11:39 SA
Thứ Tư
8
Tháng Năm
2024

ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG GIÁO SƯ SỬ HỌC CỦA MỸ

06 Tháng Hai 202410:16 SA(Xem: 664)
ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG GIÁO SƯ SỬ HỌC CỦA MỸ 
Inline image
Đến Mỹ theo diện tị nạn chính trị, vào tháng 3/1984, vừa kịp ghi danh vào khóa học SUMMER-1, đại học cộng đồng Philadelphia. Sau đó, tôi chọn lấy một lớp về Sử học . 
Đó là dịp mà tôi và ông giáo sư Sử học  có chuyện căng thẳng ngay trong lớp học. Bởi thấy trong lớp có bốn (4) sinh viên gốc Việt, ông ta muốn tỏ ra hiểu biết về Việt Nam, nên phát biểu ca tụng Hồ chí Minh. Tôi đưa tay, xin phát biểu. Tất nhiên, ông ta phải để tôi phát biểu. Tôi không phê bình ông ta, mà chỉ đặt ra những câu hỏi đơn giản: 

- Ông có bao giờ sống dưới chế độ cộng sản ? – Tất nhiên là chưa !
- Là một giáo sư Sử học, ông có biết về Hiệp Ước Geneve 1954 ? – Ông biết.
Nếu vậy, chắc ông biết hàng triệu người miền Bắc Việt Nam, dưới chế độ của ông Hồ chí Mình, lại ùn ùn lên tàu, bỏ cả quê cha, đất tổ, tài sản.ruộng nương, chạy vào sinh sống tại miền Nam Việt Nam ? Theo ông, lý do tại sao họ bỏ chạy như vậy ? 
– Dĩ nhiên, họ có lý do của họ ! Một cách tránh câu trả lời trực tiếp. 
-Theo như ông nói, ông có nghiên cứu lịch sử Việt Nam, tôi chắc ông biết về cái gọi là Cải Cách  Ruộng Đất ở miền Bắc dưới triều đại của ông Hồ chí Minh. Và qua đó, có ít nhất gần hai trăm ngàn người đã bị giết một cách man rợ nhất để đảng cộng sản VN cướp sạch tài sản của họ. Giáo sư có thể kiểm chứng qua tài liệu, sách vở. Ông nghĩ gì về cuộc thảm sát này ? 
Ông Thầy : – Tôi không quan tâm lắm về vấn đề này. Đó là chuyện nội bộ của VN trong thời điểm đó.
-Thưa vâng , Bởi vì ông không hề quan tâm đến những khổ đau cùng cực của người dân VN dưới chế độ cộng sản của ông Hồ chí Minh, nên ông mới khen ngợi ông ta. Chỉ cần nhìn vào con số thống kê của cao ủy tị nạn hiện nay ( thời điểm 4/1984) , ông có thể biết hàng trăm ngàn người dân Việt Nam đã chết trên biển đông, để trốn chạy khỏi chế độ cộng sản . Có bao giờ giáo sự đặt câu hỏi tại sao?
Hình như tìm thấy cơ hội để phản biện, ông giáo sư quay hỏi ngược tôi về việc tại sao Miền Nam lại thua trong cuộc chiến tại VN? 
- Thưa giáo sư, chắc giáo sư thừa biết, Tổng Thống Ngô Đình Diệm của chúng tôi đã từng yêu cầu Mỹ chỉ viện trợ quân sự, và không đưa lính Mỹ vào Việt Nam, xin hãy để cho người dân Việt Nam lo liệu việc bảo vệ đất nước. Và tiếc thay, Tổng Thống Diệm đã bị thảm sát ! Sau đó, Mỹ đổ quân ào ạt vào Việt Nam. Thưa giáo sư, chắc giáo sư hiểu hơn ai hết, lý do vì sao chính quyền Mỹ thời đó làm như thế? 
Có phải nhu cầu của thời cuộc, của những cuộc bầu cử giữa các đảng phái tại Mỹ . . . Và cũng chính vì những nhu cầu như thế, năm 1972 chính quyền Nixon đã bắt tay với Trung cộng, và thúc đẩy tổ chức hòa đàm Ba Lê, tìm cách rút chân khỏi Việt Nam, bỏ rơi VNCH một cách không thương tiếc. 
Thưa giáo sư, đến đây, giáo sư có thể hình dung cán cân lực lượng giữa hai phía trong chiến cuộc Việt Nam : - Một bên là VNCH, chỉ có 20 triệu dân, phải đơn độc chiến đấu, không có một sự viện trợ, giúp đỡ nào từ bên ngoài, kể cả từ người bạn đồng minh thân cận nhất. Một viên đạn, cũng không!
- Trong lúc đó, miền Bắc cộng sản, có cả hai nước lớn là Trung cộng và Liên Xô, cộng thêm nhiều nước trong khối cộng sản đông Âu . . .  ồ ạt đổ viện trợ, vũ khí, đạn dược vào cho họ. 
Làm sao miền Nam VN có thể kéo dài cuộc chiến trong hoàn cảnh đó? 
Thấy ông giáo sư yên lặng, lắng nghe, tôi quyết định kết thúc trong “hòa bình” :
- Tôi cám ơn giáo sư đã cho tôi cơ hội để nói lên niềm đau của người dân miền Nam VN. Tôi cũng hiểu rằng, mỗi người có một chỗ đứng, và từ đó, có những góc nhìn khác nhau. Và tôi cũng không thể đòi hỏi mọi người cũng phải nhìn về cuộc chiền Việt Nam với cái nhìn giống tôi. Nhưng tôi sẽ cố gắng, mỗi khi có thể, như trong cơ hội hôm nay, để nói lên quan điểm của tôi về những khốn khổ của người dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản, do ông Hồ chí Minh sáng lập. Xin cám ơn.
Tôi nghe tiếng vỗ tay của cả lớp học. Và tiếng nói ngắn gọn của ông giáo sư Sử học :“Oh my God ! “
Từ đó cho đến cuối khóa, ông giáo sư vẫn thích đưa tôi vào những cuộc tranh luận về chính trị trong những đề tài khác. Dù ông vẫn lạnh lùng đối với tôi, nhưng rất ngạc nhiên, sau bài thi cuối khóa, ông cho tôi điểm A+ ! 
Sau này, khi về Houston, tôi cũng được ban tổ chức của hai trường đại học RICE,  và Houston University Downtown mời trình bày về chiến tranh Việt Nam. Tôi cũng vào đề bằng cách chỉ nói lên quan điểm của tôi, một người lính của Việt Nam Cộng Hòa, và sẵn sàng trả lời những câu hỏi. Tôi tin, tôi có chính nghĩa nên không ngần ngại trả lời những câu hỏi của cử tọa.
Đặc biệt, trong buổi thuyết trình tại Houston University Downtown, tôi lại chạm mặt với một giáo sư Sử học của trường này, và lúc ấy, đang là một giáo sư giảng dạy tại một trường tư của Mỹ tại Việt Nam! 
Tôi tự nghĩ, Ít ra, tôi cũng đã nói lên được những điều mà tôi cho là hữu ích. Bây giờ, già yếu nhiều rồi, yếu đi trong từng hơi thở, trong từng bước đi. Bỗng có hôm đọc được bài của chiến hữu Vương Mộng Long, cũng có một kinh nghiệm tương tự, nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say . . ./-
Fb Le Phu Nhuan


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 11077)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12480)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10807)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14780)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 12023)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29553)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10691)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10207)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10688)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10989)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10605)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12246)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9260)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11647)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15567)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10328)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14237)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11833)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11238)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10914)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10519)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11189)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9981)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9711)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13225)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9053)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18228)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12459)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9467)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102735)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10429)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10900)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10503)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12254)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10614)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9733)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8921)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 11035)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27401)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10896)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10149)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11508)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11228)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11413)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 21080)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.