký Hồ thị Kim Trâm

04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 17541)
Hồi Hồ thị Kim Trâm

 Sài Gòn – Cuộc đời mới

Năm 1958, cha tôi được thuyên chuyển vào Sài Gòn, vùng “đất lành chim đậu”. Gia đình chúng tôi từ giả Phan Thiết khi anh chị tôi vừa mới nghỉ Hè và tôi chuẩn bị bước vào lớp năm trường Tiểu Học đầu đời. Tôi rất buồn vì phải xa Phan Thiết, không kịp có thêm một mùa Hè đi ngắm biển xanh nắng vàng Mũi Né lần cuối cùng.

Cha tôi thuê một apartment rộng và tiện nghi trong một khách sạn ở trung tâm Chợ Lớn. Tôi không nhớ tên Lệ Thanh hay Đồng Khánh nữa! “Cái nhà” này hơi nhỏ so với căn nhà ở Phan Thiết, nhưng nó được trang hoàng đẹp mắt. Chúng tôi tiếp tục cuộc sống bình thường: hằng ngày cha tôi đi làm, mẹ tôi lo bếp núc chăm sóc con cái, anh em chúng tôi ăn rồi đi chơi. Mẹ tôi dặn anh chị không đưa các em đi ra xa quá cầu thang, chỉ được chạy tới lui trên cái hành lang trải thảm dài vắng vẻ. Cuộc sống nơi đây không giống như Phan Thiết, bên ngoài lắm phức tạp và cũng nhiều người không lương thiện.

Mẹ tôi nói không sai. Có một lần chị tôi dẫn em gái và tôi ra hành lang chơi, khi đến gần cửa thang máy bất ngờ một đứa con trai lớn hơn chị tôi chút xíu, từ đâu nhảy ra xô chị tôi vào tường định làm gì không biết. Chị tôi vừa la vừa đạp túi bụi vào bụng vào chân của nó. Tôi cũng nhào vô kéo áo đấm đá thằng đó khiến nó phải buông chị tôi ra bỏ chạy. Chúng tôi bị một phen hú hồn, và từ đó không dám bước ra khỏi cửa.

Thời gian đầu ở Sài Gòn thật là chán! Tôi chỉ mong chờ đến ngày cuối tuần cha đưa cả nhà đi ăn nhà hàng, rồi đi xem đoàn kịch của nghệ sỹ Năm Châu, Kim Cúc, Kim Lan mà cha mẹ ái mộ. Nhưng sự đời có đơn giản mãi đâu! Ở đây chưa lâu, cha tôi đã làm bạn với cái sòng bài lớn trong khách sạn, đầu tiên chỉ ghé chơi mỗi tuần, từ từ mỗi ngày, tiếp đến là thâu đêm suốt sáng. Cha tôi lao vào cờ bạc như con thiêu thân, quên luôn những món ăn ngon do mẹ nấu, không còn nhớ đến người vợ trẻ ngồi chờ chồng bên mâm cơm chiều nguội lạnh. Chúng tôi ăn no, chơi đùa, đi ngủ, sáng ra có khi không thấy mặt cha. Mẹ tôi thường xuyên ôm hai đứa con nhỏ khóc âm thầm. Tôi thấy, tôi biết, nhưng chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra giữa cha và mẹ.

Gần hết ba tháng Hè, mẹ bàn với cha mua nhà riêng cho anh em chúng tôi ở thoải mái và đi học. Có lẽ mẹ muốn kéo cha ra khỏi chốn ăn chơi này??? Cha rất thương vợ con nên cũng nghe theo lời mẹ. Thế là mẹ nhờ người tìm mua một căn nhà gần trường học. Căn nhà mới của năm học mới là một biệt thự kiểu Pháp tọa lạc trên đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa số 6, và dĩ nhiên là gần trường Tiểu Học Trương Minh Giảng.

Gia đình chúng tôi dọn nhà, ra khỏi “cái nhà” mà tôi không hề thích. Bỏ lại sau lưng niềm vui duy nhất của tôi là những tháng ngày mua bánh tiêu bánh bò bằng cái giỏ nhỏ đựng tiền, cột vào một sợi dây dài thả xuống đất qua cửa sổ.

Tôi đâu biết khi anh em chúng tôi vui vẻ bước vào năm học mới thì cha cũng tiếp tục sa bước vào sòng bài cho đến lúc phát bịnh nặng. Mẹ vô cùng buồn khổ, đưa cha đi bác sỹ khám bịnh lấy thuốc. Chúng tôi không được lên lầu vào phòng cha chơi cho đến ngày cha mất...

Mẹ bận rộn chăm sóc cha và em bé nên đem một người bà con xa ngoài Huế vào giúp việc nhà. Mẹ dặn chúng tôi gọi là dì Châu và người con trai dì dẫn theo lớn hơn tôi, là anh Song. “Thằng anh Song” này lớn tuổi to xác nhưng chỉ học bằng tôi thôi. Mẹ tôi xin cho nó vào học cùng trường với anh em tôi. Vì vậy, lúc đi học hay ở nhà chơi, chúng tôi đều có thêm một người bạn cũng vui. Tôi thích trò chơi 5-10-15-20 để chạy trốn từ nhà trên, băng qua cái sân rộng có cây trứng cá, xuống dãy nhà ngang cuối cùng. Nơi này gồm phòng của mẹ con dì Châu, bếp, nhà vệ sinh, tha hồ mà trốn.

Tôi có một kỷ niệm nhớ đời với thằng Song như sau:

Một bữa đi học về, chẳng rõ lý do gì mà thằng Song cầm cây thước gỗ vuông đánh vào lưng tôi đau lắm, rồi còn lêu lêu ngoái cổ chạy. Tôi rượt theo nó, rút cây viết ngòi lá tre trong cặp ra, đâm vào cánh tay nó một phát. Không biết vết đâm có làm nó đau và chảy máu không, nhưng thằng Song khóc um sùm co chân chạy về nhà mét dì Châu. Dì thương con xót ruột kiếm mẹ tôi mắng vốn. Mẹ đã quá mệt mỏi với cha, còn bị chuyện con nít làm phiền nên chờ tôi về nhà là trị tội liền. Tôi nhớ mẹ đã hỏi tay nào đâm anh Song, tôi đưa bàn tay phải còn dính mực tím ra không chút do dự. Mẹ kêu tôi úp tay lên bàn ăn rồi cứa liền 2-3 nhát vào bàn tay bé nhỏ đó. Quá ngạc nhiên, tôi chỉ kịp òa khóc khi thấy máu tuôn ra. Mẹ cũng vừa khóc vừa nắm tay tôi vào phòng tắm, rửa sạch sẽ, băng bó lại. Mẹ răn dạy tôi đủ điều nhưng tôi chẳng nghe gì, chỉ dạ dạ trong tiếng nấc. Tôi có hiểu gì đâu!!!

Bây giờ vết sẹo nhỏ trên bàn tay tôi vẫn còn. Nhìn nó không phai mờ mà theo thời gian cùng lớn lên với bàn tay, tôi nghĩ đến nỗi đau trong lòng mẹ chắc phải nhân lên gấp nhiều lần so với vết thương ngoài da của tôi.

Cha tôi trở bịnh rất nặng. Bác sỹ yêu cầu cha tạm nghỉ việc để điều trị lâu dài trong bịnh viện. Cha vẫn giữ thói quen “ông quan lớn” không chịu vào bịnh viện công, chỉ muốn điều trị tại bịnh viện tư của bác sỹ trên đường Duy Tân. Mẹ tiều tụy thấy rõ vì lo lắng, đi đi về về nuôi cha nằm bịnh viện.

Việc nhà cửa có dì Châu chăm sóc. Anh em chúng tôi vẫn đi học bình thường, nhưng cuộc sống không còn vui vẻ như trước nữa. Thằng Song trốn biệt không dám ra chơi với chúng tôi. Tôi thì không thèm nhìn tới cái mặt thằng hèn nhát đó... Cây trứng cá ra trái đỏ cành, nhưng chúng tôi không buồn hái, mặc cho trái chín rụng đầy sân.

Một sáng đẹp trời, mẹ báo tin cha sắp về nhà sau 2 tháng nằm viện. Tôi vui mừng lắm, tưởng sẽ lại được cha mẹ cho đi ăn nhà hàng, đi chơi sở thú, hoặc xem xiếc xem kịch như trước. Nhưng mẹ không còn muốn nghĩ đến chuyện vui chơi nữa. Theo lời dặn của bác sỹ, cha vẫn phải tiếp tục uống thuốc dù sức khỏe đã hồi phục. Cha tin rằng sức khỏe mình đã khả quan có thể nhanh chóng đi làm, nên dấu mẹ mỗi ngày tăng lượng thuốc uống cho mau hết. Ngờ đâu một người học rộng biết nhiều như cha cũng có lúc suy nghĩ sai lầm đưa đến hậu quả khó lường.

Vào một buổi trưa, mẹ đang ru em bé ngủ bỗng nghe tiếng cha la hét trong phòng như điên, vội vàng đưa cha đến bác sỹ khám lại. Bác sỹ nói cha bị phản ứng vì uống thuốc quá liều, rồi cho cha về nhà. Từ đó mẹ buồn bả không nói chuyện với ai, ngày ngày thần thờ ôm hai đứa con nhỏ vào lòng, rưng lệ. Cha thỉnh thoảng hay la hét, sức khỏe sa sút nhanh chóng. Ít lâu sau cha mất!

Cũng một ngày mùa Hè nắng ấm, ngày mở cửa mả của cha, ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...

Kim Trâm

(Trích phần 2 của tập hồi ký)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 567)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3282)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 3055)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1462)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1875)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2678)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5008)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6312)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7838)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13694)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5592)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7140)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8378)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6768)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6077)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7539)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6472)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9966)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6469)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6752)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9456)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8760)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6645)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6465)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”