6:18 SA
Thứ Ba
30
Tháng Tư
2024

Chút tình lưu luyến - Hoàng Hải Thủy

17 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 13485)

Chút tình lưu luyến
http://www.thoibao.com/images/stories/JAN13TH/hefner.jpg
Hoàng Hải Thủy
Khi Anh chết, các Em về đây nhé
Vị chút Tình lưu luyến với nhau xưa.
Anh muốn thấy các Em cùng rỏ lệ,
Tay trong tay, xõa tóc đứng bên mồ.
Thơ Thi sĩ Đinh Hùng. Thi sĩ qua đời năm 1967, vài tháng trước Tết Mậu Thân. Nhờ Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị năm ấy là Tổng Trưởng Bộ Thông Tin – Chiêu Hồi, Thi sĩ được nằm trong Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi. Dường như không có văn nghệ sĩ Việt nào – chỉ có Thi sĩ Đinh Hùng – được nằm trong Nghĩa Trang này của kiều dân Pháp ngày xưa. Trước năm 1956 dân Sài quen gọi nghĩa trang này bằng cái tên Đất Thánh Tây. Chỉ người Pháp, và người Việt quốc tịch Pháp, được chôn xác ở đó. Khi đưa Thi sĩ xuống mồ không có những cô nữ sinh xõa tóc đứng bên mồ ông như ý ông muốn trong Thơ ông. Trong một số bài viết về đám tang Thi sĩ Đinh Hùng, tôi thấy có chuyện khi đưa Thi sĩ xuống mộ, có chừng 10 cô nữ sinh xoã tóc đứng bên mộ ông. Nhắc lại: không có các cô thiếu nữ xõa tóc, tay trong tay đứng quanh mộ Thi sĩ Đinh Hùng.
Chiều cuối năm xứ người, tôi viết bài này vì tấm phiếu mời mua Tạp chí Playboy vừa đến với tôi. Tôi thấy Playboy sắp chết. Playboy rẻ giá đến cái độ một năm 12 số bán có 12 đô, 1 đô Mỹ một số Playboy. Báo gửi đến tận nhà. Nhà báo chịu tiền gửi bưu cục. Ngày xưa, năm tôi hai mươi tuổi, tôi từng mê Playboy. Không phải ngày xưa tôi chỉ mê Playboy vì những hình ảnh đàn bà đẹp trần truồng vú mông nõn nà ngồn ngộn trong nó, năm xưa tôi còn mê Playboy vì trong nó có những trang quảng cáo giầy, quần áo, mũ jeans, bật lửa, pipe, thuốc lá, thắt lưng da, đồng hồ, ca-vát, khuy manchette, bút máy, máy hát, radio, xe ô tô. Cái gì trong Playboy tôi cũng thấy đẹp. Vị chút tình lưu luyến ấy, hôm nay, khi Playboy sắp chết, tôi viết bài này.
Năm 1952 Hugh Hefner là nhân viên chuyên viết bài quảng cáo cho Tạp chí Esquire ở Chicago. Chuyện kể Hugh xin tăng lương 5 đô một tuần, không được, anh bỏ Esquire ra làm ăn riêng. Anh vay Nhà Băng 600 đô, mời được 45 người bỏ vốn góp 8.000 đô, bà mẹ anh cho anh 1.000 đô. Với số tiền vốn ấy, Hugh Hefner xuất bản Playboy số đầu. Tờ tạp chi không đánh Số 1 vì Hugh sợ sẽ không ra được Số 2. Nhưng Playboy Số 1 thành công ngay, tạp chí bán được 50.000 số.
Hugh Hefner làm chủ báo, anh kinh doanh nghề báo, anh không viết gì trong báo của anh. Tôi thấy có nhiều ông chủ báo cả đời không viết bài báo nào, nhưng các ông thành công trong nghề làm báo, như ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, như ông Đinh Văn Khai, Chủ nhiệm Nhật báo Tiếng Chuông, ông Đặng Văn Sung, Chủ nhiệm Nhật báo Chính Luận, như Hugh Hefner, Chủ nhiệm Tạp Chí Playboy.
Playboy Số 1 in ảnh Marilyn Monroe ở trang bià, và vài ảnh Marilyn Monroe khoả thân nơi trang trong. Nhưng không phải MM cho chụp những ảnh đó để Playboy đăng. Đó là những ảnh MM cho chụp năm 1949 khi nàng chưa đóng phim, chưa nổi tiếng, những tấm ảnh để làm một quyển lịch rất thường. Playboy lấy những ảnh ấy đăng lại. Từ 1953 đến năm 1961 khi Marilyn Monroe qua đời, Hugh Hefner và Marilyn Monroe không một lần gặp nhau. Khoảng năm 2000, Hugh Hefner mua chỗ chôn anh bên cạnh mộ Marilyn Monroe. Nghe nói Hugh mua chỗ nằm ngàn thu này của anh với giá 500.00 đô.
http://www.thoibao.com/images/stories/JAN13TH/playboy-cover.jpg
Tôi không nhớ tôi xem Playboy lần thứ nhất năm nào. Tôi không nhớ ai đưa cho tôi tờ Playboy đầu tiên trong đời tôi. Chắc là năm 1956 khi tôi làm nhân viên USOM – United States Operation Mission – tiền thân của USAID Viện Trợ Kinh Tế Mỹ – năm tôi kiếm được tiền và có điều kiện chưng diện.
Không bao giờ Playboy được chính thức nhập vào Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Những năm từ 1965 đến 1973 khi lính Mỹ đến Việt Nam, họ xem Playboy rồi quăng đi, lao công người Việt lượm đem ra bán. Do đó Playboy những năm đó nằm lền khên trên vỉa hè các thị trấn miền Nam. Sau 1973 Lính Mỹ rút đi hết, Playboy trở thành khan hiếm. Nhưng có một đường dây nhập Thuốc Lá Mỹ và Playboy vào Sài Gòn: Pall Mall, Lucky Strike, Salem, Philip Morris Vàng, hiệu gì cũng có. Người mua chỉ đến chỗ mấy chị bán thuốc lá ngồi trước tiệm Kem Mai Hương – trước rạp xi-nê Casino de Saigon – là có thuốc lá Mỹ mới toanh. Theo tôi thuốc lá Mỹ vào Sài Gòn qua đường dây nhập hàng lậu, hàng cấm từ những tầu buôn nhỏ của người Hoa đi lại giữa Hong Kong, Singapore và Sài Gòn.
Cùng với Lucky, Pall Mall, Playboy vào Sài Gòn bằng đường dây nhập lậu. Nhưng từ 1973 Playboy không còn bầy bán trên vỉa hè nữa. Cả Sài Gòn chỉ có Xe Báo trước cửa Nhà Viễn Đông là có Playboy Số Mới. Xe báo để một tập Playboy số cũ trên sạp để cho người mở xem, và để cho khách biết sạp có bán Playboy. Tôi thường đến đấy hỏi mua Playboy. Bà chủ Xe-Sạp lấy trong thùng xe ra một tập Playboy mới tinh. Giá Playboy năm 1974 ở Sài Gòn là 200 đồng một số. Rẻ bằng nửa giá gói thuốc Pall Mall. Những người trẻ không tiền đến xe báo xem cọp mấy tờ Playboy cũ, những người có tuổi, có tiền, mua Playboy số mới về nhà, khuya nằm thưởng thức.
Ở xã hội nào, ở thời nào cũng vậy, người ta hơn nhau về sáng kiến, người ta thành công nhờ sáng kiến, người ta giầu tiền nhờ sáng kiến. Hugh Hefner biết được sự cần có của những người đàn ông Mỹ thời anh. Sau chiến tranh Thế Giới, người Mỹ bị kéo vào Chiến Tranh Triều Tiên, rồi bị ám ảnh vì cuộc Chiến Tranh Lạnh với Liên Xô. Nguy cơ bị Tận Diệt vì Bom Nguyên Tử đè nặng trên tim họ. Đàn ông Mỹ muốn được hưởng những lạc thú của cuộc sống. Trong những lạc thú người đàn ông Mỹ muốn hưởng, Lạc Thú Thứ Nhất là Đàn Bà. Playboy đáp ứng đúng thị hiếu của đàn ông Mỹ, Playboy được đàn ông Mỹ chào đón. Hugh Hefner thành công ngay từ số Playboy đầu tiên. Rồi Playboy phát triển. Playboy bán được cả triệu số, nhiều ấn bản Playboy xuất bản ở Đức, Nhật bằng chữ Đức, chữ Nhật, Ở Mỹ những Club Playboy được mở ở những thành phố lớn, hội viên có chià khoá riêng, đến tự mở cửa Club mà vào. Những nữ tiếp viên Bunny trẻ đẹp có đôi tai thỏ trên tóc, đón tiếp họ. Hugh Hefner và Playboy sống huy hoàng trong nhiều năm.
Tháng Tư 1945 Oan Nghiệt đến đời tôi, tôi mất Playboy. Mấy đứa em tôi từ Hà Nội vào sướng rên khi được tôi cho những tờ Playboy còn sót trong đáy tủ nhà tôi. Tôi đã vứt đi gần hết những số Playboy, Penthouse tôi có khi bọn nón cối, dép râu ngơ ngáo vào Sài Gòn.
Trong 20 năm sống lây lất ở Sài Gòn tang thương – từ 1975 đến 1995 – không một lần tôi mơ có ngày tôi lại thấy tờ Playboy. Nhưng định mệnh an bài, tôi gặp lại Playboy trên đất Mỹ. Qua 20 năm, Playboy tàn tạ. Báo ít trang hơn nên mỏng hơn, báo ít quảng cáo, bài trong Playboy không còn hay nữa, những hình ảnh phụ nữ trình bầy mông vú trong Playboy không còn hấp dẫn. Đã quá nhàm, không có gì mới. Mông Vú vẫn là Mông Vú hai mươi năm xưa. Video Sex đã chiếm lĩnh thị trường khai thác thân xác đàn bà và gợi tình. Thời vinh quang của Playboy qua rồi. Nhưng..
Đây mới chính là chuyện tôi muốn viết nhân việc tôi hoài niệm Playboy trước khi Playboy chết.
Năm 1973, hay 1974, tôi đọc trong Trang Interview của Playboy bài phỏng vấn một Đại Tá Lục Quân Mỹ. Ông Đại Tá – tôi không nhớ tên – từng tham chiến ở Việt Nam, giải ngũ ông về Mỹ, ông kiện chính phủ Mỹ về tội “cho nhân viên CIA dùng lính Mỹ vào việc đi giết những thân hào, nhân sĩ, tu sĩ Việt Nam để đổ tội giết người cho Việt Cộng.”
Trong những năm chiến tranh ác liệt 1978, 1979 trên các báo Việt gần như tháng nào cũng có tin “VC phục kích đánh mìn xe đò làm chết thường dân, VC chặn xe Lam giữa đường bắn chết ông Linh muc, ông Tu sĩ Phật Giáo..” Tin thường có ảnh đi kèm “VC giết người xong quăng lại bản án tử hình nạn nhân trước khi bỏ chạy. Án tử hình ký Mặt Trận Giải Phóng MiềnNam.”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Playboy, ông Đại Tá nói:
“Tôi không kiện vì muốn nổi tiếng. Tôi kiện vì tôi là lính chiến, tôi có thể bắn địch thủ trên chiến trường, tôi không thể làm việc giết thường dân vì mục đích chính trị. Chính phủ Mỹ cho bọn nhân viên CIA dùng chúng tôi vào những công tác ám muội. Bọn CIA chuyên làm việc bí mật. Chúng tôi chỉ biết chúng dưới những cái tên Bob, Dick. Nhưng chúng có quyền sai xử chúng tôi. Chúng ép chúng tôi phải giết người theo lệnh chúng.”
Ông Đại Tá Mỹ năm 1974 nói nhiều chuyện bê bối của một số Tướng Mỹ ở Việt Nam, như chuyện những ông Tướng Mỹ khi ăn phải có lính bận quân phục trắng đứng hầu. Tôi không nhớ những chuyện đó, tôi nhớ lời nói của ông trên đây.
Tôi dịch bài Phỏng Vấn Playboy đưa cho tờ Diều Hâu – Năm 1974 Trung Tá – hay Đại Tá? – Nguyễn Đạt Thịnh chủ nhiệm Diều Hâu, Thiếu Tá – hay Trung Tá? – Phạm Huấn làm chủ bút. Tôi đem số Diều Hâu có bài Playboy phỏng vấn đến đưa anh Chu Tử đọc. Tôi nói với anh:
“Có ông Đại Tá Mỹ kiện chính phủ Mỹ về việc chính phủ Mỹ cho bọn CIA ám sát người Việt để đổ tội cho Việt Cộng. Tôi dịch bài phỏng vấn đó đăng trong báo này.”
Tôi hỏi anh Chu Tử:
“Đến bây giờ anh có biết ai bắn anh không?”
Anh trả lời:
“Đến bây giờ tôi vẫn không biết ai bắn tôi.”
Năm 1965 khi những đơn vị Lính Mỹ thứ nhất đến Qui Nhơn, Đà Nẵng, anh Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống, bị bắn lúc 8 giờ sáng trước cửa nhà anh khi anh vào xe ô tôi đi đến toà báo. Cùng ngày, lúc 12 giờ trưa, ký giả Từ Chung, Thư ký Toà soạn Nhật Báo Chính Luận, bị bắn trước cửa nhà anh khi anh từ toà soạn về. Hai vụ ám sát này được cho là do Việt Cộng thực hiện.
Từ Chung chết ngay tại chỗ anh bị bắn, bên xe ô tô của anh, trước cửa nhà anh trong cư xá Nguyễn Tri Phương, anh Chu Tử sống sót.
Tôi không biết trong số ký giả nổi tiếng của Sài Gòn có ông nào ra ngoại quốc đi học không? Từ Chung hai lần sang học ở Đại Học Fribourg, Thụy Sĩ, hay Bỉ? Từ Chung tên thật là Vũ Nhất Huy. Anh học về kinh tế. Anh là bạn của Chủ nhiệm Hồ Anh, anh là bạn của ông Anh Ngọc Từ Ngọc Toản. Từ Chung là tên con trai ông Từ Ngọc Toản. Đi Thụy Sĩ học về Kinh Tế, về nước Từ Chung làm nhật báo.
Có lần tôi hỏi Từ Chung:
“Ê mày.. Mình cần tiền mà không có thì làm sao cho có?”
Nhà Kinh tế trả lời:
“Chỉ có cách đi vay.”
Nhật báo Chính Luận là tờ báo thứ nhất, và duy nhất, có bác sĩ riêng săn sóc sức khoẻ cho nhân viên toà báo. Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm được toà báo nhờ khám bệnh, chưã bệnh cho nhân viên Chính Luận. Nhân viên chính Luận và vợ con đau yếu đến nhờ Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm mà không phải trả tiền. Kể từ ngày Việt Nam có nhật báo, Chính Luận là tờ báo duy nhất trả lưong tháng cho Thư Ký Toà Soạn đã chết. Bà quả phụ Từ Chung vẫn có tiền hàng tháng của báo Chính Luận cho đến ngày 30 Tháng Tư 1975. Tôi không biết bây giờ bà Từ Chung còn ở Sài Gòn hay không, các con Từ Chung nay ra sao.
Nếu nhật báo Chính Luận sống đến năm nay – 2000, 2012 – tôi chắc những ông Ký Giả Chính Luận về hưu như ông Thái Lân được báo trả lương hưu. Việc ký giả chết, gia đình ký giả được toà báo tiếp tục trả lương, nhà báo có bác sĩ điều trị cho nhân viên, nhân viên già, về hưu có lương hưu là những việc chưa bao giờ xẩy ra trong báo giới Việt Nam kể từ ngày Việt Nam có nhật báo.
Tòa soạn Chính Luận có hai ông Thái: Thái Linh, Thái Lân. Hai ông Thái làm báo ở Hà Nội từ những năm 1950. Năm 1955 nhật báo Ngôn Luận ra đời ở Sài Gòn, hai ông Thái là nhân viên toà soạn Ngôn Luận từ số đầu cho đến ngày Ngôn Luận bị Nguyễn Khánh – Đỗ Mậu đóng cửa. Hai ông Thái là nhân viên tòa soạn nhật báo Chính Luận từ số đầu đến Ngày 29 Tháng Tư năm 1975. Cả hai ông cùng làm công việc ở toà soạn, làm tin, làm những phụ trang, hai ông không đi dự họp báo, không đi trong số ký giả tháp tùng Tổng Thống. Trong 20 năm làm ký giả hai ông chỉ bị thất nghiệp – nằm nhà không lương – khoảng 3 tháng – từ ngày báo Ngôn Luận bị đóng cửa đến ngày báo Chính Luận ra đời. Hai ông là hội viên Hội Cơm Nhà, Quà Vợ chân chính, thuần thành. Ký giả nhà báo là giới có nhiều người ăn chơi bê bối, nghiện, cờ bịch, vợ nọ con kia, nói tục. Tật nhẹ nhất của ký giả Sài Gòn là ngồi tiệm uống la ve, đấu hót cả buổi. Các ông uống la ve 33 mà không cần biết ai trả tiền. Cứ uống đã việc trả tiền tính sau. Hai ông ký giả Thái Linh, Thái Lân không mắc một tật nào của ký giả. Tôi – CTHĐ – chưa một lần thấy hai ông ngồi tán gẫu ở tiệm cà phê. Ông Thái Lân những năm 1960-1970 có hút thuốc lá, ông Thái Linh không hút gì cả. Tôi vẫn coi hai ông là một thứ Tư Chức Ký Giả.
Hai ông Thái Linh, Thái Lân chạy thoát sang Mỹ trước ngày bọn VC vào Sài Gòn. Đến Mỹ, cuộc sống của hai ông khác hẳn nhau. Năm 1995 khi chúng tôi mới đến Mỹ, anh bạn đưa vợ chồng tôi đi thăm Thái Linh. Ký giả Thái Linh bị liệt đã nhiều năm, anh sống trong một Nursing Home ở đường Lee Highway, cách Trung Tâm Eden chừng 2 miles. Đây là lần thứ nhất vợ chồng tôi vào một Nursing Home ở Mỹ.
Thái Linh bị liệt nửa người dưới, hai tay anh vẫn còn viết được, nhấn số phone được. Anh bận áo thung, quần soọc, ngồi trên giường, đầu giuờng có cái TiVi đen trắng. Khi chúng tôi vào phòng, TiVi đang chiếu phim “I love Lucy.” Thái Linh nói:
“Tôi thích xem phim này. Phim lành mạnh.”
Phòng hẹp mà kê hai giường, hai người bệnh nằm, chia cách bằng cái màn nylon. Anh nói anh vẫn nhớ tôi là ai. Anh nói:
“Tôi sống được. Tôi quen rồi.”
Anh bạn và vợ chồng tôi đứng bên giường. Không có chỗ cho khách đến thăm ngồi. Khi về, vợ tôi nói:
“Lần sau đi thăm anh Thái Linh, anh đi một mình. Thấy anh ấy như thế, em thương quá.”
Người liệt Thái Linh sống trong ánh đèn neon, anh không biết ngày hay đêm. Có những nửa đêm anh bấm phone gọi những người anh có số điện thoại. Anh nói chậm, khó nghe. Tôi buồn mỗi lần anh phone cho tôi, cúp máy thì ái ngại mà nghe thì anh không có chuyện gì để nói cả, thật lâu anh mới nói được hai, ba tiếng.
Thái Linh phụ trách Trang Phụ Nữ – Thiếu Nhi báo Ngôn Luận. Phải là ký giả phụ nữ phụ trách Trang Văn Nghệ Phụ Nữ mới đúng sách vở nên Thái Linh ký tên là Kiều Diễm Hồng. Năm 2000, ở Kỳ Hoa, tôi thấy có bài viết của một bà kể lại chuyện năm xưa bà và các bạn bà là những nữ sinh trung học, các bà gửi nhiều thơ, truyện cho chị Kiều Diễm Hồng, sáng tác của các bà được Ngôn Luận đăng nhưng nhiều lần các bà yêu cầu được gặp mặt chị Kiều Diễm Hồng mà không một lần các bà được gặp chị. Năm 2000, quí vị nữ sinh yêu văn nghệ những năm 1960 đều trên dưới Sáu Bó tuổi đời.
Ký giả Thái Linh qua đời cách nay khoảng 5 năm.
Ký giả Thái Lân có cuộc sống khác hẳn Ký giả Thái Linh. Ông Thái Linh sống và chết ở Virginia, ông Thái Lân sống ở Cali. Năm nay – 2012 – ông Thái Lân gần 90 tuổi, ông sống mạnh khoẻ, minh mẫn, đi đứng vững. Ông là ký giả cao tuổi nhất trong số những ký giả Bắc Kỳ còn sống linh động năm nay, năm 2012.
Ký giả Ngôn Luận-Chính Luận còn một người sống ở Sài Gòn: Ký giả Vân Sơn. Ông này cùng phụ trách Trang Phụ Nữ Thiếu Nhi Ngôn Luận với ông Thái Linh. Ông ký tên bài viết là chị Thùy Trang – hay Thùy Dương – sau 1975 ông và bà vợ sống với cửa hàng tạp hóa. Năm 1983 có ông bạn ký giả ở Mỹ gửi về khoản tiền nhờ ông chia cho anh em. Chị Thuỳ Trang Vân Sơn đem cho anh em mỗi người khoảng 20 đô-la. Việc này bị bọn Công An Văn Hoá CS nghi là người ở Mỹ có ý định dùng đám ký giả Sài Gòn vào việc gì đó, chúng tó chị Thùy Trang. Năm 1984 khi tôi ở Phòng Tập Thể Khu C Một Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, chị Thùy Trang nằm phơi rốn trong sà-lim xế cửa phòng tôi. Một sáng chủ nhật, khi không có cai tù gác, tôi nói được với chị Thùy Trang:
“Đừng sợ. Tội không có gì nặng đâu. Tù nhiều lắm là hai năm.”
Chị hỏi lại tôi:
“Sao biết?”
Tôi đã ở tù CS một lần, tôi biết tội của chị Thùy Trang là việc nhận tiền người bạn ở Mỹ đi chia cho anh em. Bọn VC bắt chị là để đề phòng hậu hoạn. Đúng như tôi nói, chị Thùy Trang ở tù 2 năm, chị cũng có đi trại tù khổ sai như ai. Tội nghiệp chị. Chị là thứ ký giả Cơm Nhà Quà Vợ không thua kém hai ông Thái Lân, Thái Linh chút nào, dù chỉ kém có một ly ông cụ. Chị không ăn tục, không nói phét, không sài tiếng Đức, không hút thuốc, không rượu, không cờ bạc, không bê bối vợ nọ con kia. Chị là mẫu Ký Giả Cơm Nhà Quà Vợ điển hình. Tôi không biết năm nay – 2012 – Ký giả Vân Sơn Thùy Trang sống ra sao.
o O o
Tạp Chí Playboy sắp chết, nhưng Bố Già Playboy Hugh Hefner vẫn sống, không chỉ sống suông, Hugh Hefner sống mạnh. Năm nay 86 tuổi, tài sản khoảng 45 triệu đô-la, Hugh Hefner sắp kết hôn với người phụ nữ 26 tuổi.
Hugh Hefner từ năm 20 tuổi, trong 60 năm, uống rượu mạnh, hút thuốc lá, gần đàn bà. Ba lạc thú mà người đời vẫn cho là làm cho đàn ông chết sớm. Nhưng Hugh Hefner vẫn cứ không chết sớm. Kể ra trường hợp Hugh Hefner cũng đáng gọi là ly kỳ.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 2019(Xem: 8634)
Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị
17 Tháng Giêng 2019(Xem: 8460)
Tình yêu và lòng bao dung của Thượng Đế hiện diện trong lòng người là chân lý vĩnh hằng…
06 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 6978)
Đầu Tháng Mười Hai, 2018, nước Mỹ có một tin buồn. Đó là tin vị tổng thống thứ 41 của Mỹ là ông George H.W. Bush vừa mới qua đời, hưởng thọ 94 tuổi
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7275)
Khi tôi có dịp nói chuyện với một số bạn bè người Mỹ và nói về câu chuyện của Jack và Amy qua truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn”
16 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9329)
một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, không một lời từ giã vợ con trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát
14 Tháng Mười 2018(Xem: 39229)
Một phần tài sản nên tổ chức phóng sinh.Tóm lại vợ con ông muốn cứu ông thì phải làm thật nhiều việc thiện để hồi hướng công đức cho ông.
08 Tháng Chín 2018(Xem: 40874)
Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài
08 Tháng Chín 2018(Xem: 49142)
Vì bị trượt đại học oan uổng, nên nó đâm ra bất mãn, chán đời, lêu lổng chơi bời, để rồi giờ... nó trở thành thằng ăn cướp!”.
09 Tháng Tám 2018(Xem: 8827)
Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, Sài Gòn trong tim tô
29 Tháng Bảy 2018(Xem: 9073)
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp
19 Tháng Năm 2018(Xem: 9349)
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.
17 Tháng Tư 2018(Xem: 43519)
Truyện ngắn Tiểu Tử là những giọt nước mắt, những tiếng thở dài, nụ cười trong những ngày bình an và ngay cả trong cơn đớn đau cùng cực.
04 Tháng Tư 2018(Xem: 40909)
rằng hận thù cho sức mạnh, làm ta tỉnh táo, đề phòng.
13 Tháng Ba 2018(Xem: 41568)
Đạo Phật không thể tồn tại được nếu chúng ta cứ theo một khuôn mòn lối cũ; đó là ê a tụng niệm kinh kệ bằng tiếng Hán
25 Tháng Hai 2018(Xem: 10078)
Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao? Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
17 Tháng Giêng 2018(Xem: 10047)
Việc mà chỉ có những đại anh hùng, các bậc trượng phu không biết “tham sinh úy tử” là gì họa may mới làm được. Thật là anh hùng. Tôi xin ngã mũ.
15 Tháng Giêng 2018(Xem: 8960)
Nhưng điểm chính là phải sống làm người lương thiện, sống không vì cơm áo, sống để giữ giống da vàng, sống biết thương
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 8150)
thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
17 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9200)
Noel nào tôi cũng nhớ tới buổi chiều đi gánh gạo, nhớ cái vẫy tay của anh Thu, nhớ chai dầu lửa, nhớ cục kẹo đường đen ở Cẩm-Nhân
10 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9600)
Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội
07 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8014)
“Không còn cách nào để cho các thành phần như cháu sống còn cả. Ngoại trừ… ngoại trừ bỏ nước ra đi. Chỉ có con đường đó thôi.”
12 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8389)
họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9252)
Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽ được đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt kinh tế mới.
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8180)
Khi biết những người mà tôi cứu vớt có một cuộc sống tốt đẹp, có được hạnh phúc và tương lai rộng mở, tôi cảm thấy mình vui lây và hạnh phúc lây
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8125)
không có cả những bài "điếu văn tưởng niệm" lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những tình yêu thương từ xa xưa đọng lại
14 Tháng Chín 2017(Xem: 10750)
quyết mang đạn bom và xương máu ra để đổi lấy Tự Do. Bởi bên cạnh họ còn có một rừng người cùng chung một chính nghĩa, cùng chung một lý tưởng.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 11426)
Đúng là ‘hữu thù bất báo…phi quân tử’ diễn Nôm là có thù mà không trả thì “sẽ không lớn nổi thành người”!
21 Tháng Tám 2017(Xem: 10210)
Lên án người thì dễ, nhưng mở lòng cưu mang giúp đỡ họ mới là khó.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 11499)
Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết – quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
31 Tháng Ba 2017(Xem: 9384)
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng
10 Tháng Ba 2017(Xem: 20326)
Những làn sương mù tan dần trên những ngọn cây trơ trụi lá, lộ hé cảnh tượng tàn phá kinh khiếp của bom đạn suốt đêm qua
26 Tháng Hai 2017(Xem: 11917)
Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 10083)
Tui cũng mừng rỡ vì nghe nói ông Tổng Thống mới sẽ oánh Trung Quốc là tụi tôi mừng rồi.
20 Tháng Giêng 2017(Xem: 10267)
Hôm nay chúng ta cũng đang đối diện với thảm họa mất nước. Tại sao chúng ta không có niềm tin về chính nghĩa, về chân lý
21 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10064)
dẫu biết cô ta sẽ không hiểu sao bỗng nhiên ông nói thế, ông thì thầm: “I love Little Saigon”.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16174)
Thời gian thấm thoắt, ba mươi sáu năm đi qua. Mỗi người có riêng một hành trang, mang nó suốt đời trên vai…
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8844)
bởi chỉ cần con có sức khỏe, có thể tự chăm sóc cho bản thân thì bất luận tương lai như thế nào, cho dù con ở đâu cũng đều có thể sống tốt."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10348)
Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó
10 Tháng Mười 2016(Xem: 9414)
Truyện ngắn của Phạm Chinh Đông. Tám Hà và Kim Oanh diễn đọc. Video HD 720. Mời xem thêm tại: http://phamchinhdong.com hoặc http://phamchinhdong.blogspot.com.
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10411)
Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10723)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột
18 Tháng Chín 2016(Xem: 11066)
Đời quân ngũ đã đi vào tâm tư tình cảm tuổi trẻ khi vào đời nên gần như cả đời họ cứ vẳng nghe được tiếng nói “Thủ Đức Gọi Ta Về”
13 Tháng Chín 2016(Xem: 17583)
Nếu sự việc để đi vào lãng quên là một thiếu sót vì tôi có đề cập đến nhiều sĩ quan TQLC hồi sơ khai mà đa số anh em chưa bao giờ biết
13 Tháng Chín 2016(Xem: 11093)
anh Nguyễn Ngọc Khang là người hiền lành, tốt bụng, tận tâm và “truyền cảm hứng một cách kỳ lạ đến mỗi cuộc sống anh gặp trong đời
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10703)
nghe hát bài " Dòng sông tuổi thơ ", tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9919)
trút lên họ những cáo buộc thiếu công bằng để chính mình không phải trả lời câu hỏi trước giờ lương tâm phán xét.
15 Tháng Tám 2016(Xem: 14174)
Là bạn, là thù, là người yêu câm lặng hoặc là “hóa thân” của lý tưởng Tự Do ? Sao ngươi mãi bám theo người chiến sĩ
15 Tháng Tám 2016(Xem: 12170)
Ôi! quả báo! Quả báo! Chắc kiếp trước ta có bắt giam người, nên kiếp nầy người mới bắt giam ta. Ôi! quả báo, quả báo!
11 Tháng Tám 2016(Xem: 10885)
Về nhà sau trước không ai,Hỏi ra em đã theo trai mất rồi.