4:52 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Tình Sử Công Nữ Ngọc Vạn - Minh Lương Trương Minh Sung

29 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 72718)

Tình Sử
Công Nữ Ngọc Vạn
congchua-large-content
hình minh họa
 
Ngọc Vạn ngoan hiền tuân lệnh cha(1)
Báo đền hiếu đạo đẹp tình nhà.
Rời xa đất tổ đến Chân Lạp(2)
Nước Việt thanh bình ngàn dậm xa!
 
Liễu yếu đào tơ dáng thướt tha
Hi sinh phận gái lệ chan hoà!
Vua yêu xin cưới - ngôi hoàng hậu(3)
Cung điện vàng son tình đậm đà!
 
Hoàng hậu thương dân tổ quốc mình
Xin vua khai khẩn đất , đào kinh...
Di dân vào tận vùng Bà Rịa
Sông nước Đồng Nai thật hữu tình!
 
Dựng xây đồn thuế tại Sài gòn 
Cơ xưởng kinh doanh tốt đẹp hơn.
Dân Việt tham gia giúp mở nước
Dinh điền,đồng ruộng - gạo thơm ngon.
 
Hoàng tử lên ngôi được ít năm
Ghen tương chú giết vì hờn căm.(4)
Đất bằng nổi sóng bao oan nghiệt! 
Chân Lạp loạn ly quá nhẫn tâm.
 
Chân Lạp chiến tranh thật khổ dân
Xiêm La xâm lấn quá bâng khuâng!
Hoàng hậu xin cha quân lính giúp(5)
Bão an đất nước hưởng hồng ân.
 
Sống nơi cung điện chẳng an khang(6)
Thái hậu(7) xuất gia núi Chứa Chan.(8)
Thức tỉnh vô thường trong cõi tạm!
Tu tâm sửa tánh nguyện bình an. 
 
Ngọc Vạn công nữ có công nhiều
Bà Rịa , Biên hoà...dân kính yêu.
Đất nước mở mang không máu đổ!
Ngàn năm bia đá - hồn tiêu diêu. 
 
Hôn nhân chánh trị mở sơn hà
Công nữ Ngọc Vạn đáng ngợi ca! 
Vì nước quên mình thân liễu yếu.
Nước non ngàn dậm - lợi dân ta.
 
Minh Lương Trương Minh Sung
Cali. ngày 25 / 05 / 2012 
 
(1) Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 - 1635 )
(2) Chân Lạp ( Xứ Cao Miên - Kampuchia ngày nay )
(3) Năm Canh Thân (1620) vua Chân Lạp là Chey Chetta 2 xin cưới công nữ Ngọc Vạn và phong làm hoàng hậu. 
(4) Người chú giết vua ( cháu ) vì ghen vua đã đi săn bắn và tư tình vớí vợ mình!
(5) Chúa Sãi đà 2 lần đưa quân vào giúp Chân Lạp đánh đuổi quân Xiêm.
(6) Vì giặc giả và tranh ngôi vị vua .. 
(7) Thái hậu Ngọc Vạn.
(8) Chùa Gia Lào nơi núí Chứa Chan.

Công nữ Ngọc Vạn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Công nữ Ngọc Vạn (公女玉萬), họ tên đầy đủ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (阮福玉萬), gọi tắt là Ngọc Vạn, không rõ năm sinh năm mất, là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (ở ngôi: 1613-1635). Nhiều tài liệu trước đây thường ghi tước vị của bà là công chúa, nhưng thực sự là công nữ, vì bà chỉ là con của chúa Nguyễn.
Năm Canh Thân (1620), bà được gả cho vua Chân LạpChey Chetta II. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa TrịnhĐàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Mục lục

[sửa] Cuộc đời

Một góc trong hoàng cung vua Chân Lạp tại Nam Vang
Chúa Sãi lên ngôi chúa năm 1613, và để củng cố vị thế của mình, vị chúa này đã tìm cách giao hảo với các nước phương Nam khi đó là Chiêm ThànhChân Lạp.
Khoảng thời gian đó, triều đình Xiêm La gần như trực tiếp thống trị Chân Lạp. Vì vậy, khi lên ngôi vua, Chey Chetta II (ở ngôi: 1618-1628), liền cho xây dựng kinh đô mới ở Oudong (Vũng Long hay Long Úc) và cầu thân với chúa Nguyễn để chống lại sự khống chế của Xiêm La.

[sửa] Làm vương hậu Chân Lạp

Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II, chúa Sãi thuận gả Ngọc Vạn cho ông, và bà trở thành Hoàng hậu nước Chân Lạp với tước hiệu là Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.
Vừa đẹp người, đẹp nết xinh đẹp, nên bà được vua Chey Chettha II rất yêu quý. Nhờ vậy, mà nhà vua đã cho một số người Việt đi theo bà giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp, cũng như cho nhiều người Việt lập hãng xưởng và buôn bán ở gần kinh đô.
Lợi dụng mối quan hệ này, năm 1623, chúa Sãi còn cử một sứ bộ, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế. Trong quốc thư, chúa Nguyễn cũng đã yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn) và lập một dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa ngày nay. Đây là dinh điền chính thức đầu tiên trên đất Chân Lạp). Nhờ sự vận động của Ngọc Vạn, nên cả hai việc trên đều được vua Chey Chetta II chấp thuận.
Vai trò của Hoàng hậu Somdach (tức Ngọc Vạn), đã có nhiều tác giả đề cập đến, như:
  • G. Maspéro:
Vị vua mới lên ngôi là Chey Thettha II cho xây một cung điện tại Oudong, ở đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An Nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có ảnh hưởng lớn đến vua. Nhờ bà mà một phái đoàn An Nam đã xin và được vua Chey Thettha II cho lập thương điếm ở miền nam Cao Miên, nơi này nay gọi là Sài Gòn (trích trong cuốn "L’ Empire Khmer").
  • Moura:
Tháng 3 năm 1618, Prea Chey Chessda được phong vương với tước hiệu Somdach Prea Chey Chessda Thiréach Réaméa Thupphdey Barommonpit. Lúc đó vua An Nam gả một người con gái cho vua Cao Miên. Công chúa này rất đẹp, được nhà vua yêu mến và lập làm hoàng hậu tước hiệu Somdach Prea Preaccac Vodey Prea Voreac Khsattey (trích trong cuốn "Royaume du Cambodge").
  • Henri Russier:
Chúa Nguyễn lúc bấy giờ rất vui mừng thấy Cao Miên muốn giao hảo bèn gả công chúa cho vua Cao Miên. Công chúa xinh đẹp và được vua Miên yêu quý vô cùng...Năm 1623, sứ bộ Việt từ Huế đến Oudong yết kiến vua Cao Miên, dâng ngọc ngà châu báu, xin người Việt được khai khẩn và lập nghiệp tại miền Nam...Hoàng hậu xin chồng chấp thuận và cua Chey Chetta đã đồng ý (trích trong cuốn "Histoire sommaire du Royaume de Cambodge").
  • A. Dauphin Meunier:
Năm 1623, Chey Chettha, người đã cưới công chúa Việt Nam, được triều đình Huế giúp đỡ để chống lại quân Xiêm... Một sứ bộ Việt Nam đã tới bảo đảm với Chey Chetta về sự ủng hộ của triều đình Huế. Sứ bộ xin phép cho dân Việt Nam tới lập nghiệp Việt Nam tới lập nghiệp ở các tỉnh phía Đông Nam Vương Quốc. Vua Cao Miên cho phép lập một phòng thu thuế tại Prey Kôr để tài trợ việc định cư (trích trong cuốn "Le Cambodge").
  • Nguyễn Văn Quế:
Chey Chettha II dời đô từ Lovéa Em đếu Oudong năm 1620 và cưới công chúa Việt Nam được phong làm hoàng hậu và rất được yêu quý nhớ đức hạnh và vẻ đẹp mỹ miều. Vì đã giúp đỡ cho vua Cao Miên chống lại những cuộc xâm lăng của Xiêm nên chúa Sãi mới xin vua Cao Miên cho phép những người Việt di cư vào Nam được khai khẩn đất đai, trồng trọt, buôn bán và trả thuế ở Sài Gòn, Biên Hòa và Bà Rịa. Vua Cao Miên chấp thuận đề nghị của nhạc phụ. (trích trong cuốn "Histoire des Pays de L’union Indochinoise").
  • Phan Khoang:
Từ thế kỷ 17 đã có nhiều người Việt Nam đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp (tức Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay), để vỡ đất làm ruộng. Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công nữ con chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa và chúa Hy Tông (chúa Sãi) có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả cho vua Chân Lạp một công nữ. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn gần kinh đô.
Đến năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr tức Sài Gòn ngày nay và được ở đấy một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta chấp thuận và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đấy làm ăn rồi lấy cớ để giúp chính quyền Miên gìn giữa trật tự, còn phải một tướng lãnh đến đóng ở Prey Kôr nữa. Khi Chey Chatta mất, vùng đất từ Prey Kôr trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành (tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay), đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai (trích trong cuốn "Việt sử xứ Đàng Trong", phần "Chúa Nguyễn gây ảnh hưởng trên đất Chân Lạp").
Đổi lại, chúa Sãi hai lần giúp con rể (Chey Chetta II) đẩy lui quân Xiêm sang xâm lược. Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri ở Quy Nhơn đã nhìn thấy viện binh từ Đàng Trong tiến sang Cao Miên, nên đã ghi lại trong cuốn Hồi ký của mình (xuất bản năm 1631) như sau:
Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua Cao Miên, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Cao Miên thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm...

[sửa] Ở giữa chốn tranh chấp đẫm máu

Năm 1628, vua Chey Chetta II từ trần, triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi giữa những hoàng thân. Nhiều nhà vua bị anh em họ, rể, cháu...giết chết một cách thê thảm.
Theo Biên Hòa sử lược toàn biên (Quyển 2) thì Ngọc Vạn sống với vua Chey Chetta II, đã sinh được một trai là Chan Ponhéa Sô và một gái tên là Neang Nhéa Ksattrey.
Sau khi Chey Chetta II mất, liền xảy ra việc tranh quyền giữa chú và cháu. Chú là Prea Outey, em ruột của Chei Chetta II, giữ chức Giám quốc (ab joréach) và cháu là Chan Ponhéa Sô (ở ngôi: 1628-1630) , con của Chey Chetta II và Công nữ Ngọc Vạn.
Trước đây, lúc vua Chei Chetta còn sống đã định cưới Công chúa Ang Vodey cho Hoàng tử Chan Ponhéa Sô. Nhưng chẳng may, khi nhà vua vừa mất thì Préa Outey, tức là chú ruột của Chan Ponhéa Sô, lại cưới nàng Công chúa này trong khi Hoàng tử còn đang ở trong tu viện. Sau khi rời tu viện, Chan Ponhéa Sô lên ngôi và trong một buổi tiếp tân, nhà vua trẻ gặp lại nàng Ang Vodey xinh đẹp. Sau đó, cả hai đã mượn cớ đi săn bắn để gặp gỡ, nhưng không ngờ Préa Outey biết được liền đuổi theo và giết chết hết vào năm 1630, sau khi làm vua mới được hai năm.
Người con thứ hai của Chey Chetta II lên thay với vương hiệu là Ponhea Nu (ở ngôi: 1630–1640). Năm 1640, Ponhea Nu đột ngột băng hà, Phụ chính Préah Outey liền đưa con mình lên ngôi tức quốc vương Ang Non I. Nhưng Ang Non I cũng chỉ làm vua được hai năm (ở ngôi: 1640-1642) thì bị người con thứ ba của Chey Chetta II là Chau Ponhea Chan (Nặc Ông Chân. Mẹ ông là người Lào) dựa vào một số người Chăm và người Mã Lai, giết chết cả Préah Outey và Ang Non I để giành lại ngôi vua.
Nặc Ong Chân lên ngôi (ở ngôi: 1642-1659), cưới một Công chúa người Mã Lai theo đạo Hồi (Islam) làm Hoàng hậu và nhà vua cũng bỏ quốc giáo (Phật giáo Tiểu thừa) để theo đạo của vợ. Điều này cùng với việc cho người Mã Lai và người Chăm được nhiều ưu đãi, đã gây bất bình trong giới hoàng tộc và dân chúng Chân Lạp.
Năm 1658, con của Préah Outey là So và Ang Tan dấy binh chống lại Nặc Ông Chân nhưng thất bại...Nghe lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, So và Ang Tan cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần liền sai Phó tướng dinh Trấn Biên (Phú Yên) là Nguyễn Phước Yến dẫn 3000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ là Mỗi Xuy, tức Bà Rịa), phá được thành rồi tiến vào bắt Nặc Ông Chân bỏ vào cũi đem về giam ở Quảng Bình.
Năm sau (1659), Nặc Ông Chân chết[1]chúa Nguyễn phong cho So làm vua Chân Lạp, hiệu là Batom Reachea (ở ngôi: 1660-1672). Từ đó, lưu dân Việt đến Gia Định, Mỗi Xuy (Bà Rịa), Biên Hòa ngày càng đông để khai khẩn đất đai...
Năm 1672, vua Batom Reachea bị một người vừa là rể vừa là cháu là Chey Chetta III giết chết, em là Ang Tan (Nặc Ông Tân) chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó Chey Chetta III cũng bị người của Nặc Ông Chân sát hại.
Ang Chei (Nặc Ông Đài, ở ngôi: 1673-1674) con trai đầu của vua Batom Reachea lên ngôi. Ông Đài cho đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy, nhờ Xiêm cứu viện để chống lại chúa Nguyễn.
Bị quân Xiêm đánh đuổi, Ang Tan cùng cháu là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) chạy sang Sài Côn kêu cứu chúa Nguyễn. Năm 1674, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ Nguyễn Dương Lâm và Tham mưu Nguyễn Đình Phái chia quân làm hai cánh cùng tiến lên Chân Lạp. Nặc Ông Đài bỏ thành Nam Vang chạy vào rừng, để rồi bị thuộc hạ đâm chết.
Sau khi Nặc Ông Đài mất, người em là Nặc Ông Thu (Ang Sor) ra hàng. Để giải quyết tình trạng "nồi da xáo thịt" dai dẳng này, chúa Nguyễn cho Nặc Ông Thu làm Chính vương, đóng đô ở Phnom pênh (Nam Vang), cho Nặc Ông Nộn làm Đệ nhị vương, đóng đô ở khu vực gò Cây Mai (thuộc Sài Côn, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)...Tuy nhiên, hai phe vẫn không từ bỏ ý định loại trừ nhau.
Sau hơn 50 năm luôn phải tìm cách tồn tại trong chốn vàng son nhưng đẫm máu ấy, theo lời kể, thì Thái hậu Ngọc Vạn đã theo Nặc Ông Nộn về Sài Côn, rồi lui về sống ở Bà Rịa. Nơi đây, bà cho lập chùa Gia Lào (núi Chứa Chan, Đồng Nai), rồi ẩn tu cho đến hết đời.

[sửa] Khẳng định Ngọc Vạn chính là vợ vua Chey Chetta II

Trước đây, vị công nữ được gả cho Chey Chetta II vẫn còn là một vấn đề chưa thống nhất. Vì ở mục Công chúa trong Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên chỉ ghi như thế này:
Chúa Sãi có bốn người con gái là: 1/ Công chúa Ngọc Liên, lấy Trấn biên doanh trấn thủ phó tướng Nguyễn Phúc Vĩnh. Phúc Vĩnh là con trưởng Mạc Cảnh Huống. 2/ Công chúa Ngọc Vạn, không có truyện. 3/ Công chúa Ngọc Khoa, không có truyện. 4/ Công chúa Ngọc Đĩnh lấy phó tướng Nguyễu Cửu Kiều. Năm Giáp Tỵ (1684, Lê Chính Hòa năm thứ 5), mùa đông, Ngọc Đĩnh Mất.
Tương tự, trong quyển Généalogie des Nguyễn avant Gia Long (Phổ hệ nhà Nguyễn trước Gia Long) của Tôn Thất Hân và Bùi Thanh Vân (Bulletin des Amis de vieux Huế, 1920) cũng chỉ ghi là:
Ngọc Khoa con gái thứ của Sãi vương, không để lại dấu tích. Ngọc Vạn con gái thứ của Sãi vương, không có dấu tích gì về Ngọc Vạn.
Bàn về việc "không có truyện" trên, trong cuốn Việt sử xứ Đàng Trong của GS. Phan Khoang có đoạn:
Việc này, sử ta đều không chép, có lẽ các sử thần nhà Nguyễn cho là việc không đẹp, nên giấu đi chăng? Nhưng nếu họ quan điểm như vậy thì không đúng. Hôn nhân chính trị, nhiều nước đã dùng, còn ở nước ta thì chính sách đã đem lại ích lợi quan trọng. Đời nhà Lý thường đem công chúa gả cho các tù trưởng các bộ lạc thượng du Bắc Việt, các bộ lạc ấy là những giống dân rất khó kiếm chế. Nhờ đó mà các vùng ấy được yên ổn, dân thượng không xuống cướp phá dân ta, triều đình thu được thuế má, cống phẩm; đất đai ấy, nhân dân ấy lại là một rào dậu kiên cố ở biên giới Hoa-Việt để bảo vệ cho miền Trung Châu và kinh đô Thăng Long. Đến đời Trần, chính đôi má hồng của ả Huyền Trân đã cho chúng ta hai châu Ô, Lý để làm bàn đạp mà tiến vào Bình Thuận.
Sử ta không chép, nhưng theo các sách sử Cao Miên do các nhà học giả Pháp biên soạn, mà họ lấy sử liệu Cao Miên để biên soạn thì quả Chey Chetta II năm 1620 có cưới một công nữ con chúa Nguyễn. Giáo sĩ Borri, ở Đàng Trong trong thời gian ấy cũng có nói đến cuộc hôn nhân này. Xem "Đại Nam liệt truyện Tiền biên" (mục Công Chúa), thấy chúa Hi Tông (tức chúa Sãi) có bốn con gái, hai nàng Ngọc Liên, Ngọc Đãng thì có chép rõ sự tích chồng con, còn hai nàng Ngọc Vạn, Ngọc Khoa thì chép là "khuyết truyện", nghĩa là không có tiểu truyện, tức là không biết chồng con như thế nào. Vậy người gả cho vua Chey Chetta II phải là Ngọc Vạn hoặc Ngọc Khoa.
Mãi đến khi Nguyễn Phúc tộc Thế phả được xuất bản tại Huế (1995), thì tiểu sử hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa mới được công bố rõ ràng:
  • Năm Canh Thân (1620), Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (con gái thứ hai của chúa Sãi) được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Về sau nể tình bà, vua Chân Lạp cho người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay).
  • Năm Tân Mùi (1631), Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (con gái thứ ba của chúa Sãi) được gả cho vua Chiêm Thành là PôRôMê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt-Chiêm được tốt đẹp.

[sửa] Người Việt ghi nhận công lao

Theo Nguyễn Lệ Hậu, thì: việc giữ gìn biên cương và mở mang bờ cõi luôn là ước vọng lớn lao của hầu hết các đấng quân vương, và trong suốt thời gian trị vì của mình các bậc đế vương đã không ngừng khai thác bằng hầu hết những khả năng và biện pháp vốn có. Ở đây, vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dãi đất biên cương.
Nhận xét riêng về vai trò của Ngọc Vạn, TS. Trần Thuận viết:
Cuộc hôn nhân này mặc dầu không được sử nhà Nguyễn ghi chép vì một lý do nào đó. Song, xét đến cùng thì đây là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, nó đáp ứng nhu cầu cho cả hai phía. Chân Lạp cần có sự "bảo hộ" của chúa Nguyễn để tránh khỏi sự tấn công tiêu diệt của vương quốc Xiêm. Chúa Nguyễn cần có chỗ đứng ở phía Nam, đẩy mạnh sự khai phá của lưu dân Việt trên mảnh đất khô cằn và thấp trũng mà từ lâu người Chân Lạp vẫn bỏ hoang, đồng thời tạo nên sự ổn định mặt phía Nam để rảnh tay lo đương đầu với thế lực Trịnh ở phía Bắc...Ngọc Vạn, rõ ràng là một chiếc cầu nối trong quan hệ Việt–Miên ở thế kỷ 17...Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từng có những người phụ nữ làm nên đại cuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu,...góp phần giành giữ nền độc lập cho Tổ quốc, và cũng từng có những người phụ nữ lặng lẽ hy sinh để cha anh làm nên nghiệp lớn như Huyền Trân, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa...Chính họ là những con người làm nên lịch sử. Đáng kính thay!
Cảm phục Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, thi sĩ Trần Tuấn Khải (1895-1983), đã có thơ rằng:
Hồng Lạc ta đâu hiếm nữ tài
Nghìn xưa Trưng-Triệu đã từng oai
Noi gương Khoa-Vạn, hai công chúa
Một sớm ra đi mở đất đai.
...
Cũng vì hạnh phúc của muôn dân
Vì nước, vì nhà, xá quản thân.
Lá ngọc cành vàng coi nhẹ bổng,
Hiếu trung cho trọn đủ mười phân.
Những tiếc riêng cho phận nữ hài,
Đem thân giúp nước há nhường trai.
Vắng trang lịch sử, nào ai biết?
Người đã hy sinh vị giống nòi.
Tới nay kể đã mấy tinh sương
Mượn bút quan hoài để biểu dương:
Bà Rịa, Phan Rang ngàn vạn dặm,
Công người rạng rỡ chốn quê hương.
(trích Cảm vịnh hai bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa)
Tân Việt Điểu cũng có thơ ca ngợi hai bà:
Ngọc Vạn, Ngọc Khoa giữ một niềm
Vì ai, tô điểm nước non tiên?
Chị lo giữ vẹn tình Miên-Việt,
Em nhớ làm tròn nghĩa Việt-Chiêm
Bà rịa, Biên Hòa thêm vạn dặm,
Phan Rang, Phan Rí mở hai miền
Non sông gấp mấy lần Ô, Lý
Nam tiến, công người chẳng dám quên.
(chép trong Biên Hòa sử lược toàn thư, quyển 2)

[sửa] Chú thích

  1. ^ Theo Việt Nam sử lượcViệt sử tân biên (quyển 3), thì Nặc Ông Chân chỉ bị giam một ít lâu rồi được tha sau khi chịu nạp cống, và hứa sẽ bênh vực người Việt đang làm ăn sinh sống trên đất Chân Lạp. Tuy nhiên, các nguồn ghi năm ông mất khác nhau: "Việt sử tân biên" (quyển 3) ghi Nặc Ông Chân mất năm 1674. TS. Trần Thuận ghi ông mất năm 1659, nhưng không nói rõ ở đâu, có nguồn ghi ông mất trong nhà lao Quảng Bình.

[sửa] Tài liệu tham khảo

  • Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
  • Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 3), Sài Gòn, 1959.
  • Lương Văn Lựu, Biên Hòa sử lược toàn biên (quyển 2). Tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1973.
  • Nguyễn Phan Quang- Trương Hữu Quýnh- Nguyễn cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam (1427-1858). Nxb Giáo dục, 1977.
  • Phan Quang, Việt sử xứ Đàng Trong. Nxb. Văn học, 2001
  • Phạm Việt Trung-Nguyễn Xuân Kỳ-Đỗ Văn Nhung, Lịch sử Campuchia. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1981.
  • Nhóm Nhân Văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 3). Nxb Trẻ, 2007.
  • Bửu Diên Hoàng Oanh, Những công chúa có công trong việc mở mang bờ cõi nước Việt [1]
  • TS. Trần Thuận, Công nữ Ngọc Vạn với Quốc vương Chân Lạp [2].
  • Nguyễn Lệ Hậu, Nước mắt biên cương và phận má hồng [3].
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 89260)
Gió mây xin gởi mộng đầu Trăm thương nghìn nhớ mưa ngâu thành dòng Lời xưa giữ mãi trong lòng Người xưa biền biệt bên song mong chờ .
31 Tháng Năm 2012(Xem: 38103)
Tình xa đà biết bao năm Gặp nhau tim lại ru đăm nhịp thương Trao nhau lời lịm ngọt đường Mà nghe cay đắng lặng vương môi hồng
31 Tháng Năm 2012(Xem: 89422)
Đôi bàn chân tìm con từng bước một Vách nhà tranh bạt gió tấm phên thưa Trên vai gầy mẹ gánh nắng cùng mưa Thương quê hương ngậm ngùi từng giọt đắng
31 Tháng Năm 2012(Xem: 93707)
Những muốn ra Thơ gửi đến Người Lời buồn trao gửi cánh hoa rơi Người nơi phương ấy còn thương nhớ Xin chút lòng yêu gửi đến tôi...
30 Tháng Năm 2012(Xem: 93819)
có còn ai cùng đứng ngó với ta sơn hà ơi gót thù gõ đau da thịt mẹ tuổi ta già, nhưng trái tim rất trẻ
30 Tháng Năm 2012(Xem: 87957)
Còn đâu tà áo dài tha thướt Trong trắng ngây thơ tuổi học sinh. Hình như... còn sót trong trí nhớ Vài kỷ niệm xưa, dăm mảnh tình!!!
30 Tháng Năm 2012(Xem: 87354)
Thơ là súng bạn cùng tôi tranh đấu Nhắm bắn vào đầu não bọn Việt gian Đòi tự do dân chủ cho Việt Nam Phải đánh đổi tự do bằng máu thịt
30 Tháng Năm 2012(Xem: 65621)
Chút mưa chút nắng nhẹ rơi Nắng thì đội nón che đôi má hồng Làn mưa ướt tóc tơ nhung Thấm sâu nỗi nhớ vào lòng đêm mơ
29 Tháng Năm 2012(Xem: 86986)
Đi xe lô một đổi thôi Biên Hòa xa lắm từ hồi em đi Bây giờ mờ mắt chim di Đường xưa lối cũ còn gì dấu xưa?
29 Tháng Năm 2012(Xem: 89172)
Phủ phàng bao cảnh bể dâu Sớm mưa, chiều nắng,bạc màu tóc xanh Lưng tròng nước mắt vây quanh Dòng đời muôn nẻo thế nhân nhiễu điều
29 Tháng Năm 2012(Xem: 92842)
Anh chợt đến tưởng chừng như mộng mị. Tình yêu ơi sao quá đổi bất ngờ Vén rèm mây mình khe khẻ vào thơ Đừng đánh thức giấc mơ tàn cơn mộng
29 Tháng Năm 2012(Xem: 90652)
Chỉ là bờ lưng quay thật vội Sao buồn như dấu hỏi hoài nghi Em trở về đường thu đá sỏi Bước chông chênh héo úa xuân thì.
29 Tháng Năm 2012(Xem: 59037)
Ngồi nghe từng giọt sương rơi Rớt vào nỗi nhớ phương trời xa xa Vườn tôi bông cúc trổ hoa Màu vàng huyền ảo đôi tà áo bay
29 Tháng Năm 2012(Xem: 86590)
Em chở mùa hạ đi đâu. Để tôi đứng đợi bên cầu hoàng hôn. Buồn trông đôi mắt mỏi mòn. Tôi gom xác phượng vùi chôn đỉnh sầu.
28 Tháng Năm 2012(Xem: 62533)
Lục bình trôi tím mây bay Tháng nâm chùng xuống những ngày buồn trôi Cầm tay từ giả bậu ơi Tím lòng qua tím cả trời nhớ thương
28 Tháng Năm 2012(Xem: 95469)
Mưa xưa xóm nhỏ Tân Thành* Rong chơi một thủa xuân xanh ...những ngày... Hồn nhiên gọi bạn tao ,mày Tắm mưa ,đùa giởn ...chia đầy không gian...
28 Tháng Năm 2012(Xem: 94967)
Chiều mưa phố Huế nhạt nhòa Hương hoa cúc nở thoảng xa xa thầm Nhớ người đôi mắt lá răm Trang thơ giấy trắng bâng khuâng chuyện lòng
27 Tháng Năm 2012(Xem: 97331)
Trăng xa mùa, cho đêm cô liêu Tiếng đàn xưa đã tắt trong chiều Chỗ ngồi quen còn ai ngóng đợi Giấc mơ đời đã khép, người ơi!
27 Tháng Năm 2012(Xem: 93584)
Từ giả các anh Tay không phải bắt tay Mắt không cần nước mắt Dù con đường trước mặt Ta không còn thấy nhau
27 Tháng Năm 2012(Xem: 64701)
Lòng anh luôn ở bên em, nụ cười tiếng hát vén rềm ngày vui, quàng vai nhau bước xanh đời, vẫn nghiêng ánh mắt qua thời yêu xưa
26 Tháng Năm 2012(Xem: 89310)
Khi thì hồn nhiên Tiếng cười vang to như pháo nổ Lúc chạnh lòng Thương tiếc những bạn bè Đã đi vào giấc ngủ bình yên.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 89096)
Tháng 7 năm nầy hẹn gặp đây Ngô Quyền hoan hỉ cuộc sum vầy Thầy Cô cao tuổi tình chưa cạn Bè bạn trung niên nghĩa vẫn đầy
24 Tháng Năm 2012(Xem: 43090)
Bước chiều vương nhẹ tình ai Niềm tâm tư nhuốm u hoài Để đêm thao thức nhớ người Nơi cuối trời biển dâu Vẫn nhiều tha thiết cho nhau
24 Tháng Năm 2012(Xem: 86765)
Những xác chết anh hùng bật dậy Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy ! Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền Chào một ngày soi rõ mặt anh em…
24 Tháng Năm 2012(Xem: 90704)
Còn ai có nhớ thương tôi. Cho tôi còn đứng bên đời bấp bênh. Em ngoan như ánh trăng hiền. Tôi ôm trăng chết bên miền phù vân.
24 Tháng Năm 2012(Xem: 89155)
Chiếc áo bạc mồ hôi,quần vá víu thân gầy gò đạp từng bước vòng xe Mẹ là ai? sao lại chọn kiếp hèn? nhưng mẹ vẫn ngẫng cao đầu vui sống!!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 82646)
Con tức giận có khi còn xấu hổ Vì mẹ cha giờ ăn đậu ở nhờ. Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại Những ngày xưa khi con tuổi ấu thơ.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 89385)
Một trong những quyền làm người căn bản Là tự do tư tưởng đấy, xin thưa Tìm Tự Do, vượt biên vì quốc nạn Dẫu tha hương, đừng sống nhé, kiếp thừa !
23 Tháng Năm 2012(Xem: 91574)
Hạ về, tình nhớ bâng quơ. Tuổi Xuân thức giấc, tôi thờ thẩn quên. Một mai chân cứng đá mềm. Trái tim sỏi đá còn tìm đến nhau.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 87119)
Đã hẹn nhau là sẽ trở về Thăm con dốc cao cao ngày ấy Bước vào trường Ngô Quyền thật khẽ Nghe gió đàn, lá hát, hoa lay
23 Tháng Năm 2012(Xem: 89816)
bài thơ ca ngợi một thương binh 38 chỉ nằm trên giường, không đi lại được, mọi việc phải có người giúp đỡ, nhưng nghị lực của anh, khó ai so cùng.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 90150)
Mẹ bên con những tháng ngày Cho con hơi ấm gởi đầy tình thương Mẹ không về giữa ngày thường Đêm đêm con thấy trong sương Mẹ về .
20 Tháng Năm 2012(Xem: 88053)
Khoảnh khắc qua rồi không trở lại Lục bình trôi nổi giữa dòng sông. Thời gian qua tiếc nuối còn mãi! Kỷ niệm buồn héo hắt trong tâm.
20 Tháng Năm 2012(Xem: 87380)
Dẩu cố tìm quên trong giấc ngủ. Vẫn nhớ ngút ngàn...thương biết bao... Dẩu cách xa nửa vòng trái đất... Vẫn ngậm niềm đau ...chung với nhau...
19 Tháng Năm 2012(Xem: 91496)
Nơi tha hương, buồn vương con phố nhỏ Thứ Sáu về, gợi nhớ chiều mưa tuôn Bước chân xưa, mờ theo dấu lệ buồn Tình xa cách, còn đâu lời đã hứa
19 Tháng Năm 2012(Xem: 103029)
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca. Người xưa đâu? Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu. Lầu các đâu? Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 89291)
Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trong đêm thâu Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 97791)
Lá răm, lá răm ơi! Em đẹp như sương khói, Tôi phiêu bạt cả đời, Mắt em dìm đời tôi.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 65621)
Nắng vàng mây bay lượn đầy trời Đói quá làm sao mà ăn được Hoa rừng gió núi biển dạt dào Muốn bán mà chẳng ai mua
18 Tháng Năm 2012(Xem: 90759)
Sông Đồng không sóng mà cao Dâng chi cho nước chảy vào ngăn tim Tìm anh , em vẫn đi tìm... Tận trong tiềm thức...nổi , chìm mênh mang ...
15 Tháng Năm 2012(Xem: 92245)
Sóng dài thêm sợi tóc thề Biển ru em bước đi về thơm tho Lòng anh làn sóng quanh co Trở về sông rộng chèo đò đưa em
15 Tháng Năm 2012(Xem: 86159)
Em và anh, nếu là biển và sóng, Em xin được là những ngọn sóng ngoan, Sóng vỗ về anh, tan biến vào anh, Vào biển cả một tình yêu bất tận.
15 Tháng Năm 2012(Xem: 86102)
Thôi em nhé, những gì mong ước. Tuổi hai mươi xin bỏ lại sau lưng. Tình rất xa, nhưng cũng rất gần. Anh nhắm mắt, tìm quên trong mộng mị.
14 Tháng Năm 2012(Xem: 90594)
Phố vắng em ... lời thơ tình anh viết Mang nỗi buồn tha thiết nhớ thương ai Giọt mưa rơi như ai đó thở dài Đêm gối chiếc ... u hoài hình bóng cũ
13 Tháng Năm 2012(Xem: 89265)
Bậu về điểm lại má hồng Rẽ đường ngôi lệch, thắt vòng lưng thon Qua đi ngàn dặm nước non Cánh chim ai biết mất còn. Bậu ơi!
13 Tháng Năm 2012(Xem: 90487)
Ngày nay tuổi bảy lăm Những đêm nằm thao thức Muốn nghe lại lời mẹ một lần Không làm sao được nữa Mẹ mất đã từ lâu
13 Tháng Năm 2012(Xem: 89257)
Làm sao con quên được Những gì của ngày xưa Mẹ hiền ru con ngủ Hòa theo tiếng võng đưa
12 Tháng Năm 2012(Xem: 63416)
có những đêm buồn con thao thức nhớ công ơn mẹ lệ trào tuôn năm con mười sáu trăng tròn đẹp thì cũng là năm mẹ chẳng còn
11 Tháng Năm 2012(Xem: 92075)
Tì tay bên cửa nhìn mưa. Hạt dài, hạt vắn cho vừa nhớ nhung. Nhìn bong bóng vỡ bên đường. Cầu cho hạnh phúc vô cùng thần tiên.
10 Tháng Năm 2012(Xem: 97316)
Một đời gánh nắng cùng mưa Mòn vai mà mẹ vẫn chưa yên lòng Gió sương lưng mẹ thêm còng Oằn thêm gian khổ nuôi con dại khờ