5:26 CH
Chủ Nhật
5
Tháng Năm
2024

Hậu Duệ Của Bà Tú Xương - Nguyễn Trần Diệu Hương

11 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 12534)

Nguyễn Trần Diệu Hương

Hậu Duệ Của Bà Tú Xương

Nguyễn Trần Diệu Hương, hiện sống và làm việc tại miền Bắc California, là tác giả có giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên, 2001. Cho tới nay, cô vẫn không ngừng góp bài mới và trở thành một trong những tác giả được đọc nhiều nhất của giải thưởng. Bài mới nhất của cô lần này là một chuyện tình Việt Mỹ đặc biệt.
*
Ở ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy Quỳnh có số khổ (nếu thật sự đời sống có số mạng?) khổ từ nhỏ cho đến bây giờ! Nhưng Quỳnh luôn tìm thấy "hạnh phúc ở quanh đây, đâu là chuyện bất ngờ".
Quỳnh có một người anh song sinh, nhưng hai anh em chẳng giống nhau tí nào! Thạnh chỉ ra đời trước Quỳnh mười ba phút, nhưng nặng gấp rưỡi Quỳnh. Hình như Quỳnh đã biết nghĩ đến người khác và nhường nhịn từ hồi còn chưa chào đời. Quỳnh nhường cho Thạnh "ra" trước, rồi nhường luôn thức ăn từ lúc còn trong bụng mẹ cho Thạnh nên mới ra đời Thạnh đã to cao hơn hẳn Quỳnh.
Hồi còn thơ dại, học tiểu học, Quỳnh đã khác hẳn cả lớp, không chỉ ở mái tóc ngắn cũn cỡn như những ca sĩ của ban nhạc The Beatlles (mặc dù Quỳnh là con gái) mà còn khác chúng tôi ở chỗ Quỳnh vẽ rất đẹp và luôn sống trên.....mây, như trong những bức vẽ của mình.
Lên trung học, mỗi lần thầy, cô giáo dạy môn văn, gọi Quỳnh trong giờ phân tích những tác phẩm văn chương Quỳnh luôn có những ý kiến trái ngược người khác. Quỳnh còn chơi bóng bàn rất hay mặc dù thân thể Quỳnh lúc đó dẹp lép, nhỏ con, không có chút gì là một vận động viên bóng bàn cấp liên trường. Bởi vậy chúng tôi gọi Quỳnh là "Quỳnh Omega" để phân biệt với "Quỳnh Hercules" rất to con, cũng chơi thể thao rất giỏi.
Lớn lên, Quỳnh càng lúc càng khác người, nhưng cái khác người rất dung dị, dễ mến. Quỳnh chưa bao giờ đi học một trường lớp nào về hội họa, nhưng vẽ rất đẹp, và mê trường phái đầy màu sắc, rất khó hiểu của danh họa Picasso. Khi qua Mỹ, có điều kiện đầy đu,û Quỳnh vùi đầu vào thư viện vừa để học bài, vừa để tìm hiểu thêm về Picasso. Thế giới muôn màu của những họa sĩ đã tạo cho Quỳnh một nhân sinh quan càng ngày càng khác lạ. Quỳnh mê thiên nhiên và thích vẻ đẹp nguyên thủy tự nhiên. Điều đó không ngờ thành định mệnh sau này của Quỳnh.
Năm học thứ hai ở Community College, Quỳnh có một ông thầy dạy Philosophy gàn như đa số các triết gia. Ông ta đi dạy bằng xe đạp hoặc đi bộ, vì không biết lái xe hơi, và vì không muốn lái một phương tiện di chuyển phổ thông như hơn hai trăm triệu người Mỹ vẫn gọi là Dutch Pennsylvania. Ông thầy này là người Amish, thuộc dòng dõi lớp người Đức đầu tiên dân đến Hoa Kỳ từ thời nhưng người Châu Âu theo con tàu May Flower cùng Columbus đặt chân đến lục địa Bắc Mỹ. Con cháu những người Đức bảo thủ đầu tiên đó vẫn giữ cách sống từ thế kỷ mười chín, nghĩa là họ tự chế tạo đồ dùng, phương tiện di chuyển là ngựa, và vẫn giữ những nhà máy xay bằng lực đẩy của gió. Từ chối những tiện nghi mà khoa học mang đến cho nhân loại, mãi cho đến bây giờ, họ vẫn sống rất đơn giản, đạm bạc, giữa những đồng cỏ mênh mông, trên một phần đất nhỏ của hai tiểu bang Pennylvania và Wisconsin. Ngừơi Amish rất khéo tay, tuy không sống đời du mục, họ có kiểu sống quây quần như bộ lạc. Họ vẫn học hành, nhưng chỉ học hết học đến hết lớp tám, nghĩa là hết Junior High. Vì theo họ, với đời sống không cần tiện nghi do khoa học mang lại, giáo dục từ bậc trung học (High School) trở lên không cần thiết. Vậy mà, không hiểu lý do nào, ông thầy người Amish của Quỳnh lại có bằng Master về triết học. Ông ta không chịu học lái xe, mặc dù đã về sống ở một thành phố lớn, ra khỏi "lũy tre làng", bỏ lại sau lưng những nhà máy xay lúa, những cái giếng quay tay từ thế kỷ mười chín của cộng đồng Amish, những con ngựa hiền từ, nhẫn nại của người Amish từ cánh đồng này đến cánh đồng khác.
Ông thầy của Quỳnh, ở giữa thành phố lớn Dallas rất văn minh hiện đại ở trung tâm nước Mỹ, vẫn sống đơn giản như truyền thống người Dutch Pennsylvania, nhưhg lại thích học hỏi, thích đời sống khoa bảng.
Theo nguyên tắc vật lý, điện cùng dấu đẩy nhau, điện khác dấu hút nhau. Vậy mà, cả hai người, như hai điện tích cùng dấu, có nhiều điểm tương đồng: cùng tốt, cùng xem vật chất "nhẹ như lông hồng", cùng không thực tế chút nào, là ông thầy và Quỳnh đều ngầm để ý đến nhau đặc biệt. Ông thầy chú ý cô sinh viên lè phè bụi đời, tóc hoe vàng, không phải vì thuốc nhuộm tóc, mà vì nắng mùa hè khô nóng của Texas. Cô học trò chẳng giống ai, Mỹ không ra Mỹ, Tây chẳng ta Tây, Tàu cũng chẳng phải Tàu, càng không giống Việt Nam chút nào, nhưng thông minh, chăm học. Quỳnh rất thích học giờ Triết của thầy, và tìm thấy ở thầy những lời giảng từ tim óc, từ lòng yêu nghề đặc biệt, chứ không phải vì những cái paycheck mỗi hai tuần. Đời sống theo lối người Amish đâu có cần đến nhiều paycheck!
Ở giờ học đầu tiên, khi điểm danh học trò, ông thầy không thể phát âm chữ "Quỳnh" chính xác mặc dù Quỳnh đã phát âm rất chậm cho ông nghe hai lần, ông đành gọi Quỳnh với chữ tắt là "Q". Quỳnh rất thích cách gọi này, vì "Q" phát âm theo kiểu Mỹ gần giống như "cute", nghĩa là dễ thương. Đàn bà, con gái baogiờ lại chẳng thích mình được khen làdễ thương. Ông thầy lại gọi tên Quỳnh là "dễ thương", lý do đó đủ để Quỳnh nhớ ông thầy người Amish nhất trong số rất nhiều thầy cô trong những năm đại học.
Mùa học trôi nhanh, Quỳnh chyuển lên trường đại học khác, và hình ảnh của ông thầy dạy Triết cũng được xếp ở một xó nào trong ký ức đầy màu sắc của Quỳnh. Đến khi sắp ra trường, nhìn lại yêu cầu, thấy mình thiếu mất một lớp General Education, Quỳnh quay về Community College lấy thêm một lớp Micro- Economics để hoàn thành yêu cầu căn bản về kiến thức tổng quát cho bằng Cử Nhân. Học ở Commuity College vừa rẻ, vừa dễ hơn học ở hệ thống đại học 4 năm, nên Quỳnh có thời giờ ngẩng đầu ngắm trời, trăng, mây nước mỗi lần về học ở Junior College.
Định mệnh tình cờ, một lần đang ngồi ở sân vận động của trường vừa đọc sách, vừa nhìn một chút nắng vàng hiếm có của mùa đông Texas, Quỳnh gặp lại ông thầy dạy triết đặc biệt của hai năm trước. Ông thầy khoác cái cặp sau lưng như học trò, đang tản bộ trên lối đi giữa những thảm cỏ xanh chung quanh sân vận động. Thầy trò nhận ra ngay "đối tượng đặc biệt" của mình, và cùng ngồi ở những bậc thang của sân vận động, nhìn trời, nhìn đất, ban đầu nói chuyện trời mưa, trời nắng, sau đó trao đổi về nhân sinh quan rất đặc biệt của nhau.
Ông thầy kể cho Quỳnh chuyện về lại làng Amish ở Pennsylvania thăm nhà, cái quạt xay gió vẫn thân thương, bánh mì làm từ hạt lúa mì tự trồng lấy vẫn ngọt ngào, kiểu ăn mặc cổ kính của đàn bà con gái Amish vẫn còn sức hấp dẫn, nhưng tất cả đã không còn sức cuốn hút như ngày ông còn ở trong vòng rào của cộng đồng Amish.Về lại Dallas, ông luôn nhớ nhà, nhớ đời sống cô lập gần gũi thiên nhiên, nhưng trình độ của một người có bằng master không thể nào thích hợp ở một cộng đồng quan niệm trình độ giáo dục trên lớp tám là không cần thiết. Vì lẽ đó, ở nơi nào ông thầy của Quỳnh cũng thấy cô đơn, cái cô đơn của một người sống trong một cộng đồng, nhưng thấy mình không thuộc về cộng đồng đó.
Quỳnh chăm chú nghe ông thầy kể chuyện, và liên tưởng đến nhiều người Việt Nam lớn tuổi sống đời lưu vong ở Mỹ, cũng có tâm trạng tương tự tâm trạng ông thầy dạy Triết của mình.
Ở quê hương thứ hai rất nhiều người Việt Nam, nhất là những người lớn tuổi, đến Mỹ muộn màng, không còn đủ thời gian để hội nhập vào đời sống mới, luôn thấy mình đứng bên lề cuộc sống ở đất nước hợp chủng quốc văn minh, giàu có. Buồn thay, chọn lựa thứ hai của họ, đời sống ở quê nhà cũng không phải là chọn lựa hợp lý, vì về lại quê nhà, họ thấy mình lạc loài giữa cuộc sống đầy dối trá, lọc lừa, bất an ngay trên chính quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Thôi thì, dù sao, thấymình lạc lõng ở quê người vẫn đỡ xót xa hơn thấy mình lạc loài ngay trên quê cha đất tổ.
Tương tự như thế, ông thầy của Quỳnh chọn lựa đời sống ở Dallas, mặc dù ông vẫn luôn bỏ một phần tư tưởng hướng về làng Amish, nơi ông đã trải qua ấu thơ và thiếu thời êm đềm hạnh phúc, nơi những người thân yêu của ông vẫn hài lòng, an phận với đời sống đạm bạc, gần gũi thiên nhiên.
Từ hai khía cạnh khác nhau, ông thầy và Quỳnh đều cảm nhận được nổi cô đơn, lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
Mỗi khi có giờ rảnh, Quỳnh và ông thầy lại mang giá vẽ, mang sách ra công viên. Ở đó thay vì "bên anh đọc sách bên nàng quay tơ" như trong một câu ca dao ở thế kỷ 19 của Việt Nam, ông thầy đọc sách, và Quỳnh vẽ, lúc nào mỏi mắt, họ cùng nhìn trời và nhìn nhau, thông cảm với "nổi lòng Từ Thức" của nhau.
Mùa hè, cả hai người cùng đạp xe đạp đến một góc công viên của thành phố, nơi họ vẫn ngồi vẽ, hay đọc sách.
Khi đông về, trời lạnh cóng, ông thầy và Quỳnh gặp nhau ở thư viện hay ở tiệm cà phê Starbucks. Quỳnh dịch ra tiếng Anh cho ông thầy những câu thơ của Nguyễn Khuyến "Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao" hay của Nguyễn Công Trứ "Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc. Tri nhàn tiên nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn". Ông thầy người Mỹ gốc Đức mê tít nhân sinh quan của những nhà nho Việt Nam vào thế kỷ mười chín, mê văn hóa Việt Nam, và từ từ mê luôn cô học trò cũ người Mỹ gốc Việt Nam.
Tình thầy trò của họ sau ba năm biến thành tình bạn, rồi tình yêu từ lúc nào cả hai cùng không nhớ.
Ba Mẹ Quỳnh biết chuyện, không ủng hộ, nhưng cũng không phản đối. Sinh con ra, ông bà biết tính từng đứa, nhất là Quỳnh, đứa con áp út ít nói, hiền lành, nhưng rất cương quyết trong việc bảo vệ lập trường của mình. Vả chăng, ông thầy cũ dạy Triết của Quỳnh, và là ông con rể tương lai của ông bà, khá hiền lành, lễ phép, chỉ phải tội không được tháo vát lắm. Nhưng chắc là mẫu người đó hợp với Quỳnh, vì đời sống của Quỳnh vốn đơn giản, từ thời nhỏ cho đến bây giờ. Quỳnh không phải là loại người mê vật chất, lại chịu khó, và ít để ý đến dư luận chung quanh. Nếu Quỳnh về làm dâu một gia đình người Amish, chắc là vẫn êm xuôi, hạnh phú.
Rồi Quỳnh trở thành một thành viên không chính thức của làng Amish khi Quỳnh lấy ông thầy dạy Triết ngày xưa. Trong ngày đám cưới, cặp vợ chồng mới vẫn đơn giản, chân chất. Quỳnh không trang điểm, vẫn khuôn mặt của ngày thường, không mascara, không eyeshadow, không có cả má hồng, môi son, chỉ có một lớp lotion để giữ da khỏi khô như mọi ngày bình thường khác. Các chị của Quỳnh thuyết phục lắm, Quỳnh mới chịu đặt một vòng hoa carnation tươi lên đầu, và mặc áo cô dâu, đó cũng là cái áo dạ hội đầu tiên trong đời của Quỳnh.
Biết tính bạn học từ xưa, bay về Dallas nhân ngày "thiếp theo chàng về dinh" của Quỳnh, chúng tôi cùng không trang điểm, không ăn mặc cầu kỳ như khi đi dự những tiệc tùng, đám cưới khác. Chúng tôi muốn hòa đồng với bạn trong ngày vui nhất đời của Quỳnh như thời nhỏ dại, chúng tôi vẫn có đồng phục giống nhau thời tiểu học.
Quà cưới cho Quỳnh không phải là một tấm check có giá trị gấp ba giá trị của bữa ăn mười món ở một nhà hàng sang trọng, mà là một US saving bond mười năm của chính phủ được mua bằng tiền đóng góp của bạn học thời Tiểu học đang sống đời lưu vong ở khắp năm Châu bốn biển. Chúng tôi muốn để dành tiền cho Quỳnh để phòng khi gia đình nhỏ của bạn "tối lửa tắt đèn" về tài chánh.
Ông thầy cũ, bây giờ đã là chồng của Quỳnh, vẫn có dáng dấp Triết gia, mặt mày sáng sủa, nhưng lúc nào cũng như chìm vào hư không, ngay cả trong ngày vui nhất đời của mình.
Đám cưới xong, Quỳnh dọn về căn apartment của chồng, chỉ mang theo sách, vở, giá vẽ, hai cái vợt pingpong và một í áo quần cần thiết. Quà cáp được tặng Quỳnh bỏ lại cho ba mẹ và các em bởi vì cả hai vợ chồng đều không coi trọng vật chất.
Khi Quỳnh về thăm nhà chồng ở làng Amish, Pennsylvania, không chỉ gia đình chồng mà dân làng Amish quý Quỳnh vô cùng, vì Quỳnh là người đầu tiên trở thành một thành viên của cộng đồng Amish mà không bị "cultural shock". Ngược lại, nhà chồng và người làng Amish rất ngạc nhiên trước vẻ dung dị, dễ thương của cô dâu ngoại quốc ở một thành phố lớn, vẫn sống rất thoải mái với cách sống và tiện nghi hạn hẹp của thế kỷ mười chín.
Ở đó, một thị trấn heo hút của tiểu bang Philadelphia, Quỳnh có thể thấy được màu vàng xanh của trăng non, màu vàng cam của trăng già mỗi tháng mà không cần phải tắt hết đèn trong nhà. Ở đó, Quỳnh không thấy mệt mỏi trước những sức ép đầy bon chen của đời sống thường nhật. Và ở đó, Quỳnh thấy lại được hình ảnh tương tự những nhân vật thần thoại trong truyện cổ tích Việt Nam.
Khi ông thầy ngày xưa, bây giờ đã là chồng, muốn theo đuổi chương trình học để lấy bằng tiến sĩ, Quỳnh đồng ý ngay, mặc dù lúc đó Quỳnh sắp cho ra đời đứa con đầu lòng.
Kể từ lúc đó "Quỳnh Omega" của chúng tôi trở thành "Bà Tú Xương" ở Mỹ. Bởi vì nỗi vất vả của Quỳnh vượt trội hơn khó khăn của những bà vợ khác ở Mỹ.
Chồng không phải là loại người tháo vát, Quỳnh gánh lấy " mọi việc đàn ông" trong nhà: thay nhớt xe, thay một miếng gạch vuông bị bể từ bathtub, sơn một lớp sơn chống mục cho cái balcony bằng gỗ...Vậy mà Quỳnh chấp nhận tự tại, an nhiên, với nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc.
Dù đời sống vật chất "không bằng chị bằng em" hai vợ chồng trông trẻ hơn tuổi nhiều. Hình như khi người ta không bận lòng với đủ thứ bill, đủ thứ statement hằng tháng, đầu óc thảnh thơi, quá trình lão hóa cũng bị đẩylui, không bành trướng nhanh chóng như đối với những người mãi mê lặn ngụp trong "cái vòng danh lợi cong cong". Cho nên hai vợ chồng vẫn giống như hình chụp trong đám cưới hơn năm năm trước.
Chồng Quỳnh trở lại trường theo đuổi chương trình tiến sĩ, chuyển từ full time sang part time, rồi nghỉ hẳn không đi làm. Quỳnh xoay sở một mình, đi làm full time, đưa chồng (vì chồng Quỳnh vãn không chịu học lái xe), đón con, nấu ăn đủ món: món Đức cho chồng, món Mỹ cho con và món Việt cho mình. Khi nào mệt quá, Quỳnh nấu một nồi soup lớn với đủ thứ còn lại trong tủ lạnh, gọi là "international dish", vợ chồng con cái vẫn vui vẻ ngồi bên nhau "ăn để sống, chứ không phải sống để ăn."
Ngày xưa bà Tú Xương "quanh năm buôn bán ở ven sông, nuôi đủ năm con với một chồng" , ngày nay Quỳnh chỉ phải nuôi một con với một chồng nhưng nếu so sánh thi hai nỗi vất vã chắc cũng thuộc loại "bên tám lạng, bên nữa cân". Khi chúng tôi "ngả mũ chào thua" về sự đảm đang, có thể sánh ngang hàng bà Tú Xương của Quỳnh, bạn vẫn cười tươi, đưa ra lời giải thích của một tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo:
- Có lẽ tại tao thích "vác thánh giá", dù nặng nề, nhưng nếu mình vác nổi thì hạnh phúc vô cùng.
Cứ tưởng tượng Quỳnh xoay như chong chóng cả ngày với đủ thứ công việc: ở sở, ở nhà, đưa chồng đến trường, đưa con đi trung tâm giữ trẻ, rồi đón cả hai về nhà vào cuối ngày, chúng tôi phục sức làm việc và tấm lòng cùng khả năng chịu đựng của bạn, vậy mà Quỳnh vẫn cười tươi, vẫn an nhiên hạnh phúc, và vẫn sản xuất "babies" đều đều. Đến khi chồng Quỳnh xong Tiến sĩ, phải mất gần một năm sau, anh ta mới xin được việc làm hợp với khả năng của mình. Cuộc sống khá hơn vì có hai nguồn thu nhập, nhưng vợ chồng Quỳnh vẫn sống giản dị, vẫn không màng đến vật chất. Lúc này, đến phiên chồng Quỳnh trở thành " bread winner" trong gia đình, bạn của chúng tôi may mắn hơn bà Tú Xương ngày xưa. Gia đình nhỏ của Quỳnh vẫn quay về làng Amish mỗi năm một lần. Trong tủ quần áo của Quỳnh ngoài áo dài Việt Nam với khăn vành để mặc vào dịp tết âm lịch còn có lễ phục của phụ nữ Amish với mũ đội đầu vào dịp lễ Thanksgiving. Và con của Quỳnh được dạy theo cả hai văn hóa Việt Nam và văn hóa của người Dutch Pennsylvania. Giống hệt bố mẹ, con Quỳnh không mê tivi, mê chơi game như các bạn cùng tuổi, mà mê thiên nhiên, mê đọc sách, thích vẽ và thích những trò chơi ngoài trời. Điều đặc biệt là cả hai "tác phẩm" của vợ chồng Quỳnh đều nói rất thông thạo cả ba thứ tiếng Mỹ, Việt và Đức.
Mỗi lần có dịp ghé Dallas thăm Quỳnh, chúng tôi vẫn đùa mình đang trở về với thế kỷ 19, mặc dù nhà Quỳnh vẫn có đủ phương tiện của Thế kỷ 21, có đủ computer, fax machine và cả plasma tive (chỉ để coi chương trình discovery và PBS, chương trình giáo dục cho trẻ con ở Mỹ) Không giống như hầu hết đàn bà, con gái ở Mỹ, Quỳnh không thích shopping, không thích ăn ngon, mặc đẹp, mà quan niệm chỉ nên ăn đủ no, mặc đủ ấm, giống hệt ông chồng người Amish. Hai vợ chồng cùng coi vật chất nhẹ tựa lông hồng, cùng tránh xa "cái vòng danh lợi cong cong" cùng biết theo lời dạy của văn hào Dale Camegie và dịch giả Nguyễn Hiến Lê "quẳng đi lo đi để vui sống" nên năm tháng trôi qua, vợ chồng Quỳnh vẫn vậy, vẫn giống như ngày họ mới gặp nhau, dù vẫn ở trong khu apartment gần nơi làm việc để chồng Quỳnh có thể đạp xe đến sở làm.
Khi kỹ thuật hi- tech ở Mỹ lên đến đỉnh cao, và phải tuột dốc như quy luật chung "what goes up, will be down", Quỳnh bị mất việc.
Chẳng những không buồn, Quỳnh còn vui vì có dịp trở lại trường học, học về hội hoạ, và hoàn tất chương trình Cao học về Information System Technology. Trời thương, chồng Quỳnh vừa được ký hợp đồng giảng dạy ba năm với một trường Community College, nên Quỳnh vẫn trẻ trung, an tâm khoác cặp trở lại trường học, an tâm "dùi mài kinh sử" full time thêm hai năm nữa để lấy bằng cao học.
Mỗi sáng, Quỳnh chở hai đứa con đến trường tiểu học bằng chiếc Volvo cũ kỹ rồi đến lớp học của riêng mình, không phải là "con đi trường học, mẹ đi trường đời" như trong ca dao Việt Nam, mà cả mẹ lẫn con đều được đến trường học. Chiều về Quỳnh tất tả đón con, đón chồng rồi về nhà nấu ăn, lo cơm tối tươm tất, lo sẵn thức ăn trưa ngày mai mang theo cho chồng, cho con và cả cho mình.
Có lần cả gia đình Quỳnh qua Đức thăm quê xưa của nhà chồng. Chuyến Vacation chỉ kéo dài hai tuần, nhưng đủ để Quỳnh ghi lại nhiều nét đẹp thiên nhiên của quốc gia đã nổi tiếng với bức tường ngăn đôi Đông và Tây Bá Linh thời chiến tranh lạnh trên những bức phác thảo của mình.
Người Châu Âu vốn chăm chút cách ăn mặc hơn người Mỹ, vợ chồng Quỳnh lại là một trong những người Mỹ ăn mặc xuề xoà nhất, nên nổi bật giữa những người Đức cao to ăn mặc chỉnh tề. Hơn nữa như từ thưở nào, Quỳnh luôn dẹp lép, gần như chỉ có da bọc xương, mà không hề có mỡ (body fat của Quỳnh chắc chưa đến 1%), không thể tìm được áo quần vừa với khổ người, nên trông giống như dân Hipppies của thập niên 70. Lâu lâu bị các chị càu nhàu về chuyện ăn mặc không được "mode" lắm, Quỳnh biện luận rất dễ thương, tuy không thực tế chút nào:
- Ở Mỹ, áo quần cho đàn bà con gái, số nhỏ nhất là số zero, cũng quá rộng đối với Quỳnh. Khi nào người ta sản xuất áo quần số âm, bảo đảm em sẽ ăn mặc không thua tài tử Hollywood.
Mỗi khi gặp phải quá nhiều "stress", quá nhiều áp lực từ đời sống, chúng tôi vẫn bảo nhau cố gắng giản dị như Quỳnh, nhìn đời qua lăng kính màu xanh, và cố tránh xa mọi cám dỗ vật chất thường tình, nhưng thật ra làm được điều đó không phải dễ đối với mộ người bình thường. Quỳnh làm được, và rất hạnh phúc vì Quỳnh là "Quỳnh omega" là một hậu duệ tuyệt vời của bà Tú Xương, của những người hiền phụ Việt Nam suốt đời hysinh cho chồng con, cho người khác, màkhông hề nghĩ đến mình. Quỳnh còn khuyên chúng tôi (nghe quen quen như một philosopher nào đó đã viết trong sách):
Cứ sống như hôm nay là ngày cuối cùng trong đời của mình, như vậy sẽ không phải nhọc lòng bon chen, không phải sa sút tinh thần khi thấy mình chưa bằng ai. Càng chạy đua theo vật chất, càng tự làm khổ mình, và dễ lên "lão làng" trước thời hạn!
Giữa Dallas dập dìu của Texas, Quỳnh vẫn thấy được thời thơ dại êm đềm ngày còn nhỏ ở quê nhà, mà không cần phải vận dụng nhiều đến ký ức và trí tưởng tượng như chúng tôi. Chồng Quỳnh vẫn thấy được cái hoang sơ êm đềm của cộng đồng Amish ở một làng quê xa xôi hẻo lánh của Pennsylvania, hai đứa con nhỏ của họ vẫn thích chơi thả diều, có tiếng sáo diều vi vu, hơn là chơi game. Và như vậy, phải chăng hạnh phúc đâu có cầu kỳ và khó tìm như người ta vẫn nghĩ?
Nguyễn Trần Diệu Hương
(Đầu năm 2005- Viết cho TH, hoa hồng vàng của Texas)
vnthuquan
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2012(Xem: 19185)
Tư Thâu khập khễnh len mình giữa dòng người xuôi ngược hối hả mua bán tấp nập của phiên chợ chiều cuối năm, cũng như rồi đây phải lê tấm thân tàn lăn lóc mưu tìm chén cơm manh áo giữa chợ đời đầy nghiệt ngã đau thương!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22628)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22110)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21673)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29271)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21289)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21730)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21116)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20567)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 23081)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21350)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21420)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24397)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27787)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28646)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21468)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29957)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47705)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 25034)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 30009)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 35133)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26739)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25698)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21862)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29179)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20582)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21662)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29491)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29160)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28316)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 22146)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20738)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21243)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28692)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23273)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 26065)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20499)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23426)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29520)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29686)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31227)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 79307)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 26128)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27822)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20498)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26172)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25827)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20739)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26103)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 27113)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi