2:47 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

NGHIỆP LỰC KHI LÂM CHUNG - Minh Lương Trương Minh Sung

20 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 15432)

NGHIỆP LỰC KHI LÂM CHUNG
 
Xả bỏ hết giận hờn
Cho thanh thản tâm trí!
Cõi tạm nầy vô thường
Không nên chấp làm chi!

Nếu còn mãi oán thù
Kiếp sau phải trả quả
Đi vào chốn âm u...
Hương linh thêm đau khổ!

Nếu còn tiếc gia tài
Mãi ôm chặt tiền bạc
Kiếp sau phải đầu thai...
Tiếp tục trả nghiệp ác!

Không nên quá tiếc thương
Yêu con cháu than khóc!
Hay bịn rịn thân nhân...
Đời sau phải gặp lại.

Nên giữ tâm chánh niệm
Không lo lắng buồn rầu!
Tâm luôn trong tĩnh lặng
Thanh thản biết về đâu..!

Thân xác rồi rã tan
Trả về cho tứ đại...(*)
Nghiệp lực xuất ra mau
Chịu quả báo lành dữ!
 
Nghiệp lành được vãng sanh
Nhân ác chịu quả báo
Phải trả nợ kiếp sau!
Đó là luật nhân quả.

Không cần đưa thân xác
Về tận nơi quê hương
Chôn hay thiêu đều tốt!
Quan trọng nơi vong hồn.

Thân nhân nên bố thí
Kẻ tàn tật khổ đau ...
Và phóng sanh chim cá.!
Hồi hướng người mãn phần.

Nên cúng dường Tam Bảo
Cầu nguyện được vãng sanh
Phải ăn năn sám hối!
Được đến cõi an lành.

Minh Lương Trương Minh Sung
19 / 11 / 2013
(*) Thân tứ đại do đất , nước , gió , lửa ...duyên hợp lại

NGHIỆP THIỆN ÁC KHI LÂM CHUNG


HT THÍCH THANH TỪ

Trong Sử 33 vị Tổ có kể về một vị Tăng Ấn Độ, tôi không nhớ rõ tên. Một hôm Ngài đi khất thực ngang qua nhà ông Trưởng Giả. Nhưng ông Trưởng Giả đi khỏi. Trong nhà có con chó chạy ra sủa to. Ngài nhìn nó và qưở: ” Ngươi bị bệnh tiếc của mà trở lại làm chó, đã không biết còn sủa om sòm” Nghe nói vậy, con chó buồn bỏ ăn.
Ông Trưởng giả về, thấy con chó cưng của mình bỏ ăn. Ông liền hỏi lý do và được người nhà kể lại: hồi sớm mai có vị Sa Môn đi ngang, nó thấy liền sủa. Rồi không biết ông ấy nói gì với nó, từ đó nó buồn bỏ ăn.
Ông hỏi vị Sa Môn đó ở đâu và ông tìm gặp được Ngài. Với tâm rất sân hận, ông hỏi: Hồi sáng ông nói gì mà con chó của tôi nó buồn đến bỏ ăn?
Ngài bảo: Ông đừng nóng, để ta nói cho ông nghe. Con chó đó là cha của ông.
Ông càng tức hơn, hỏi: tại sao con chó đó là cha tôi? Ngài nói: Nều không tin, ông hãy về tìm ngay giữa giường nơi cha ông khi xưa ngủ, mà bây giờ là chỗ con chó hay nằm , ông đào xuống sẽ thấy ché vàng. Vì khi cha ông chết, không kịp trối trăn lại với ông, nên bây giờ tiếc của mới sanh trở lại làm chó để giữ của. Nếu không tin ta, ông về đào lên sẽ thấy.
Khi ấy, vị trưởng giả không còn lớn tiếng với Tổ nữa, mà trở về đào chỗ Tổ đã chỉ. Qủa nhiên ông thấy có một ché vàng. Ông liền chạy tới xin Tổ cứu cha ông. Tổ khuyên nên đem của đó bố thí cho cha ông hết nghiệp. Trưởng giả nghe lời Tổ dạy liền đem ché vàng bố thí. Sau đó con chó chết. Như vậy, vì tiền của nên trở lại làm chó để giữ của, đó là điều đáng sợ.

blank

Nên ở đây, tôi nhắn 3 điều cấm kỵ trước khi lâm chung.
Phật Tử phải nhớ đừng để bao giờ xảy ra.
Tôi lập lại:
- điều thứ nhất là tâm sân giận,
- điều thứ hai là tâm oán thù,
- điều thứ ba là tâm yêu tiếc, tức là yêu con, tiếc của
Nhớ đừng có 3 tâm đó mới khỏi đọa vào con đường khổ. Có 3 tâm đó là nguy hiểm


Nếu khi sắp lâm chung mà khởi tâm thiện thì sẽ được điều lành, điều tốt.
Tâm thiện là gì?
  1. Điều thứ nhất, khi sắp lâm chung phát tâm bố thí, giúp đỡ người nghèo, kẻ bệnh, mình có phương tiện tới đâu phát tâm tới đó
  2. Điều thứ hai, đối với người Quy Y rồi, thì phát tâm cúng dường Tam bảo, còn chưa Quy Y thì phát tâm Quy Y để tâm thiện tăng trưởng. Làm như vậy là đã hướng về điều thiện và sẽ đi theo con đường thiện.
  3. Điều thứ ba là phát tâm phóng sanh nghĩa là cứu các con vật bị người ta bắt và sẽ bị giết. Mình cứu nó bằng cách mua lại đem thả, hoặc tìm cách nào cứu con vật không bị chết.
Bố thí, cúng dường, phát tâm phóng sanh là tâm lành, nhờ phát tâm lành, tự nhiên lần lần chúng ta sẽ đi theo con đường lành.
Đó là những điều tâm nên khởi khi sắp lâm chung
Người Phật Tử biết tu, khi sắp lâm chung , cần phải biết ứng dụng Pháp Phật dạy, gìn giữ tâm mình luôn luôn đi đúng, không bị lệch lạc.

- Đối với người tu Tịnh Độ thì chuyên niệm Phật, không quên. Lúc nào tâm mình cũng hướng về Phật không lơi lỏng, không nghĩ tới con, không nghĩ tới cháu, cũng không nghĩ tới tài sản gì hết. Được như vậy thì sẽ theo Phật không nghi ngờ. Đó là điều thứ nhất.

- Thứ hai, đối với người không chuyên niệm Phật, mà thường hay xem Kinh sách thì phải nhớ một bài kệ. Chẳng hạn, nếu qúy vị thường tụng Kinh Kim Cang, thì phải nhớ một bài kệ, tức là: nhớ tới Pháp như nhớ tới Phật, niệm Phật vậy. Chúng ta nghiên cứu kinh điển, học Pháp của Phật thì phải nhớ Pháp, như tụng bài kệ sau đây trong Kinh Kim Cang:
Nhứt thiết hữu vi Pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệt như điện
Ưng tác như thị quán
Nghĩa là tất cả pháp hữu vi như mộng, như huyễn, như bọt, như bóng, như sương mai, như điện chớp, phải luôn luôn quán như thế.
Chúng ta tụng mãi bài kệ này thì tâm chúng ta được trong sáng, không kinh hoàng khi sắp lâm chung. Đó là trường hợp thứ hai.

- Trường hợp người biết tu Thiền, tâm được yên tĩnh phần nào, thì nhớ lúc sắp lâm chung, mình hằng sống với tâm thanh tịnh, đừng chạy theo vọng tưởng điên đảo. Nghĩa là nhớ trong thân bại hoại này có cái không bại hoại. Nhờ vậy. chúng ta không kinh hoàng, không sợ sệt mà hằng sống với tâm bất sanh bất diệt của mình.
Thân này chẳng qua là tướng hư ảo, có đó rồi mất đó chớ không bền.
Chỉ có cái thể chân thật của mình là thanh tịnh, không sanh không diệt muôn đời.
Đó là chúng ta biết tu.
Trong ba trường hợp tôi kể trên, người tu niệm Phật thì chuyên niệm Phật, không nhớ chuyện đời, Người chuyên nghiên cứu Pháp thì nhớ bài kệ. Người tu Thiền thì nhớ ngay nơi mình có cái chẳng sanh chẳng diệt, hằng thanh tịnh, không có gì đáng sợ, không có gì đáng lo.
Người biết tu nhớ được những điều ấy không bị mê muội, không có gì sợ hãi, ra đi êm ái nhẹ nhàng.
Bây giờ tôi nói tới hậu sự, tức là việc sau khi mình chết. Nhiều vị nghĩ rằng, khi mình chết phải trối trăn lại với con cháu làm thế này, làm thế kia. Điều đó dư. Tại sao?
Bởi vì thân này do tứ đại hòa hợp mà thành, chúng ta sống cũng mượn tứ đại mà sống, uống nước giúp cho thủy đại, ăn giúp cho địa đại, thở giúp cho phong đại v.v…Như vậy bốn đại đó nhờ vay mượn bên ngoài mà tồn tại
Đến khi chết là không vay mượn nữa thì trả về cho tứ đại. Tứ đại trả về cho tứ đại thì chỗ nào cũng là tứ đại hết.
Tại xứ người, tứ đại cũng là tứ đại, ở quê hương mình thì tứ đại cũng là tứ đại. Đừng nghĩ bỏ thân ở xứ người là thiệt thòi.
Thiệt thòi nhất là cái tâm, tinh thần của mình ra đi mà không sáng suốt, đó mới thật thiệt thòi, Còn thân tứ đại này bỏ ở đâu cũng được hết.
Người ta hay nói, thân này là thân cát bụi, khi chết trả về cho cát bụi, chứ không phải trả về xứ mình thành vàng thành ngọc gì, cho nên đừng quan trọng nó.

Thân này để con cháu giải quyết bằng cách nào thuận lợi nhất thì tốt, mình khỏi cần dặn dò gì hết. Dặn dò bắt buộc nhiều khi làm con cháu phải lúng túng. Thí dụ nơi đó không có lò thiêu mà bảo phải thiêu, trong khi có đất chôn mà không chịu chôn.
Hay ngược lại, chỗ đó không có đất chôn mà có lò thiêu, mình lại không chịu, nói thiêu nóng lắm, phải tìm đất chôn. Như vậy con cháu lo sợ không biết tìm đất đâu mà chôn, càng làm cực khổ cho người sống chớ không có ích lợi gì.
Đã là thân tứ đại, hoại rồi thì còn biết gì nữa mà sợ nóng, còn biết gì nữa mà đòi đem về quê hương. Biết chăng là cái tinh thần, là cái tâm của mình.
Do đó qúy vị đừng có lầm lẫn thân này trở về quê hương mới tốt. Nghĩ như vậy là sai lầm. Chính cái tâm của chúng ta, tâm lành thì đi tới chỗ tốt, điều đó mới quan trọng. Đó là những lời nhắc nhở để qúy vị biết sau khi chúng ta có trăm tuổi không làm phiền hà con cháu.
Tôi chỉ nói một phần ngắn cho qúy vị biết khi đau, bệnh, già và sắp lâm chung. Theo đó qúy vị có hướng lựa chọn, đừng bị tâm phàm tục làm cho mình đau khổ ngay hiện tại và kéo dài sau khi lâm chung. Đó là những điều thiết yếu.
Mong rằng tất cả qúy Phật Tử nghe rồi, khéo ứng dụng để tự cứu mình, đó cũng là lời Phật dạy cho chúng ta thoát khổ.
Thiền viện Thường Chiếu – Năm 1996
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 45226)
Mẹ ngồi ru ai...? Tiếng ru sóng vỗ Ru buồn đôi tay Con ơi! à... ơi..!
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43312)
Sông Đồng bến hẹn còn đâu Hàng cây nghiêng ngả cánh sầu chia phôi Mất anh mất nửa cuộc đời Đêm về lạc lõng phương trời mình em
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 45715)
THI NHẠC GIAO DUYÊN GIỌNG HÒ HỒNG VÂN NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 50443)
Tiếng than hỡi Bậu mình ơi Bứt chi sợi tóc cuộn đời thủy chung ? Sông quê trăng nước chung dòng Mình Qua thui thủi vàm sông một mình
20 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47875)
Gọi tên bọn mầy chao ôi là nhớ Mỗi một địa danh…ấp lẫm ngậm ngùi.
19 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47418)
Chờ hòai Bậu vẫn biệt tăm Qua còn đợi riết dẫu năm tháng dài Vàm sông xưa nước vẫn đầy Lòng Qua thiếu Bậu còn ai trong đời?
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48414)
Quê hương - nhớ đứng, nhớ ngồi Nhớ con đò nhỏ, nhớ người sang sông Đồng Nai nước chảy xuôi dòng Qua đành mãn kiếp lưu vong xứ người
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 49201)
Ai về phố nhỏ Biên Hòa Thăm dùm người cũ em xa bao ngày Tha hương bao tháng năm dài Em chưa về được cách hai phương trời
19 Tháng Mười 2010(Xem: 43059)
Cứ hẹn mãi mà chưa về thăm được Biên Hòa ơi! Xin tạ lỗi cùng người
12 Tháng Mười 2010(Xem: 42033)
Mùa Thu về hương bưởi thơm trên tóc Tóc thề bay gió lộng giữa trời mơ
12 Tháng Mười 2010(Xem: 42731)
Bước chân chim đưa ta về thơ dại, Em có mơ những ngày tháng Ngô Quyền?
12 Tháng Mười 2010(Xem: 42723)
tôi thấy nhớ chiếc cầu đưa qua Phố, dòng sông êm lờ lững nước triều lên
10 Tháng Mười 2010(Xem: 41945)
Em ra đi trời như thương khóc Nghĩa trang càng buồn thiếu nắng vàng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 39066)
Nếu vắng em! Anh mất người tri kỷ Đôi mắt buồn như mặt nước hồ thu Sống cô liêu nhìn cảnh vật âm u
06 Tháng Mười 2010(Xem: 38381)
Không hiểu yêu em tự lúc nào Đêm về vương vấn dạ nao nao Hơn chục cánh thư chưa dám gởi Làm sao em hiểu được, làm sao?
06 Tháng Mười 2010(Xem: 38508)
Thương nhớ gởi về quê Mỹ-Hội Dòng đời thắm thoát bấy nhiêu năm Bao mùa mưa nắng bao thay đổi Mà bóng người xưa vẫn bặt tăm.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 38735)
Phượng hồng vẫn nở khi hè tới Cho hồn lãng đãng nhớ em tôi
06 Tháng Mười 2010(Xem: 39836)
Những góc phố vàng Thu, sao mà thương quá! Nơi có một người đang lặng lẽ chờ Thu…
06 Tháng Mười 2010(Xem: 39547)
Ngắm nhìn mây trắng lang thang Thấp thưa cánh bướm dịu dàng cánh hoa
05 Tháng Mười 2010(Xem: 38478)
Người thăm Biên Hòa cho ta thăm với Người nhớ bao nhiêu, ta nhớ bấy nhiêu Người thăm ước mơ Ngô Quyền nắng gọi Ta hôn dấu giày chinh chiến quạnh hiu
05 Tháng Mười 2010(Xem: 37875)
Ai gây nên cảnh sông Tương Đầu sông cuối sóng đôi đường cách xa Phong sương dấn bước xa nhà Bao giờ trở lại Biên Hòa quê xưa
05 Tháng Mười 2010(Xem: 41129)
Mẹ ơi! Con còn giữ mùi Mẹ y nguyên Mùi sữa tinh khôi, bồ kết thơm trên tóc Chiếc áo mới đầu năm con mặc Lãng đãng một mùi tay Mẹ đơm khuy
05 Tháng Mười 2010(Xem: 38975)
Lâu lắm rồi không về lại Biên Hòa Nghe hương bưởi ngạt ngào trong nắng sớm Có dễ hơn ba mươi năm biền biệt Kẻ ở người đi rồi chẳng khác không quen.
04 Tháng Mười 2010(Xem: 43629)
Rồi đời anh lại long đong Bỏ đi có nhớ dòng sông Biên Hòa? Đường Nguyễn Hữu Cảnh giờ xa, Chừng như kỷ niệm tình ta nhạt nhòa.
04 Tháng Mười 2010(Xem: 37522)
Chuyện tháng hạ ngày xưa ta đã kể Bài học này, em có nhớ hay không?
04 Tháng Mười 2010(Xem: 37309)
HỒN CHƠI VƠI NGHE TỪNG BƯỚC THU SANG
04 Tháng Mười 2010(Xem: 35500)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ Bưởi