10:25 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

vợ chồng: Vợ...ơi...là...vợ..

10 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 26940)

vợ chồng: Vợ...ơi...là...vợ..






Ông An bực mình gắt vợ:
 
blank
 “ Đổ xăng từng lít thế nầy làm sao mà đi xa được. Bà đưa thêm tôi năm đồng nữa, chứ đổ xăng chạy từng đoạn một, ai mà chịu nổi ”.
Bà An ngồi nhìn ra phía trước, mặt lạnh lùng bảo :
“ Chạy hết thì đổ thêm, đổ làm chi cho nhiều, không chừng nó bay hơi đi, phí phạm ”.
Ông An bực lắm, nhưng không lẽ gây gổ làm cho ngày mất vui. Mới đổ xăng xong, mà cái kim chỉ mức xăng xuội lơ chỉ xuống hướng tám giờ, gần vết đỏ báo động. Bị hai chiếc xe ém hai đầu, ông chưa tiện ra, thì bà An đã nói:
“Anh chờ chi nữa mà chưa cho xe ra ? Khoảng cách rộng thế mà không ra xe được sao ? Tôi thấy mấy người khác làm cái vèo là xong. Anh lái xe dở như hạch ”.
Ông An thôi bực mình vì những lời chê bai của vợ, vì nghe quá thường. Ông chậm rãi giải thích :
“ Lái xe cần nhất là cẩn thận để tránh tai nạn, nóng nảy gây tai nạn phiền phức và tốn kém lắm ”.
Bà vợ chêm vào:
“ Có gì thì bảo hiểm nó đền, việc gì phải lo ”.
 Khi ông đang lái xe trên đường, bà la lối:
 “ Tôi bảo chạy xe trên lằn bên phải, sao anh ra lằn ngoài hoài vậy ? ”.
 Ông An ậm ừ:
 “ Tôi lái xe hay bà lái đây ? Xe bên trong nó đậu chật như vậy, làm sao đủ chỗ mà không lái ra ngoài. Nầy, bà để tôi lái, làm rộn, phân tâm dễ sinh ra tai nạn ”.
 Im lặng được vài phút, bà An quay qua chồng hỏi:
 “ Sao cái quạt gió trong xe hồi nầy nó yếu, hơi mát không ra nhiều. Chắc anh để ông thợ sửa xe kỳ trước làm hư mà không bắt đền. Chỉ có một chiếc xe thôi mà không biết giữ gìn cho tốt. Rồi phải tốn thêm tiền nữa đây ”.
 Ông An không thèm trả lời câu hạch hỏi của vợ, đưa tay kéo cần điều chỉnh hơi quạt từ vị trí phá mù qua vị trí hơi gió thổi vào lòng xe. Hơi gió mát thổi vù vù, bà cười bảo:
 “ Ừ, có thế chứ, tưởng đâu anh không lo giữ gìn, để chúng làm hư mà không biết”.
 Xe đang chạy ngon trớn, bà An la lên:
 “Quẹo trái, quẹo trái vào ngõ trước mặt”.
 Ông An không kịp đổi lằn, không kịp nhìn xe bên hông để xem có an toàn hay không, cho nên chạy thẳng và tìm cách quay lui. Bà An nói:
 “ Chưa thấy ai lái xe dở như anh. Phản ứng chậm chạp như ông cụ già. Thế mà khi nào cũng khoe là lái giỏi, chưa bao giờ bị tai nạn”.
 Bị chê nữa, ông gằn giọng:
 “Có giỏi thì lái đi. Lái cho chết sớm, cho què cụt, đi xe lăn sớm”.
 Khi đèn xanh vừa bật, ông chờ các xe hướng khác dừng hẳn, cho an toàn, mới quay đầu ngược lại, thì bà tru tréo lên:
 “Đèn xanh rồi mà không đi. Anh chờ ai ? À thì ra thấy con nhỏ lái xe bên kia trẻ đẹp thì anh nịnh đầm, nhường đường cho nó chứ gì ? Tôi biết mà, anh thấy đàn bà thì tối mắt”.
 Ông An bực trong lòng, ông đâu có biết người lái xe bên kia là đàn ông hay đàn bà, chứ đừng nói thấy được đẹp xấu. Bởi thường bị vợ gây gổ trong lúc lái xe, ông An đã tập cho bà biết lái, để bà hiểu thêm về luật lệ, và khi cần, bà có thể đi một mình, không cần nhờ vả ai.
Nhưng bà lái xe quá chậm, như chạy chiếc xe hư. Mỗi lần ông nhắc bà chạy nhanh hơn, thì bà cáu bẵn, la lối rằng bà thấy không cần chạy mau. Bà chạy trong lằn xe của bà, ai muốn mau thì qua lằn xe khác mà chạy. Không việc gì mà than phiền, không việc gì mà bực bội vô lý. Cho đến khi bà bị cảnh sát phạt vì tội lái xe chậm, cản trở lưu thông. Bà cãi nhau với ông cảnh sát:
 “Lái xe chưa quen thì phải chạy chậm chớ. Ngày trước khi mới tập lái xe, ông cũng phải chạy chậm như tôi, tại sao lại phạt tôi?”.
 Ông cảnh sát lịch sự nói:
 “Nếu chưa lái xe quen, thì tập cho quen, rồi hãy ra đường. Làm cản trở lưu thông thì phải bị phạt”.
 Bà không bằng lòng, và nhất định không chịu nộp phạt, vì bị xử ép. Mấy lần ông An định viết ngân phiếu trả tiền phạt, nhưng bà cản lại và làm ồn ào. Bà nói:
 “Tôi không nộp phạt, xem chúng nó làm gì tôi. Ức hiếp người ta vừa thôi chứ?”.
 Ông An giải thích:
 “Không nộp tiền phạt thì tòa án ra trát truy tầm, và khi tìm gặp, thì có thể bị còng tay, ở tù”.
 Bà sừng sộ:
 “Làm gì mà còng tay, đây là xứ tự do, đâu phải là xứ cọng sản, mà muốn bắt tù ai cũng được sao?”.
 Biết không giải thích cho vợ được, ông An nhờ bạn bè giải thích, nhưng bà An cũng nghe, cười chứ không tin. Ông An phải dấu bà, mà ký ngân phiếu trả tiền phạt. Sau nầy, bà biết được, bà khóc lóc và nhiếc mắng ông:
 “Thứ chết nhát, thế mà cũng từng chỉ huy, từng ra trận. Chắc ngày xưa ra trận nghe súng nổ là chạy dài, bỏ cả quân sĩ”.
 Nghe vậy, ông An nóng mặt, chỉ thẳng vào bà mà nói:
 “Bà im đi, vừa phải thôi. Hết chịu nổi rồi, tôi cho mấy đấm rồi ra sao thì ra”.
 Bà An sợ, bỏ đi và lầm bầm:
 “Đừng dở thói vũ phu, không được đâu. Kêu cảnh sát còng tay cho mới tởn”.
 Ông An nóng giận mà nói, nhưng nói xong thì ông thấy mình lỡ lời, và biết có nói dịu dàng thì bà cũng chẳng nghe. Ông chỉ thở dài.
 Suốt thời trai trẻ, ông An mãi lo việc chinh chiến, vào sinh ra tử, không có thì giờ nghĩ đến việc lập gia đình. Tốt nghiệp trường sĩ quan chuyên nghiệp, gia nhập binh chủng nhảy dù, chỉ huy một tiểu đoàn thiện chiến. Nơi đâu chiến sự nóng bỏng, chết chóc, nguy hiểm, khó khăn, thì nơi đó tiểu đoàn của ông được vận chuyển đến tham chiến. Kỹ luật là sức mạnh quân đội, ông tin thế, và thi hành kỹ luật như một tín điều sùng bái. Nhờ đó mà quân sĩ dưới quyền bớt hao hụt, bớt chết chóc vì sơ sót, chểnh mãng. Ông An vui vẻ, nhưng khó tính, và khi nói chuyện thì như gầm gừ, như ra lệnh cho thuộc cấp thi hành chỉ thị.
 Khi miền Nam thua trận sắp sụp đổ thì ông đang nằm dưỡng thương tại bệnh viện. Chưa bình phục, nhưng ông cũng xin ra tiền tuyến chiến đấu. Rồi may mắn, ông chạy thoát được ra biển sau khi Tổng Thống tân nhậm của miền Nam tuyên bố đầu hàng.
 Ông đến Mỹ, ngoài nỗi buồn tha hương, ông còn ấm ức vì cuộc chiến thất bại như một trò chơi ngu xuẩn lạ lùng. Không đánh mà bỏ chạy tán loạn rồi tan hàng, thua trận. Nhiều đêm, ông không ngủ được, ngồi bên thềm hút thuốc lá trong sương lạnh cho đến khi trời sáng, thay áo quần đi làm luôn. Ở sở, ông làm việc chăm chỉ, giỏi, năng suất cao, và sản phẩm có chất lượng.
 Những ông chủ thì thích ông lắm, vì làm ra tiền cho họ, nhưng những người chỉ huy trực tiếp thì ghét ông cay đắng, vì ông sẵn sàng gây gổ nếu thấy bị ép, sẵn sàng thôi việc nếu không bằng lòng cách đối xử. Nhiều người bà con, bạn bè khuyên ông nên lập gia đình, cho đời sống tha hương bớt cô đơn buồn tẻ, và có niềm an ủi trong cuộc đời. Người anh rể nói đùa:
 “Có gia đình, thì không còn thì giờ nghĩ đến chuyện đại sự, chỉ lo đối phó với bà vợ thôi cũng đã hết thì giờ, hết tâm trí, thì giờ đâu mà nghĩ đến nỗi đau thất trận chạy dài. Có gia đình là yên ổn hết. Chuyện đã qua rồi, không lật trở lại được, thì quên đi mà sống”.
 Nhiều người giới thiệu các cô gái của bà con, bạn bè cho ông . Ông không chọn nhan sắc, ông không chọn giỏi dang, cũng không chọn người ăn nói khôn ngoan khéo léo. Ông chọn một cô hiền lành, vui vẻ. Cô nầy khi nào cũng nhắm mắt cười và tin cả những điều ngây ngô.
 Ông An lý luận rằng, người ngu một chút thì dễ dàng có hạnh phúc, dễ hòa thuận và ít lý sự. Vợ khôn quá, thì chỉ tổ cho vợ chồng tranh đua, cãi nhau suốt ngày, khẩu chiến dằng dai, chẳng được gì.
 Theo kinh nghiệm ông biết qua gia đình bạn bè, thì có rất nhiều bà tìm cách lấn lướt chồng, nay lấn một chút, mai lấn thêm chút nữa, và lấn mãi, lấn mãi cho đến khi ông chồng mềm như con bún thiu, như tấm mền rách, không còn sức đối kháng. Bà vợ cứ thế mà chỉ huy, mà gay gắt sai bảo, mà quyết định nhiều điều phi lý, không cần ý kiến ai.
 Khi đó, chồng không còn chút quyền hành nhỏ nhoi nào trong cái gia đình “ chuyên chính ” ấy cả. Những người chồng yếu đuối ở thế hạ phong nầy, thường được bên nhà vợ khen là hiền lành, dễ thương, và con gái họ tốt phước, lấy được chồng hiền khô.
 Nhưng bên gia đình của chính các ông, thì ông bị chê bai là sợ vợ, bạc nhược, hèn nhát, đội vợ lên đầu, không đáng làm đàn ông. Cùng một người, mà mỗi bên đánh giá mỗi cách, hoàn toàn khác biệt. Với suy tư và kinh nghiệm trong cuộc sống, ông An chọn cho ông một người bạn đường ‘ hơi quê một chút, hiền lành và hơi dại một chút ’, thì sẽ hợp với cái tính quen chỉ huy của ông. Nhưng ông lầm.
 Mỗi năm sau khi làm tờ khai thuế xong, là ông An phải năn nỉ, thuyết phục ráo riết để bà ký vào mà gởi đi . Có lần bà không chịu ký, ông phải làm đơn xin gia hạn. Bà thường lên giọng hạch hỏi:
 “Mục nầy là mục gì? Ở đâu ra? Có giấy tờ gì chứng minh không?”.
 Ông phải dở bản hướng dẫn khai thuế, tìm, và chỉ cho bà cái con số bà muốn biết ở đâu ra. Thế nhưng có khi bà cũng cho rằng, ông không hiểu hết ý nghĩa của đoạn hướng dẫn nầy. Ông chịu thua. Bà thường đưa lý do:
 “Mọi người đều lấy lại tiền thuế rất nhiều, mà tại sao mình không lấy về được. Anh không biết khai thuế. Khai thuế dở . Anh khai làm sao lấy được nhiều tiền thuế về, thì tôi mới ký”.
 Bà xem chuyện ký vào tờ khai thuế là một ân huệ dành cho ông. Ông An cố gắng giải thích, nhưng bà không chịu hiểu, và cố tình không hiểu. Ông chỉ ôm đầu mà than:
 “Ngu quá trời ơi. Sao mà ngu đến thế được?”.
 Nghe thế, bà An chồm lên gây gổ ồn ào như vợ chồng sắp đến hồi li dị, xa nhau. Một lần, bà nghe theo lời bạn, bảo ông chở qua thành phố lân cận nhờ khai thuế, trong buổi chiều ngày cuối cùng của hạn nộp thuế, ông chở bà đến cơ sở khai thuế, ngồi xếp hàng chờ, có cả chục người, chờ cho đến khuya. Ông khai thuế đọc sơ tờ nháp của ông An rồi nói:
 “Khai được như thế nầy thì cần chi phải nhờ đến tôi ? Tôi đâu có làm chi hơn được cho ông đâu”.
 Ông An nói:
 “Nhờ ông nói cho bà xã tôi rõ”.
 Bà An nói lớn:
 “Ông nhà tôi không biết khai thuế, người ta ai cũng lấy thuế về nhiều, còn chúng tôi có năm phải đóng thêm, thế thì không tức sao được”.
 Từ đó, ông An tìm ra phương sách tránh rắc rối, là không tự khai thuế nữa, dẫn vợ đến các nơi dịch vụ khai thuế, tốn mấy chục đồng, mà được yên ổn. Thế mà cũng có khi bà Hoa không chịu, bà tìm đến nơi khác nữa, nhờ khai lại, xem có lợi thêm được chút nào không, khi tốn thêm tiền, bà lại cáu bẵn và gắt gỏng ông:
 “Chỉ tại anh dở, không biết khai thuế đúng cách nên phải tốn tiền. Người ta ai cũng lấy về khối tiền thuế, trong lúc mình lại phải trả thêm.”
 Mỗi khi xe hư hay trong nhà điện nước có vấn đề, là ông An khổ tâm lắm. Dụng cụ như búa, kềm, khóa mở đinh ốc không có. Bà không chịu để cho ông mua. Những lúc nầy, ông phải dùng dao, dùng kéo để cạy, để vặn mà sửa chữa, vừa khó khăn vừa không làm được. Ông chỉ giận và than một mình:
 “Ngu quá, ngu quá”.
 Bà lấy lý do là điện nước và xe không phải hư hỏng thường xuyên, và những thứ dụng cụ đó không cần thiết để phí tiền mua. Một lần ông lén mua một hộp dụng cụ, gồm một ít đồ tối thiểu, bà biết được, bèn khóc lóc, gây gổ, nhịn ăn, và buộc ông phải đem trả lại.
 Thái độ bà khăng khăng làm ông phải nhượng bộ cho yên nhà yên cửa. Ông cũng buồn, vì không có dụng cụ, không tự sửa chửa được những hư hỏng lặt vặt trong nhà. Và dù thuở nhỏ học trung học kỹ thuật, ông cũng dần dà trở nên kém cỏi, vụng về, ít hiểu biết về bệnh xe, sửa chữa điện nước thông thường.
 Ông anh bà An biết em mình dại mà không khuyên bảo được, mua tặng cho ông An một hộp đồ nghề trong mùa giáng sinh, gồm các loại khóa mở đinh ốc, kềm, búa. Ông An mừng như bắt được thùng vàng. Những khi ông An sửa chữa hư hỏng lặt vặt trong nhà, thì bà đứng bên cạnh xem, và bảo ông phải làm thế nầy, phải làm thế kia. Vặn ốc chiều nầy, dùng cây kềm kia. Dù bà không biết, không hiểu, nhưng cũng chỉ chỏ hướng dẫn và ra lệnh. Khi ông không làm theo lời bà , thì bà bảo rằng:
 “Anh hay chống đối, hay làm ngược lại những ý kiến của tôi”.
 Đôi khi bực quá ông gắt:
 “Không biết thì để tôi làm. Không biết mà cứ ưa làm thầy người khác, ưa dạy điều tào lao. Mười chuyện không làm theo lời bà một chuyện là chống lại bà. Chống bà thì tôi được cái khỉ gì ? Bà biết làm thì xắn tay vào làm đi”.
 Ngay cả rửa chén bát, bà cũng đứng bên cạnh để chỉ huy, phải rửa cái nầy trước cái kia sau, phải vặn nước nóng, nước lạnh . Ông bực lắm, hai môi bặm lại, mặt cứ gầm gầm như sắp đánh đấm với ai.
 Những khi vợ chồng vui vẻ, ông kể chuyện vui cho bà nghe, có khi bà hiểu lầm ông ám chỉ bà. Thế là khóc lóc, cãi vả, và phun ra nhiều câu hỗn láo khó nghe. Những khi gặp khó khăn phiền toái của ông ở sở, ông cũng không hề dám kể lể, tâm sự cùng bà dể chia sớt, để bàn cãi. Nói cho bà biết, thì chỉ có bị xỉ vả nặng lời, bị cho là dại, kém, ngu.
 Nhiều lúc ông giận cành hông, đập tay vào tường rầm rầm. Ông có khẩu súng mua từ khi chưa lập gia đình, ông tháo ra, và đem quăng xuống hồ sâu. Ông sợ có ngày không kềm được cơn giận mà bắn ẩu.
 Mỗi lần bà xem được quảng cáo trên truyền hình hoặc trên báo, thấy hàng bán rẻ là bà yêu cầu ông chở đi mua. Chỉ vì lợi được một đồng bạc cho mấy cuộn giấy đi cầu, mà phải lái xe xa cả tiếng đồng hồ, tốn hết cả chục bạc tiền xăng, chưa kể hao mòn xe, chưa kể mất luôn cả nửa ngày công, nhưng bà cũng quyết đi cho được, và hớn hở vì tiết kiệm được một vài đồng. Ông cố gắng giải thích cho bà nghe, mà bà không chịu hiểu, và không muốn hiểu. Riết rồi ông không cần giải tích nữa, cứ phí thời gian, phí tiền bạc, nhưng khỏi phải lý giải, trình bày khó khăn.
Từ ngày lấy vợ, ông mất dần gần hết bạn bè. Bà cho rằng đàn ông gặp nhau nói toàn chuyện trên trời, dưới đất, không bổ ích gì, không lợi lộc gì. Bà ngăn cản ông gặp bạn bè, và bạn bè đến nhà ông, thì chỉ vài lần thôi, thấy thái độ của bà, họ không đến nữa.
 Ông An cũng tự an ủi mình, hạnh phúc gia đình là ưu tiên chính yếu, làm sao giữ cho êm ấm, phẳng lặng. Bà hạn chế tối đa việc đi ăn đám cưới. Bà thường nói:
 “Tại sao phải đi đám cưới con bạn bè ? Chúng nó có biết mình là ai đâu mà có biết đi nữa, thì việc gì mà phải tốn tiền cho chúng. Chúng nó lấy chồng lấy vợ cho chúng nó, mình mắc mớ gì mà phải đi và cho tiền mừng”.
 Ông nói với bà:
 “Mai đây, con mình nó lấy vợ lấy chồng, thì ai mà đi đám cưới đây?”
 Bà bảo:
 “Tôi không cần ai cả. Con mình còn nhỏ, chuyện ấy còn xa vời”.
 Ông mượn cho bà một số sách dạy về xã giao, cách sống ở đời, bà không đọc mà nói:
 “Những thứ nầy, ai không biết, mà phải viết sách cho tốn kém, mất thì giờ”.
 Những khi đi ăn tiệm, bà tiếc tiền không ăn, và chỉ ăn một phần do ông sớt cho. Thường ông kêu món gì, bà cũng bảo là đừng ăn món đó, vì dở, và bà ép ông phải ăn theo món bà đề nghị. Ông bực mình hỏi:
 “Thứ nhất, anh ăn món nầy hay em ăn, thứ hai là em đã ăn món nầy tại đây chưa mà cho là dở ? Thứ ba tại sao em bắt anh phải ăn món mà anh không ưa thích?”.
 Bà giận nói:
 “Anh chỉ thích kêu món đắt tiền mà chưa biết là ngon hay dở. Anh thường ưa phung phí tiền bạc.”
 Khi mua bảo hiểm xe, thì bà nhất định chọn loại bồi thường thấp nhất, và khi xe có một vết trầy trụa nhỏ, thì bà dục ông kêu bảo hiểm yêu cầu bồi thường. Ông giải thích là hư hỏng dưới mức chi phí mình phải chi ra. Bà giận dỗi nói:
 “Thế thì mua bảo hiểm làm chi. Tôi sẽ kêu bảo hiểm, và anh sẽ thấy họ bồi thường cho anh xem”.
 Bà kêu điện thoại báo cho công ty bảo hiểm, họ giải thích, và bà nhất định không chịu hiểu, cho rằng hãng bảo hiểm lừa gạt . Bà dọa sẽ kiện ra tòa, và buộc ông An đi tìm hãng bảo hiểm khác, thật thà hơn.
 Một lần ông An đọc báo, viết về nhưng người trúng số độc đắc, kể cho bà nghe làm vui. Có câu chuyện một ông làm ở Đại học Berkeley, trúng năm triệu đồng, ông cho nhà trường một triệu, mua cho bà vợ một món nữ trang 50 ngàn đồng. Năm năm sau, hai vợ chồng ly dị. Bà An chồm lên mà xỉa xói:
 “Trúng 5 triệu lại cho trường đại học hết một triệu, mà chỉ cho vợ món nữ trang 50 ngàn thôi. Trúng là phải chia đôi chứ. Con người bần tiện như thế, thì bỏ đi là phải.”
 Rồi bà đi theo ông mà mắng mỏ, cằn nhằn mãi. Ông bỏ ra vườn xới mấy gốc cây cho khỏi bực cái con ráy. Bà chạy theo ra, và tiếp tục than thở. Ông nhìn bà mà nói:
 “Có phải anh trúng năm triệu đâu mà em cứ hành hạ anh mãi thế. Anh mà trúng năm triệu thì e em giữ hết, không biết anh có giữ lại được năm trăm để thù tiếp bạn bè không. Em có muốn than vãn, cằn nhằn, thì nhờ người đưa lên Berkeley mà cằên nhằn ông kia. Rồi ông ta kêu cảnh sát còng tay cho vì tội mạ lỵ vô cớ.”
 Bà An bỗng quay lại hỏi:
 “Kỳ nầy anh có mua một vé số phải không ? Đâu rồi ? Đưa cho tôi xem.”
 Ông An bảo là để trong ví, bà muốn xem thì vào lục quần ông mà xem. Bà nằng nặc đòi ông phải đi lấy tấm giấy số cho bà xem. Ông An nói là đang lở tay làm đất, nó còn đó, không mất đâu mà sợ. Bà cứ nằng nặc quấy rối, ông phải rửa tay, đi lấy tấm giấy số giao cho bà. Xem tờ vé số, bà khóc gào lên:
 “Anh định nếu trúng thì lãnh lấy một mình, hay bỏ trốn mẹ con tôi phải không? Tại sao mặt sau tấm vé số không ghi tên anh và tên tôi. Tôi biết mà, đàn ông bội bạc lắm. Giàu đổi vợ sang đổi bạn. Âm mưu của anh không dấu được tôi đâu.”
 Rồi bà khóc lóc, kể lể, gán cho ông những lời khó nghe. Ông đến gần bà bảo:
 “Đâu, em đưa tấm vé số đây, anh ghi tên vào.”
 Ông lấy tấm giấy số trên tay bà, xé vụn, ném vào gốc cây. Bà thét lên:
 “Anh không có quyền xé đi. Tiền nầy là tiền chung, anh không có quyền gì cả”.
 Bây giờ thì đã muộn, ông An mới hiểu rằng, vợ hiền và vợ dại hoàn toàn khác nhau. Người hiền không chắc đã dại, người ta có thể vô cùng khôn ngoan hiểu biết, nhưng hiền lành. Còn người dại thường bị xét đoán lầm là người hiền. Dại, và thiếu hiểu biết, cộng lại thành một loại người khó thông cảm, khó hòa đồng cùng nhân quần xã hội.
 Quá trễ rồi, ông An đành chịu thua tất cả, để giữ cho cái hạnh phúc gia đình mong manh nầy. Để cho các con khỏi phải khổ. Mặc gia đình, bà con bạn bè chê trách ông không biết cách cư xử với vợ. Họ không dám dùng chữ “dạy vợ”, sợ các bà nghe được, nổi máu tam bành lên thì lôi thôi lớn. Một người bạn trêu ông An sửa câu nói “ Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về ” thành câu “Lạy con thuở còn thơ, lạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”.
Ông An ráng giữ sao cho gia đình càng ít sóng gió càng tốt. Ông không có hy vọng chuyển hóa được bà, chịu thua, và tự quy lỗi cho mình, đã xét đoán sai. Bây giờ thì chỉ cố gắng làm sao cho gia đình yên ổn, cho con cái yên tâm sống trong hạnh phúc ít oi đó. Ông thường nói với những đứa cháu nhỏ sắp lập gia đình:
 “Đừng vì một khuôn mặt đẹp mà lấy nhầm bà vợ ngu. Khốn đốn và bất hạnh như xuống thấu địa ngục vậy ”.

SE sưu tầm
hình ảnh trên net dùng minh họa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2012(Xem: 21033)
Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc.
08 Tháng Tám 2012(Xem: 20884)
bất hạnh thay cho những kẻ ác, những kẻ lúc nào cũng muốn làm cho người khác đau khổ, buồn bực. Họ không bao giờ nhận được Tình Yêu đáp trả mà bên tai chỉ có một tiếng gọi âm vang: Vô Thường! Vô Thường!
07 Tháng Tám 2012(Xem: 18571)
Không khí bỗng lắng xuống. Mọi người đều xúc động. Kiều ngước lên, đúng vào lúc tôi quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt của chính mình.
06 Tháng Tám 2012(Xem: 18284)
Anh cố gắng nghe em nói. Em chỉ nói một câu thôi. Em không nói được cho anh nghe thì em đau khổ suốt đời, ân hận suốt đời. Anh có thương em không? Thương em thì nghe em nói. Nghe anh! Tội nghiệp em mà anh...
01 Tháng Tám 2012(Xem: 22067)
Bà nở nụ cười cuối cùng và nhắm mắt... Bà đã có một thiên đường ở trần thế này. Giờ chỉ là đi đến 1 thiên đường khác, và chờ ông ở đó...
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 24405)
Người Nghệ Sĩ hiện sống giữa bầu trời, trên mặt đất quê hương, để từ đấy viết nên lời ngợi ca hồn hậu rất hiện thực mà cũng tràn đầy nhân tính..
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 18734)
Khi đến phiên tôi vuốt mắt cho ba, nhìn khuôn mặt ba thanh thản, tôi tin là ba đã vui lòng, vì ba biết chắc rằng vợ con đã yêu thương ba, kể cả tôi, đứa con gái gần gũi với ba qua đoạn đường ấu thơ nghèo khó nhất.
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 22462)
Tình Mẹ! Một thứ tình cảm luôn chở che, cưu mang, bao dung, độ lượng;... luôn hy sinh, cam chịu trong mọi hoàn cảnh!
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 30223)
Chúc cho những người bạn của nhau luôn cảm thấy mình hạnh phúc . Chúc những người bạn của nhau luôn tràn ngập niềm vui và luôn nở những nụ cười tươi trên môi nhé !
23 Tháng Bảy 2012(Xem: 20665)
Hôm nay, ông là một cựu chiến binh cộng sản, cựu kẻ thù của Mỹ, kẻ đã một thời từng mong tiêu diệt những lính Mỹ trên quê hương Việt Nam, theo đúng câu tuyên truyền “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” đang chễm chệ ngồi ngay trong lòng nước Mỹ, vậy mà không hề bị họ để ý, nghi ngờ hay làm khó khăn gì cả, quả là chuyện lạ lùng.
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 20690)
Thật ra thì bố cháu đâu có ghét Nam kỳ, ông chỉ phàn nàn rằng dân Nam kỳ được trời đãi, cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn, mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè, hoang phí, không chăm chỉ hạt bột, không cần cù tiết kiệm như Bắc kỳ
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 21366)
Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 22416)
Chính mỗi người phải tự quyết định phần còn lại của vấn đề mà mình gây nên. Phiên tòa khép lại với tiếng khóc nức nở của cô vợ, sự hối hận của “người anh trai” trong khi người chồng rời phiên tòa như trốn chạy
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 24981)
Đến những giây phút cuối cùng, anh em Dù vẫn giữ vững từng tấc đất được giao phó, hoàn thành nhiệm vụ thiêu thân nút chặn để đồng bào ra đi, để được ngã gục trên thân thể của Quê Mẹ nghìn đời.
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 20397)
Sau khi đứng lên, tôi trở thành một sĩ quan Biệt Động Quân. Qua bao nhiêu năm xông pha nơi chiến trường, rồi trầm luân trong tù ngục, tôi vẫn ghi tạc trong lòng một lời khuyên, “Thà làm một viên ngọc nát, chứ không làm một viên ngói lành!"
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 22945)
Không biết chừng nào người dân xứ tôi làm một chuyện … động Trời - gọi là " Chuyện Bất Bình Thường " – nghĩa là cùng đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền phải làm thế nầy, phải làm thế nọ …
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 28427)
thú vị biết bao khi trải chiếc đệm trước sân nhà, cùng bạn bè quây quần thưởng thức chén chè hạt ô môi đậu xanh nóng hổi, thơm ngát. Xa xa đâu đó vọng lại bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu nghe buồn da diết
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 22690)
bây giờ chính những cảnh nhem nhuốc của quê hương đã kích thích chàng, xúi giục chàng quay về với quê hương và mong mỏi cho quê hương trở nên đẹp đẽ. Đời của đám dân quê đã bao lâu bị chàng thờ ơ, lạnh nhạt, bỏ quên như xác những con vờ bên sông kia, từ lâu chàng sẽ săn sóc tới.
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 24223)
Đúng ra tôi phải tìm đến trước để nói chuyện với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn thì mới phải lẽ ! Mong hương hồn Đại Tá xem đây là một lời tạ lỗi cuả tôi, dù có hơi muộn màng.
25 Tháng Sáu 2012(Xem: 21853)
“không có người cha hoàn hảo mà chỉ có người cha luôn dành yêu thương hoàn hảo nhất cho những đứa con của mình”, đó còn là lời nhắn nhủ tới các bạn trẻ biết gạt qua chút ích kỷ cá nhân để quan tâm hơn tới cha mẹ
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 18626)
Họ không là những người thật đặc biệt, thật nổi tiếng. Nhưng họ đại diện cho số đông, số đông những người con của các sĩ quan VNCH, từng một thời phải chịu những kỳ thị, bất công, khi còn ở quê nhà.Nhưng giờ đây, họ có quyền hãnh diện về mình lắm chứ. Và chúng ta cũng có quyền hãnh diện về họ.
19 Tháng Sáu 2012(Xem: 20573)
Tôi viết bài này nhân Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19-6 để nói lên lời tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa những người “… vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính …”
13 Tháng Sáu 2012(Xem: 19781)
Tôi thương cảm và kính phục họ, trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, bằng cách nào đó, họ vẫn đứng vững (không cần chân) và duy trì được tinh thần đồng đội, thái độ bất khuất của những người lính.
10 Tháng Sáu 2012(Xem: 19806)
chắc chắn sẽ không có một ngày trở lại! Họ đã nghĩ đúng, cổng Phi Vân với mây xám lưng trời, sau gần 15 năm xa cách, những người con yêu giờ đây vẫn còn hoài công ngóng đợi…
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 21769)
Anh nghĩ đến những thằng bạn đồng ngũ còn lận đận ở tận những phương trời xa xôi và tiếp tục lẩm nhẩm:"Tụi nó đều còn nguyên vẹn hết mà đã mười năm rồi, sao không thấy đứa nào quay trở lại. Trận chiến này chưa chấm dứt đâu mà …"•
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 20818)
Hạnh phúc đã trở về trong vòng tay tôi. Tôi sẽ ôm thật chặt lấy nguồn hạnh phúc này, không bao giờ để cho đi đâu xa mất nữa…
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 25329)
Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe hết tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 20789)
“Đây là cuộc chiến tranh bẩn thỉu, tàn bạo, nhưng tôi tin chắc mọi người sẽ hiểu mục đích của cuộc chiến này, dù rằng nhiều người trong chúng ta có thể không đồng ý”.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 18843)
Đứng trên sân ga Hàng-Cỏ, lòng tôi man mác bâng khuâng. Vừng dương đang lên. Sao Mai mờ dần. Chân trời hừng đông mầu tím nhạt. Có đôi vì sao đang rơi trong không trung mờ ảo mênh mông…
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 21155)
Tôi buồn, nhưng thôi, như đã chia-xẻ trong bài "Thế-hệ bánh mì kẹp", chỉ vài mươi năm nữa, vấn-đề này sẽ không còn là vấn-đề nữa, một khi chúng tôi sẽ lũ-lượt rủ nhau đi hết. Lúc đó, chúng tôi sẽ lại được nói lại "tiếng Việt cũ" với bố mẹ, ông bà chúng tôi.
05 Tháng Sáu 2012(Xem: 27979)
Hai mươi năm chinh chiến ... Người Lính VNCH không bao giờ đòi hỏi Tổ Quốc bất cứ một điều gì. Người Lính chỉ mong đem cuộc đời của mình đổi lấy hai chữ Tự Do cho quê hương dân tộc cho dù phải trả cái giá đắt nhất là mạng sống.
29 Tháng Năm 2012(Xem: 23019)
Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đã đốt lá sớ như ảnh đã dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đã cố tình ngồi đợi tới trưa….
28 Tháng Năm 2012(Xem: 19602)
Bây giờ chị tôi, một người con gái Việt nam về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ, đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam .
28 Tháng Năm 2012(Xem: 20480)
Còn sống trong một đất nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà phải đi biểu tình (ké) ở một quốc gia láng giềng thì lại là chuyện khác. Chuyện này (chắc) phải nói cho tới Tết, hoặc – không chừng – tới chết luôn.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 20801)
Tôi đã lấy chồng Lính Cộng Hòa rồi, mà tôi lúc nào cũng có cái giọng Bắc Kỳ Hai Nút (75, Bắc kỳ chín nút tức là Bắc kỳ 54) thì ai mà chịu nổi. Bây giờ, tôi không còn... “Xử Lý” nữa, mà tôi phân tích, tôi tìm hiểu từng trường hợp mà giải quyết cho thỏa đáng. Mỗi khi đi ra ngoài đường, nghe tôi nói chuyện, không còn ai quay lại nhìn tôi rồi bỏ đi chỗ khác nữa.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 30550)
khi về đến nhà tôi sẽ phải báo tin cho các con tôi là công an Việt Nam đã giữ bố. Chắc Khoa, Trí sẽ buồn nhưng các cháu sẽ hiểu. Và nếu các cháu chia sẻ được những khó khăn với bố mẹ trong lúc này, các cháu cũng biết được những giá trị về trách nhiệm của bố mẹ đối với quê hương, đối với cội nguồn của mình.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 20071)
Bởi cái đặc tính của xứ Nam Kỳ là rất cởi mở, rộng rãi, dễ thương, nên dễ dung nạp, dễ cảm hóa người mới đến để họ hội nhập vào đại gia đình Đồng Nai Cửu Long mà nhà văn hóa học có thể xem như một cái tô xà lách (”salad bowl”) của mọi người.
14 Tháng Năm 2012(Xem: 20519)
đem Ba đi chơi cả ba ngàn cây số đường, ăn ở những nơi sang trọng, và cho xem những thắng cảnh danh tiếng nước Mỹ. Nhưng chúng lầm, làm sao mua chuộc được lòng trung kiên của Ba với cách mạng. Ba hẹn khi về sẽ nói cho con nghe nhiều hơn
14 Tháng Năm 2012(Xem: 20225)
Mẹ tôi không cần chiếc sập gụ ấy nữa. Bà xa rời nó như xa rời cuộc đời nhọc nhằn. Bà Cẩm Lợi đã trả xong cái nghiệp mà chúng tôi kính cẩn ghi ơn. Bây giờ nằm vĩnh viễn bên chồng mẹ tôi mãi mãi là bà Tam của chúng tôi.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 19867)
Cái cảm giác của sự chia ly sinh tử đó hôm nay lại trở về với tôi. Nặng nề hơn nhiều. Ngày đó tôi mất ba nhưng vẫn còn mạ. Bây giờ thì mất cả mạ, đâu còn ai. Mỗi một cái áo bỏ vào trong thùng như một lời vĩnh biệt, bởi vì tôi sẽ không bao giờ còn nhìn thâý nó nữa.
02 Tháng Năm 2012(Xem: 20827)
Ông thấy sung sướng hạnh phúc. Ông tội nghiệp cho những người suốt đời than van, nắng không ưa, mưa không chịu, và tự bôi đen ngày tháng đẹp đẽ của họ, và dìm đời vào bất mãn, khổ đau./.
02 Tháng Năm 2012(Xem: 21444)
Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ…
02 Tháng Năm 2012(Xem: 19503)
Tôi ôm lấy Trung : "lâu quá tưởng không bao giờ thày trò mình gặp nhau" . Học trò đang giờ chơi thấy tôi ôm Trung ngơ ngác nhìn, tôi buông Trung cả hai tôi nước mắt chảy từ bao giờ.
02 Tháng Năm 2012(Xem: 19721)
Chỉ có thế thôi mà giông bảo nổi lên trong phòng hội chỉ vì sự khủng hoảng về hiện tượng bám víu thê thảm vào cái tính đồng nhất riêng biệt của hành trang ý thức và tình cảm quê cha đất tổ .
01 Tháng Năm 2012(Xem: 20804)
Anh không là người cầm bút, mà là người cầm quân tôi cảm phục. Có biết bao đồng đội hy sinh ở chiến trường. Nhưng cái chết của Đại tá Hồ ngọc Cẩn lại khác. Một cái chết đi vào lịch sử , biểu tượng bất khuất cô độc.
30 Tháng Tư 2012(Xem: 18440)
Đêm đó, ông Hai ngủ thật ngon, quên luôn rằng mình đang nằm giữa hai lớp drap chớ không có chui vào hai lớp mền như thường lệ !
30 Tháng Tư 2012(Xem: 19083)
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa, dù hai người đã già.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 19953)
Chiến trận đã cuốn Tân đi biền biệt! Những địa danh mịt mùng xa xôi: Bình Định, Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, Phá Tam Giang... tiếp nối trên đầu mỗi cánh thư đầy ắp yêu thương của Tân gởi về; một thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà nhiều lần Quỳnh đã mang vào giấc ngủ.
27 Tháng Tư 2012(Xem: 20695)
Và sau cùng, giọt nước làm đầy ly là khi chính quyền bỏ rơi chủ thuyết, chạy theo “định hướng thị trường” và chỉ còn muốn làm giàu. Thật là đau đớn vì sau cùng họ mới thấy là những gì họ hy sinh cả cuộc đời đã chỉ là những cái bánh vẽ.
27 Tháng Tư 2012(Xem: 19683)
Để lên được nơi này nghe anh kể những câu chuyện thần kỳ ấy, tôi phải vượt gần hai trăm cây số đường rừng. Và khi trở về, nhiều lần tôi đưa tay lên đôi mắt sáng của mình và thấy ngượng, mắt sáng như thế mà tôi sống thêm đời nữa e cũng không làm được nhiều tiền như anh Lại. …