3:03 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG -HUỲNH VĂN HUÊ

30 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 12033)

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG.

 

  Công cha như núi Thái Sơn.

  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

 Cô nằm trên chiếc giường bệnh nhìn ra khung cửa... Bên ngoài ban-công tầng lầu 1 của bệnh viện này là phần trên tàn lá một cây bằng lăng hãy còn đang muộn màng điểm xuyết mấy chùm hoa tím trông thật nên thơ và dễ thương. Nơi một cành khẳng khiu nghiêng nghiêng nhoài ra phía ngoài, cô chợt chú ý đến mấy chiếc lá vàng... Giống cây này là vậy, cây miền nhiệt đới này thay lá cũng khác với cây ôn đới. Trong khóm lá hãy còn xanh kia vẫn xuất hiện mấy chiếc lá vàng và lá đã vàng cứ thế mà tuần tự rụng rơi trước gió!... Cô nhớ rằng hồi còn trẻ mình cũng đã từng đọc qua ở đâu đó truyện của O.Henry, một văn sỹ người Mỹ: "Chiếc Lá Cuối Cùng". Trong truyện cũng có giường bệnh, cũng có khung cửa, cũng có chiếc lá vàng...

 Vào độ tuổi này cô lại mắc phải căn bệnh hiếm gặp, thiếu hồng cầu mãn tính. Để điều trị ngoài vài thứ thuốc đặc hiệu, bệnh nhân còn được định kỳ tiếp máu theo chỉ định của thầy thuốc. Hôm nay chính là ngày đầu tiên bệnh viện truyền hai đơn vị máu cho cô. Nhờ là một phụ nữ biết lo xa, với số tiền dành dụm được đã giúp cô không gặp khó khăn về tài chính khi trị bệnh, nhưng cái khó lại là do thiếu người thân chăm sóc! Còn nếu phải thuê người lạ thì làm sao yên tâm đặt hết niềm tin...Vấn đề này quả thật là lạ lùng và khác thường, nhưng biết sao khi đây lại là thực tế hiển nhiên.

 Cũng như mọi người, đương nhiên cô cũng có một mái ấm gia đình: người được gọi là chồng cô thì dù đang vẫn chung một mái nhà nhưng quan hệ giao tiếp giữa hai người còn ... tệ hơn hai người hàng xóm. Khi ông ấy bệnh, vì tình người, vì nghĩa cũ sau mấy mươi năm chung sống và cũng vì hai đứa con... lúc ấy cô hết lòng chăm sóc dù bản thân cũng bắt đầu nhuốm bệnh. Nhưng nay đến lúc cô lâm bệnh - mà lại là bệnh nặng - ông ấy lại thản nhiên nói mình có tính... "sợ bệnh viện" nên thản nhiên ở nhà !...Đến hai đứa con, chúng đều có gia đình và ra sống riêng, một đứa mới cưới vợ xong và đang đi công tác nước ngoài. Riêng đứa anh lớn còn ở trong nước thì vịn lý do bận công tác và con nhỏ đang bệnh nên không thể vào bệnh viện chăm sóc mẹ được. Ngoài các lý do vừa kể, không biết có cái lý do - mà nhiều gia đình gặp phải - khác là có chuyện so bì giữa con cái với nhau hay không?! Chỉ biết chắc chắn một điều là thời điểm này cô đang đơn độc một thân một mình trong bệnh viện. Bệnh nặng, cô đơn, cô lo buồn và bi quan hơn bao giờ hết, bất giác cô thở dài rồi đưa mắt nhìn ra khung cửa, mấy chiếc lá vàng đã rụng từ lúc nào chỉ còn lại vỏn vẹn ba chiếc. Rồi đây, theo quy luật tử sinh, trên nhánh cây trước khung cửa này sẽ không còn chiếc lá vàng nào cả. Cô nhớ đến nhân vật nữ trong truyện của O.Henry, cô ấy cũng nằm trên giường bệnh và có suy nghĩ bi quan rằng khi chiếc lá cuối cùng thoi thóp ngoài khung cửa kia lìa cành thì cô ấy cũng sẽ... Bất giác cô liên tưởng đến tình cảnh của mình, bệnh nặng và lại còn đơn độc hơn cả nhân vật trong truyện nói trên!

 Đến đây chợt có một người y tá bước vào cất tiếng ái ngại hỏi thăm :

 - Cô đã có thân nhân vào chăm sóc chưa?

 Như người mất hồn, cô thờ thẩn lắc đầu chầm chậm:

 - Không có ai hết ! ... Có lẽ sẽ là như vậy.

 Bằng một giọng thương cảm, người y tá nói:

 - Bây giờ cháu kiểm tra huyết áp của cô, lát nữa sẽ vô liên tiếp hai đơn vị máu, thời gian kéo dài phải đến khoảng sáu giờ... Chính vì vậy có khả năng bị sốc nên cô rất cần có thân nhân bên cạnh để theo dõi kịp thời báo ngay cho phòng trực...

 Đến đây người y tá im lặng thực hiện công việc chuyên môn, sau khi ghi chép số liệu xong cô ấy cất tiếng khuyên một cách chân tình:

 - Nếu khi truyền máu cô thấy cơ thể có diễn biến bất thường thì mau nhờ những người đang chăm sóc thân nhân quanh đây nhanh chóng báo cho phòng trực nghe...

 Cô cố gắng mỉm miệng cười héo hắt và cất tiếng cảm ơn người y tá tận tâm, tốt bụng. Khi người này không còn che khuất, cô ngước nhìn ra khung cửa, giờ trên cành cây chỉ còn có hai chiếc lá vàng đang lay lắt trước những cơn gió cuối Thu. Tim cô đập nhanh, trán rịn mồ hôi, đầu óc có hơi choáng váng... Cô hồi hộp trong lòng, thầm nghĩ không lẽ mạng sống của mình có lúc lại giống như nhân vật nữ trong câu chuyện xưa cũ ở một nơi xa lắc nào đó hay sao!? Chợt mắt cô như thấy cảnh vật chung quanh có phần mờ đi... Một quãng thời gian xa xăm chợt quay trở về hiện tại...

 * * *

 Ngày ấy sau khi kết thúc việc học hành với tấm bằng đại học, là một sinh viên giỏi, cô được giữ lại ở trường để làm công việc trợ giảng. Rồi cô kết hôn với một bạn học thời trung học, người đã đeo đuổi cô một cách bền bỉ nhiều năm cho đến khi cô tốt nghiệp đại học và ra đi làm... Người đàn ông ấy cũng theo học ngành sư phạm. Khi sống với nhau hai mặt con thì cũng là lúc mâu thuẩn gia đình phát sinh. Cô làm việc nơi thành phố lớn, người chồng của cô - người trụ cột gia đình - lại công tác ở một tỉnh cận kề. Lâu lâu ông về nhà, đến lúc trở lên nhiệm sở thường thì ông ấy không còn đủ tiền đi xe!

 Một mình vừa làm việc vừa phải chăm sóc, nuôi dạy hai con nhỏ trong giai đoạn đâu đâu cũng lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn... Tuy không cần phải nhắc lại nhưng có lẽ ai ai cũng có thể hình dung ra được.

 Để có nguồn đạm quý giá cho con phát triển và mạnh khỏe, cô mua đậu nành về, nhờ một cối đá quay tay, cô tự làm đậu hủ, sữa đậu nành cho con. Là một giảng viên, buổi chiều sau giờ dạy, cô chịu đựng mất nhiều thì giờ sắp hàng chung với tất cả mọi người để chờ mua sữa trâu Mu-ra (do nhà trường nuôi thí nghiệm) đem về cho con ở nhà uống. Hầu như bất cứ người phụ nữ nào cũng có sợ một con vật nào đó, như ... chuột, gián, thằn lằn...Thế nhưng có mấy ai biết vào những đêm mưa gió tối trời, một thân một mình cô đã thu hết can đảm với cây đèn dầu lặn lội qua khu thực nghiệm của trường để bắt vài con... cóc !!! Loài động vật này tuy hiền lành như vậy nhưng với bộ da sần sùi, đáng sợ đến ngay cả đàn ông có người cũng phải lánh xa, nhưng cô bất chấp, đem về tự tay biến tất cả thành... thực phẩm cho con. Đó chỉ vì duy nhất một điều: lòng yêu thương con vô bến vô bờ. Cô đã vượt qua nỗi sợ hãi thường tình, mong rằng nguồn đạm và khoáng quý giá được chắt chiu kia sẽ phần nào giúp các đứa con của mình trưởng thành một cách tốt đẹp, hoàn hảo hơn.

 Chưa hết, với đồng lương eo hẹp làm sao đủ để nuôi con cho tương đối đàng hoàng, nhất là trẻ con nhu cầu ăn-học hầu như vô tận lại thêm dễ nay bệnh mai đau. Vì vậy cô phải cố làm thêm đủ các thứ công việc. Từ chăn nuôi heo rồi gà rồi thỏ... dẫn đến việc cuốc đất trồng khoai lang, khoai mì... vừa có rau chăn nuôi, vừa có thêm lương thực cho người. Đến một dạo, khi phong trào nuôi cá trê Phi rộ lên, cô cũng có tham gia. Chưa hết, nhờ trước kia có học nghề may, cô nhận may áo quần cho mọi người rồi kiêm luôn cả mở lớp dạy may với những ai có nhu cầu. Ngần ấy công việc oằn nặng lên vai người phụ nữ vốn trước kia, lúc còn sống nơi một tỉnh lỵ nhỏ nhắn hiền hòa chỉ biết mỗi một việc cắp sách đến trường.

 Hơn mười năm sau, những khó khăn thiếu thốn đã đươc vơi đi phần nào, người chồng xin được chuyển công tác về chung một quận với cô. Những tưởng đây là cơ hội để đồng vợ đồng chồng cùng góp phần chăm lo cho các con, nhưng sự thật lại không hề như vậy. Người chồng lúc này được xem như có địa vị kha khá trong xã hội, được ăn trắng mặc trơn hơn trước kia, giờ lại giở thói trăng hoa! Ông ta có nhân tình là một cô gái trẻ khác. Khi cô biết được bầu trời như sụp đổ, đất dưới chân cô như... nứt ra ! Đàn bà nào lại không ghen ?! Nhưng với cô ghen chỉ là phần nhỏ thôi, cái mà làm cô đau khổ và phẩn uất là lòng người sao lại thay đổi một cách dễ dàng đến như vậy?! Còn nhớ lại suốt tám năm đeo đuổi, yêu thương cô, từ thời cùng học trung học... Cô cũng đã từng nói với ông ấy khi thành vợ chồng nếu có... chán nhau thì cùng nói thẳng ra rồi chia tay. Ông ấy đã hứa hẹn đủ điều rồi mà?! Đến lúc đó cô mới đáp lại bằng một đám cưới, tuy đơn sơ nhưng ấm áp nghĩa tình và cũng đủ đầy hai họ chung vui, chúc mừng...

 Giờ đây trong khi bệnh hoạn như thế này, cô đơn vò vỏ một mình trong bệnh viện, với người (gọi là) chồng đó, thay gì oán trách trăm phần cô chỉ trách có một mà thôi! Vì cô nghĩ, bản tính người ta đã như vậy rồi thì thế nào trước hay sau rồi cũng sẽ... như vậy mà thôi!

 Về phần các con, cô hoàn toàn không trách cứ gì đâu. Ở đời người ta thường nói " nước mắt chỉ chảy xuôi có bao giờ chảy ngược", làm cha mẹ chỉ có ở trên thương xuống mà thôi. Mình chỉ mong sao gia đình riêng của tụi nó luôn luôn được ấm êm hạnh phúc. Mà quả thật các con cô có lẽ đạt được những điều cô từng ước nguyện. Chúng tự tìm lấy người yêu, cô chỉ lo tổ chức đám cưới. Vợ chồng tụi nó thật là xứng lứa vừa đôi, học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm tốt, có nhà cửa nơi mặt tiền đường thuộc các quận nội thành... Được như vậy cớ gì phải để cho tụi nó cực khổ túc trực nơi bệnh viện ảm đạm trong những ngày mùa Thu gió mưa ẩm ướt thế này?!

 Trở lại chuyện của cô, tuy không phải là người con gái có nhan sắc vượt trội, nhưng có lẽ nhờ vào những ưu điểm khác nên từ lúc còn là một thiếu nữ cho đến bây giờ chung quanh cô đâu có thiếu những đàn ông theo đuổi. Nhưng cô đã không có hành động nào sai quấy để phải hổ thẹn với lương tâm. Cách đây mấy năm, trong số đó có một người đàn ông tự tin và kiên trì đeo bám cô vô cùng dai dẳng... Đúng vào lúc cô đang cô đơn lẫn buồn chán chuyện của ông chồng. Người phụ nữ nào vào hoàn cảnh như thế lại không cần có người để giải bày để tâm sự?! Nhất là người đó lúc nào cũng luôn đứng về phía mình, buông ra những lời lẽ bênh vực mình, đồng thời lên án gắt gao, thậm tệ ông chồng bất nhân kia?! Thế rồi trong một lần hắn ta đến nhà lúc cô chỉ một thân một mình... Hắn định dùng sức mạnh chiếm đoạt cô để thỏa mãn cái mà hắn vẫn tỉ tê qua điện thoại là chuyện "cùng thụ hưởng" khoái cảm! Nhưng cô không gục ngã buông xuôi mà đã kháng cự quyết liệt. Cuối cùng hắn phải chịu ngưng hành động hung bạo của hắn, cuộc tấn công tình dục xem như chẳng thành, nếu không có thể đã có một phán quyết tội hình sự của tòa án rồi. Từ đó về sau cô luôn cảnh giác và lúc nào cũng có một khoảng cách vô hình lẫn hữu hình với con người này.

 Nhưng vạn vật xoay dần, trăng kia hết khuyết lại tròn, tiết trời hết mưa đến nắng... Đời cô như mảnh đất khô hạn đã lâu, đến một ngày có cơn mưa đổ xuống... Thế là trên mảnh đất tưởng như không còn sức sống này bao nhiêu chồi xanh lại vươn lên... Đó là ngày cô gặp rồi về sau nảy sinh tình cảm với một người đàn ông khác vừa đến trong khuôn cửa tâm hồn cô. Hiện tại xem như mối tình đầu (với người đã không còn là chồng nữa) bay xa từ lâu, giờ đây cô rất hạnh phúc để đón nhận một mối tình cuối này. Người ấy đến với cô nhẹ nhàng nhưng nóng bỏng, đơn sơ nhưng nồng thắm...

 Trong quãng thời gian tuy ngắn ngủi, mọi việc từ ký ức hiện về và lướt trôi cứ như người ta vuốt nhẹ qua màn hình của một cái tablet vậy. Lần lượt những trang đời vui buồn lẫn lộn của cô bỗng chốc vừa hiện ra trong tâm trí...

* * *

 Người y tá đẩy chiếc xe với đầy đủ y cụ, thuốc men cần thiết đến sát giường bệnh của cô, nhìn thấy đến giờ này cô vẫn có một mình, cô ấy ái ngại lên tiếng:

 - Đến giờ phải truyền máu cho cô rồi, thôi, nếu không có người thân cũng được.

 Cô có cảm giác đau nhói trong lòng. Thẩn thờ cô gật nhẹ đầu rồi trả lời một cách vô hồn:

 - Ờ... cháu cứ làm công việc của mình đi.

 Những người thân của cô đâu hết rồi?! Cha mẹ giờ đã không còn, em gái thì ở phương xa, đứa em trai ở lại thì ngoài việc đã có gia đình riêng lại còn chuyện không hợp tính tình! Các con của cô? Thôi, tội nghiệp tụi nó lắm! Người gọi là...chồng? Đã lâu rồi cô không hề nghĩ đến việc trông cậy vào con người này nữa! Còn người đàn ông từng biết bao lần nói thương yêu và mong muốn được...?! Hắn không đạt được mong muốn thì không cần kể đến làm chi! Vậy còn người đàn ông gần đây có thể nói là đã... tưới mát tâm hồn cô? Có, cô đã gọi điện nhờ người ấy đến, nhưng có lẽ không hy vọng lắm, người ấy đang có công việc ở xa, hơn nữa biết đâu người ta cũng bận bịu việc riêng tư. Thôi, trông chờ làm gì...

 Người y tá bằng những thao tác thuần thục, đã hoàn tất công việc chuyên môn của mình. Sau khi nhìn cô ái ngại và nhắc lại lời khuyên vừa mới nói trước đây, cô ấy chầm chậm đẩy xe chuyên dụng ra khỏi phòng... Những giọt máu tươi rói đã bắt đầu nhỏ xuống, hòa vào lượng máu đang suy kiệt trong cơ thể gầy gò của cô. Cô nhìn ra khung cửa, chiếc lá cuối cùng đã rơi rụng tự lúc nào! Cánh tay cô thấy lạnh, hình như cái lạnh truyền dần vào tận trái tim vốn cô đơn của cô, cảm giác lo sợ không còn hiện hữu nữa mà thay vào đó là một cảm giác trống vắng bềnh bồng. Cô không có ý định nhờ người chung quanh gọi phòng trực cấp cứu nữa. Cuộc đời cô đáng buồn như thế cô còn luyến tiếc làm chi?! Chiếc lá cuối cùng chẳng phải đã rụng rồi hay sao!

 Thế rồi có một bóng người bước nhanh vào phòng như là nương theo một cơn gió vậy. Người ấy đã đến như lời hứa, bàn tay ấm áp đặt lên bàn tay lạnh giá của cô. Không thể thốt nên lời, cô không khóc nhưng đôi mắt lại ràn rụa ... Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại. Thêm một lần nữa cô đưa mắt nhìn ra khung cửa, cô biết "chiếc lá cuối cùng" đã lìa cành từ lâu... Nhưng ánh mắt ngập tràn hạnh phúc của cô đang hướng về những chiếc lá xanh còn lại...

 Bầu trời dường như sáng hơn, mùa Thu nhiệt đới như len lén đến nhẹ nhàng, tình cờ và ngắn ngủi chỉ trong phút giây nào đó. Lững lờ vài áng mây trắng mỏng trên một khoảng không phơn phớt chút màu xanh hy vọng ./.

 

  HUỲNH VĂN HUÊ ( Thu 2013)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6718)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5895)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6955)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7368)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6381)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6083)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6654)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5435)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5300)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5609)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5534)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5582)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6048)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6833)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6850)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6200)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6122)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6282)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6469)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6923)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6587)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6976)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7045)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6830)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6442)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47163)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 67005)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24971)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6007)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5989)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6306)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7036)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5540)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5781)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6393)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5665)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5478)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5948)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6428)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5492)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6029)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6211)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6224)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8199)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7121)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6372)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8772)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7810)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7447)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7383)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu