8:57 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

CHUYỆN CHƯA KỂ SAU HUY CHƯƠNG ĐỒNG ANH DŨNG BỘI TINH KÈM CHỮ V CỦA TRUNG ÚY PHI CÔNG LỮ CÔNG TÂM - Lê Thanh Hương

19 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 28444)

CHUYỆN CHƯA KỂ SAU HUY CHƯƠNG ĐỒNG ANH DŨNG BỘI TINH KÈM CHỮ V CỦA TRUNG ÚY PHI CÔNG LỮ CÔNG TÂM

 Tôi làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Một trong những công tác tôi được giao là hỗ trợ tiếng Việt cho Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam. Mặc dù tôi phụ trách giảng dạy tiếng Việt, nhưng có thể nói các chuyên gia trong văn phòng kể trên là bậc thầy của tôi trong một số lĩnh vực. Họ am tường địa hình trận thế những nơi xảy ra giao tranh, giải thích cặn kẽ cho tôi những điều tôi còn khúc mắc liên quan đến vũ khí, chiến thuật, đội hình bay, v.v.. Vì vậy nếu chỉ công nhận các chuyên gia trong Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam là sinh viên của tôi thì quả là một điều không công bằng.

 Hằng tuần chúng tôi giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt qua phương tiện truyền thông vệ tinh, tôi gặp họ trên màn ảnh truyền hình lớn trong một studio tại Monterey, California; họ cũng thấy tôi qua màn ảnh vi tính trong một studio khác tại Washington D.C. Chúng tôi xưng hô với nhau theo quan hệ thân tộc trong văn hóa Việt, có vị tôi gọi bằng “bác” và xưng “cháu”, có vị tôi gọi bằng “anh” và xưng tên. Hằng tuần chúng tôi cùng đọc và nghe tin tức với nhau, trao đổi ý kiến và thảo luận chi tiết trong các tin tức liên quan đến công việc. Một trong những vụ tôi được nghe kể và lưu lại trong tâm trí tôi những giây phút chạnh lòng, thương cảm, khắc khoải là vụ xảy ra ngày 15 tháng 12 năm 1973.

 Tôi được kể rằng ngày đó một số quân nhân Mỹ phối hợp với quân nhân Không Quân Việt Nam Cộng Hoà trong một công tác khai quật một vụ phi cơ rơi trước đó. Phi vụ được thực hiện bằng trực thăng có sơn cờ hiệu của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chỉ ra rằng không có bên nào được phép công kích vào loại trực thăng này. Khi trực thăng bay đến vùng Bình Chánh thuộc tỉnh Long An thì bị hỏa lực từ phía Cộng Sản bắn rát. Kết quả tổn thất cho biết một đại úy phía Mỹ và một trung sĩ phía Việt Nam Cộng Hoà bị tử thương, chưa kể số còn lại bị thương trong chiếc trực thăng bị bắn. Trong hội nghị Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên diễn ra sau vụ kể trên, phía Hoa Kỳ trưng ra chiếc áo trận thủng đầy các vết đạn của viên đại úy tử thương trong phi vụ làm bằng chứng với cáo buộc rằng phía Cộng Sản đã không tôn trọng hiệp định ngừng bắn; đồng thời phía Hoa Kỳ và phía Việt Nam Cộng Hòa phản đối sự vi phạm này bằng cách cùng bước ra khỏi bàn hội nghị.

 Sau này, Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích trong chiến tranh Việt Nam khi xem xét lại vụ việc thì nhận ra rằng họ đã không biết tên người hạ sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà tử thương trong phi vụ hỗn hợp này. Mặc dù Văn Phòng đã nỗ lực tìm hỏi, gửi thông báo trên các trang mạng, nhưng dường như vô vọng. Họ quyết định thiết lập bảng tưởng niệm các quân nhân của hai phía đã hy sinh trong phi vụ ngày hôm đó với tên của người hạ sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà còn bỏ trống, điền khuyết bằng chữ “Vô Danh”. Trong các buổi gặp nhau hàng tuần, chúng tôi đã đề cập, thảo luận vụ này không dưới chục lần. Tôi luôn tự hỏi tại sao số quân nhân Việt Nam Cộng Hoà định cư tại Hoa Kỳ không nhỏ mà phía Mỹ vẫn không có thông tin cụ thể. Tôi chạnh lòng khi nghĩ đến sự đóng góp, hy sinh của phía Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến. Tôi thương cảm vì phàm con người sinh ra ai cũng được đặt tên và đó không phải là sự lựa chọn của họ mà là lẽ tự nhiên. Khi chết đi thì cái tên đó được lưu lại ít ra trên một mộ bia, một tấm bảng, một phiến đá nào đó để người đời sau biết rằng họ là ai. Tôi khắc khoải khi nghĩ rằng người hạ sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong phi vụ này đáng được lưu tên trên bảng tưởng niệm thay vì cái tên “Vô Danh”. Tôi không bao giờ biết anh là ai, tôi chỉ biết anh bỏ mình vì nghĩa vụ và tôi nghĩ mình nên làm một điều gì đúng nếu có thể. 

 Tôi không hề có một chút kinh nghiệm để lấy thông tin cho điều tôi muốn theo đuổi bởi lẽ việc làm của tôi đơn thuần là dạy học và việc tìm hiểu thêm vụ việc trên chỉ xuất phát từ lòng tự nguyện. Tôi bắt đầu kể câu chuyện cho người thân, bạn bè, và những ai tôi quen biết mà đã từng tham gia quân đội Việt Nam Cộng Hoà, đặc biệt là quân chủng Không Quân. Tôi gửi nhiều thư đến các hội đoàn trong cộng đồng, viện bảo tàng chiến tranh để hỏi thông tin, để lại địa chỉ điện thư cùng số điện thoại của tôi để người nhận thư có thể liên lạc lại. Tôi không đánh máy thư mà cặm cụi viết thư tay trần tình lại câu chuyện với hy vọng thư của tôi được mở ra đọc chứ không bị ném vào sọt rác vì người nhận có thể lầm tưởng là thư quảng cáo. Tôi chưa bao giờ nhận được một sự trả lời nào trong gần mười bốn năm từ khi tôi bắt đầu có ý định muốn tìm một kết thúc có hậu cho câu chuyện trên. 

 Tôi hiểu và chấp nhận thực tế vì có thể người nhận thư không biết thông tin liên quan gì đến vụ việc tôi hỏi, hoặc chuyện xảy ra quá lâu, hoặc chuyện không có gì là đặc biệt trong vô số chuyện của các quân nhân đã bỏ mình vì chiến cuộc v.v.. Tôi nghiên cứu những tài liệu chiến tranh từ các thư viện để mong tìm được những chi tiết liên quan; thậm chí cô bạn Bạch Ngọc từ tận nước Úc cũng không ngại giá cước cao gửi sang tôi những quyển sách về Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà; đặc biệt quyển Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đã cung cấp vài chi tiết hữu ích và giúp tôi giới hạn sự tìm kiếm chính xác hơn. Tôi thường xuyên vào các trang mạng để cập nhật thông tin hàng tuần. Đến tháng 3 năm 2010, tôi tìm được thông tin về Trung úy phi công Nguyễn Nam nhận huy chương sao bạc Bắc Đẩu Bội Tinh trong phi vụ ngày 15 tháng 12 năm 1973. Tôi vội chuyển thông tin về Văn Phòng nhưng do một số lý do khách quan sự việc không thể tiến hành xa hơn như tôi mong đợi.

 Đến tháng 8 năm 2012, sau một chuyến công tác từ Minnesota và Wisconsin gần một tháng, tôi trở lại làm việc với thói quen tìm tin đọc mỗi ngày. Bất ngờ hàng tít của một bài báo “Anh Dũng Bội Tinh Sau 37 Năm Cuộc Chiến” đập vào mắt tôi, dù thông tin của bài báo chưa chính xác như tôi tưởng, nhưng tôi tin chắc có liên quan đến vụ việc tôi theo đuổi. Tôi lướt trên các trang mạng khác với hy vọng tìm được những bài tin nói về nội dung như trên. Quả nhiên, tôi lần tìm ra trang mạng của Hội Ái Hữu Biên Hoà California với thư mời tham dự lễ gắn huy chương đồng hương Lữ Công Tâm. Càng đọc tôi càng tin chắc đây là thông tin mình muốn tìm. Xúc động oà vỡ. Run rẩy. Tôi không dám tin đây là sự thật. Tôi định thần đọc đi đọc lại bài báo để biết chắc mình không nằm mơ. Tôi nhấc điện thoại gọi cho Hội Ái Hữu Biên Hoà California. Tôi để lại tin nhắn cho một người có tên gọi Tuyết Hương. Tôi xúc động quá đến nỗi sợ mình để lại số sai nên gọi lại ba lần cũng chỉ với một thông điệp tương tự là xin người nhận gọi lại cho tôi.

 Trời cũng không phụ lòng người. Tuyết Hương gọi lại cho tôi ngày hôm sau. Tôi giới thiệu về mình, kể ngắn gọn lý do và khẩn khoản xin được giúp liên lạc với trung úy Tâm. Không để tôi phải chờ trong hồi hộp, Tuyết Hương mau mắn gọi lại tôi không lâu sau đó “Chị liên lạc với Cậu Tâm liền nha”, tôi lo lắng “Có hy vọng gì không Tuyết Hương?” “Chị gọi đi. Chúc chị nhiều may mắn.”

 Nỗi căng thẳng của tôi như được cất đi khi nghe bên kia đầu giây giọng miền nam chân tình và sốt sắng của người đàn ông tự giới thiệu là trung úy Tâm. Ông nói liền sau đó “Người tử thương trong phi vụ ngày 15 tháng 12 năm 1973 là trung sĩ Nguyễn Văn Hải.” Tôi lặng người. Bàng hoàng. Bất ngờ. Tôi không thốt nên lời. Sau ít phút trao đổi ngắn ngủi tôi xin ông một buổi phỏng vấn và ông nhiệt tình nhận lời ngay dù thời gian khá gấp rút.

 anhtam-large-content

Trung Úy Lữ Công Tâm trong buổi lễ nhận huy chương đồng Anh Dũng Bội Tinh kèm chữ V

(Photo Courtesy of Hoi Ai Huu Bien Hoa California)

 Tôi được biết trung úy Lữ Công Tâm sinh quán tại Biên Hoà, nhập ngũ khóa 4 Sĩ Quan Không Quân hiện dịch năm 1969. Ông tốt nghiệp phi công trực thăng UH1 tại Hoa Kỳ năm 1970 và về nước phục vụ tại phi đoàn 231 Lôi Vân, Không Đoàn 43 Chíến thuật, Sư Đoàn 3 Không Quân, đóng tại căn cứ không quân Biên Hoà.

 Trung úy Tâm kể tôi nghe phi vụ ngày 15 tháng 12 năm 1973 một cách rành mạch. Sáng hôm đó, trung úy Tâm nhận lệnh của trung tâm hành quân ở Quân Đoàn 3 Biên Hoà với hợp đoàn ba chiếc trực thăng. Điều đặc biệt muốn nhấn mạnh ở đây là trực thăng của hợp đoàn có sơn ba dải màu cam ở phía đuôi phi cơ là biểu tượng của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên được thành lập sau khi ký kết hiệp định ngưng bắn ngày 27 tháng giêng năm 1973 gồm phía Hoa Kỳ, Bắc Việt, Việt Nam Cộng Hoà, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Theo Hiệp Định ngưng bắn, các phi cơ này phải được an toàn trong bất kể vùng lực lượng đối phương hay bên ta. Nhiệm vụ của hợp đoàn ba chiếc phi cơ là tìm xác của vụ rơi máy bay F100 tại toạ độ ở huyện Bình Chánh, tỉnh Long An, phía tây nam của Sài Gòn. Ba chiếc trực thăng cất cánh từ Biên Hoà đến Tân Sơn Nhất đón nhóm quân nhân Mỹ đem theo các dụng cụ như máy bơm nước, cuốc, xẻng để đào xới tại tọa độ nói trên. Trong đội hình ngày hôm đó, chiếc số 1 của Trung Úy Nguyễn Nam, chiếc số 2 của Trung úy Lâm Văn Có, chiếc số 3 của Trung Úy Lữ Công Tâm. Trước ngày hôm đó, phía cộng sản theo dõi biết được phía Việt Nam Cộng Hoà đã đánh dấu toạ độ máy bay rơi và biết chắc họ sẽ quay trở lại ngày hôm sau nên đã âm mưu phục kích sẵn.

 Trung úy Tâm ngậm ngùi nhớ lại ngày định mệnh của trung sĩ Nguyễn Văn Hải, người hạ sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà còn khuyết tên trong bảng tưởng niệm của Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích. Hôm đó, trung sĩ Hải được giao nhiệm vụ là cơ khí viên trong phi vụ. Trung sĩ Hải bị trễ phi vụ nên Trung sĩ Nguyễn Văn Hầu được lệnh thay thế cho Trung Sĩ Hải. Khi trung úy Tâm chuẩn bị cất cánh theo hợp đoàn thì trung sĩ Hải vừa kịp chạy đến trực thăng và nói “Trung úy ơi, trung úy cho em đi bay với chứ ở nhà buồn quá”. Trung úy Tâm nghe vậy bèn ra lệnh cho trung sĩ Hầu ở lại và để Trung sĩ Hải đi theo. Trong lúc trung úy Tâm chuẩn bị hạ cánh, trung sĩ Hải yêu cầu ông “Trung úy Tâm ơi, đáp đội hình chữ V cho đẹp”. Khi kéo cần lái để chuẩn bị đáp thì trực thăng của trung úy Tâm bị trúng ngay B40 từ phía cộng sản phục kích gần một con suối nhỏ. Quả B40 bắn trúng bình nhiên liệu của trực thăng phía bên tay phải làm trực thăng bốc cháy ngay gây cho trung sĩ Hải tử thương tại chỗ. Dưới hỏa lực dữ dội từ phía cộng sản bắn lên, trung úy Tâm đã can đảm, bình tĩnh và khéo léo điều khiển trực thăng đáp xuống an toàn để những người còn lại trong phi cơ thoát được ra ngoài. Trung úy Tâm cùng phi hành đoàn là trung úy Nguyễn Hữu Trí sau khi thoát khỏi phi cơ, trườn về phía trước trong đám cỏ tranh chừng khoảng chục thước. May nhờ cỏ tranh cao nên cộng sản phục kích khó mà thấy được. Phía cộng sản hô xung phong và tấn công, bắn B40 vào trực thăng đang cháy. Giữa những tiếng reo hò xung trận từ phía cộng sản, trung úy Tâm còn nghe được cả giọng của nữ du kích.

 Hai chiếc trực thăng còn lại trong hợp đoàn cất cánh lên được, bay vòng yểm trợ phía trên. Khi thấy phi cơ của trung úy Tâm bị bắn bốc cháy và buộc phải đáp xuống, phi cơ của trung úy Nam sà xuống cứu nạn. Trung úy Tâm xúc động nhắc đến tình đồng đội trong lúc nguy khốn, dưới hoả lực gay gắt từ phía cộng sản mà trung úy Nam vẫn không ngại nguy hiểm đáp phi cơ xuống cứu được hai phi công. May mắn là cùng lúc đó có một hợp đoàn khác do đại úy Hồ Hữu Cảnh dẫn đầu một toán biệt kích để thực hiện phi vụ lấy xác phi công khu trục Việt nam bị rơi tại vùng Lai Khê. Trên đường bay khi nghe tin trực thăng của trung úy Tâm bị bắn nên hợp đoàn này quay trở lại cùng với toán biệt kích và hai chiếc trực thăng võ trang để cứu nạn. Các quân nhân bị thương và tử thương được chiếc phi cơ có toán biệt kích đến tải đi cùng ngày. Phần tổn thất trong phi vụ này là phía Việt Nam Cộng Hoà mất đi cơ khí viên trung sĩ Hải, hạ sĩ xạ thủ Phạm Ngọc Thanh bị thương nặng, Trung úy Tâm và trung úy Trí bị thương nhẹ. Về phía Mỹ, một đại úy là người trưởng toán trong nhóm đi tìm người Mỹ mất tích bị tử thương và một hạ sĩ quan bị thương.

 Trung úy Tâm đã không thể ngờ được sau khi miền nam Việt Nam bị mất vào tay cộng sản năm 1975, ông phải đi tù cải tạo. Những tưởng rằng cuộc đời mình đã tàn tạ, trung úy Tâm không nghĩ có ngày được lãnh huy chương cao quý này. Ông giải thích với niềm hãnh diện rằng huy chương đồng Anh Dũng Bội Tinh ông nhận có kèm chữ V (viết tắt của chữ “Valor” trong tiếng Anh) biểu tượng cho lòng dũng cảm khi trực diện quân thù. Khi ra khỏi tù cải tạo năm 1981, trung úy Tâm vượt biên năm 1982 và định cư tại Mỹ năm 1983. Ông cho biết ông và các đồng đội vẫn còn liên lạc với nhau. Các đồng đội ông xem thông tin trên các trang mạng đã báo cho ông biết để xin nhận lại huy chương cao quý này mà lẽ ra phải được trao tặng vào tháng tư năm 1975. Trung úy Tâm cảm thấy hài lòng vì chiến công của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà góp phần trong cuộc chiến đã được chính phủ Hoa Kỳ công nhận và họ đã tổ chức trịnh trọng buổi lễ trao huy chương cho ông. Ông chia sẻ trong niềm tự hào rằng ông có thể đại diện Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mà nói rằng đây là một quân đội rất dũng cảm chiến đấu trong mọi tình huống, không phải như những lời tuyên truyền từ phía cộng sản hay phe phản chiến là quân đội Việt Nam Cộng Hòa tham nhũng và hèn nhát. Ông cũng tỏ lòng biết ơn đến vị dân biểu liên bang là bà Sanchez Loretta đã lấy lại danh dự cho quân đội Việt Nam Cộng Hoà bằng cách đôn đốc hồ sơ xin nhận lại huy chương cho ông và các đồng đội. Ông bồi hồi nhắc đến các chiến hữu như trung sĩ Hải, hay hạ sĩ xạ thủ Thanh, các quân nhân Mỹ cùng tham gia phi vụ hỗn hợp ngày 15 tháng 12 năm 1973 và cũng không quên nêu cao tình đồng đội của các phi công, toán biệt kích với niềm hoài niệm sâu xa.

 Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, trung úy Tâm bộc bạch “có lẽ trung sĩ Hải muốn con đến gặp chú.” Tôi xúc động rơi lệ. Tôi nhớ mình đã viết một điện thư cho Văn Phòng ngay sau khi phỏng vấn trung úy Tâm vào một buổi chiều thứ sáu. Bức điện thư ngắn gọn như một điện tín “15 December 1973. He was Sergeant Nguyễn Văn Hải. Too good to be true.”

 Vâng, tôi không cần viết gì thêm nữa. Tôi đã tặng họ một điều ngạc nhiên. Tôi đã gieo trong tim họ một niềm vui vào cuối tuần với nhiều dấu hỏi để rồi tuần sau khi gặp nhau, khi tấm bảng “On Air” trong studio bật sáng, tôi sẽ nhìn vào màn hình để gặp lại những người tôi muốn trò chuyện và chia sẻ. Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện bằng huy chương đồng Anh Dũng Bội Tinh kèm chữ V của trung úy phi công Lữ Công Tâm.

 Thế là chiếc huy chương đồng Anh Dũng Bội Tinh kèm chữ V của trung úy Tâm đã đem đến một kết cuộc có hậu cho câu chuyện về một đồng đội hy sinh. Tôi tin tưởng Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích trong chiến tranh Việt Nam sẽ sưu tra để khép lại hồ sơ vụ này. Tâm trí tôi không còn vương vấn nỗi ưu tư kể từ lần đầu tôi nghe vụ việc ngày 15 tháng 12 năm 1973. Tôi cầu mong linh hồn trung sĩ Nguyễn Văn Hải thanh thản hơn vì từ nay tên anh được đặt trân trọng trên bảng tưởng niệm thể hiện niềm tri ân cố hữu của chính phủ Hoa Kỳ đối với sự hy sinh của anh trong sứ mệnh tìm người Mỹ mất tích. Tôi xin cám ơn lòng nhiệt thành của trung úy Tâm đã giúp tôi hoàn tất điều tôi tâm nguyện. Người của đất Biên Hoà tự hào về ông.

 Lê Thanh Hương

18 Tháng Chín 2012

Xin kính chuyển đến Hội Ái Hữu Biên Hoà California bài viết đính kèm như một lời cám ơn đến Trung úy Lữ Công Tâm.
 
Trân trọng
 
Lê Thanh Hương
Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Mười 20127:00 SA
Khách
Tôi muốn biết kết quả của câu chuyện cảm động này.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13507)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật. Chúng ta mặc dù xa quê hương nhưng chưa lúc nào quên đất nước.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13804)
Tôi trầm ngâm hồi lâu trước bóng đen dày đặt mà bùi ngùi khi mường tượng chúng tôi như những con chim ướt cánh, xụi bại, ngơ ngác nhìn vào khoảng không tối mịt mà không biết làm sao bay lên, làm sao thoát ra
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16703)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là cuộc họp mặt với bạn hữu tứ Hai, họp mặt với học trò Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho tôi và Lynh dù là đã xa cánh gần 40 năm
18 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14338)
Trong suốt hành trình dài của mỗi đời người, với những bể dâu gập ghềnh trong cuộc sống, mà mình vẫn còn giữ được chai dầu gió xanh để làm bạn đồng hành thì âu đó cũng là niềm vui và hạnh phúc vậy.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15327)
Nhân Mùa Giáng Sinh 2012, gia đình Kiều Oanh xin kính chúc quý vị, quý đồng hương một đêm Noel, bình an, hạnh phúc, cùng một năm mới an khang thịnh vượng
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 23276)
Tôi thầm nghĩ có một dịp về thăm quê nhà sẽ ghé qua Biên Hòa, đứng trên Cầu Mát hít thở không khí trong lành của sông, của gió đồng nội Đồng Nai.
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 18178)
Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không? Đừng nói với em là chị còn trên biển lạnh. Có người sẽ lại khóc tiếp một mùa Xuân...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 17880)
Bây giờ Thầy trò chúng ta khó mà có cơ hội gặp gỡ, nhưng em mong rằng trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13738)
Thái Thụy Vy không chỉ khóc cho mình mà còn thương cho những thân phận cô đơn đọa đầy khác trong chuyện phim "Children of a Lesser God" và "The Last Emperor" cho cô bán hàng sách, và cho cả những người tị nạn HO
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14083)
Cái lãng mạn dễ thương chấp nhận được giữa đời thường, tâm sự có chắt lọc của một cây bút viết bằng máu hoa niên và mặc dầu sáng tạo là một điều hiển nhiên, song ở đôi chỗ, chúng ta cũng còn bắt gặp "chất tiền chiến" bàng bạc trong một số đoạn thơ.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14564)
Sao khuya lấp lánh khắp nơi Đèn hoa sáng tỏa, ánh ngời hào quang Giáng Sinh vừa xuống trần gian Thánh ca năm cũ miên man thật buồn?
02 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15480)
Đêm Tri Ân thầy cô giáo của nhóm CHS.NQBH, đã thành công ngoài sự mong đợi. Một chút thiếu sót nếu có, sẽ khiến mọi người mong mong nhớ nhớ để luyến tiếc hẹn gặp lần sau…
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 19868)
Em nhớ những bối rối không kịp dấu che, khi anh bắt gặp ánh nhìn trộm của em gắn trên đốm lửa nhỏ nhoi ở đầu điếu thuốc, ngậm hờ hững trên môi anh
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15483)
Cám ơn nghề cầm phấn, Cho tôi bước vào đời Cám ơn học trò tôi, Cho tôi nhiều kỹ niệm.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14820)
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, tôi muốn mượn những dòng chữ này để cảm ơn tất cả mọi người, đã trôi qua dòng đời mà tôi như chiếc thuyền con bập bềnh trên dòng sông uốn khúc.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 16609)
sự thay đổi của Tuấn cũng chỉ vì số phận, nhiều khi Tuấn thấy mình mang mặc cảm tội lỗi với vợ, nhưng Tuấn không đủ can đảm nói rõ hoàn cảnh của mình hiện giờ, hầu để bù đắp lại khoảng trống đó
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 18477)
chị không biết được tin tức của đồng hương Biên Hòa. Và hôm nay, hội ái hữu Biên Hòa California và chị Võ Thị Tuyết đã là cầu nối giúp chị gặp lại người quen biết cũ.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 15913)
Tôi vẫn là tôi và em vẫn là em. Một người vợ mà tôi mang ơn sâu thẳm. Nếu không có em thì có lẽ đời tôi không biết đi đâu, chẳng biết lối về và không biết đường ra. Sẽ không ai biết , sẽ chẳng ai hay. Với tánh của tôi, em còn khổ mãi!
28 Tháng Mười 2012(Xem: 21560)
Ước gì tui có được phần nào cái " ngu " của ông Bill Gate , ông ta đã thấy rất xa qua " Cửa sổ
25 Tháng Mười 2012(Xem: 17814)
Trong chiến tranh chẳng còn gì ngoài những hư hao mất mát. Bao nhiêu nhân tài nằm xuống cho những chủ nghĩa ngoại lai vong bản
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16696)
không biết có phải những người đàn bà tuổi Dần đều có cùng số phận như dì Dần của tôi: cao số, cứng cỏi, khó khăn và suốt đời đơn độc?
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16251)
Tất cả những ước mơ thầm kín tận đáy tim nàng, nàng chỉ thấy lại trong những giấc mơ nàng hay mơ. Những giấc mơ nàng thấy, mình được trở về quê hương thanh bình nơi nào đó còn có mẹ cha như ngày nào cũ...
24 Tháng Mười 2012(Xem: 16512)
Huy nhìn con, lòng đau như xé. Còn không ổn gì nữa! Rõ ràng đã không ổn kể từ ngày thằng bé bắt đầu bỏ ăn. Nhưng biết làm sao đây? Đem đi đâu bây giờ?
21 Tháng Mười 2012(Xem: 25477)
hãy cùng nhau đấu tranh dành một nền Tự Do cho đất nước khỏi ách cộng sản và cùng chung vai xây dựng đất Việt phú cường. Chỉ có thếgiấc mơ Tự Do và Dân Chủ của nước mình mới trở thành sự thật được
20 Tháng Mười 2012(Xem: 23075)
Mái tóc ngắn mà cô chủ tiệm và vài người khách chiều nay mới khen mình trông trẻ ra, sao mình thấy nó vô duyên quá! Giả bộ cười với mình trong gương, nhưng lòng đau giống như một nhát kéo cắt ngang mái tóc.
20 Tháng Mười 2012(Xem: 16915)
Những tràng cười thoải mái, những câu chọc tiếu lâm gà nhà cho thấy sự gần gũi ấm áp. Cô chủ quán lăng xăng tiếp tân và phục vụ. Những thức ăn chay, mặn ngon lành khiến mọi người thích thú. Những câu xưng hô, con, cậu, đã cho tôi biết đây như là một gia đình.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 16832)
Hèn chi hồi xưa có một vị vua, bị ông Trạng Quỳnh chơi khăm bỏ đói cả ngày trời. Lúc bụng đói meo, Trạng Quỳnh mời ổng ăn cơm với tương chao, vậy mà ông ta thấy ngon hơn sơn hào hải vị trong Cung đình
18 Tháng Mười 2012(Xem: 21343)
Đong đưa ngày tháng như ông kể ra cũng quá lý tưởng. Nhưng trong ông vẫn vương vấn nỗi buồn. Vẫn mơ một ngày được trở lại quê xưa, sống lại thời trai trẻ, được “tự do” phát biểu tư tưởng chẳng chút ngại ngần, được thấy mọi người đều bình đẳng với nhau
17 Tháng Mười 2012(Xem: 20976)
Tôi không bao giờ quên cảnh tượng ba tôi châm lửa đốt từng trang giấy nhạc xé ra vội vàng, nét mặt ông đau đớn tận cùng, nước mắt nhòe nhạt rơi xuống từng dòng. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi khóc
12 Tháng Mười 2012(Xem: 22401)
ngày về đất cũ thằng anh moi ra lá thư không bao giờ được gởi đi mà lại ngủ say trong cái nón xếp hai mươi mấy năm dài đời quả phụ. Nó nghiến răng chửi thề mắt đỏ hoe
09 Tháng Mười 2012(Xem: 17572)
Đó, tiếng nước tôi là đấy. Là tình tự, là quê hương, là nỗi niềm của những kẻ tha phương. Là “bốn nghìn năm thành tiếng lòng tôi”. Xin hãy nhớ lấy và xin hãy trân trọng giữ gìn .
07 Tháng Mười 2012(Xem: 17646)
Thế là ta đã tìm lại nhau, nhưng trong hoàn cảnh mới, không gian mới... Thời gian khắc nghiệt đủ cho hai mái tóc xanh đã muối tiêu cả rồi... Ôi mối tình đầu của ta...!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 18631)
Còn ngoài đời có nhiều người quyền cao chức trọng, làm hư việc ảnh hưởng đến biết bao nhiêu con người khác nhưng không hề biết… từ chức là gì!!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 19394)
Tôi kể vài kỷ niệm xưa để bạn nghe cho vui. Bạn nói rất đúng, có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!
05 Tháng Mười 2012(Xem: 19120)
Xin chuộc lỗi Người, với lời thề son sắc. Xin nguyện Một Đời với Đất Mẹ cưu mang Xin được làm Đất Vàng, Nước Bạc, Bón cho cây, cho trái nở Hoa Tình./.
04 Tháng Mười 2012(Xem: 24290)
Ước mong hàng thức giả trong, ngoài nước dõng mãnh đứng lên vì Đại Nghĩa Dân Tộc dẫn dắt toàn dân tiến bước, dứt trừ hoạn họa cộng sản tham tàn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18685)
30 tháng 4 năm 1975. Đây là ngày mà không ai có thể quên được đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian đầy mồ hôi, nước mắt và xương máu, nhứt là với những chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18484)
Ai dè, đúng 4 tháng, vâng, đúng 4 tháng thôi, bà vợ đã có một ông chồng khác trong nhà. Làm sao mà hay như vậy thì không ai biết! Tôi xót xa nghĩ đến những gì đã nói với bà Mỹ về người Việt Nam hôm nọ.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 17906)
Bây giờ cậy vào đồng tiền và quyền thế đã là “mốt” thời thượng rồi cháu ạ! Mọi chuẩn mực giờ đây là dựa vào:” có bao nhiêu tiền và có ai đỡ đầu không “.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 23318)
Cho dù anh chỉ còn hơi thở cuối cùng. Anh hãy cố vươn lên mà sống! Vì xung quanh anh còn có bạn bè. Sau lưng anh còn tình đồng nghĩa đội
28 Tháng Chín 2012(Xem: 24649)
Cái thằng hàng xóm im lặng đứng chờ trước ngạch cửa chỉ để nhìn con bạn gái thôi, không hiễu là bao nhiêu ngày tháng năm của tuổi dại khờ.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 22370)
Vậy đó, nên nhỏ bạn mới rầy tôi, “có gì đâu, mà mày cứ cầm chi lâu nỗi nhớ?”, thế mà nó đâu biết, nó lại là người vừa nắm lấy bàn tay tôi, mở ra, đặt thêm vào đấy một vùng kỷ niệm ngọt ngào.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 19075)
Tôi ngượng ngùng kéo vạt áo chùi vội vàng hai dòng nước mắt! ''Đã bảo đừng khóc mà bây giờ như thế này, tệ thật đó !''. Nước mắt vừa chùi đi thì hai dòng khác lại trào ra khóe mắt rồi, biết làm sao bây giờ? Thời gian có chờ đợi ai đâu?
26 Tháng Chín 2012(Xem: 24048)
Mùa Thu luôn đầy ắp kỷ niệm vì nó là mùa tựu trường để bạn bè vui mừng gặp lại nhau sau ba tháng Hè rong chơi. Mùa Thu cũng mang đến nhiều kỷ niệm vì nó thường bắt đầu cho một chuyện tình
23 Tháng Chín 2012(Xem: 19679)
Em thẫn thờ đặt bàn tay lên ngực trái, nơi tim em đang lạc một nhịp rồi. Anh ơi ''DÙ CHO MƯA, XIN ANH ĐƯA EM, ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜi'', niệm khúc cuối cùng em gởi cho anh đó, người thơ, tình thơ của em…
21 Tháng Chín 2012(Xem: 21678)
Trong nỗi bàng hoàng sửng sốt của toàn thể người dân Hoa Kỳ, trong sự xúc động của cả nhân loại vào cái ngày đại hoa ấy, còn có những nỗi đau âm thầm riêng lẻ mà đôi khi người ta đã bỏ quên
19 Tháng Chín 2012(Xem: 21862)
Nỗi dịu dàng của mùa thu dễ làm người ta da diết. Bỗng dưng tôi thèm được nhắm mắt, thiếp đi trong những bàng hoàng nhớ nhung bủa vây không duyên cớ này.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 21169)
Mọi sự đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh. Vì vô minh, không thấy được thực tại, không thấy được tính chất vô thường của sự vật nên chúng ta tự tạo đau khổ cho mình và người
15 Tháng Chín 2012(Xem: 21839)
Khoảnh đất tuổi thơ tôi nhỏ bé nhưng hết sức diệu kỳ. Tôi muốn được dang tay ôm lại nhiều lần, ôm thật chặt… Bởi tôi sợ mai đây, tôi sẽ tiếc ngậm ngùi! Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường …
15 Tháng Chín 2012(Xem: 30825)
Mà tại sao phải mặc cảm chứ, khi anh Nguyễn Ngọc Ánh đã bền bĩ vượt qua khốn khó, và tự mưu sinh bằng sức lực chân chính của mình?...