8:40 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

TÀI HOA MEN GỐM - Đăng Tùng

11 Tháng Giêng 201512:23 SA(Xem: 8371)

Tài hoa men gốm

Đặt chiếc chậu chưa nung lên tấm nệm, những người thợ chấm men dùng một tay giữ chắc thành chậu, tay còn lại cẩn thận “đi” từng đường cọ để “lên” các lớp men cho sản phẩm. Dần dần, những chậu đất trắng muốt “khoác” lên chiếc áo men phớt hồng và khi qua một lần lửa, lớp men ấy sẽ chuyển thành những màu sắc theo ý của nghệ nhân.

Bà Mai Thị Minh Nguyệt chấm men chiếc chậu cỡ trung.
Bà Mai Thị Minh Nguyệt chấm men chiếc chậu cỡ trung.

Nắng sớm vừa lên, công nhân lò gốm nhà ông Hoàng (KP.5, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) đã tập trung đầy đủ để nhanh chóng hoàn thành đợt hàng cho dịp tết sắp tới. Chẳng ai bảo ai, như những cỗ máy được lập trình sẵn, mỗi người bắt tay vào phần việc của mình với sự tập trung cao độ. Người lấy sản phẩm từ khuôn ra phơi nắng, người kiểm tra và đóng gói các kiện hàng chờ xe đến lấy… Họ làm việc nhanh chóng và cẩn thận, cả lò gốm như “nóng” lên bởi bầu không khí gấp gáp ấy.

* Lấm lem men và đất

Ở góc nhỏ của lò gốm, cách xa công việc nặng nhọc của cánh đàn ông, một số phụ nữ đang tỉ mẩn chấm men cho những sản phẩm còn thơm mùi đất. Bàn tay lấm đầy màu men và bụi đất, họ nhẹ nhàng cầm cọ “lướt” qua những mảng gốm trắng, phủ lên một lớp men sền sệt đã được pha sẵn. Nhiều nghệ nhân cho hay, mỗi lò gốm có một cách pha màu men khác nhau, đó là bí quyết để gầy dựng tên tuổi và thu hút khách hàng của mỗi lò. Đặc biệt, cách trộn hóa chất để ra màu men là điều ít khi nào được tiết lộ, thợ chấm men chỉ biết tỷ lệ pha trộn giữa bột men và keo chứ không thể biết được cách thức trộn bột như thế nào.

Bà Mai Thị Minh Nguyệt (ngụ xã Hóa An, TP.Biên Hòa), người có hơn 20 năm làm công việc chấm men ở các lò gốm, cho hay: “Nghề này cũng lắm công phu. Ở các lò gốm, thường thì công việc chấm men do phụ nữ đảm nhiệm vì sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và hơn hết là đôi tay khéo léo, dễ chấm men ở các họa tiết tinh xảo. Tùy theo yêu cầu của khách hàng về màu sắc của sản phẩm mà men sẽ được pha loãng hay sệt, với độ loãng khác nhau của men sẽ có cách chấm khác nhau. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào chất liệu, hình dáng và họa tiết của sản phẩm mà người chấm men sẽ có cách thực hiện khác nhau”.

Màu men sau khi nung hoàn toàn khác với lúc đang chấm.
Màu men sau khi nung hoàn toàn khác với lúc đang chấm.

Theo nhiều người làm gốm có thâm niên, người muốn học nghề chấm men chỉ mất khoảng 4 tháng, nhưng để thạo nghề thì mất hơn một năm. Hiện nay, do các lò gốm không còn phát triển như trước nên người làm nghề chấm men ngày càng ít đi. Trước tình trạng đó, hầu hết các lò gốm ở khu vực các phường, xã: Bửu Hòa, Hóa An, Tân Hạnh (TP.Biên Hòa) đều sử dụng những người chấm men có tuổi nghề từ 10 năm trở lên và không tìm ra nguồn nhân lực bổ sung khi cần thiết.

Anh Ngô Quang Mẫn, chủ một lò gốm ở phường Bửu Hòa, cho hay khoảng 15-20 năm trước, các gia đình xung quanh lò gốm đều cho con em đến học nghề từ các chủ lò. Con trai thì học làm gốm, con gái học chấm men nên không khi nào xảy ra tình trạng thiếu thợ, kể cả khi hàng nhiều, phải làm liên tục.

* Điểm trang cho đất trắng

Từ một tảng đất sét trở thành sản phẩm gốm sứ tráng men với độ tinh xảo cao phải trải qua nhiều công đoạn. Trong đó, chấm men là công đoạn quyết định sự thành bại của sản phẩm. Sản phẩm có màu sắc tươi tắn, có đúng ý khách hàng hay không đều phụ thuộc vào bàn tay của những người thợ chấm men.

“Ngày xưa, khi sử dụng lò nung bằng củi thì việc nung gốm là quan trọng và phức tạp nhất. Bây giờ chuyển sang dùng lò nung bằng gas, công việc đó trở nên dễ dàng. Riêng phần chấm men từ xưa đến giờ vẫn được làm hoàn toàn bằng tay, không có máy móc nào thay thế được. Tuy phụ nữ có sự tỉ mỉ và khéo léo, nhưng càng lớn tuổi thì những yếu tố đó càng mất dần ở họ. Lớp trẻ giờ không học đại học thì làm công nhân chứ có thèm học cái nghề này đâu, tụi nó không khoái những việc lấm lem như chấm men này” - bà Mai Thị Thanh Hằng (ngụ xã Hóa An), người có gần 20 năm chấm men ở nhiều lò gốm khác nhau, tâm sự.

Công việc của những người phụ nữ trong các lò gốm phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Có ngày họ chỉ cần làm 3-4 giờ, nhưng vào những dịp cuối năm, có ngày họ phải làm việc 10-12 giờ là điều bình thường. Tuy vậy, họ vẫn miệt mài với công việc từ ngày này qua tháng nọ. Nhiều người kể lại, do đã làm từ nhỏ nên quen với nghề và mức thu nhập hiện tại cũng đủ chu cấp cho cuộc sống. Nhưng quan trọng hơn, điều giữ họ gắn bó nhiều năm qua với công việc chấm men chính là niềm đam mê được hình thành từ những năm tháng tuổi thơ sống cạnh các lò gốm.

Chi tiết của chậu gốm sau khi nung.
Chi tiết của chậu gốm sau khi nung.

“Mới mười mấy tuổi tôi đã vào lò gốm gần nhà học nghề chấm men. Hồi mới học nghề cực lắm, chưa biết cách để chậu vào thế, chưa biết cách cầm cọ cho đúng nên cả tháng trời chấm men bị lem. Mỗi lần như vậy phải cạo đi, chấm lại. Bây giờ, mỗi cái chậu gốm tôi chấm men hết 1 giờ, còn như ngày mới học chắc phải mất cả ngày mới ổn. Chấm tốt rồi còn phải học cách nhìn màu men. Màu men sống khác hẳn với lớp men đã nung, cần phải nhìn màu men sống mà biết sau khi nung sẽ ra màu gì để thực hiện đúng theo đơn đặt hàng” - chị Bùi Thị Linh Tâm (ngụ xã Hóa An), người có hơn 10 năm làm công việc chấm men, chia sẻ.

“Trong lò ai cũng có công việc riêng nên chúng tôi phải tự khiêng các chậu đặt lên bàn để chấm men. Với các chậu nhỏ thì không sao, riêng các chậu lớn hoặc ngoại cỡ thì phải đứng để làm. Điều này đòi hỏi tay nghề người thợ phải cao, vì trong tư thế không thuận tiện rất dễ làm lem màu ra các chi tiết khác” - bà Mai Thị Minh Nguyệt cho biết.

Đơn giản nhất là chấm men các loại chậu trơn, họa tiết đơn giản như hoa, lá; khó nhất là các tượng toàn thân, phù điêu, hoặc các chậu có kích thước lớn, họa tiết phức tạp. Lao vào cuộc mưu sinh suốt nhiều ngày dài ngồi bên bàn chấm men, không ít người phụ nữ chịu không nổi sự nhàm chán của công việc chấm men nên đã chuyển sang việc khác. Bàn tay nhiều năm lấm lem các nước men sống đã trở nên khô ráp, nhiều người cho biết nghề này không có sự nguy hiểm gì, chỉ có một điều khó khăn chính là phải luôn nhẫn nại và tỉ mỉ khi làm việc.

Trong ánh nắng ấm áp của những ngày đầu năm mới, bên bàn gỗ phủ trắng bụi đất, những người phụ nữ tóc đã điểm sương đang cặm cụi hoàn thành những nét cọ cuối cùng trên chậu trước khi đem vào nung. Với họ, đây không chỉ là công việc mà còn là niềm đam mê và nỗi khắc khoải khi không có thế hệ kế thừa.

Đăng Tùng
(báo Đồng Nai)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 2014(Xem: 8978)
thầy trò chia tay, cơ hội có đến lần thứ hai nữa không? Trái đất vẫn vần xoay, con người già theo năm tháng, rồi theo qui luật.
09 Tháng Hai 2014(Xem: 8196)
những ngày Tết năm vừa qua khi có nhiều bạn bè, NGƯỜI TỪ NGÀN DẶM VỀ THĂM BIÊN HÒA.
08 Tháng Hai 2014(Xem: 8246)
Sự mất mát không sao tránh khỏi, nhưng vào những ngày Xuân thì con cháu về đông đủ. Trước khi ra về, nhân dịp đầu năm mới, những cái bắt tay Chúc Mừng Năm Mới an lành.
08 Tháng Hai 2014(Xem: 8060)
Những cái chào giã biệt. Thêm một chiều Tết buồn trong lòng bè bạn lần thứ hai.
17 Tháng Giêng 2014(Xem: 7569)
Táo thần Cầu Mát. Quán tại Biên Hòa. Quê hương quá xa. Nhớ thương trong dạ.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 6902)
Hãy đến với nhau để tìm về kỷ niệm của thời mộng mơ, dù bụi thời gian có che lấp. Quá khứ vẫn sống trong ta khi trái tim còn đập
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19027)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 9137)
Một đêm vui với những tiếng cười không dứt, những hình ảnh được ghi lại sẽ được giữ mãi trong lòng mọi người. Chân thành cám ơn quý chị của trường Saint Paul với chân tình và tấm lòng nhân ái
30 Tháng Tám 2013(Xem: 7861)
Những dòng này như những lời tận đáy lòng tui gửi đến anh em, bạn bè gần xa. Cám ơn, cám ơn những tình cảm yêu mến mà mọi người đã dành cho gia đình tui và cho hai cháu Đạt và Brittnie.
24 Tháng Tám 2013(Xem: 7539)
Với tình cảm và sự giao tiếp chân thành, chị Thêm được quý Thầy, bạn đồng nghiệp, học trò và bạn bè thương mến đã đến với chị trong ngày vui, có những thầy cô và bạn bè từ những nơi xa
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17784)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...
25 Tháng Bảy 2013(Xem: 6969)
Một lời mời gọi như một lời chia tay, bạn bè còn hẹn gặp chị Phạm Thị Xoàn và anh Hoàng Kim Châu vào trưa chủ nhựt tuần nầy. Ai người Phước Thiền, ai người Phú Hội, Tam An cùng đến gặp lại bạn bè xưa.
25 Tháng Bảy 2013(Xem: 7999)
mỗi người đến vái lạy trước linh cửu. Di ảnh tươi cười của bác gái dường như chứng minh tấm lòng của bè bạn con mình, những đứa con cháu còn gắn bó với cái chợ BH và vùng phụ cận
12 Tháng Sáu 2013(Xem: 7247)
Bóng tối ấm như giọt cà phê Bóng tối nắm trong đôi tay nhẹ tình nhân ơi Hồn ta như tiếng chuông Tình ta như rẫy truông
19 Tháng Năm 2013(Xem: 7707)
Đêm nằm bên vợ nhớ chị sui Thấy tình cảnh chị luống ngậm ngùi Ước ngày nào đó tôi góa vợ Ghé thăm nhà chị chắc là dzui.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20127)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
19 Tháng Năm 2013(Xem: 6597)
Con còn thâm thẩm đường dài. Làm thân viễn xứ có ngày hồi qui. Từ cha cởi hạc thiên di. Mẹ thân đơn lẻ những khi trở mùa.
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17940)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18116)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
09 Tháng Tư 2013(Xem: 7381)
Sau khi xem xong bài viết nầy, có thể bạn thích, có bạn không thích nhưng mong các bạn thông cảm, vì : “lời quê chắp nhặt dông dài, mua vui cũng được một vài trống canh .”
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18755)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 31335)
Cụng ly cùng hét thật to, Dô! dô! Đôi mắt ngẩn ngơ nhìn đời. Ngày mai tạm biệt nhau rồi. Vui cho ngây ngất, cuối đời biệt ly
31 Tháng Ba 2013(Xem: 6501)
Ngàn dặm xa, con về đây. Nâng đôi tay mẹ khô gầy mà vui. Mẹ yêu, cho con nụ cười. Để con thấy ánh mặt trời ban mai.
10 Tháng Ba 2013(Xem: 7337)
Người thật vĩ đại làm con vô cùng biết ơn. Nhưng có một điều mà con cứ thắc mắc là tại sao Đức Chúa lại làm cho nàng ngốc nghếch thế?
03 Tháng Ba 2013(Xem: 17669)
ường như đến tuổi xế chiều, nôm na là gần xuống lỗ, người ta dường như nuối tiếc kỷ niệm của ngày xưa.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 6662)
những cái bắt tay hẹn lần gặp gở sau. Các bạn ơi, vấn đề là sức khỏe để đến với nhau lần gặp gỡ tới, định kỳ một năm hai lần. Đừng quên các bạn nhé.
01 Tháng Ba 2013(Xem: 35223)
Tình yêu trong luống tuổi học trò Đường tình không thẳng rối quanh co Có lúc tròn vo khi méo mó Nhân duyên tiền định chẳng ai cho
16 Tháng Hai 2013(Xem: 6882)
Tới lúc đó thì mình sẽ được 48 tuổi, già rồi già hơn ông già bây giờ. Tui vừa nghĩ thầm vừa cố nhớ đến mấy ông thầy già trong trường để mà mường tượng là tui sẽ ra sao khi...già.
09 Tháng Hai 2013(Xem: 18179)
ôi nhìn thấy hai Nàng trần truồng năm tôi 10 tuổi, năm tôi 17 tuổi. Hôm này - một chiều đầu năm 2013 - tuổi Đời Tôi Tám Bó, khi viết những dòng chữ này..
06 Tháng Hai 2013(Xem: 8293)
Lúc còn nhỏ thì chỉ là một chút gì láu cá thôi, càng lớn càng già càng...điếm! Rồi chắc là cái điếm nó dài theo năm tháng nên đành phải chảy thôi.
06 Tháng Hai 2013(Xem: 7400)
Mẹ tôi cũng không la rầy, nhưng em tự giác học để năm sau thi lại, và em đã đậu vào trường Hồ Ngọc Cẩn. Hết “hận đời đen bạc”.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 19819)
chữ Bé ơi là tín hiệu duy nhất tôi nhận được từ anh ta.Cũng từ dạo đó tôi đã bắt đầu mơ mộng và không còn chăm chỉ học hành như trước nữa...
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 17359)
Nhưng mà tui đâu có ngán, dân chơi Biên Hùng mà! Tui ngó quanh cái tủ một hồi chẳng có ra được một câu nào nghe cho đặng bèn ngước lên trên đầu tủ nhìn bà Nội
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 44482)
Giờ ta còn thuở lao xao Tám mươi, biết đến chừng nào ...lượn bay? Biết đâu. Hôm nay. Ngày mai Ta và em lại...nhảy dây, cò cò!
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 51886)
Nhìn ly cà phê nóng, Từng giọt chảy âm thầm, Như bao sức góp công, Của những người xây dựng.
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 45988)
Biên Hòa xa tít mãi đâu, Mà sao gợi nhớ thâm sâu thế này, Cà phê Cầu mát sum vầy, Hẹn ngày gặp lại tỏ bày nhiều hơn.
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 6523)
Tại em còn nhỏ híu không nhớ thôi, Nguyễn Du hồi đó trai gái học chung...mấy năm nên con gái mặc quần phồng màu xanh, áo bông tay trắng tập thể dục trong sân trường,
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 9109)
ôi giật mình thon thót. Nghĩ tới cảnh tương lai vợ mình như vậy, tôi lo quá. Không biết có ông chồng nào cùng cảnh khổ giống tôi không?
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 6889)
Tui nhớ hình dáng ba tui lập bập điếu thuốc rê sau khi uống một ngụm cà phê do má tui rang bằng chảo. Cái hình ảnh và mùi thơm cà phê ngày ấy đã đi vào ký ức của bà lão già là tôi không hề phai nhạt.
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 7466)
Thời tiết Cali năm nay trở chứng lạnh teo, tui lái xe đi làm mà thầm mong cái nắng sáng Biên Hùng, chiều vàng dốc đường Kỷ Niệm cùng những " con nhỏ " một thời tà áo bay bay...
09 Tháng Giêng 2013(Xem: 8067)
Hương Bưởi không bay xa lắm đâu, vẫn lòng vòng khu Biên Hòa nhà mình cho ấm cúng đấy mà, mình cũng ở Biên Hòa, học Tiểu học Nguyễn Du, Trung Học Ngô Quyền năm thứ Tư đấy,
08 Tháng Giêng 2013(Xem: 6769)
Bây giờ sao mấy chục năm lưu lạc, nhóm già tụi tôi mới tìm lại nhau và bao nhiêu bí mật thời Trung học được giải mã. Em cười không chối cũng không nhận.
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18906)
Tôi yêu ngôi trường Trung học đầu đời, yêu cái giếng quận và yêu cây me đứng quạnh hiu cuối trường. Cây me đó đã chứng kiến biết bao thế hệ học trò
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 18561)
bến xưa hạt cát vẫn chờ Gầy xương khóc nắng bên bờ đơn côi Sóng nào trả bạn cho tôi Chiều xa biển lạ hẳn ngồi nhớ mưa
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 5909)
Hỏi han nhau chuyện tụi mình, những bạn bè đứa còn đứa mất sau cuộc tang thương vận nước. Và - giờ thì chỉ còn lại chuyện hai đứa mình, cay đắng ngọt bùi sẻ chia. Chỉ hai đứa mình thôi nhé phải không H.L.?!...
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17540)
ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...
31 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 52841)
Chánh gian phật tượng âm thầm Ngoài sân tiểu gắng quét tâm vào tình
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 6158)
nàng nhắm nghiền đôi mắt hít một hơi thở thật sâu và thật dài và chợt tĩnh Chỉ là một giấc mơ!...Giấc mơ đi qua trong đời..
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16651)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là cuộc họp mặt với bạn hữu tứ Hai, họp mặt với học trò Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho tôi và Lynh dù là đã xa cánh gần 40 năm
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 6105)
Cho tui ngồi xếp bằng tròn trên chiếu ăn xong nằm lăn ra ngủ thiếp đi trong tiếng con gái dọn dẹp chén bát nói cười dưới nhà bếp.... Giọng Nam hay Bắc gì cũng được