NHẮN GỞI VÀI CA SĨ, MỘT NGHỆ SĨ CẢI LƯƠNG!
Tết nghe bài nhạc "Xuân nào con sẽ về" của Duy Khánh tự dưng có cái ý nghĩa kỳ kỳ trong đầu
Bài này viết ở hải ngoại trong những năm vượt biên, khi mà ở Việt Nam vẫn còn trong bao cấp, đánh tư sản, học tập cải tạo, đi nông trường.
Có nhiều ca sĩ ca bài này say mê, trọn tình, hát da diết
Nghe nhớ thương vây kín trong hồn
Quê hương yêu ơi! Thương nhớ một tɾời
Quê hương yêu ơi!
Bao giờ ta về?"
Chiều Tây Đô được Lam Phương viết 1984 tại Paris nước Pháp kể về tình cảnh của Cần Thơ sau 1975. Đó là những buổi chiều buồn hiu hắt vì người xứ này bỏ xứ ra đi vượt biên, cảnh "hoang vắng chiều Tây Đô"
Lam Phương cũng là người vượt biên nên ông thấu hiểu cảm giác ra đi đó
Trong "Chiều Tây Đô" câu hỏi: "Sao anh không thấy về Ninh Kiều?" thì có câu trả lời rằng: "Dường như anh nghe đời nặng trĩu trong màu đen"
Như hàng chục đô thị Miền Nam khác sau 1975, Cần Thơ cũng bị xóa tên đường rất thô bạo, những Gia Long, Thành Thái, Duy Tân, Hàm Nghi, Phan Thanh Giản, Nguyễn Huỳnh Đức, Mạc Tử Sanh, Nguyễn Viết Thanh... đều bị xóa, nên Lam Phương mới viết: "Nay nghe sao khác từ tên đường"
Rồi Lam Phương hỏi: "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?"
Rất nhiều ca sĩ hải ngoại đã đứng ở Mỹ, ở Úc, ở Châu Âu rống cổ lên ca vang vang "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?"
Họ cũng hát tròn chữ : "Ai đâu ngờ, sau tiếng súng, đời lại thêm một thời nát tan
Non sông buồn, đã điêu tàn, thêm máu lệ chứa chan một lần"
Nhưng rồi họ cũng quay về, về Việt Nam. Họ không còn nghe "khác từ tên đường" mà là quen thuộc từng tên đường mới. Họ không hỏi "bao năm giải phóng như thế này phải không anh?" nữa
Họ cũng không còn "hò ơi! hò ơi! tạm biệt nước non", không còn "xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng!" nữa, quên luôn "nước non mình muối mặn"
Về Tp HCM, về Việt Nam những "danh ca" từng hò ơi, từng hỏi "bao năm giải phóng như thế này phải không anh?" bắt đầu hát và sửa lời chính những bài nhạc vàng đã ăn sâu vào trong tâm não của người Miền Nam
"Câu chuyện đầu năm" của Hoài An hát bỏ chữ "TRẬN TIỀN" , hát sửa thành:
"Đón xuân trên MỌI MIỀN
Viết thư thăm bạn hiền
Một lời nguyện xin chớ quên"
"Cánh thiệp đầu xuân" của Minh Kỳ, Lê Dinh, sửa lời luôn
"Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh LÍNH CHẾN quay về gia đình, tìm vui bên lửa ấm"
Sửa thành:
"Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh "YÊU DẤU" quay về gia đình, tìm vui bên lửa ấm"
Ca sĩ "danh ca" sống ở hải ngoại chưa về Việt Nam hát cũng sửa lời luôn
Bài "Tôi chưa có mùa xuân" của Châu Kỳ bản thâu âm trước 1975
"Giờ còn nặng hai vai, thân CHINH NHÂN hồ hải
Ôi đất nước hai nơi, xuân đi làm sao tới"
Bản thâu gần đây ca sĩ gạo cội hát sửa lời thành:
"Giờ còn nặng hai vai, thân THA HƯƠNG hồ hải
Ôi đất nước XA XÔI, xuân đi làm sao tới"
Cô ơi! cô không về VN, mắc gì cô sợ chữ "đất nước HAI NƠI" hả cô? Con thất vọng về cô rồi nha!
Sửa lời nhạc vàng đặng né người lính
Trong bài “Gió về miền xuôi”
Đoạn:
”Đường em đi đường nở hoa khắp luống cày
Trên đường em đi đường nở hoa khắp CHIẾN TRƯỜNG”
Đã bị sửa thành ”Trên đường em đi đường nở hoa khắp BỐN MÙA“
"Câu chuyện đầu năm", "Cánh thiệp đầu xuân", "Tôi chưa có mùa xuân", "Ngày xuân tái ngộ" bị sửa lời thô bạo thành ra cái ý nghĩa rất dô diên.
Từ câu nguyên bổn "ANH CHIẾN SĨ YÊU ƠI!" đổi thành "EM HỠI THẤY KHÔNG EM!"
Anh chiến sĩ, là anh lính chiến VNCH, là nhơn vật quan trọng trong toàn bài hát. Vì anh lính mới có "chúc anh vui bước đường công danh"
Và khúc sau như vầy cũng là hướng về anh lính:
"Mùa xuân gặp nhau quyến luyến
Phút giây này xin người đừng quên
CỨ xuân về gia đình hàn huyên"
Bị sửa lời thành: "RƯỚC xuân về gia đình đoàn viên"
Có những giọng ca từng vang rền lên những thời khắc lịch sử của Miền Nam
"Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên như dòng sông nước quẩn quanh buồn như người đi cách mặt xa lòng ta hỏi thầm em có nhớ không?"
Và cái rột, phủ nhận hết thảy
Có nhiều người tò mò hỏi rằng sao các văn nghệ sĩ từ hải ngoại lại ào ạt xuất hiện dày đặc trên tivi ở VN
Nhiều ca sĩ hải ngoại về VN hát, hùng dũng lên tivi hát nhạc vàng sửa lời tùm lum, muốn sửa là sửa, không tôn trọng tác giả, tôn trọng khán giả, tôn trọng những gì thuộc về tinh thần của những người có văn hóa
Nghệ sĩ, ca sĩ là vậy, cái giới gió thổi chiều nào hướng chiều đó
Trong học thuật không ai đánh đồng, áp đặt chánh trị vô giới hát ca, tuy nhiên có quá nhiều sự loạn lạc ngay trong nền văn nghệ của VN ở giai đoạn này khi thấy những “thần tượng”, sản phẩm một thời của Việt Nam Cộng Hòa thì bà con hơi ngậm ngùi
Thậm chí hơi khinh thường
Nhiều khi khán giả khó tánh cứ để cảm xúc mình theo nghệ sĩ, trong khi nghệ sĩ là những người phi chánh trị, họ chỉ cần đem tâm trí hát cho thăng hoa trong một bài, diễn cho xuất thần lên trong một tuồng, vãn hát thì xong, lãnh cát xê đi về, họ thích đứng chàng hảng ở mọi tư thế mà tư thế nào có lợi cho bản thân họ là họ cứ đứng thôi
Thành ra có nhiều bạn không khi nào chụp hình chung với nghệ sĩ là vậy
Rất mong quý vị có hát thời giữ nguyên bổn, hát mà tự ý sửa lời nhạc nguyên bổn thì đừng hát
Hát mấy chục năm nhà lầu xe hơi, nói chung cũng không thiếu gì đâu. Gần 80 tuổi rồi, xin đừng làm trò tiền bạc mà con cháu nó nhìn khinh khỉnh
(Cũng nhắn gởi tới một nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng gần 80 tuổi. Bà này siêng đu theo trend một anh "danh hài" nổi tiếng dòng phim chửi. Nhìn bà này giờ cũng ngán ngẩm lắm. Đi không còn vững nhưng rất ráng đu theo. Bao nhiêu cho đủ? Rốt cuộc cái hòm và cái nút áo cũng lắt lại thôi cô ơi! Stop bớt để còn gì đó cho đời.)
NGUYỄN GIA VIỆT
Gửi ý kiến của bạn