1:49 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

CHUYỆN CẦU GÀNH SẬP - Chu Mai

26 Tháng Ba 20166:55 SA(Xem: 9532)

CHUYỆN CẦU GÀNH SẬP

 

(Thân Tặng Đồng Hương Biên Hòa và Đồng Môn Trung Học Ngô Quyền)

 
cau Ganh- ChuMai 3

Theo thông lệ từ bao lâu nay, không nhớ bắt đầu từ lúc nào, cũng không hề có văn tự ký cam kết của đôi bên dù là ở Mỹ, thế nhưng người bạn học nhỏ nhắn cùng lớp cùng trường đá banh chung, cũng có cái tên cụt ngủn ngắn gọn bao gồm hai chữ họ và tên như người viết là “Bạn Vàng” Nguyễn Liễu, sáng sớm chúa nhựt 20 tháng 3 năm 2016 từ nơi trú ngụ Houston gọi thăm gia đình bạn già ở San Diego, Cali. 

Sau những câu chuyện vui, cùng tin tức bạn bè toàn cầu, bỗng dưng Nó văng tục “Chết Mẹ, cầu Gành sập rồi. Tao đang coi tin tức VN thấy”.

Qua cell phone, Tui hỏi lại nó khá to tiếng đến nổi sau khi nói xong bà xã cằn nhằn: “Mầy nói gì? Cầu Gành Sập. Giỡn mậy? Thôi nghen, tao đi kiễm chứng tin mầy cho”. Câu nói thói quen, méo mó nghề nghiệp cũ trước 30-4-1975 vô tình được lập lại, mỗi khi có bạn đồng nghiệp báo chí khác tòa soạn “mớm tin”.

 

Theo báo đảng Tuổi Trẻ loan tin như dưới đây:

Trưa 20-3, tàu kéo sà lan do Trần Văn Giang và Nguyễn Văn Lẹ điều khiển từ hạ nguồn lên thượng nguồn sông Đồng Nai đã đâm vào trụ cầu Ghềnh, làm gãy trụ cầu và làm sập hai nhịp 2, 3 của cầu, gây đứt mạch đường sắt Bắc Nam.

Chiều 21-3, tại cuộc lãnh đạo Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai, đại tá Bùi Hữu Danh, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết đã bắt khẩn cấp ông Phan Thế Thượng (ngụ P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), chủ tàu kéo SG - 3745 đâm sập cầu Ghềnh. 

Theo Công an tỉnh Đồng Nai, qua kiểm tra hồ sơ đăng kiểm, tàu được kiểm định ngày 6-3-2015 và đã hết hạn kiểm định vào ngày 1-12-2015.(Thế mà vẫn hoạt động một cách bình thường/CM ghi chú).

 

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đã bắt hai tài công là Trần Văn Giang (36 tuổi, ngụ Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ lái phụ (28 tuổi, ngụ Sóc Trăng). (Cả hai tên này không có bằng lái tàu kéo/CM ghi chú). 

Theo cơ quan công an, đến thời điểm này vụ tai nạn không bị thiệt hại về người nhưng vụ tai nạn gây thiệt hại rất lớn cho ngành đường sắt. 

Thế là, cầu Ghềnh đã lâm nạn giao thông. Chúng ta không chỉ mất đi một di tích lịch sử mà còn bị cắt đứt cả một đoạn đường sắt gây hậu quả nặng nề cho cả nền kinh tế lẫn cuộc sống người dân. Mọi thứ xáo trộn từ cái chết của một cây cầu huyết mạch.  

Từ nay cho tới khi khắc phục được hậu quả (Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường dự kiến phải mất từ 3 tới 5 tháng), người Sài Gòn không còn được nhìn thấy xe lửa nữa. Hai nhà ga Sài Gòn và Sóng Thần buồn hiu hắt. Tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ dùng ga Biên Hòa làm điểm khởi hành từ Nam ra và điểm đến cuối cùng từ Bắc vào. 

Ngay sau khi hay tin cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập, nhiều người đã lập tức thắc mắc: cái vành đai bảo vệ chân cầu đâu rồi? (Hết trích TTO! Phá “vành đai bảo vệ” lấy sắt bán ra tiền bỏ túi/CM ghi chú).

 Như các bạn đồng lớp, đồng trường Ngô Quyền đều biết, Tôi lớn lên từ ga xe lửa Biên Hòa cho đến 16 tuổi mới về Sài Gòn học tiếp, cho nên quá đủ tư cách để viết, không thể ''bịt mắt, bịt tai và bịt miệng” như ba tượng khỉ bán dẫy đầy ngoài phố VN ở Mỹ trước “sự cố cầu Ghềnh sập”!( Không thích nhưng bị bắt buộc phải xài từ của báo vc!). 

Đầu tiên, không hiểu tại sao “bên thắng cuộc” gọi là Cầu Ghềnh? Vì tiếng Bắc Kỳ chăng? Hay vì lý do nào khác chả ai biết, và cũng không có giới chức thẩm quyền nào của chế độ hiện tại giải thích! 

Dân địa phương chính thống lớn lên bằng nước Đồng Nai, gạo Biên Hòa, di chuyển quanh thành phố bằng đường lót đá Bửu Long và hầu hết học trò bậc trung học như Ngô Quyền, Trần Thượng Xuyên, Minh Tân, Khiết Tâm, Phan Chu Trinh trước 30-4-1975 đều gọi là Cầu Gành.


cau Ganh- ChuMai 4 

Những người bạn học cùng lớp xuất sắc như Diệp Cẫm Thu, Nguyễn Ngọc Xuân, Trầm Vỉnh Châu, Mai Quỳnh Lâm ở Chợ Đồn, Tân Ba mỗi ngày đến trường Ngô Quyền bắt buộc phải đi và về qua Cầu Gành hai lượt bằng xe Lam hay bằng xe gắn máy. Có những bạn nghèo đi bằng xe đạp. 

Bản thân Tôi thuở thiếu thời, thỉnh thoảng nhằm ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần, phụ giúp mẹ đem lúa qua nhà máy xay Tân Vạn làm thành gạo vô bao đem về ăn trong nhiều tháng. Từ Biên Hòa muốn qua Tân Vạn bằng đường bộ bắt buộc phải qua Cầu Gành. 

Trong tất cả công việc phụ giúp cha mẹ, Tôi thích nhứt công tác đi xay lúa dù là mất quá nhiều thời giờ đòi hỏi cả ngày dài. Mà phải đi bằng xe ngựa từ ga Biên Hòa, theo đường Trần Hưng Đạo ra rạp Biên Hùng quẹo trái ở cây xăng Shell, tiếp nối quốc lộ 1 qua cầu Rạch Cát, ngang Cù Lao Phố, lên dốc cao mới đi vào lòng Cầu Gành.

 

Khi qua khỏi Cầu Gành là khu thương mại Chợ Đồn, dân chúng sinh hoạt náo nhiệt kiếm tiền độ nhật quanh nơi xe đò Liên Hiệp lẫn xe Lam ba bánh chuyên chở khách đậu chờ lịnh đổi chiều do lính bảo vệ cho phép lên dốc qua Cầu Gành vào thành phố Biên Hòa. 

Nơi đây mía ghim, thơm miếng, xoài, ổi, cóc và đặc sản Bưởi Tân Triều đủ loại... do bạn hàng rong rao bán tùy mùa, ồn ào đúng nghĩa chợ như tên gọi.

 Đặc biệt nhứt là món ăn đầu cá hấp bánh canh ở một tiệm ăn nằm trên đường hướng về phía Tân Ba, cho mãi đến khi đi làm có tiền ăn nhậu Tôi mới biết hưởng cái thú đồng quê bưng tô bánh canh nóng hổi vừa thổi vừa húp “quá đã” sau những ly rượu thách thức đậm đặc chất cồn nóng bỏng cổ họng với bạn nhậu. Chiêu thức này đệ tử Lưu Linh gọi là “phá hỏa”. 

Đâu ai biết, cái thú độc đáo nhà quê thời niên thiếu của Tôi là đi xe ngựa ngồi trên thành gổ mép xe nửa trong nửa ngoài hai chân buông thỏng xuống đất, mặc cho cơ thể lắc lư “con tàu đi” theo âm điệu chân ngựa chạy lóc cóc trên đường rất đều đặn, nếu có thêm bản nhạc “Ngựa phi đường xa” của ban Hợp Ca Thăng Long với danh ca Thái Thanh là “phê” tuyệt vời đời con ông cụ. 

Thích thú hơn cả lúc xe ngựa qua cầu Rạch Cát và Cầu Gành khi đi xay lúa.Vừa chậm rãi vừa thoãi mái hạnh phúc lâng lâng phút chốc quên đời. 

Bác nài điều khiển ngựa kẹp giữa hai càn gổ kéo thân xe chở hành khách và hàng hóa nặng nề đi giữa hai đường sắt xe lửa chạy song song, trong khi thân xe chịu trên hai bánh đằng sau nằm ở vị thế bên ngoài hai đường sắt. Lạng quạng cổ xe lật dễ dàng.

 Lần đầu tiên, khá hồi hộp vì lo lắng sợ xe ngựa lật, nhưng những lần sau quen rồi hết sợ, tình cờ phát giác ra cái thú “qua cầu gió bay” từ lòng sông rộng hơi nước bốc lên theo gió lùa phủ vào mặt mát rười rượi như có khăn ướp lạnh đắp mặt giữa cái nóng hâm hấp nhiệt đới của  miền đất  mưa nắng hai mùa nhà quê chân chất hiền lành, mộc mạc “Đố ai uống rượu cho bằng Tía Tôi”! 

Còn nhớ không thể quên lần chót Tôi qua Cầu Gành và cũng là lần cuối cùng về Biên Hòa, nhằm vào ngày lịch sử Trung Úy phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung lái F5-E oanh tạc dinh Độc Lập sáng 8-4-1975. Sài Gòn thiết quân lực giới nghiêm. Nhưng Biên Hòa thì không, dân chúng vẫn sinh hoạt bình thường.

 
cau Ganh- ChuMai

Sáng hôm đó, Tôi theo Đại Tá Lê Trọng Đàm, Tư Lịnh CSQG Vùng 2 lên gặp Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lịnh Quân Đòan 3 để xin một cuộc phỏng vấn về tình hình chiến sự và thu xếp phương tiện để chuyên viên thu hình THVN9 vào Long Khánh phỏng vấn Tướng Lê Minh Đảo, tư lịnh SĐ18 BB. Cùng đi với Tôi trên chiếc Jeep nhà binh M1 có HQ Trung Úy Từ. Hai nhân vật này còn sống một ở OC, Cali một ở Houston Texas. 

Khi vào trong khuôn viên QĐ3 ở gần ngả ba Vườn Mít, ĐT Đàm và TU Từ đi gặp Tướng Toàn, còn Tôi ngồi chờ ở văn phòng ban 5 CTCT. Tại đây, Tôi diện kiến vị Thiếu Tá trưởng phòng và được giới thiệu với nghệ sĩ Nam Lộc, đeo lon Trung Sĩ, đặc trách báo chí cần gì cho biết sẽ lo. Hóa ra quen nhau cả. Biết nhau từ Sài Gòn qua những sinh hoạt văn nghệ thủ đô. 

Không lâu lắm, bất chợt Vị sĩ quan trưởng phòng kêu Tôi nói chuyện điện thoại với ĐT Đàm. Thì ra, có “biến cố quan trọng”, ngày hôm nay không thể phỏng vấn TT Tư Lịnh QĐ3, và có xe đưa Tôi ra ngoài Biên Hòa ăn trưa một mình, khi nào xong trở lại cùng về chung Sài Gòn. (Về lại SG, qua hôm sau Tôi mới biết tin Thiếu Tướng Hiếu chết vì tai nạn súng cướp cò).

Trong lúc chờ xe đón đi ăn trưa. Nam Lộc ngỏ ý “muốn dù”ra ngoài vì lâu nay bị cấm trại 100%. Tôi nhìn bộ đồ lính Nam Lộc đang mặc, lắc đầu khẻ nói nhỏ: “Bạn muốn ra ngoài, thay đồ dân sự như Tui cho khỏi xét hỏi lôi thôi...”. 

Khi xe đón, Tôi để Nam Lộc ngồi sau, Tôi ngồi ngang tài xế ghế bên mặt dành cho trưởng xa. Lúc ngang qua văn phòng TLQĐ3 vòng ra cổng chánh, tình cờ gặp viên hạ sĩ quan quân cảnh cao ráo bồng súng chào trên túi áo mang tên LÊ. Tự dưng, Tôi buột miệng hỏi ngay lập tức:

- Có phải Nguyễn Văn Lê học Ngô Quyền, Biên Hòa ?

- Dạ đúng. Xin giớí chức cho biết quí danh.

- Ê Lê, Tao là Chu Mai đây nè.

Và, Tôi chìa tay ra cho Lê bắt, nhưng Lê không bắt mà khoát tay ra hiệu cho tài xế lái xe qua cổng, bỡi vì phía sau có một xe khác xuất hiện.

Ra hẳn ngoài đường lộ, Tôi rủ Nam Lộc đi ăn trưa, nhưng chỉ yêu cầu đưa tới bến xe đò Liên Hiệp để “lỉnh” về SG càng sớm càng tốt. 

Dịp này, Tôi nhờ vị lái xe chạy ngang qua cổng trường Ngô Quyền ở khu Kỷ Niệm. Trường đóng cổng im lìm, bên trong không thấy bóng học sinh. Có ngờ đâu đây là lần cuối cùng Tôi về Biên Hòa, và là lần chót nhìn lại mái trường ''nhất qủy nhì ma thứ ba học trò” của ba năm thất, lục, ngủ... nghịch phá không thể tưởng tượng và cũng chẳng cần  sách vở nào chỉ dẫn. Nhân chứng  sống và từng là nạn nhân là cô Đặng Thị Trí! Ai muốn biết mức độ nghịch phá đến cở nào, xin vui lòng trực tiếp hỏi cô trong kỳ đại hội Ngô Quyền tháng 7 năm 2016.

 
cau Ganh- ChuMai 2

Sau khi bắt tay cám ơn từ giã của Nam Lộc ở bến xe đò Liên Hiệp, Tôi qua Chợ Đồn ăn đầu cá Lóc hấp bánh canh. May mắn viên tài xế quá rành đường không cần bận tâm chỉ dẫn. Trong lúc đó, đầu Tôi miên man nghỉ tới Nguyễn Văn Lê người bạn ba năm đầu trung học NQ thường đi chung với Võ Tấn Hội, kéo theo những khuôn mặt cũ quen thuộc băng “tắc kè” Lại Minh Lâm, Nguyễn Văn Biện... Gần chục năm rời trường cách biệt không có cơ hội gặp gỡ, cả lủ học trò trai trẻ lao vào guồng máy chiến tranh “quốc cộng” lưu lạc trên 4 vùng chiến thuật chẳng biết đứa nào âm thầm di chuyễn không khai báo nằm xuống “vùng 5” và đứa nào may mắn còn sống sót! 

Ly hương hơn 40 năm qua, chưa một lần về lại, vì không muốn thấy dấu ấn csvn trên Passport của mình, cho đến chết Tôi không bao giờ quên ngày cuối cùng về Biên Hòa qua Cầu Gành ăn đầu cá lóc hấp bánh canh ở Chợ Đồn, trùng với ngày dinh Độc Lập bị  pilot vc nằm vùng Trung Úy Nguyễn thành  Trung dội bom và Tướng Nguyễn Văn Hiếu bị nạn chết 8-4-1975 ở bản doanh QĐ3! 

Đối với ga Biên Hòa có quá nhiều kỹ niệm sinh sống thuở thiếu thời. Nơi đi qua đi về bao nhiêu lần trong ngày không tài nào nhớ hết. 

Ga Biên Hòa nối liền sân bóng chuyền rồi tới cái chợ chồm hỗm bán đủ loại thực phẫm cho cư dân “xóm vườn chuối”, ấp Vĩnh Thạnh ăn thông ra phố và rạp Biên Hùng bằng đường Trần Hưng Đạo.

Những đồng nghiệp phục vụ hỏa xa VNCH với Ba Tôi, tới nay Tôi còn nhớ tên như thầy Ba Cung, Ông Ba Miều, Bác Đào, Bác Chu, Ông Cai Hiếu, Ông Cai Máy, Chú Hảo... Họ rất hiền lành, chân chất đúng nghĩa “tay làm hàm nhai” với đồng lương cố định vừa đủ đắp đổi nhu cầu gia đình sinh sống hằng ngày. Tiện tặng giỏi lắm mới dư gỉa chút đỉnh! 

Nhà Bác Chu ở phía bắc ga BH, nhà Ba Tôi ở phía Nam hướng về Sài Gòn đối nghịch thuộc ấp Vĩnh Thạnh, xã Bình Trước, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa. Tính ra không xa tòa hành chánh tỉnh là bao, chỉ mất nửa giờ đi bộ. Thế mà thời đệ nhất cộng hòa dưới quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm chổ Tôi ở được liệt vào “ngoài hàng rào Ấp Chiến Lược thuộc về Khu Nông Thôn”!

Thời tiểu học Nguyễn Du, hằng ngày từ nhà băng qua cánh đồng ruộng ra quốc lộ 1, tới đường Hàm Nghi, xóm Cây Me của Tâm Xe Be là tới trường tiểu học Nguyễn Du và Cầu Mát nằm trên bờ sông Đồng Nai, liền bên cạnh chợ Biên Hòa. 

Xong tiểu học thi tuyển vào đệ thất Ngô Quyền đậu dự khuyết, Ba Tôi nghe theo lời hứa hẹn Mẹ cô giáo Thơ ở sau lưng nhà, có gian hàng tạp hóa ở chợ Long Thành sắp xếp gửi gắm Tôi xuống thi và đậu vào lớp đệ thất đầu tiên tại quận lỵ này. Học ở đây 2 năm thất, lục rồi làm đơn xin chuyển về đệ ngủ Ngô Quyền không được chấp nhận, Ba Tôi đồng ý với Mẹ cho phép Tôi thi lại đệ thất Ngô Quyền để bớt hao hụt ngân quỹ gia đình trong giai đọan vật giá kinh tế leo thang vì học Long Thành, quá xa nhà. 

Đậu đệ thất Ngô Quyền tuổi Tôi so với bạn bè cùng lớp thuộc vào lớp cao niên, vụng tính toán bị nhồi lớp một năm thôi là à la húp ắt ê bị động viên nhập ngủ binh nhì cùi bắp hát bài  “anh đi chiến dịch xa vời, lòng súng nhân đạo cứu người lầm than”của nhạc sỉ Phạm Đình Chương.

Đem xe đạp từ Long Thành về Ngô Quyền một thời gian ngắn bị kẻ bất nhân nào đó cắt khóa trộm mất xe. 

Kể từ đó, phương tiện di chuyển mỗi ngày để đến trường là “đôi chân bé bỏng lâu ngày sỏi đá cũng thành cơm” theo đường xe lửa tới trường là con đường ngắn và nhanh nhất.

Quá nhà bác Chu, có người con tên Chánh thường chơi bóng chuyền chung sau sân ga Biên Hòa, là đầm rau muống do dân 54 di cư bắc kỳ Hố Nai trồng.

 Mỗi lần họ bón phân, mùi hôi thúi phân người bay tõa ngạt thở quanh “Xóm Ga”, Tôi phải dùng ngả “Xóm Chùa” ngang qua nhà bác Ba Miều và bạn Nguyễn Đức Trí để tới rủ bạn Lê Văn Tới và Huỳnh Xuân Hóa hợp đoàn ra khu kỷ niệm tới trường Ngô Quyền. Cũng vì lý do này, Tôi không còn thèm thuồng ăn món rau muống xào tỏi hoặc rau muống luộc chấm mắm nêm thuần túy Nam Bộ, mà thay vào đó là món rau lang luộc. 

Nhà Ba Tôi ruộng lúa bao quanh. Nước sông Đồng Nai theo con rạch đưa cá lên ruộng để cho hai bạn Đỗ Cao Xả và Phan Kỳ Hiệp tranh tài thi câu, Tôi xách giỏ trốn Mẹ đi theo làm trọng tài và khi chia tay ra về khi nào cũng được hai bạn chia xẻ ít cá để khỏi ăn đòn vì bỏ nhà đi chơi không chịu ngủ trưa.

 Sân bóng chuyền sau Ga Biên Hòa là sân chơi ưu tiên dành cho những quân nhân theo đoàn xe bọc sắt trang bị súng nặng bảo vệ các chuyến tàu hỏa dân sự. Khi rãnh rỗi, hết phiên trực đi tuần tiểu, vào buổi chiều, họ chia phe phân toán chơi với nhau. Ngoài giờ học, sau 5 giờ chiều, Tôi thường ghé lại đây đánh bóng chuyền “chơi ké”với họ. Bạn Chánh con Bác Chu và Nguyễn Đức Trí thỉnh thoảng cũng tham gia, từ sân nhà Trí và em gái tên Mỹ nhìn ra thấy rõ sân bóng chuyền và ga Biên Hòa cao sừng sửng. 

Từ nhà Tôi đi theo đường xe lửa xuống cầu Rạch Cát mất chừng 10 phút, ngang qua Depot dự trử xăng dầu là tới trạm gác có lính Bảo An bảo vệ cầu. 

Sau đó, mất thêm chừng 10 phút nữa là tới Cầu Gành, nếu đi bằng đường nhựa. Còn đi theo đường vòng xe lửa, xuyên qua Cù Lao Phố thì thấy đình Nguyễn Hữu Cảnh bên trái gần bên bờ sông, đối diện bên kia sông là Tân Vạn. 

Dân Cù Lao Phố nhà nào cũng có xuồng nhỏ tiện lợi qua về lẹ hơn xử dụng Cầu Gành phải chờ chực tới phiên, nhiều lúc bị chờ chuyến xe lửa qua xong dân chúng mới được di chuyển. Có khi mất cả giờ. 

Hai cây cầu sắt  bắt ngang qua sông Đồng Nai là Cầu Rạch Cát và Cầu Gành ưu tiên dành cho xe lửa. Còn những phương tiện di chuyển dân dụng dành cho mọi người phải thành thực công nhận theo từ hiện đại trong nước “thuộc vào diện ăn theo” “xài ké”. Sau này, khi Mỹ mở căn cứ quân sự gần Hố Nai, công binh Hoa Kỳ ''SeaBee”và hãng thầu RMK giúp làm xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa nối vào Tam Hiệp. Nhờ đó,giải tỏa rất nhiêu áp lực giao thông cho ngả Cầu Gành.

 Những móng chân cầu thời đó có bê tông cốt sắt bảo vệ nhằm phòng chống đặc công việt cộng trốn dưới lục bình tấp vào đặt chất nổ phá hoại. Hai bên đầu cầu có lô cốt cao, lính trực dùng ống nhòm quan sát mặt sông, khi thấy đám lục bình trôi thì gọi máy liên lạc cho toán bảo vệ dùng súng Carbin hay M16 nhắm bắn vào  mục tiêu khả nghi đang trôi trên sông theo thủy triều của giòng nước ngăn cản không cho tấp vào móng chân cầu. 

Nếu như những mống chân Cầu Gành vẫn giữ như xưa, tàu kéo xà lan SG-3745 có hỏng máy trôi tự do va chạm tạo hư hại “vành đai bảo vệ”còn Cầu Gành an toàn không bị sập gãy nhịp như hiện tại. 

Riêng về “chợ chồm hỗm” ngay sau ga Biên Hòa họp mỗi sáng dù nắng hay mưa,mà không hề thấy bảng tên chợ treo ở đâu cả. Chỉ nghe Mẹ Tôi và mọi người gọi tên như thế. Hầu hết những người đem đồ bày bán đều ngồi chồm hỗm hoặc đứng trên mặt đất.

 Đủ loại thực phẩm khô bày hàng xén, chen chung với những mẹt rau vườn không phân bón hóa chất xanh ngắt, tươi rói giá cả bán ra thật khiêm nhượng.

Đầy đủ Cá tươi miệt vườn như Lóc, Trê, Sặc, Chạch... rọng trong thùng phuy và cả cá hấp, nước mắm con vịt từ Phan Thiết chuyển đến hằng ngày bằng xe lửa được bày bán công khai lộ thiên. Cho đến quày thịt heo tươi mới giết còn bốc hơi, dính máu đỏ lòm bày trên giấy báo đặt trên cái phản do người nhà tự biến chế đóng lấy. Đôi khi có cả thịt dê hoặc thịt thỏ do gia đình nhân viên hỏa xa Biên Hòa nuôi và xẻ thịt đem ra bán để có thêm huê lợi cho gia đình sinh sống rộng rãi hơn. Còn thịt bò ít thấy, thỉnh thoảng mới có, mà theo Mẹ Tôi cho biết phải dặn trứơc đôi ba ngày hay một tuần lễ. 

Người mua theo ý tự lựa chọn, trả gía kỳ kèo bớt tiền thêm phẩm vật cho đến khi đôi bên đồng thuận tiền trao tay, vật đổi chủ cười nói xuề xòa chia tay đường ai nấy đi, việc ai nấy làm nhưng không hề thấy mấy anh cà ri nị chà và Ấn Độ đi thu thuế tiền chỗ như ngoài chợ Biên Hòa.

Đặc biệt của “Chợ Chồm Hỗm” Ga Biên Hòa là bến xe ngựa đông đảo đi khắp nơi trong toàn tỉnh lỵ Biên Hòa. Cũng có xe Lam ba bánh, nhưng thấy ít người xử dụng. 

Những ngày nghỉ học theo phụ Mẹ Tôi thấy bà chỉ xữ dụng xe ngựa mà thôi. Từ việc qua Cầu Gành xay lúa ở Tân Vạn cho đến đi mua bàn ghế ở Hố Nai, mà Tôi được tháp tùng, Bà đều thuê bao xe ngựa vì giá cả rẽ hơn đi xe Lam ba bánh, nhưng mất nhiều thì giờ. Theo cãm nhận riêng, hình như Mẹ Tôi dè xẻn cách xài tiền cho phù hợp với đồng lương công chức của Ba Tôi, hơn là tiết kiệm thì giờ. 

Tương tự trước cổng trường Ngô Quyền, ở đây cũng có một xe bán bánh lọt, sương sáo nằm sát đường rầy xe lửa trước cửa tiệm tạp hóa của người tàu làm chủ. Tiệm tạp hóa duy nhứt của ga Biên Hòa cho nên phát đạt mở cửa quanh năm. Thỉnh thoảng, Tôi bị Mẹ sai đi bộ tới đây mua đồ hữu dụng khẩn cấp. Và, trước khi về, bằng mọi giá phải mua nước đá nhận si rô đỏ hoặc vàng vừa đi vừa mút thật đã đíu. 

Chủ xe nước đá tên là anh Dảnh chơi Tây Ban Cầm rất lão luyện. Trong khoảng 62-63, vài lần đi học về bằng ngả Xóm Chùa, Tôi đã thấy Chế Linh thuở hàn vi chưa thành danh ngồi hát bên xe nước đá và anh Dảnh đệm đàn. Dầu đã hơn nửa thế kỷ, Tôi vẫn nhớ hình ảnh này. Chế Linh thành ca sĩ nổi danh, còn anh Dảnh trôi dạt về đâu, sống hay chết Tôi không biết! 

Ngày xa xưa đó, khi Ba Tôi đổi về làm việc ở ga Sài Gòn trước khi hưu trí 55 tuổi. Em gái Tôi học sư phạm dùng phương tiện xe lửa đi về hàng tuần rất tiện lợi. Từ ga Biên Hòa qua khỏi Cầu Gành tới ga Dĩ An, Thủ Đức, Gò Vấp, Hòa Hưng, trạm chót là Sài Gòn. Ga Bình Triệu trước kia nhỏ như  ga Hố Nai, “tàu suốt”từ SG ra Huế không ngừng mấy trạm nhỏ. Chỉ có “tàu chợ” Biên Hòa-Sài Gòn ga nào cũng đậu rước khách lên và đỗ khách xuống. 

Khi còn học Ngô Quyền, một lần duy nhứt trong đời, vào dịp nghỉ hè, Ba Tôi nói là thưởng cho phép, và gửi gắm người đồng nghiệp làm xe lửa lo cho Tôi đi du ngoạn một tuần thành phố Biển Nha Trang bằng xe lửa rất là thú vị. 

Lần đầu tiên trong đời được phép đi xa, Tôi rất thích thú. Có lẽ, mộng hải hồ ''bay nhảy Bụi Đời” nhen nhúm ươm mầm và phát sinh từ đó. 

Không gì hấp dẫn bằng đứng giữa hai toa xe lửa nhìn cảnh vật thiên nhiên chạy giựt lùi về phía sau trước khi mất hút trong vô tận, quyện theo âm vang ầm ỉ sắc lẻm như là thế giới ma quái từ bánh xe lửa nghiến trên đường sắt tạo ra. Ở những khúc quanh âm thanh rít lên kinh dị hơn. Hành khách nói chuyện với nhau phải hét lên, có vài người viết lên giấy trao đổi đưa cho nhau đọc để biết ý kiến của mình.
Vào thời điểm Hà Nội thúc đẩy leo thang chiến tranh đến mức cao độ, việt cộng đặt chất nổ phá hủy hệ thống đường sắt nhiều nơi, gây thiệt hại nhân mạng và cả vật chất nặng nề, nhứt là đoạn chạy ngang qua mật khu Lê Hồng Phong ở Hàm Tân, giữa ga Bình Tuy và Mường Mán khiến cho những chuyến xe lửa hằng ngày: Sài Gòn-Phan Thiết, Sài Gòn-Đà Lạt, Sài Gòn-Nha Trang, Sài gòn-Huế bị đình chỉ khai thác thu gọn lại chỉ còn Sài Gòn-Long Khánh mà thôi! Đoạn đường xe lửa Dĩ An-Lộc Ninh cũng đồng cảnh ngộ bị dẹp bỏ hoàn toàn vì mất an ninh vc liên tục phá hoại hằng ngày. 

Khi nghe tin “Cầu Gành Sập”, đầu Tôi loé ngay “Chuyện chiếc cầu đã gãy” ở Huế hồi biến cố Tết Mậu Thân 1968 mà Tôi đã phẩn uất vất vả qua đó làm phóng sự tin tức kèm hình ảnh cho đài truyền hình VN quảng bá thông tin chiến sự phát sóng từ số 9 Hồng Thập Tự Saì Gòn.

48 năm sau, đáo nhậm năm con khỉ lịch gọi Bính Thân, thêm một chiếc cầu đã gãy ở vùng đất quê xưa yêu dấu quen thuộc Biên Hòa, Tôi chỉ biết buồn và thương cảm cho số phận hẫm hiu của người dân nghèo có lợi tức thấp cần dựa vào phương tiện công cộng đi lại rẻ, hợp với túi tiền kiếm được bằng mồ hôi nước mắt bản thân sẽ đối mặt thêm nhiều khó khăn tổn phí vô cùng bất tiện. 

Tai nạn “Cầu Gành Sập” là bài học đích đáng cho những người lãnh đạo chế độ csVN có cơ hội hiểu và biết thế nào về sự thiệt hại  kinh tế quốc gia và gây nhiều phiền toái khó khăn cho đời sống lương dân vô tội mà “phe thắng cuộc” đã từng phá hoại cầu đường thuộc hệ thống hỏa xa VNCH trong thời chiến tranh “Đánh cho Mỹ cút  Ngụy nhào”! 

Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền trong nước hay may mắn sống lưu lạc trên toàn thế giới tự do! 

Và, như thế lịch sử “dân tộc Việt tự hào” có “thêm Chuyện chiếc cầu đã gãy 2”.

 

Viết từ quê hương thứ hai Thành Phố Biển San-Diego “tháng ba buồn”.

 cau Ganh- ChuMai 1

Chu-Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2012(Xem: 19164)
Tư Thâu khập khễnh len mình giữa dòng người xuôi ngược hối hả mua bán tấp nập của phiên chợ chiều cuối năm, cũng như rồi đây phải lê tấm thân tàn lăn lóc mưu tìm chén cơm manh áo giữa chợ đời đầy nghiệt ngã đau thương!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22580)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22072)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21638)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29221)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21256)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21699)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21095)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20538)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 23053)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21326)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21403)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24352)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27765)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28606)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21440)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29897)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47603)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 24992)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29958)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 35082)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26680)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25679)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21849)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29135)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20563)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21630)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29455)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29126)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28266)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 22112)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20726)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21210)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28610)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23241)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 26032)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20483)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23402)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29462)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29644)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31198)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 79176)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 26039)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27786)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20470)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26101)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25804)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20721)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26074)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 27057)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi