2:19 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

55 năm Trường Trung Học Ngô Quyền - Quốc Hương/ Viễn Đông

11 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 16810)
Con cháu anh hùng Ngô Quyền cùng dậy sóng Bạch Đằng Giang

55 năm Trường Trung Học Ngô Quyền

Quốc Hương/Viễn Đông

ngoquyenIMG_7553.jpg

Dậy sóng Bạch Đằng Giang (bàn đầu với song thân cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên chính giữa) - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông

WESTMINSTER - “Ngô Quyền là vị anh hùng của Việt Nam, có công tạo nên chiến thắng lẫy lừng ở Bạch Đằng Giang năm 938, đánh đuổi quân Tàu, chấm dứt một ngàn năm đô hộ của giặc phương Bắc, và đặt tên mới của nước ta là Đại Việt. Đền thờ và lăng Ngô Quyền tọa lạc ở quê hương ông, ấp Cam Lâm, xã Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội bây giờ” (Trần Gia Chi Bảo, trưởng nam của CHS-NQ Trần Ngọc Danh).
Trường Trung Học Ngô Quyền (Biên Hòa) với “kỳ vọng sau này trường sẽ đào tạo những nhân vật lẫy lừng như Ngô Quyền thuở xa xưa” (Lịch Sử Trường Ngô Quyền Biên Hòa-CHS - NQ Nguyễn Hữu Hạnh, ngo-quyen.org). 55 năm thành lập trường vẫn không đổi tên dù qua biến cố 30-4-1975.


ngoquyenIMG_7557.jpg

Cắt bánh kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Ngô Quyền và 55 năm thành lập trường Ngô Quyền do thầy Phạm Gia Hưng thân tặng - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông

Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa cạnh Quốc Lộ 1 gần Đài Kỷ Niệm bên bờ sông Đồng Nai với hình ảnh thơ mộng “sông chiều áo trắng bay” trong thơ của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (CHS-NQ Nguyễn Hoàng Hải) nổi tiếng với những vần thơ tình học trò. Dòng sông thơ mộng ấy đã dậy sóng Bạch Đằng Giang vượt Thái Bình Dương ra hải ngoại. Hội Ngộ Đại Gia Đình Ngô Quyền Toàn Thế Giới kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa 2001-2011 và kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Trung Học Ngô Quyền 1956-2011 vào ngày 3-7-2011 tại nhà hàng Seafood Palace 2. Đây cũng là dịp cuối tuần lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
Áo trắng hội ngộ đã đến từ khắp thế giới như từ Việt Nam có các ái hữu Trần Thị Bé, Tr
ần Thị Hiệp, đến từ Úc có các CHS Phạm Thị Hạnh, Đặng 
Văn Hùng, Thiên Trang… Hay như CHS Trần Thị Hạnh trong ban tiếp tân ở Nam California xúc động khi mặc lại áo dài trắng với phù hiệu trường Ngô Quyền thêu chữ đỏ… “Đồng phục nam sinh áo sơ mi trắng và quần kaki xanh, nữ sinh áo dài trắng. Riêng trong buổi chào cờ đầu tuần ngày Thứ Hai, nam sinh áo sơ mi trắng, quần kaki trắng và giày bốt trắng, nữ sinh áo dài xanh” (CHS-NQ Lê Văn Đông từ 1957). Các cựu học sinh trong đồng phục học trò áo trắng như ngày nào đi học dâng những bó hoa tươi thắm vinh danh các cựu giáo sư Ngô Quyền. Hội ngộ cựu giáo sư học sinh Ngô Quyền tầng tầng lớp lớp đông đảo khí thế dâng tràn như những lớp sóng Bạch Đằng Giang. 

ngoquyenIMG_7546.jpg

Vinh danh cựu giáo sư Ngô Quyền - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông

Theo cựu hiệu trưởng Phạm Đức Bảo (của các niên khóa từ 1961-1973): “Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa ra đời năm 1956 với 4 lớp Đệ Thất. Những người có công lớn khai sinh ra trường Ngô Quyền là ông Phan Văn Nga, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học, với chức vị Quyền Hiệu Trưởng và ông Hồ Văn Tam, Thanh Tra Ty Tiểu Học, giữ chức vị Quản Đốc đầu tiên của trường Ngô Quyền (vì trường chưa đủ đến lớp Đệ Tứ nay là lớp Chín). Đến năm 1959, trường Ngô Quyền có 16 lớp từ Đệ Thất đến Đệ Tứ. Ông Tam sau về Ty Tiểu Học, và Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ cử ông Huỳnh Quốc Tuấn, dạy Pháp Văn ở trường Petrus Ký Sài Gòn, làm Hiệu Trưởng. Đấy là người Hiệu Trưởng chính thức đầu tiên của trường Ngô Quyền. Đến năm 1961, vào tháng 10, ông Tuấn được gọi tái ngũ và sau đó ông Tuấn lại về dạy ở Petrus Ký. Ông Huỳnh Quốc Tuấn đã qua đời ở Pháp năm 1986. Ông Tuấn ra đi, tôi là người được ông đề cử thay làm Hiệu Trưởng. Lúc ấy, trường Ngô Quyền có 4 lớp Đệ Nhị A và B. Tôi làm Hiệu Trưởng từ năm 1961 đến 1973, người thay tôi là ông Phạm Khắc Thành cho đến 30-4-1975, và ông Thành cũng đã qua đời giữa năm 2002 tại California, Mỹ… Từ 4 lớp Đệ Thất năm 1956 cho đến 1975, trường Ngô Quyền đã phát triển mạnh tới gần 90 lớp, một trường trung học lớn nhất miền Đông Nam Phần.

ngoquyenIMG_7547.jpg

Hội trưởng Hội Biên Hòa Dương Minh Chấn (thứ hai từ phải) - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông

Về trường ốc, thoạt tiên còn phải mượn các lớp của Ty Tiểu Học Biên Hòa nhất là trường Nữ Công Gia Chánh trước bệnh viện Biên Hòa. Các lớp Đệ Tam năm 60-61 còn học tại trường này. Mãi đến năm 61-62 mới chuyển sang hai dãy trường mới ở gần Vườn Mít. Trường mới là hai dãy lầu rồi trường phát triển phải xây thêm một dãy nữa theo hình chữ U có một sân chơi khá rộng và một nơi để xe đạp, do ông Nguyễn Khắc Thành, kỹ sư giám đốc nhà máy Tân Mai tặng. Sau nhà xe phá đi để xây thành một hội trường lớn với phòng đọc sách rồi phòng thí nghiệm về Khoa Học, Vật Lý, Hóa, Sinh Vật v.v… Nhưng vẫn chưa đủ phải xây thêm một dãy nhà mới nữa mới đủ phòng học cho các em học sinh, đã có tới gần 5000 em. Khi đó chúng tôi đề nghị Bộ Giáo Dục mở một trường Nữ Trung Học, nhưng không có đất và cũng không có kinh phí nên phải chia nữ sinh học buổi sáng từ Thứ Hai đến Thứ Tư và buổi chiều từ Thứ Năm đến Thứ Bảy. Nam sinh cũng thế nhưng thời khóa biểu ngược lại. Trường cũng có một nhà tập võ Đại Hàn và Judo. Kèm theo phát triển về trí tuệ là sự phát triển văn nghệ và thể dục thể thao... Sở dĩ trường Ngô Quyền phát triển được như vậy là nhờ Hội Phụ Huynh Học Sinh do ông Lê Văn Nhơn làm Hội Trưởng rồi sau đến ông Đỗ Hữu Quờn... Nhờ cụ Phan Văn Nga và cụ Hồ Văn Tam cùng quý thầy cô đã tận tâm với ngôi trường này”.
Còn theo lời kể của CHS-NQ Hồ Văn Quân,con trai ông Hồ Văn Tam, do CHS-NQ Lê Thành Tươi ghi lại, CHS-NQ Nguyễn Hữu Hạnh biên tập trong ngo-quyen.org: “Mỗi năm Ty Tiểu Học Biên Hòa vẫn gởi báo cáo về Bộ Quốc Gia Giáo Dục, ông Nga và ông Tam luôn luôn kiến nghị và nhắc nhở rằng mở một trường trung học cho tỉnh Biên Hoà hiện rất cần thiết, nếu không muốn nói là quá muộn, và đề nghị Bộ cho thành lập trong niên học mới. Cho đến năm 1955, ông Nguyễn Thúc Lân về nhận chức Tỉnh Trưởng Biên Hòa, đã chú ý đến đề nghị của ông Nga và ông Tam nên tích cực ủng hộ. Sau một thời gian vận động Nha Trung Học và Bộ Giáo Dục vào năm 1956 mới có quyết định thành lập. Nha Trung Học đề nghị ông Tam đặt tên cho trường và ông đã chọn tên một vị vua từng đánh thắng quân Nam Hán để đặt tên trường”. 

ngoquyenIMG_7549.jpg

Cựu học sinh Trần Thị Hạnh trong ban tiếp tân Nam California - ảnh: Quốc Hương/Viễn Đông

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 10054)
“ BIÊN HÒA QUÊ TÔI TRONG NỔI NHỚ “ là chủ để của Đặc San Nhâm Thìn 2012 được hội ái hữu Biên Hòa California thực hiện và phát hành nhân ngày mừng tất niên Tân Mão và đón tết Nhâm Thìn vào ngày 15 tháng 1 năm 2012.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 13611)
Đây là một niềm khích lệ quý báu cho hội ái hữu Biên Hòa California trên con đường phục vụ đồng hương và thân hữu khắp nơi. Chúng tôi xin chia xẻ niếm vui đến quý đồng hương.
01 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 12249)
Hơn 300 đồng hương và thân hữu đã đến trong ngày họp mặt tất niên và mừng xuân mới đậm đà tình đồng hưong
27 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 11297)
Hơn 300 đồng hương Biên Hòa và thân hữu vui mừng họp mặt tất niên
27 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 10886)
Kính chuyển đến quý đồng hương và thân hữu Thư mời của Văn Phòng bão hiểm Western Insurance( đơn vị tài trợ cho Hội ái hữu Biên Hòa California). Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến chung vui và ăn Tết với đồng hương Biên Hòa.
29 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 9663)
GHI DANH THAM DỤ TẤT NIÊN BIÊN HÒA NGÀY 23 THÁNG 1 NĂM 2011
16 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 11048)
họp mặt Tất niên 2010 và mừng Xuân Tân Mão 2011 sẽ được tổ chức vào lúc 10 gìờ sáng ngày 23 tháng 01 năm 2011 tại nhà hàng Emerald Bay Nam California.
04 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 12028)
“Nhìn về quê hương bên kia bờ đại dương khi mùa Xuân đến, ai mà không chạnh lòng nhớ về cố quốc, nhất là Biên Hòa, vùng được mệnh danh địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều nhân tài, luôn làm rạng danh người dân xứ Bưởi.
04 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 9013)
Từ cái nôi là vùng đất Biên Hòa, cùng chung số phận của dân tộc Việt, những đồng hương Biên Hòa đã trải qua một chặng đường dài đầy gian khổ, dần dần ổn định và gặt hái nhiều thành công trên xứ người. Với họ, thời gian không tồn tại song hành với ký ức về vùng quê một thời gắn bó