12:49 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

SÂN TRƯỜNG CŨ - THÁI THỤY VY

18 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9960)

Nhà thơ Thái Thụy Vy, tên thật là Đỗ Khoa Luật, quê quán Biên Hòa, Đồng Nai, từng là một sỹ quan quân y trong quân lực VNCH. Ông đã xuất bản nhiều sách bao gồm nhiều thi tập, truyện ngắn, biên khảo, v.v. Ông đặc biệt yêu màu tím và vì vậy trong thơ văn của ông, ta thấy luôn phản phất đâu đó sắc màu tím hiền hòa. Hiện ông đang cư ngụ tại Chandler, Arizona. Mời quý độc giả vào trang nhà của tác giả để tìm đọc nhiều bài vở giá trị: http://thaithuyvy.wordpress.com

Sân Trường Cũ

 Ngày nay, tuổi trẻ Việt Nam lớn lên được"sút chuồng" lúc vào nội trú bậc đại học. Ngày xưa, lũ chúng tôi được "sổ lồng" ngay khi còn chưa đủ lông đủ cánh lúc vào nội trú bậc trung học.

Chúng tôi rời tổ ấm hơi sớm, nhưng cha mẹ không cảm thấy trống rỗng vì "empty nest", vì chim con vẫn tiếp tục ra lò đều đều.

Những năm nội trú, nhất là những năm nội trú Mossard, cuộc đời học sinh chúng tôi lúc nào cũng được đậm màu bằng những kỷ niệm ngây thơ, vui buồn, luôn luôn gắn liền với tình bằng hửu và những mộng mơ đầu đời của một thời đang nổ giò.

Trước khi vào Mossard, tôi thường nghe chú tôi bảo ba tôi "Tống nó vô cho thầy dòng trị nó". Chắc các bạn đã đoán ra rằng là tôi không mấy được welcome vì tánh tình hay chọc phá và hay đánh lộn đánh lạo luôn.

Thật tình thì tôi không bị thầy dòng trị bao giờ mà còn được thầy thương và bạn ...ghét. Đứa bé bất trị ngày nào có vẻ "chịu phép thánh". Kết quả là ba tôi tống luôn sáu tên bất trị nữa vào Mossard, cộng thêm người chú thứ 13 chỉ lớn hơn tôi có một tuổi. Danh tiếng của thầy dòng càng lên thì số con nhà giàu ở tỉnh tôi càng gửi con vô Mossard mỗi năm nhiều thêm, nhờ thế mà chúng tôi có thêm bạn để... đánh lộn.

Nhứt quỷ, nhì ma, thứ ba học trò, không làm quỷ (hay làm bụt) ở nhà thì làm yêu, làm tinh trong trường. Đó là một nhân đức, một thực thể và một thực chất không bao giờ suy suyển, và chuyện học trò thì dài dài, kể hoài không hết, như chuyện con ma vú dài khám Chí Hoà.

Thôi, còn đâu những ngày rong chơi, bắt dế, đá cá lia thia; đâu những ngày thả câu cắm mùa nước nhảy; đâu những ngày leo tót lên cây vú sữa vừa nặn vừa nút loài trái cây mang cái tên dịu dàng, hấp dẫn và đã khát (sữa rừng thay sữa mẹ !). Còn đâu những ngày chấm mủ mù u bắt ve sầu, hái trâm tim tím và hái đọt vừng nõn nà như tà áo lụa...

Tôi giã từ bao nhiêu sinh thú đó để bước vào ngưỡng cửa của kỷ luật ngăn nắp; của giờ giấc được điều khiển bằng chuông điện và tu huýt; khoác lên bộ đồng phục đọc kinh sáng trưa chiều tối Anh Pháp Việt, giờ học giờ chơi giờ ăn ngủ.

Tôi còn quá nhỏ để hiểu tại sao tiền vận đời mình phải bị khép vào cuộc đời "khổ tu" quá sớm như vậy, đi đứng đều có gát dan (guardian), các thiên thần áo đen này, tay cầm thước bảng gõ nhịp, nhứt cử nhứt động đều bị theo dõi, lỡ dại xé rào là nát đít.

Nhớ lại đêm đầu tiên, Thành, thằng bạn đồng hương xứ Bưởi, nhớ "bưởi" nhà nằm khóc thút thít. Tôi "gan lì" và "dạn dày" hơn nên lên mặt đàn anh dỗ dành, an ủi Thành, mặc dầu, trong thâm tâm mình đang lung lay vì một sự nuối tiếc, mất mát, nhớ nhung đâu đâu, lúc đó chợt biết "no place like home" thì đã quá muộn.

Những ngày tháng đầu ở "quân trường" Mossard là một thử thách như "đoạn đường chiến binh" cho lũ chúng tôi. Mới có vài tuần đã có vài tên "lính sữa" đào ngũ về mớm vú mẹ. Tụi nhỏ nhõng nhẽo, than van đồ ăn nhà bàn nuốt không vô, đòi toàn deli và homemade. Các bậc phụ huynh của đám lính cậu, tiểu thơ thì méo mặt vì trả tiền ăn ở nội trú đắt đỏ, còn phải hàng tuần sai tài xế tiếp tế cao lương, mỹ phẩm cho các cậu ấm, nhờ thế mà đám chôm chỉa cũng thơm lây. Riêng Frère Économe "tổng khầu" Albert thì lúc nào cũng nở nụ cười trên môi và lẩm nhẩm :"Comme il faut, comme il faut...". Lũ lục lăng chúng tôi, sau thời gian "cá vượt vũ môn", vào nhà bàn là dành ăn như lính.

Cuộc đời cứ như vậy, như vậy mà trôi khi bình lặng, khi sóng gió.

Cơn bão cultural shock đầu mùa vừa lắng dịu thì có sự xuất hiện của các cao thủ võ lâm quần hùng, quái nhân, chân sư và superman.

Số là trước Hiệp định Genève 54, đa số con lai Pháp mồ côi được thừa nhận hay vô thừa nhận được chính phủ Pháp gửi vô Mossard làm con nuôi thầy dòng. Chúng tôi "hiệp chủng" với cái bang toàn phái tả-pín-lù này một cách khá dễ dàng vì tụi này trông hung tợn nhưng háo ăn, nhét một cái bánh biscuit "sơn đá" (loại dày trong ration lính Pháp) là thành bồ ngay.

Vào giờ chơi, sân trường là chốn hành hiệp, kiếm khách giang hồ đủ ca líp dọc ngang nghênh ngang oai trấn. Tôi nhỏ con lại lí lắc hay chạy loanh quanh, lòn trôn anh chàng hung thần "Aladin" Dulac. Anh Tây đen này có cặp giò lêu khêu flamingo và có nụ cười trắng nhởn. Tôi ngước lên nhìn anh ta hỏi :" Ở trên đó có dễ thở không?". Thế là anh ta đang hiền khô bỗng đổ quạu, không lần nào tôi chạy thoát, bị véo tai đau điếng, tánh nào tật nấy, trời gầm cũng không bỏ.

Bốn mươi năm qua mau, những cái tên Bernard, Auguste, Rémanjon, Benoit, Kosna mặt rỗ "mille trous", là những cái tên vẫn còn âm vang của tiếng dội từ tiềm thức, trong ký ức của thằng tôi giờ này sang ra đa sầu, đa cảm và ...dadaisme.

Nhưng có một cái tên tôi khó quên. Henri Taborski.

Đa số Tây lai đều du côn và hoang đàng, riêng Taborski đẹp trai, nhu mì, lúc nào cặp mắt cũng phản ảnh một niềm cô đơn khó hiểu, nghe nói cha anh là lính Légionaire, đã tử trận tại Algérie. Trong một thời gian ngắn, chúng tôi thành bạn chí thân vì cùng lớp, cùng bàn, nhưng cuộc đời ít khi chìu lòng người, tôi tưởng tình bạn êm đềm cho đến khi tiếp tục lớp trên ở Taberd Sàigòn. Hiệp định 54 ký kết, cùng với quân đội Pháp, trẻ lai được đưa về Arsenal để về mẫu quốc. Lần thứ nhất trong đời tôi hiểu thế nào là chia tay. Tôi rủ Taborski ra chợ Thủ Đức ăn bún nem. Tôi chan nước mắm ớt thật nhiều vô tô bạn nói:"Để không bao giờ mầy quên nước Việt Nam và tao". Ngày Henri lên đường, chúng tôi xiết tay thật chặt, tôi không khóc mà cũng không nói ra lời nào. Henri nhìn tôi và cúi mặt quay đi. Vẫn đôi mắt côi cút cô đơn ấy, tôi hiểu bạn muốn nói với tôi thật nhiều, nhiều lắm. Sau vài lá thư qua lại, có đoạn Taborski bảo :"Nếu mày viết cho tao, nhớ thấm một chút nước mắm ở góc lá thư cho tao đỡ nhớ Việt Nam và mày". Chúng tôi mất liên lạc hẳn từ đó, không phải vì tôi chóng quên, nhưng lúc đó tôi đang bắt đầu tập tễnh viết thơ ...mèo bằng tiếng Việt.

Biến cố 1954 lại đánh dấu thêm một lần "hội nhập" mới nữa. Một số đệ tử chũng sinh từ Bắc vào "định cư" trên dãy dortoir xóm cây dầu. Các anh tu sĩ má hồng phúng phính, tóc để mèche nhọn che cả mặt, nắng chang chang vẫn mặc áo lá len xanh đỏ, có cậu còn choàng cả foulard nữa. Lớp tôi e dè welcome hai đấng Tẫm và Liên. Tẫm lớn tuổi, đứng đắn, trầm lặng, ít nói. Liên đẹp trai ra vẻ con trai Hà Nội 36 phố phường. Cái anh này ăn nói khéo nên gây cảm tình với đám Nam Kỳ rất mau. Sau nầy gặp lại Liên ở trường Luật, mỗi lần cặp với một cô Bắc Kỳ nho nhỏ xinh xinh, cô nào cũng nhuyễn như tơ tằm. Không biết Liên đã nhảy rào từ hồi nào.

Tuổi trẻ Mossard còn sống động qua hình ảnh các nhân vật trong các tạp chí hoạt họa Coeurs Vaillants. Sân trường là nơi chúng tôi vui cười thỏa thích, cười hả hê hay cười vu vơ với những đấng "quái thai của thời đại", tuy nhiên Mossard tuyệt nhiên vắng bóng bọn "bầy thú trước bảng đen". Có anh chàng Phú điên, biệt danh "Fou Harley", lúc nào cũng chạy mô tô tưởng tượng, chạy thắng, thắng chạy, không khi nào đi đứng đàng hoàng. Lại có anh chàng Thiện tự coi mình là hỏa tiễn, rồi đến chàng Thiệt, chuyên viên chế toa thuốc...trung tiện, tới gần ai, đứng rặn là người đó tránh xa. Bọn samurai giang hồ thì phải né ba anh chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, đi đâu cũng đi cặp ba và vác kiếm...gỗ. Lại còn anh chàng kiếm sĩ "Độc cô cầu bại" Scaramouche lúc nào cũng mang mặt nạ. Rồi anh chàng Ó biển Surcouf, thích vẽ đầu lâu trên ngực, trên cờ đen...

Anh nào ốm nhom thì bị gán nickname Lucky Luke, phì lũ như anh chàng Nguyễn Trương thì bị gọi là Patapouf, Thanh électrique là biệt hiệu của Tám Nheo, vì anh ta vừa nói cà lăm vừa nheo mắt lia lịa; mập mà khật khờ thì bị gọi là Tài Lù, thiếu thước tấc thì đặt tên là Tintin, ghét thì gọi là Milou. Còn có bốn anh em nhà Dalton bất hủ, con chủ xe đò Thuận Thành, giàu nứt đổ vách mà keo kiệt, địch thủ của anh Châu "Ba Kẹ", lúc nào cũng gậm móng tay hôi rình lại thích bẹo má các bà đầm.

Không ai khỏi bị đặt tên trừ các trự mười hai con giáp chẳng giống con nào; riêng tôi lúc đó mặt mày không mấy dễ ưa nên bị "Ông từ" Nguyễn Văn Hậu, tuy không có đạo mà lúc nào cũng lần chuổi lâm râm, kể cả giờ chơi. Không biết tôi làm mích lòng anh hồi nào mà anh gán cho tôi cái biệt danh "Cinq cent dollars" để ám chỉ chân dung các đấng "outlaws" được shériff "wanted" dán trên cửa các Saloon.

Trên tất cả cái đám nhân loại phàm phu tục tử là các tiểu thơ đài các "đẹp gái" được phong cho cái tên mỹ miều là các "Bà Đầm", Bà Đầm Quan, Bà Đầm Bửu, Bà Đầm Thành, Bà Đầm Thuận Gàbi... Họ là giai cấp "chouchou" của các thày. Môn phái này được ưu đãi, lúc nào túi cũng rủng rỉnh, cành cạch quà cáp.

Lũ chúng tôi lớn lên với những cái nhiêu khê, nửa thăng bằng nửa mất thăng bằng vì thiếu chất hồng. Ngày vui nhất phải là ngày chúa nhật. Sáng sớm đã thấy các con chiên lành dậy sớm đánh giày bóng lộn, trét brillantine ba số "5" ruồi đi trơn trợt phải chống gậy, xức dầu thơm Coty sực nức, nhất là các đấng tây lai. Họ hăm hở đi rước lễ vì họ biết có close encounter với các con nuôi bà sơ, hiền như Ma soeur, lai có,Việt có, cũng vừa vặn đến tuổi làm duyên, làm dáng. Không biết sau này có cô cậu nào nên đôi lứa không, chứ các Frère và các Soeur hội nhập, thành tựu đến mấy cặp, song ca Karaoke bài "Vì tôi là linh mục" và "Em hiền như Ma soeur".

Sóng gió để lại trái tim bọn mới lớn biết bao vết thương thời thượng, lâu lâu Thiếu Lâm Tự nổi ba đào vì có sự xâm nhập của người phái Nga Mi, Không Động. Cuối tuần nếu bị lỗi cấm túc không được sortie, thú vui lẩm cẩm là chơi thể thao để tiêu bớt energy hay ngồi ngắm các tà áo dài từ Saìgòn vào thăm nuôi em út để bắt đầu làm thơ... con cóc.

Một hôm, tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển không báo động mà bão cấp sáu đã làm Thiếu Lâm Tự tan tác. Không hiểu vì lý do gì, Frère Adolphe (préfet) phá lệ dẫn người đẹp Á hậu Hương Cảng vào tận sân trong kiếm thăm thằng em Ba tàu đầu gà đít vịt. Mọi sinh hoạt đang sinh động bỗng trở thành slow motion. Mấy tên phạm pháp đang piqué cũng được tha khỏi phạm trường. Thời gian như đứng lại, giang hồ tứ chiến đều nín thở. Hoa lạc giữa rừng gươm !!! Người đẹp Hướng Cỏn với chiếc áo xường xám bó sát thân thể trời cho (tôi không nghĩ là cái sườn của ông Adong) bước đi uyển chuyển như xà tướng. Chú tiểu bấy lâu nay chỉ biết kinh kệ, bỗng như được soi sáng, được điểm huệ nhãn, chỉ mong mau mau đạt thành chánh quả, mau mau xuống núi để đi hành đạo...

Sao em bước nhỏ ngập ngừng
Bên cầu sương rụng mấy tầng mai mơ
Đêm về thắp nến làm thơ
Tiếng chân còn vọng nửa tờ thư tôi
(P.T.T)

Những năm tháng Mossard! Ôi những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời. Mỗi cái tên Nguơn, Tường, Đại, Quan, Cảnh, Các , Hậu, Hiệp, Long, Toàn, Hoàng Cầu, Thanh, Hoàng Anh, Liên, Tẩm, Bửu, Thọ, Trương... đều mang một ý nghĩa gắn bó với một khung trời kỷ niệm của tuổi thơ mà chắc chắn chúng ta không bao giờ tìm lại được.

Dẫu vui dẫu buồn, kỷ niệm hãy là kỷ niệm; hãy là những giới móc của thời gian đánh dấu một thời sinh ra, một thời để lớn, một thời để yêu, một thời để quên, một thời để nhớ và một thời đi về với hồn thiên cổ.

Vanitas vanitatum. Phù du, phù du, tất cả là phù du. May mắn thay, Thượng Đế còn cho ta kỷ niệm, sống bằng kỷ niệm, sống cho kỷ niệm với đầy đủ màu sắc, âm thanh, với những đổ vỡ, ngổn ngang, với những suy tư, với những nuối tiếc.

Bài thơ tôi viết tặng các bạn vong niên đã một thời chia xẻ với tôi Sân Trường Cũ:

Những năm đẹp nhất tuổi đời
Của thời trung học giờ chơi sân trường
Khi buồn vớ vẩn, khẩn trương
Khi vui quấy nhộn thất thường đồ điên
Thơ tình đọc chẳng đã ghiền
Người thương giận dỗi đủ phiền tàn canh
Những chiều sánh bước bên anh
Đụt mưa núp nắng làm lành mau quên
Một hôm qua cổng buồn tênh
Bóng ma tuổi trẻ còn trên sân trường
(TTV)

Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.

Virginia, Noel 1990

Thái Thụy Vy





Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Hai 20148:00 SA
Khách
Vậy là anh Thái Thụy Vy - Đỗ khoa Luật đã vĩnh viễn ra đi ! để lại bao tiếc thương cho Bạn bè Đồng Hương !
Xin Thắp nén hương chia buồn cùng Tang Quyến ! Nguyện cầu Anh Thái Thụy Vy được về yên nghĩ bên Nước Chúa An Lành !....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6729)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5899)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6956)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7374)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6384)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6085)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6657)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5440)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5304)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5612)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5537)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5585)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6049)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6837)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6854)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6201)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6125)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6284)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6469)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6926)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6588)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6977)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7047)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6831)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6442)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47166)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 67008)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24973)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6010)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5991)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6307)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7038)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5541)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5782)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6396)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5666)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5480)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5950)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6430)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5493)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6030)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6215)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6227)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8202)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7123)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6373)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8773)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7814)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7449)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7387)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu