5:00 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

CUỘC LUI BINH NGHIỆT NGÃ - Bảo Định Nguyễn Hữu Chế

02 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 9313)

CUỘC LUI BINH NGHIỆT NGÃ

Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
Tiểu đoàn 2/43/SĐ18BB/QLVNCH



 L.T.S: Tony Chế, Nickname mà anh em chúng tôi gọi anh khi anh vừa tái ngũ, đưa về phục vụ tại TĐ 31/BĐQ - Trắng trẻo, hơi hô hô, nên lúc nào nhìn anh cũng giống như đang cười vui với mọi người, tiếng Anh thuộc loại "vi vút" vì anh làm sở Mỹ, do đó mới có tên Tony - Một thời gian sau, anh được thuyên chuyển về SĐ18/BB và sau đó trở thành Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn - Có một chút "hơi hướm" với BĐQ, nhưng cũng phải "dụ dỗ" mãi, anh mới viết cho một bài đầu tiên, để tưởng nhớ 30 năm(2005) ngày mất nước, mời các Bạn cùng theo dõi những lời kể của một nhân chứng sống.
 Chẳng dám đem mình ví von với danh nhân - Nhưng đầu óc tôi cứ vơ vẩn nhớ tới câu nói của Napoléon Đệ Nhất:
 "Nước Anh đánh trận nào cũng thua, chỉ có trận cuối cùng họ thắng" - Anh em chúng tôi, TĐ 2/43, SĐ18BB, ngược lại, đánh trận nào cũng thắng, chỉ có trận cuối cùng là thua ....... Khởi đầu cho trận thua đau đớn này là cuộc lui binh nghiệt ngã đêm 20-4-75 tại mặt trận Xuân Lộc, mà TĐ 2/43 chúng tôi phải rút lui trước địch quân. Một việc chúng tôi phải miễn cưỡng làm, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng .
 Như quý vị đã biết, hành quân Lui binh là loại hành quân rất khó khăn, nhất là khi phải tiến hành dưới áp lực và hỏa lực của địch. Trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa qua giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975, QLVNCH đã hơn một lần bị thảm bại cay đắng, trong cuộc triệt thoái, hay di tản chiến thuật, hồi trung tuần tháng 3 năm 1975 từ Cao nguyên về Duyên hải miền Trung, với thiệt hại ít nhất 75% khả năng tác chiến của Quân đoàn II. Cuộc Hành quân Lui binh do Sư đoàn 18BB thực hiện trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 4 năm 1975 đã thành công tốt đẹp. Toàn bộ Sư đoàn và các đơn vị tăng phái đã về đến Bình giã, Bà rịa thuộc tỉnh Phước Tuy an toàn. Nói thế không có nghĩa là không có những tổn thất nho nhỏ, mà Tiểu đoàn 2/43 là một trong những cái nho nhỏ đó. 
 Thật sự Tiểu đoàn 2/43, đơn vị rời chiến trường sau cùng, vì có nhiệm vụ đánh nghi binh, đánh chặn hậu cho đại quân rút an toàn, nên đã bị tổn thất đáng kể, khi đơn độc vượt qua vòng vây trùng trùng điệp điệp của Cộng quân, nhưng không đến nỗi bi đát như lời của Luật sư Nguyễn Văn Chức trích lại từ cuốn Việt Sử Khảo Luận của LS Hoàng Cơ Thụy, viết theo ký giả Mỹ Frank Snepp trong cuốn Decent Interval: "Trực thăng đã đến bốc cái tiểu đoàn chót của 4 tiểu đoàn sống sót của sư đòan 18, kể luôn tướng Lê Minh Đảo. Có 600 người dưới quyền đại tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại sau cùng để che chở cho cuộc triệt thoái. Trong vài giờ, họ bị tràn ngập bởi 40 ngàn quân Bắc Việt đã được bố trí để trực tiếp đánh họ". Hai ông Luật sư, một ông ký giả với những nhận định, trích dẫn của nhau về một trận đánh mà chẳng có ông nào tham dự .......Tôi xin miễn có ý kiến về việc này, vì sự thật hiện nay đã phần nào được chứng minh.
 Anh em chúng tôi, những người đóng vai chính trong trận đánh, vượt bao hiểm nguy, may mắn thoát chết, bây giờ nghĩ lại vẫn còn thắc mắc: "phép lạ nào mà chúng tôi còn sống sót" - Sự việc xảy ra vừa đúng 30 năm.(2005). Tuổi đời của tôi cũng sắp đến "thất thập cỗ lai hy". Trí nhớ có phần giảm sút. Những ngày đêm hãi hùng đó trong khu rừng rậm, trong những căn cứ địa của VC, bị Sư đoàn 341 CSBV truy đuổi và bao vây chặt. Có những điều tôi vẫn còn nhớ như in, nhớ rất rõ ràng. Nhưng cũng có nhiều điều tôi chỉ còn nhớ mù mờ, nhớ lẫn lộn, thậm chí đã quên hẳn!
 Tên của các vị Sĩ quan trong Tiểu đoàn, tôi cũng nhớ không hết, ngoài các vị sau đây:
-Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi, K.12 Thủ Đức.
-Đại úy Sĩ quan Hành quân/Huấn luyện/TĐ Nguyễn Mỹ.
-Trung úy Nguyễn Văn Thắng, SQ Quản trị Nhân viên kiêm Chỉ huy Hậu cứ/TĐ
-Trung úy Nguyễn Văn Hào, ĐĐT/ĐĐ1
-Trung úy Võ Văn Mười, ĐĐT/ĐĐ2
-Trung úy Nguyễn Văn Hùng, ĐĐT/ĐĐ3
-Trung úy Hà Văn Dương, ĐĐT/ĐĐ4
-Trung úy Võ Kim Thạch, ĐĐT/ĐĐCH&YT
-Trung úy Tuyễn, SQ Truyền tin
-Trung úy Linh
-Trung úy Chánh
-Vị SQ Trợ Y/TD, SQ Tiền sát viên Pháo binh, Vị Trung đội trưởng Pháo binh,...
 Có nhiều đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống trong khu rừng oan nghiệt đó. Với tư cách là Tiểu đoàn trưởng, người chịu trách nhiệm đến sự an nguy của Tiểu đoàn trong cuộc Hành quân Lui binh, tôi xin nhận sự phán xét của các Chiến hữu. Và cũng thay mặt các Chiến hữu, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước Vong Linh của những đồng đội đã anh dũng nằm xuống để cho chúng ta được sống, Nước Việt được trường tồn. Nhưng bất hạnh thay! cuộc chiến đấu cho Chính Nghĩa của chúng ta đã bị phản bội. Rốt cuộc, miền Nam thân yêu của chúng ta đã lọt vào tay bọn CSBV xâm lăng. Nhưng tôi vẫn tin tưởng sự hy sinh của các bạn không oan uổng, không lãng phí. Chúng ta chỉ mới thua một trận chiến, cuộc chiến vẫn tiếp tục, nhưng dưới một hình thái khác. Ngày Quang Phục Quê Hương không còn xa. Chủ Nghĩa Cộng Sản, Chế độ Cộng Sản nhất định phải bị tiêu diệt. Dân tộc Việt, đất Nước Việt nhất định trường tồn. ĐỘC LẬP - TỰ DO - DÂN CHỦ và HẠNH PHÚC - NO ẤM nhất định sẽ trở về với toàn dân.
Bảo Định
 Khi Tiểu đoàn xuống núi, vừng đông đã ló dạng. Một ngày mới bắt đầu. Những trái đạn pháo 105 ly được bắn đi xối xả, bắn cho hết đạn, đã liên tục rót lên đầu giặc chỉ mới vừa ngưng. Hai khẩu pháo thân thương hoàn thành xong nhiệm vụ thì nhận hai trái lựu đạn nỗ tung bụng, đang nằm im lìm, trơ càng như hai đống sắt vụn ở ngọn đồi phía dưới, cô đơn và lạnh lẽo.
 Tiểu đoàn yên lặng di chuyển. Lộ trình ấn định là Xuân Lộc - Bà Rịa, theo Liên TL2. Điểm tập trung tại Đức Thạnh, Tỉnh Phước Tuy. Sau đó sẽ có xe đưa về căn cứ Long Bình nghỉ ngơi, tái bỗ sung quân số và đạn dược, rồi nhận nhiệm vụ mới.
 Buổi sáng ngày 20/4/75, lối 9 giờ, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, TL/QĐ III, Quân Khu 3 bay vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo để chỉ thị việc rút quân. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tướng Đảo và Bộ Tham Mưu Sư đoàn đã cấp tốc soạn thảo một kế hoạch triệt thoái rất tỉ mỉ. Vừa quá trưa, tôi đã nhận được Lệnh Hành Quân để kịp thời chuẩn bị. Tôi đã thi hành đúng theo những chỉ thị ghi trong LHQ: Tiểu đoàn giữ lại 2 khẩu pháo 105 ly, còn tất cả sẽ kéo về Xuân Lộc để di chuyển cùng Sư đoàn. Hậu cứ Tiểu đoàn gồm cả kho lương thực, đạn dược sẽ theo Sư đoàn đi trước. Tiểu đoàn vẫn duy trì hoạt động bình thường. Hoạt động nghi binh - cũng giống như trường hợp của Trương Phi cùng 20 người ngựa, tại cầu Trường Bản, đã mưu trí dùng những nhánh cây cột vào đuôi ngựa cho chạy lui, chạy tới trên đường, tạo đất bụi bay mù trời để đánh lừa quân của Tào Tháo, nhờ thế, đại quân của Lưu Bị đã rút đi được - Hai khẩu pháo vẫn tác xạ quấy rối liên tục vào vị trí địch. Các toán tiền đồn, phục kích vẫn nằm tại vị trí. Nhất là Trung đội Biệt Kích Tiểu đoàn hoạt động khu vực Núi Ma, đối diện căn cứ Núi Thị, bên kia đường QL1 về hướng Bắc. Nhờ sự hoạt động hữu hiệu của Trung đội này, Cộng quân đã không thể nào đến gần đặt súng cối bắn vào Tiểu đoàn. 
 Theo Lệnh Hành Quân, đúng 7 giờ tối, Tiểu đoàn sẽ vào hệ thống truyền tin của Lữ đoàn 1 Nhãy Dù, đặt dưới quyền chỉ huy của Lữ đoàn trưởng Dù. Đến 12 giờ đêm, Tiểu đoàn trở lại hệ thống làm việc của Sư đoàn, phá hủy 2 khẩu pháo, rời bỏ căn cứ Núi Thị, rút về điểm tập trung trước, sau đó là các đơn vị của Lữ đoàn Dù. Đúng lúc 12 giờ, tôi gọi LĐ Dù cho tôi trở về với SĐ. LĐ Dù bảo chờ. Lúc 1 giờ sáng, tôi gọi lại, cũng bảo chờ! Lúc 2 giờ sáng, tôi gọi lần nữa, cũng được trả lời: Chờ! Lúc gần 3 giờ, nhìn về hướng thị trấn, tôi thấy có rất nhiều ánh đèn xe hơi di chuyển. Tôi liền gọi về LĐ Dù hỏi và được trả lời: Nó đấy! Hãy xữ dụng pháo bắn. Nhưng pháo của tôi đã bắn gần hết đạn từ lúc quá nửa đêm, chuẩn bị phá hủy để di chuyển. Và cũng từ lúc đó tôi mới được lệnh cho Tiểu đoàn rời căn cứ. Nhìn đồng hồ, kim chỉ vừa đúng 3 giờ - 3 giờ sáng! Tôi cho lệnh gom quân. Việc gom quân không phải dễ dàng. Làm thế nào để các toán tiền đồn và phục kích rời vị trí, trở về căn cứ mà địch không phát hiện được, không bám sát đi theo là chuyện khó. Trong suốt cuộc chiến vừa qua, nhất là thời kỳ chiến tranh Việt - Pháp, những đơn vị đi tiền đồn, phục kích về bị địch bám sát theo rồi lợi dụng thời cơ, cướp đồn là chuyện thường xãy ra. Và phải hơn một giờ sau Trung đội BK/TĐ mới về đến Tiểu đoàn.
bitham-large-content
 Theo tập Hồi ký của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh mà nhà Sử học George J. Veith gửi cho tôi bản dịch tiếng Anh, thì vị cựu Lữ đoàn trưởng LĐ 1 Dù nói đơn vị cuối cùng của LĐ, Tiểu đoàn 9 Dù cùng Trung đội Pháo binh đã rời Long Giao lúc 4 giờ 30 sáng. Như vậy là toàn bộ LĐ Dù đã rút đi trước, đã rời khỏi Mặt trận trước Tiểu đoàn 2/43. Và TĐ2/43 là đơn vị cuối cùng rời bỏ Xuân Lộc!
 Lúc Tiểu đoàn đi đến gần Ấp Núi Đô thì trời đã sáng hẳn. Một số Nghĩa quân và Địa Phương Quân vác súng chạy theo, muốn nhập theo đoàn quân. Nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ, tôi buộc phải đổi hướng, tránh xa họ. Vì tôi không thể phân biệt được thật hay giả. Tôi phải nghĩ đến sự an nguy của đơn vị trước tiên. Trong chiến đấu, ta không thể xử sự theo lối nữ nhi thường tình. Tại mặt trận An Lộc, Bình Long hồi mùa hè đỏ lửa năm 1972, vì lòng nhân đạo, muốn cứu một thương binh Cộng quân, tôi đã mất đi một y tá khi tên thương binh địch mở chốt lựu đạn ném vào người định cứu mình!
 Tại Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy, Đại tá Lê Xuân Hiếu, Trung đoàn trưởng 43BB, con chim đầu đàn của chúng tôi, gọi báo cáo với Tướng Đảo là TĐ2/43 vẫn còn kẹt ở Xuân Lộc.
 Lối 7 giờ sáng, khi Tiểu đoàn di chuyển gần đến căn cứ Long Giao, đang đi trong khu rừng chồi, sắp đến vùng đồn điền cao su thì tôi nghe tiếng trực thăng bay ngang đầu. Tôi nghe tiếng gọi tôi. Đó là tiếng của Đại tá Ngô Kỳ Dũng, Trung đoàn trưởng 52BB đang bay trên chiếc C&C của Tư lệnh, chuyển lệnh của Tướng Đảo, ra lệnh cho tôi phải hủy bỏ lộ trình cũ trong Lệnh Hành quân, mà phải chuyển hướng băng rừng ra Long Thành, trên QL15.
 Xin nói rõ thêm một chút, để câu chuyện được mạch lạc: Đường LTL2, Lộ trình triệt thoái theo LHQ, nối liền Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh và Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy, dài trên 40 km đã bị bỏ hoang phế từ lâu, kể từ sau Hiệp định Đình chiến Paris, khi quân đội Đồng minh (Úc Đại Lợi) rút khỏi chiến trường. Khi Tướng Đảo quyết định chọn con đường này để làm Lộ trình triệt thoái. Ông đã có một quyết định táo bạo. Nhưng đã tạo được sự bất ngờ. Đoạn đường dài trên 40 km đó, lâu nay vẫn là vùng an toàn của Cộng quân. Ngoài những toán du kích địa phương có nhiệm vụ canh giữ con đường, Trung đoàn 33 CSBV vẫn thường xuất hiện hoạt động quấy phá. Con đường đã là hành lang giao liên an toàn giữa các mật khu cuả VC. Quyết định táo bạo của Tướng Đảo, yếu tố bất ngờ của cuộc Hành quân Lui binh do Sư đoàn 18BB thực hiện đã làm cho Cộng quân trở tay không kịp. Chúng không thể tức thời điều quân đến truy kích và ngăn chặn. Trong quyển "Lịch sữ Quân Đội Nhân Dân" của CSBV, Quân đoàn IV Cộng quân của Tướng Hoàng Cầm thú nhận: "Chúng tôi đã không phát hiện kịp thời cuộc di chuyển quân của Sư đoàn 18 để tổ chức lực lượng truy kích và ngăn chặn." Nhưng những cuộc chạm súng, tấn công vào đoàn quân triệt thoái, tuy không quy mô, nhưng cũng không phải là nhỏ và đã gây cho lực lượng bạn một số tổn thất đáng kể: Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng bị bắt. Trung tá Tham Mưu trưởng bị tử thương, đồng thời cũng đã gây một số thiệt hại cho LĐ1 Dù, khi đơn vị này vừa chiến đấu vừa bảo vệ thường dân các ấp Bảo Định, Bảo Hòa và Bảo Toàn di tản theo. Sau khi đơn vị cuối cùng của LĐ1 Dù đi qua, con đường giờ đây lại nằm dưới sự kiểm soát của Cộng quân - Yếu tố bất ngờ không còn nữa - Chúng cố vớt vát những tổn thất mà chúng đã gánh chịu trong suốt 12 ngày đêm tại Mặt trận Xuân Lộc, bằng cách phải tiêu diệt cho được đơn vị còn lại của QLVNCH. Đó là Tiểu đoàn 2/43 Sư đoàn 18BB, vừa rời bỏ căn cứ Núi Thị. Vì lý do đó mà Tướng Đảo đã lệnh cho chúng tôi thay đổi lộ trình .
 Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuống núi, tôi bắt được liên lạc với Sư đoàn. Nhưng khi chiếc trực thăng bay qua, lệnh đã ban xong, tôi lại mất liên lạc hoàn toàn với bên ngoài. Không còn đơn vị bạn nào ở gần để có thể liên lạc qua lại. Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn đều ở xa. Tất cả đang di chuyển. Chúng tôi lại đang ở trong rừng. Máy truyền tin không thể hoạt động tầm xa. Chúng tôi đã hoàn toàn cô độc. Chúng tôi lạc lõng giữa khu rừng rậm mênh mông với nhiều mật khu, nhiều căn cứ địa của địch. Khu rừng này nối tiếp với mật khu Hắc dịch nổi tiếng của VC. Hiện giờ, Sư đoàn 341 của Cộng sản Bắc Việt đang chiếm cứ nơi này. Đây là một Sư đoàn tân lập, gồm các Tiểu đoàn Chủ lực của hai tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Chúng vừa mới được đưa vào Nam hồi cuối tháng 2, sát nhập vào Quân đoàn IV do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy. Binh sĩ phát âm giọng Nghệ - Tĩnh, rất khó nghe.
 Lối 9 giờ,Tiểu đoàn đến một khu rừng cao su, phía tây căn cứ Long Giao. Đơn vị tiền phương chạm địch. Nhưng địch quân chỉ là một toán nhỏ, cấp Tiểu đội. Chúng đã nhanh chóng bị thanh toán. Liền sau đó, đơn vị tiền phương lại chạm địch. Lần này địch phản ứng mạnh. Nhưng không có pháo binh và phi cơ yểm trợ. Phải giao chiến trong tình trạng này thật là bất lợi. Tôi sợ quân sĩ bị thương vong sẽ gây phiền phức. Tôi quyết định đoạn chiến. Vừa lúc đó, từ hướng đông, một đoàn xe Molotova chạy vào -sau này đi ở tù cải tạo, được biết đó là loại xe quân sự do Trung Cộng chế tạo để chở quân, có tên là Hồng Kỳ, hơn 10 chiếc đang đổ quân. Chúng định đánh bọc hậu Tiểu đoàn. Chúng định lùa Tiểu đoàn tôi vào khu rừng trước mặt, nơi đại quân của chúng đang chờ sẵn để tiêu diệt. Tôi cho đổi hướng, Tiểu đoàn đi nhanh về hướng Bắc, lẩn vào khu rừng chồi. Sau đó phải đổi hướng theo hướng Tây trở lại. Khi đến một con suối, Đại đội 2 của Trung úy Võ Văn Mười báo cáo phát hiện một túp lều, bên trong có mấy tên VC đang ngồi uống nước trà. Một khẩu K.54 treo trên vách phên. Không thể lẩn tránh kịp. Tôi cho lệnh nổ súng, thanh toán cho gọn. Toán VC bị tiêu diệt. Tiểu đoàn tiếp tục tiến. Đến chiều, chúng tôi đến một khu rừng chồi tương đối thoáng, nối tiếp là rừng rậm. Tôi cho lệnh nghỉ ngơi. Tôi hội ý với Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi, K.12 Thủ Đức, và các Đại đội trưởng. Tiểu đoàn sẽ chia làm hai cánh: một do tôi trực tiếp chỉ huy, và một do Đại úy Chi chỉ huy, xuyên qua rừng rậm, tiến về Long Thành. Tôi còn nhấn mạnh thêm: Tùy theo tình thế, các Đại đội trưởng có thể đơn độc dẫn đơn vị mình về điểm hẹn. Tôi phải ra lệnh phân tán như vậy vì tình hình rất nghiêm trọng, địch với một quân số rất lớn, lại đã biết chúng tôi đang trong vòng vây của chúng, sớm muộn gì chúng cũng sẽ tìm được và tiêu diệt trọn đơn vị chúng tôi .
 Trời đã về chiều. Bóng đêm đến nhanh. Tiểu đoàn tiến vào khu rừng rậm. Từ bìa rừng vào chưa đến 100 mét thì cánh quân của tôi chạm súng dữ dội với địch. Sau một ngày hành quân mệt mỏi, lại phải chạm địch liên miên. Tinh thần căng thẳng, thể xác rã rời. Nhất là khi tôi cho lệnh cố tránh né địch, bão toàn sinh mạng. Nên vừa chạm súng được một lúc là chúng tôi tìm cách "chém vè". Bây giờ toán quân theo tôi tất cả chỉ còn 28 người, kể cả tôi. Chúng tôi đã bị bao vây chặt. Đêm đó là một đêm trăng mờ. Hai mươi tám người chúng tôi mò mẩm, im lặng, tìm đường thoát thân trong bóng đêm, dưới ánh sáng mờ nhạt của vầng trăng khuyết:
 Chàng từ đi vào nơi gió cát,
 Đêm trăng này nghỉ mát phương nao?
 Xưa nay chiến địa nhường bao,
 Nội không muôn dặm, xiết bao dãi dầu."
Thật ra thì đêm trăng đó chúng tôi không thể nào nghỉ mát được. Chúng tôi đã phải "dãi dầu" suốt 12 ngày đêm tại Mặt trận Xuân Lộc. Ngày hôm nay phải hành quân đơn độc, chạm súng liên tục, nhưng lại thiếu sự yểm trợ của phi pháo, là hai yếu tố quyết định thành công của bất cứ cuộc hành quân nào. Tiểu đoàn lại đang lọt giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của địch. Chúng tôi đang tìm kế thoát thân. Gần nửa đêm, chúng tôi lần mò đến một khu rừng thấp. Một con đường mòn cắt ngang. Tôi định cho vượt qua thì gặp một toán Cộng quân di chuyển. Chúng dừng lại ngay trước mặt, và phát loa kêu gọi:
 "Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế, Biệt hiệu Bảo Định, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18BB Ngụy. Hiện Tiểu đoàn bạn đang bị quân Cách Mạng bao vây. Hàng thì sống, chống thì chết."
 Tên bộ đội phát loa, giọng đặc sệt Nghệ - Tĩnh. Chúng thuộc Sư đoàn 341 CSBV. Có thể chúng chỉ là những đơn vị chủ lực Tỉnh vừa mới đôn quân thành chính qui vì nhu cầu chiến trường miền Nam, nên kinh nghiệm tác chiến còn kém cỏi. Nếu không, có lẽ......
 Chúng tôi đổi hướng. Nhưng lại gặp tiếng loa kêu gọi đầu hàng với nội dung và giọng nói như lúc nãy. Có lẽ chúng đã ghi âm - Đầu óc tôi căng thẳng, hiện tại anh em chúng tôi như kiến bò trong chén, tứ bề thọ địch, có thể nói thật, không hề cường điệu là chỉ với tay ra là chạm địch - Thập phần nguy hiểm, tôi suy nghĩ: phần số tôi đến đây là tận cùng sao! Nếu vậy, tôi phải có quyết định thế nào để bảo toàn tính mạng cho thuộc cấp chứ! - Tôi bò đến gặp từng anh em và nói với họ: "Các anh có thể ra, nhưng tôi thì không. Đợi tôi lẩn tránh xa thì các anh có thể bắt đầu". Nhưng tất cả đều nhất quyết "KHÔNG" - Lòng tôi chùng xuống, hai cánh mũi cay cay, nước mắt muốn trào ra - Tôi hít thở thật sâu để cảm xúc lắng xuống, huynh đệ chi binh là những giây phút này đây, khốn khó có nhau, sống chết có nhau là lúc này đây! Cám ơn các anh em đã có những hành động quyết liệt, để khích lệ tinh thần tôi, đã cho tôi nguồn hy vọng để tiếp tục đấu tranh giành sự sống, trong lúc thập tử nhất sinh .......
 Tiểu đoàn 2/43, đơn vị thiện chiến của Sư đoàn 18BB. Kể từ thời cố Trung tá Hắc Long Đỗ Văn Tân, K.7 Võ Khoa Thủ Đức làm Tiểu đoàn trưởng, giao lại cho cố Trung tá Hắc Long Nguyễn Văn Thoại, gốc Thiếu Sinh Quân, dân Thủy quân Lục chiến, đến Thiếu tá Bảo Định Nguyễn Hữu Chế là tôi, từng phục vụ tại Binh chủng Biệt Động Quân. Dù chỉ một thời gian ngắn, nhưng cũng học được kinh nghiệm tác chiến "tốc chiến tốc thắng" của Binh chủng ưu tú này, nên đã giữ cho Tiểu đoàn luôn luôn là đơn vị xuất sắc của Sư đoàn cũng như của Quân đoàn III.
 Sau trận chiến An Lộc của Bình Long anh Dũng hồi mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi được đại diện đơn vị về Bộ Tư Lệnh Quân đoàn nhận lãnh phần thưởng do Cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng, lúc đó giữ chức TLP/QĐ trao tặng. Tết năm 1974, Tiểu đoàn lại được chọn là đơn vị xuất sắc để Ông Tổng trưởng Kinh tế - Tài chánh Hà Xuân Trừng đại diện Chính phủ đến ủy lạo. Và năm 1974, Tiểu đoàn được Tuyên dương Công trạng trước Quân đội, Hiệu kỳ của Tiểu đoàn được gắn thêm một Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương liễu. Những chiến công vang dội mà Tiểu đoàn đã gặt hái được đã làm cho Cộng quân khiếp sợ. Từ trận Tái chiếm Phi trường Quản Lợi tại Mặt trận An Lộc, Bình Long; trận Bố Lá thuộc Quận Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; trận Thái Hưng thuộc Quận Công Thanh, tỉnh Biên Hòa; trận Võ Đắc - Võ Su thuộc Quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy; trận tái chiếm Ngã Ba Dầu Giây thuộc Tỉnh Long Khánh hồi Hiệp định ngưng bắn Paris đầu năm 1973. Đặc biệt tại trận này, khi khai thác tên tù binh cấp B trưởng, tức Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 33 Cộng quân, hắn nói: "Chúng tôi được lệnh của Thủ trưởng E, tức Trung đoàn trưởng, mỗi khi gặp TĐ2/43 thì phải đoạn chiến và tìm cách chém vè! Không biết đó là lời thật hay dối lòng để tâng bốc mình. Nhưng thực tế, TĐ2/43 đã làm cho Cộng quân phải e dè và kiêng nể.
 Nhưng giờ đây chúng tôi như những con thú bị săn đuổi trong khu rừng săn bắn của Triều đình Nhà Thanh từ thời đại Khang Hy đến Càn Long. Con thú chỉ có thể chạy trốn trong khu rừng săn bắn rộng mênh mông, nhưng khó vượt thoát ra ngoài. Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay, hay nói rõ hơn là bị .... bán đứng .
 Lúc gần sáng, chúng tôi gặp một con suối. Sau khi vội vàng cho lấy nước đổ vào bi-đông, và những bao gạo sấy, chúng tôi lại lên đường. Phải tránh xa các con suối. Vì đó là nơi địch cũng thường xuất hiện để lấy nước hoặc tắm giặt. Toán 28 người chúng tôi hầu hết là lính Văn phòng, Truyền tin, Quân Y, Pháo binh.... Tất cả chỉ được trang bị súng ngắn hay lựu đạn để dể dàng làm việc. Chỉ có một số anh em thuộc Trung đội Biệt Kích/TĐ là có súng M.16. Nhưng chỉ với 28 người, lại đang nằm trong vòng vây địch, đang bị lùng đuổi. Muốn sống còn, chúng tôi phải tìm cách lẩn tránh bọn chúng. "Tránh voi cũng chẵng xấu mặt nào!".
tiendon2-large-content
 Bước sang ngày thứ ba, kể từ khi rời bỏ Xuân Lộc. Hoạt động của chúng tôi vẫn thế. Ngày nghỉ, tìm những nơi rậm rạp chui vào. Đêm đến thì di chuyển. Cứ nhắm hướng Tây, hướng Long Thành mà đi.
 Đến ngày thứ tư, tôi cảm thấy đã thoát ra được khỏi vòng vây địch, nhưng tôi vẫn chưa dám trả lời máy, mặc cho SĐ, TR/Đ lo lắng, và những người vợ lính đang ngày đêm khắc khoải chờ tin chồng tại Tiền trạm Tiểu đoàn ở Long Bình. Hàng ngày, buổi sáng và buổi chiều đều có máy bay, khi thì trực thăng, khi thì L.19, do Phòng 3 Sư đoàn, Ban 3 Trung đoàn, và thường do Đại tá Lê Xuân Hiếu, Trung đoàn trưởng 43BB đích thân bay đi tìm.
 Tại Tiền trạm Tiểu đoàn, đặt tạm bên ngoài căn cứ Long Bình, đối diện với BTL/SĐ, Trung úy Nguyễn Văn Thắng, Sĩ quan quản trị nhân viên TĐ, đã bận rộn suốt ngày để điều động những chiếc xe GMC về Long Thành đón những toán quân vượt thoát vòng vây địch vừa từ trong rừng ra. Cánh quân của Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi đã về đến gần như nguyên vẹn. Chỉ có cánh quân Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng là đụng độ mạnh, phải phân tán. Nhưng những quân nhân sống sót, cuối cùng cũng lần mò ra đến điểm tập trung. Trung úy Thắng lại còn phải trả lời, phân ưu những Bà Vợ Lính, kể cả Bà vợ của Thiếu tá TĐT, những quân nhân còn ghi nhận là "MẤT TÍCH". Những người vợ lính đợi tin chồng, đang khắc khoải lo âu. Hàng ngày họ đến đây từ sáng sớm. Có người tay bồng, tay dắt những cháu bé mới 3, 4 tuổi. Hoàn cảnh thật thương tâm!
 Buổi sáng ngày thứ tư của cuộc triệt thoái, tức là ngày 24/4/75, Trung úy Thắng nhận được chỉ thị từ Sư đoàn là phải chuẩn bị hồ sơ để làm lễ "TRUY THĂNG - TRUY TẶNG" cho những quân nhân được ghi nhận là "MẤT TÍCH". Tin này, Thắng hoàn toàn giữ kín. Thỉnh thoảng, Trung úy Thắng cũng nhận được những cú điện thoại từ Sư đoàn, Trung đoàn của Thiếu tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo, và Đại tá Trung đoàn trưởng Lê Xuân Hiếu hỏi thăm: Phu nhân Thiếu tá Chế còn đó không?
 Lối 5 giờ chiều, chiếc máy truyền tin của Tiền trạm Tiểu đoàn bỗng vang lên giọng nói yếu ớt: "Hoàng Yến, đây Bảo Định; Hoàng Yến, đây Bảo Định, nghe rõ trả lời." Đó là tiếng gọi của tôi khi khi toán quân đang tiến tới một một khu rừng chồi thấp, mà tôi nghĩ có thể đã thoát ra khỏi vòng vây địch. Lúc đó vừa lúc chiếc L.19 bay ngang đầu. Vị Đại tá Trung đoàn trưởng của tôi ngồi trên đó, đang gọi tìm tôi:
 - Tôi nghe tiếng ai như tiếng Bảo Định
 - Bảo Định đây, Hoàng Yến - tôi vội trả lời.
 - Anh cho tôi tọa độ điểm đứng, dọn bãi đáp.
 - Không được, tôi sợ chưa thoát khỏi vòng vây. Để tôi đi xa thêm nữa. Đợi sáng mai.
 - Được, hẹn Bảo Định sáng mai.
 Sau đó, chiếc L.19 trở về căn cứ. Toán quân của tôi tiếp tục cuộc vượt thoát. Cố di chuyển càng xa về hướng Tây càng tốt. Hy vọng thoát được vòng vây của địch. Đã 4 ngày 3 đêm kể từ khi xuống núi. Có lẽ đây là giờ phút sung sướng nhất!
 Sáng ngày hôm sau, tức 25/4/75, lối 9 giờ, một đoàn trực thăng 4 chiếc bay vào vùng. Tôi cho trải "paneau" làm tín hiệu nhận nhau. Tôi cho sắp làm 3 toán. Địa thế là rừng chồi. Chỉ có một khoảng trống nhỏ có thể dùng làm bãi đáp cho một chiếc trực thăng. Chiếc thứ nhất đáp xuống bốc toán đầu tiên rồi cất cánh an toàn. Chiếc thứ hai, bốc toán thứ hai. Cũng cất cánh an toàn. Nhưng đến chiếc thứ ba, tôi ở trong toán thứ ba - trực thăng vừa đáp xuống thì từ hướng Đông, AK, B.40 đồng loạt khai hỏa cùng những tiếng la "xung phong" dậy trời. Toán quân còn lại của tôi nhanh chóng lao vào trực thăng - Trực thăng vội vàng cất cánh - Vì muốn tận mắt thấy các thuộc cấp được an toàn trước, nên tôi tự xếp mình vào toán thứ ba và là người cuối cùng - Nhìn chiếc trực thăng đang bốc lên, nghe tiếng súng các loại nổ rền, hòa lẫn tiếng hô "xung phong" của địch - Tôi sững sờ - Cái chết đang đến trong đưòng tơ, kẽ tóc - Nhưng bản năng sinh tồn chợt trỗi dậy - Tập trung hết sức lực còn lại, tôi chỉ còn kịp chạy đến, nhảy mạnh lên, hai tay vội chụp lấy càng máy bay, ôm chặt. Trực thăng lướt nhanh trên đầu ngọn cây rồi từ từ tăng cao độ, trực chỉ Long Bình. Người xạ thủ đại liên, gunner, cùng những người lính trong lòng máy bay cố nắm chặt hai tay tôi, và kéo tôi lên. Nón sắt và bản đồ đã rơi mất. Tôi mệt nhừ, ngồi im bất động. Cặp kính cận thị của tôi cũng không còn. Những giọt nước, nước mắt hay là máu từ từ lăn xuống trên khuôn mặt dãi dầu mưa nắng và trận mạc từ hơn hai tuần lễ nay, tôi cảm thấy mằn mặn.
 Trực thăng hạ thấp, chuẩn bị đáp. Từ trên cao, tôi đã nhìn thấy mờ mờ vị Đại tá thân yêu đã mấy ngày đêm lo âu cho sự an nguy của tôi và Tiểu đoàn 2/43 chúng tôi; đang đứng chờ trước đầu xe jeep, đậu sát LZ, đàng sau văn phòng Tư lệnh. Ông đón tôi với tất cả nỗi mừng vui của người anh cả đang dang tay đón đứa em thất lạc trở về mái nhà xưa. Ông nói: "Lên xe vào gặp Thiếu tướng Tư lệnh. Ổng đang chờ anh!" .
BẢO ĐỊNH
2005
Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Ba 201911:15 SA
Khách
rất xin lỗi có 1 ý nhỏ : đoàn trực thăng 4 chiếc, 2 chuyến bốc thành công, chuyến thứ 3 bị tấn công và...Ô may mắn thoát theo chuyến này, có nghĩa là còn 1 chuyến nữa hay chuyến này là cuối ? nếu là vậy cũng có nghĩa là mỗi chuyến đón được 9 người ? ( vì như trên đã viết thì tổng số quân còn lại cũa toán là 28 người.. )
12 Tháng Mười Một 20179:19 CH
Khách
Môt quan VO tôi đa từng với ông rât ngngưỡng mô
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2012(Xem: 19304)
Chúng ta mang theo họ trong hành trang của chuyến ly hương dài và có khi là vô tận. Có khi nào bạn nghĩ đến những người đã khuất, đã rải hương hoa trên con đường chúng ta đang đi không?
24 Tháng Tư 2012(Xem: 21675)
Ra khơi sương khói một chiều Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông Lơ thơ rớt nhẹ men lòng Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
22 Tháng Tư 2012(Xem: 19269)
VIẾT CHO HƯƠNG HỒN BẠCH NGA – CHO NGƯỜI CHỒNG MỚI ĐÁM HỎI CỦA BẠCH NGA – NGƯỜI CHIẾN BINH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN OAI HÙNG ĐÃ HY SINH THÂN MÌNH ĐỂ BẢO VỆ CHO SỰ TỰ DO CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM – CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA.
22 Tháng Tư 2012(Xem: 23026)
Thực ra là mình giấu. Không lẽ kể với Muôn lời khấn này: “Chú Mười ơi, ngày xưa chú chửi sai rồi. Đáng lý chú phải chửi là, “Học giỏi cho lắm, bôn ba cho lắm, cũng đi chợ cho vợ mà thôi!”
22 Tháng Tư 2012(Xem: 20558)
Mỗi lần Tháng Tư về, ai trong chúng ta cũng có những hồi tưởng và suy nghĩ khác nhau, phần tôi vẫn ám ảnh bởi những nấm mồ oan khuất gây ra bởi biến cố này, mà thủ phạm không ai khác hơn là những người thắng trận cuối cùng.
21 Tháng Tư 2012(Xem: 19510)
Mẹ Việt Nam ơi, từng bước từng bước chúng con đang hội nhập vào nền văn hóa mới, nhưng cũng từng bước từng bước chúng con đang quên dần tình nghĩa “đồng bào” theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của hơn bốn ngàn năm văn hiến. Liệu rồi thế hệ con cháu người Việt đang lưu lạc khắp bốn phương trời có còn nhận nhau là anh chị em “máu đỏ da vàng” nữa không?
19 Tháng Tư 2012(Xem: 19586)
Trong thời chiến, bài hát Ngày về thường được phát trên loa phóng thanh, trên trực thăng, trên thuyền bè nhằm kêu gọi những người lầm đường lạc lối hồi chánh, trở về với chính nghĩa, với dân tộc.
15 Tháng Tư 2012(Xem: 20222)
Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh
15 Tháng Tư 2012(Xem: 20419)
Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 37 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘ Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y
14 Tháng Tư 2012(Xem: 27385)
Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần. Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh
12 Tháng Tư 2012(Xem: 21665)
Vượt biên thất bại hết ba lần, qua lần thứ tư đi thoát, để bây giờ - ba mươi mấy năm sau - ngồi viết mấy dòng nầy nhân ngày 30 tháng tư thứ 37…mà thấy không phải tôi đã từ trên trời rơi xuống, chính mấy thằng cha « cách mạng » mới là từ trên trời rơi xuống !
23 Tháng Ba 2012(Xem: 19735)
Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi: “Mẹ!” Bà quay lui, chân vẫn bước, đôi mắt hiền từ. Tôi lúng túng vẫy tay, cố nở nụ cười: “Chào mẹ!”
23 Tháng Ba 2012(Xem: 20509)
Tôi nhìn thấy cảnh một gia đình ấm cúng, “anh chị” âu yếm xưng hô với nhau bằng “bố” và “mẹ”, y như đã là vợ chồng từ thuở đầu đời. Hai tâm hồn lãng tử gặp nhau và dừng lại. Chiều xuân gió lành lạnh, còn chút nắng vàng êm ả.
22 Tháng Ba 2012(Xem: 20913)
Bạn hãy nhìn xuống đi, rồi cũng như tôi, bạn sẽ nhìn thấy Thiên Chúa quì dưới chân bạn từ lâu để khẩn cầu. Xin bạn hãy thương xót Người. Bạn nỡ lòng nào…???
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20555)
Than ôi, chỉ vì thằng bé không trả nổi món nợ trứng chiên thời nhỏ mà dù đã chạy sang tới tận nước Mỹ, vẫn không thoát tay cô ả da... bánh mật. Nợ chỉ một miếng trứng chiên mà trả cả một đời.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 21666)
vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 23984)
Tuy là tui chưa bao giờ đi lính nhưng tui rất thuơng mến mấy anh lính từ hồi còn đi học bằng xe bò. Hôm nay lang thang trên mạng đọc được cái bài này làm tui cảm động quá liền copy mà gởi nhờ đăng lên aihuubienhoa coi như là có chút gì chia sẽ với tác giã và bà mẹ cái nổi đoạn trường ngày đó.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 21988)
MÀU TÍM HOA SIM -Truyện ngắn Võ Đình Tuyết đã được đăng trên báo Văn và được diễn đọc trong chương trình "Đọc Truyện Hay" đài Little SaiGon radio Houton, Texas.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 21467)
Tôi cảm động quá, nắm chặt tay Thanh, trấn tỉnh mãi mới nói được một câu mà tôi cho là đẹp nhất trong đời tôi: “Anh cũng giữ em bên cạnh anh . . . suốt cuộc đời của anh.”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 22751)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá.
29 Tháng Hai 2012(Xem: 21156)
Ngày mà nhạc sĩ sáng tác VN được tự do viết nhạc, ngày mà ca sĩ VN được tự do ca hát sẽ đến với chúng ta, vì không lẽ dân VN sống mãi trong đêm tăm tối dài vô tận. Trời chưa kịp sáng, nhưng vầng ô đã bắt đầu lố dạng ở chân trời.
27 Tháng Hai 2012(Xem: 20531)
Mỗi khi viết xong một ca khúc, ông Khánh thường tự tay mang lên Đài phát thanh Hà Nội rồi tự hát: Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta. Đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ...” (Nỗi lòng). Rồi “…Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng. Tình tràn đầy sầu chung non nước. Hồn em có cùng người chứng minh. Anh bước ra đi luyến tiếc hoài. Đời còn có em nay là thôi... (Chiều vàng).
26 Tháng Hai 2012(Xem: 46621)
Tôi thấy anh đã quyết định đúng, và thấy thanh thản cho anh ấy!” bà chia sẻ. Rồi bà mơ màng như nói cho một mình nghe: “Chế độ nào thì rồi cũng phải qua đi, nhưng đất nước muôn đời vẫn là đất nước mình. Cuối cùng anh đã về được với quê hương.”
22 Tháng Hai 2012(Xem: 18659)
Thằng chó chết. Cái tình bạn của mầy, còn quý gấp trăm ngàn lần gói tiền nầy. Tao sẽ làm mâm cơm cúng bà Tư Cháo Trắng, nói cho bà biết cái tình bạn của mày. Dưới suối vàng, chắc bà cảm động lắm.”
22 Tháng Hai 2012(Xem: 23037)
Tình yêu vợ chồng là như cây nho, càng đâm rễ sâu trong vùng đất có nhiều sỏi đá, thì càng sản xuất được nhiều rượu ngon. Tình yêu vợ chồng là như một thân cây mà rễ của nó có đâm sâu dưới đất đá, thì mới đứng vững được trước những sóng gió và giông bão của cuộc đời.
21 Tháng Hai 2012(Xem: 17974)
Mấy bài thơ này, với tôi, khá tiêu biểu cho thế giới thơ Nguyễn Tất Nhiên. Bài “Nhớ nội” gợi lên trong ta những hình ảnh hiền hòa, trung hậu đậm đặc tâm hồn muôn thuở con người Viêt Nam, đất nước Việt Nam. Hai bài “Cứ ngỡ như là mới nhớ thôi”, “Chở em đi học trường đêm” nói lên mối tình e ấp ngu ngơ của đôi trẻ vào cái thời còn là thủa ấy – cũng mới đây thôi
21 Tháng Hai 2012(Xem: 18247)
Bản nhạc « Thà như giọt mưa » là một tình khúc như mọi người đều biết. Thế nhưng từ « tình yêu » chỉ được nhắc đến một lần (Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu). Và nó cũng chỉ được sử dụng theo nghĩa thông dụng, như khi ta nói cái bằng tú tài, cái nhà, cái tủ…
21 Tháng Hai 2012(Xem: 19138)
Bài viết này chỉ muốn nói lên sự giao cảm và đồng cảm của bản thân người viết với con người thơ, thế giới thơ Nguyễn Tất Nhiên : qua tiếp xúc với một bài thơ được phổ nhạc, người viết, bằng những cảm nghiệm riêng, đã nghe dội lên trong tâm thức những âm vang nào để, từ đó, dẫn đến một vài suy tư tản mạn liên quan đến nhiều lãnh vực trong cuộc sống.
16 Tháng Hai 2012(Xem: 20589)
Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà .... Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, thì dân tộc ta mới mong có được những truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai ....
15 Tháng Hai 2012(Xem: 20760)
Nếu hiểu từ Giặc là: Kẻ tổ chức thành nhóm có vũ khí hay một lực lượng vũ trang (nào đó) chuyên đi cướp phá, làm rối loạn an ninh, gây tai họa cho dân chúng cả một vùng hay một nước... Thì, giặc ở đây chính là bọn CS Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam khi chúng ta trở lại thời điểm cũ của ngày 13 tháng 3 năm 1972
14 Tháng Hai 2012(Xem: 24177)
Trang báo đang hiện ra dưới mắt bạn là thành quả của biết bao lao tâm khổ tứ, biết bao nhẫn nhục, chịu đựng chỉ vì những người làm ra nó yêu Nghệ thuật và yêu bạn mà gửi tới cho bạn. Họ sẽ chẳng mong bạn đền đáp nhưng họ nghĩ, một khi bạn đọc được tâm tư của họ (tác giả) bạn sẽ rút ra được điều gì đó có ích lợi cho chính bạn hoặc cho cả những người xung quanh, mạnh mẽ hơn, cho nhân quần xã hội.
13 Tháng Hai 2012(Xem: 19949)
Tôi xin được cám ơn anh Ray, chị Thuần và chị bạn người mảnh khảnh nhưng nhanh nhẹn,dịu dàng cho tôi viếng thăm” Lâu Đài Tình Yêu “ nguy nga cổ kính , biết mối tình tuyệt đẹp của người xưa. Chúc các chi em gặp người bạn đời chung thùy, các bậc nam nhi có vợ hiền, đảm đang và tất cả mọi người vui hưởng Ngày Lễ Tình Yêu thật thú vị , đầm ấm.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 20598)
Cánh dù lộng gió muôn phương Vào lòng đất mẹ, máu xương ngậm ngùi Tay khô đốt sáng đỉnh trời Lập loè đốm lửa, thắp đời quạnh hiu.
02 Tháng Hai 2012(Xem: 19753)
Tháng 7/75, khi mọi người vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp hoàn hồn trước bao thù hận, mất mát chia lìa, thì ở khu làng biển nghèo Bá Hà, một cậu bé 15 tuổi lại ngỡ ngàng trước một tin vui - có mẹ. Khi bà ngoại dắt Hưng vào nhà và chỉ một người đàn bà xa lạ, bảo đó là mẹ mình.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 18567)
Sàigòn thời chiến tranh, có biết bao biến động lịch sử xảy ra trên vùng đất quê hương này. Ấy thế mà mỗi khi chúng ta nhớ lại những kỷ niệm ở Saigon, những lề đường Saigòn chúng ta cứ như nhớ về một vùng đất nước thanh bình, thời vàng son của một đời người trong một xã hội ổn định. Nhớ về Sàigòn, nhớ đến sông Sàigòn như giải khăn sô vắt ngang vầng trán, đêm đêm chảy vào lòng người Sàigòn xa xứ./.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 19472)
Mời xem câu chuyện dưới đây, 1 câu chuyện rất có ý nghĩa, có thể nói đặc biệt dành cho những người đã từng vượt biển, đánh đổi chính mạnh sống của mình để đi tìm tự do..."Freedom isn't Free"... trong giờ phút giữa cái sống mõng manh và sự chết cận kề...
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 18839)
Tưởng niệm Cố TT Trần Văn Hương , chúng ta tưởng niệm một con dân nước Việt sống trong một giai đoạn Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam chìm đắm trong nô lệ thực dân và chiến tranh tàn khốc do bọn Việt Cộng chủ trương xâm chiếm VNCH trong gần trọn thế kỹ trước , đã tự thân phấn đấu vượt lên những nỗi nghèo khó nhọc nhằn của thời niên thiếu
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19178)
Cụ Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn. Cụ mất đi để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ:
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 18629)
Bài này xin được làm bó nhang thứ 2 góp giỗ cho những cái chết oan ức kinh hoàng trong chiến dịch thảm sát của Việt Cọng tại Huế 1968 có tên trong bài tường thuật của Elje Vannema
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 21231)
Có bao nhiêu người đã cắt đứt mối quan hệ hay đi đến ly dị bởi vì họ nhìn thấy “hai viên gạch xấu”? Bao nhiêu người trong chúng ta đây đã từng thất vọng, thậm chí nghĩ đến việc tự tử, chỉ vì thấy trong ta “hai viên gạch xấu”?
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 20780)
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 119 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên. Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam
13 Tháng Giêng 2012(Xem: 20660)
“Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Cách. Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi”. Người phụ nữ nói: “Vậy thì ông đem căn nhà ấy tặng cho người nào không còn cánh tay nào cả !”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 19670)
Này, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan …Những người dân đó có tội gì mà lũ bây giết một cách dã man như vậy? Hãy nói, viết, lên sự thật. Những sự thật như những nén nhang, ngọn đèn góp giỗ cho những oan hồn của Huế
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 19828)
Đó là chỗ căn bản tôi muốn chỉ cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nhân ngày đầu năm. Những gì tôi thấy biết đều chỉ cho quí vị thấy biết và ứng dụng tu, sau này không trách rằng việc tu đơn giản như vậy sao Thầy không chỉ thẳng? Mong tất cả nghe nhận thấu đáo, ứng dụng tu được kết quả viên mãn.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 20141)
"Không có ai trong mộ này. Cái còn lại trong đó chỉ là những mảnh xương khô, thực sự không là gì cả, phần năng lực tinh thần hiện nay đang ở trong tôi."
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 18337)
Những giọt mưa trên tóc hai cô đầm trước mặt vẫn lấp lánh dưới ánh đèn trong bar càng gợi lại hình ảnh Kim trong lần đụt mưa hồi đó với những giọt mưa trên tóc, rõ ràng như Nghĩa đang nhìn bây giờ. Vậy mà bây giờ….
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 19453)
Từ thị xã Tây Ninh khoảng 8-9 cây số là đến núi Bà Đen, có độ cao 986m, được xem là nơi cao nhất của Nam Kỳ. Núi Bà Đen là điểm kết thúc của dãy Trường Sơn, như con rồng uốn khúc che chở Việt Nam, đến Tây Ninh là phần đuôi rồng, và ẩn hiện Thất Sơn là những phần cuối cùng của long mạch Việt Nam, sanh chín cửa Cửu Long.
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 19815)
Một cô gái bất hạnh nào đó đã lặng lẽ bỏ con còn đỏ hỏn lại bệnh viện. Một người đàn ông nhìn xác bé thơ vô tội nằm lạnh lẽo đã xin bệnh viện được giải quyết hậu sự cho bé.
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18580)
Ngày nay ở xứ người, mỗi dịp Noel, nghe tiếng chuông giáo đường ngân vang, nghe nhạc khúc Đêm Thánh Vô Cùng, tôi bồi hồi nhớ lại chuyện cũ năm xưa. Hồi đó sao mà người nghệ sĩ lại có thể thương mến nhau một cách rất chân tình như vậy.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18219)
những câu chuyện xoay quanh Lễ Giáng sinh đã được tích lũy nhiều đến nỗi có thể gom thành một pho sách dày. Tuy nhiên, cái hay của những câu chuyện Giáng sinh là người ta có thể kể đi kể lại và nghe đi nghe lại hoài mà không thấy chán