7:43 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

30–4 NHỚ VỀ THẾ HỆ TRẺ NĂM XƯA - Nguyễn Nhơn

06 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 14300)

30–4 NHỚ VỀ THẾ HỆ TRẺ NĂM XƯA

Tôi sanh ra từ làng quê Bưng Cầu, xứ Thủ Một cây Dầu. Ba làm thầy ký dưới chợ Thủ. Má làm nội trợ ở nhà. Khi chưa tới tuổi đi học, ở nhà nghe lời mẹ dạy hai điều: Một là không được dối trá. Hai là sống cho có nghĩa, có nhân. Nhân là lòng thương người. Thương người như thể thương thân. Nghĩa là lẽ phải ở đời. Giữa người với người đối đãi nhau với tình thương và lẽ phải, xóm làng ấm êm.

Năm 6 tuổi bắt đầu đi học trường làng. Cậu sắm cho cặp đệm mới tinh, còn thơm mùi lá cói. Lại dạy cháu: Quốc là nước. Gia là nhà. Ơn tấc đất, ngọn rau. Phải ráng lo học, mai sau báo đền. Học vừa xong lớp Đồng ấu, chiến tranh 1945 kéo tới. Chạy tản cư mất một năm học.

1946 học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, biết chút ít tiếng Tây. Thầy dạy: Mình là người Việt Nam. Tây khinh thị kêu là anamite. Như vậy là không được. Phải xưng là vietnamien.

Một bửa tây đi bố. Dừng quân ở vườn me trước trường. Thằng Đực thấy cây súng Mas 36 ngồ ngộ, mới men lại dòm ngó. Thằng lính ma rốc ngoắt lại kẹp cổ hỏi: Es-tu vietminh? Thằng nhỏ sợ lắm mà nhớ lời thầy dạy, dõng dạc đáp: Non, je suis vietnamien. Thằng lính ma rốc thất học, biết cóc gì là vietnamien. Nó chỉ biết tiếng anamite theo tây nói. Nó trợn mắt trắng dã, rút dao găm kề cổ thằng nhỏ, lặp lại câu hỏi. Thằng Đực biết rõ ràng: Chỉ nói, je suis anamite là yên. Nhưng nhứt định hổng chịu nói như dzậy. Nó vừa khóc vừa la: Je suis vietnamien! Thằng ma rốc đành hô: Va t'en!

1947 ra tỉnh học lớp ba. Năm năm, mỗi lần nghe hè tới. Khi tiếng ve sầu rã rít bên song cửa lớp, trên tàng cây dái ngựa (huỳnh đàn?). Cội điệp già trỗ bông đỏ ối, rụng đầy sân. Lòng trẻ thơ bôn chôn. Mong sớm tới ngày bãi trường. Xem các chị diễn kịch hai bà Trưng, cởi voi, rượt giặc Tô Định chạy về Tàu. Xem các anh diễn Hội nghị Diên Hồng: “Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến!... Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến. Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh!

Thời gian nước chảy qua cầu. Đực làng Bưng Cầu nay đã là thiếu niên. Tuổi thanh xuân mơ mộng. Có những buổi chiều tà. Bên bờ sông Thủ, bâng khuâng ngắm trời mây. Có những chiều học bài không thuộc. Vì nhớ con nhỏ ngỗ ngáo, ngồ ngộ. Học đệ lục buổi chiều. Mới mon men qua lớp. Lấp ló nơi cửa sổ, lén nhìn. Chỉ mong ai đó, đang cặm cuội chép bài, ngẩng mặt lên cho nhìn chút xíu. Mãi mãi mà không được. Thơ thẩn, quay bước về, buồn hiu!

1956 chàng trai tuổi mười tám, trên chiếc xe kiệu hoa, mừng ngày thành lập Đệ nhất Cộng hòa, vung mạnh tay chém rắn ba đầu Phong – Thực – Cộng.

Từ đó mà đi, chàng trai trẻ hăm hở học hành. Quyết xây dựng tương lai.

1959 thi đậu vào Học viện Quốc gia Hành chánh Saigon. Câu đầu tiên thầy dạy: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu. Làm sao giúp cho người dân được “an cư, lạc nghiệp”. Đó là nghĩa vụ của người công bộc Quốc gia.

Học hành tuy vất vã, nhưng vẫn là trai trẻ tuổi yêu đương. Làm sao không lãng mạn. Đâu phải là lính đi phép về thăm, mới “ Bóng nhỏ, đường chiều “. Anh sinh viên QGHC đi thực tập xa nhà, vẫn nhớ người yêu quay quắt chớ sao không? Xứ Ô Môn xa tắp chiều mưa. Lòng nhớ ai thắp thõm, lẩm nhẩm câu ca: “ Chiều mưa biên giới, anh đi về đâu? … Cờ về chiều tung bay phất phới. Gợi lòng nầy ... thương thương... nhớ nhớ... Đường về xa lơ...”

Nhớ thuở mới quen nhau. Thẹn thuồng hò hẹn ven sông vắng. Nàng ngắt hoa dại kết vòng nguyệt quế. Đội cho chàng làm chú rễ ngày tân hôn. Kết nghĩa phu thê trong mơ ước. Cũng có lần, dưới trăng mờ Đà Lạt, tay cầm tay nhẹ bước. Chiều Hậu Giang gió lộng. Nàng áo trắng vượt đường xa. Em đến thăm anh, chiều tắt nắng. Và...quên đường về.

Khi đất nước lâm nguy, hầu hết bạn bè trang lứa đều vào lính. Nơi chiến trường máu đổ, thương vong. Những ngày về phép hiếm hoi, gặp lại người yêu. “ Bóng nhỏ đường chiều”. “ Ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở. Thương nầy, thương cho bỏ lúc đợi chờ!”

Tuổi trẻ Miền Nam, một thời oanh liệt, một thuở yêu đương!

Ngày 30 tháng tư, 1975, đất bằng dậy sóng. Bọn giặc cộng ào vào cướp phá. Saigon từ đây lạc mất tên. Người Saigon tan tác! Lớp tù đày, lớp đi Kinh Tế Mới.

Nơi trại tù khổ sai Nhà Đỏ, quê nhà Bình Dương. Tay không gỡ mìn bẩy. Đốn cây, lăn súc trong rừng. Anh Lê Văn Xê, Phó Ty Thuế Bình Dương, bị cây đè vong mạng!

Ra Bắc thượng Hoàng Liên Sơn. Mùa đông lạnh buốt óc, nhức tim. Đỉnh Fansipan tuyết phủ một màu. Mùa xuân đến. Hoa bang nở trắng núi đồi.

Mùa hè dưới chân rặng Trường Sơn. Nắng như đổ lửa. Đêm về gió lào thổi hun hút như hơ. Bác tù già hen suyển. Đứng tựa song sắt thở phì phò. Gã tuổi trẻ trăn trở mơ màng.

Mội Thầy Thơ trong vắt. Cội trăm già rợp bóng.

Tù trong vừa mới mãn. Tù ngoài Kinh tế mới liền theo. Ngày ngày, gạo công nhân, mít luộc chấm muối. Thân xác trơ gầy. Bịnh lao phổi hoành hành. Máu đào, hòa nước mắt. Câu kinh Phật vỗ về. Lòng bình yên, quên đói lạnh, quên thân. Vong ngã là đây!

Rốt rồi cũng “qui mã”.

Hai mươi mấy năm sống trên đất Mỹ. Buâng khuâng nhớ quê nhà. Em cháu sống lăn lóc ra sao? Mội Thầy Thơ nay có còn không? Cội trăm già nay còn hay mất? Con suối bưng hiền hòa nước đục hay trong? Tin nhà đưa sang, lòng buồn rười rượi. Làng Bưng Cầu nay có còn đâu! Bây giờ là Đông đô Đại phố chệt Tàu. Hảng xưởng Hàn, Đài mọc lên thay chỗ. Mội Thầy Thơ chỉ còn trơ một lỗ. Suối Bưng Cầu chỉ còn là con lạch bùn lầy hôi thối!

Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản. Nước Việt Nam trở lại huy hoàng, rạng rở bên bờ Biển Đông!

Nguyễn Nhơn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6717)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5890)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6954)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7364)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6381)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6082)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6649)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5435)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5299)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5607)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5531)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5581)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6046)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6831)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6846)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6198)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6120)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6282)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6467)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6921)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6585)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6976)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7042)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6828)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6441)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47160)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 67005)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24971)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6005)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5988)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6304)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7034)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5538)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5780)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6392)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5663)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5478)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5945)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6426)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5490)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6027)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6209)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6223)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8196)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7119)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6370)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8767)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7807)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7446)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7380)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu