11:58 CH
Thứ Hai
18
Tháng Ba
2024

NGƯỜI VIỆT GỐC ME - Hoàng Ngọc Trâm

29 Tháng Ba 20155:38 SA(Xem: 11169)
"Người Việt Gốc Me"
Hoàng Ngọc Trâm
2015-03-16


IMG_2334.JPG
Độc Lập, Tự Do, Nằm Co vệ đường.

Sau tháng tư năm 1975, gia đình tôi trải qua những thay đổi lớn. Ba tôi là trụ cột kinh tế của gia đình, nhưng ông là một công chức của Việt Nam Cộng Hòa, nên tất nhiên ông không thể làm việc dưới chế độ Cộng Sản. Từ đó, gia đình tôi bắt đầu những năm tháng đầy khốn khó.

Gần nhà tôi có một người hàng xóm gọi là "chú Hường" hành nghề chích thuốc dạo, nhưng chú ấy bí mật hoạt động nằm vùng cho Cộng Sản; trước 30/4/1975 chú Hường thường được gọi đến nhà chúng tôi để chích thuốc mỗi khi có người bệnh, và chú rất thích ba tôi vì ba tôi đã đối xử rất tử tế và rộng rãi với chú. 

Sau 30/4/1975, chú Hường đến nhà và nói thật với ba tôi rằng chú là Cộng Sản và đang làm việc với chính quyền địa phương, nhưng vì chú quý trọng ba tôi, nên chú sẽ giúp cho ba tôi thoát khỏi đợt "tập trung cải tạo", bằng cách chú sẽ không ghi tên ba tôi vào danh sách "ngụy quân - ngụy quyền", mà thay vào đó, chú đưa ba tôi vào danh sách "tình nguyện" đi khai khẩn vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn; và chú dặn ba tôi hãy khai trong lý lịch là hành nghề giáo viên trước 30/4.

Vì vậy, ba tôi cùng với hai anh lớn trong gia đình phải "cắt hộ khẩu" để đến sống tại vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn. Ba tôi vẫn là chủ của căn nhà mà má tôi, tôi và các em tôi đang sống, nhưng vì đã "cắt hộ khẩu", nên mỗi lần ba tôi và các anh tôi về thăm nhà, thì má tôi phải đi trình báo cho tổ trưởng dân phố biết, nếu không thì trong đêm đó, ba tôi và các anh tôi sẽ bị bắt đến đồn công an vì "tạm trú bất hợp pháp"!

Hồi đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu gì nhiều về chính trị và pháp luật, nhưng tôi vẫn cảm thấy lạ lùng và thường hay tự hỏi "Nhà này của ba và các anh tôi, họ đã sống tại đây với chúng tôi suốt bao nhiêu năm, vậy mà giờ đây mỗi lần về thăm nhà thì họ phải đi báo cáo cho tổ trưởng dân phố biết để làm gì nhỉ? Bây giờ ba và các anh của tôi không còn quyền gì trong căn nhà này nữa sao?"  Thắc mắc như vậy nhưng tôi cũng chẳng hỏi ai vì lúc nào tôi cũng thấy má tôi tất bật, còn ba và các anh thì thỉnh thoảng mới về nhà, ai cũng bận bịu, lo lắng về một điều gì đó.

Sau một năm sống tại kinh tế mới Phú Nhơn, ba và các anh tôi đã bỏ hết sức để cày cuốc trồng trọt, nhưng đất ở đó chỉ toàn là sỏi đá, tốn tiền mua hạt giống để trồng bắp và các loại đậu nhưng không thu hoạch được gì. Trồng khoai mì, khoai lang, nhưng cũng chẳng đủ để ăn, ba và các anh tôi phải đi vào rừng đốn củi, đốt than, rồi phải xuống Vạn Giã làm thợ chài lưới trên các ghe kéo giã để kiếm tiền. Tiền thu được chỉ đủ sống qua ngày và trả tiền xe về thăm nhà, lâu lâu mới đem về nhà được vài ký gạo. Không thể chịu nổi cuộc sống quá khổ cực, mất tự do, mà không thấy một tương lai nào sáng sủa cho bản thân và các con, ba tôi quyết định vượt biển, dù biết rằng vượt biển là phải đối diện với tù tội hoặc đối diện với cái chết vì những trận bão tố khủng khiếp bất ngờ ngoài biển khơi. Tuy nhiên, ông thà chết chứ không thể cam chịu một cuộc sống như trong địa ngục trần gian.

Thế là ba tôi hợp tác với một nhóm bạn thân, người góp của, kẻ góp công để tổ chức vượt biển. Những người bạn thân của ba tôi thì lo việc mua ghe và mọi phí tổn khác. Ba tôi và hai người anh lớn của tôi thì lo việc tìm bãi, chôn dầu, cất giấu nước và lương thực... Và cuộc vượt biển đã được thực hiện vào mùa thu năm 1977. Ba tôi cùng người anh kế của tôi và các bạn của ông đi thoát được, nhưng vì một phần kế hoạch bị thất bại bất ngờ vào phút chót, nên anh cả của tôi đã bị rớt lại cùng một số người.
Vì ba tôi và các anh tôi không có hộ khẩu chung với má tôi, nên chính quyền điạ phương không phát hiện ngay được sự vắng mặt của ba tôi và anh tôi. 

Sau đó, khi họ bắt đầu nghi ngờ rằng ba và anh tôi đã vượt biển, thì họ cũng không có lý do gì để làm khó dễ má tôi, vì khi họ gọi má tôi lên phường để gặng hỏi chuyện vượt biển của ba và anh tôi, thì má tôi đã trả lời: "Tôi không biết gì về chồng con tôi cả. Họ đã cắt hộ khẩu đi kinh tế mới hai năm rồi. Khi nào họ về thăm nhà thì tôi gặp được họ, còn thường ngày thì tôi nghĩ là họ đang sống tại kinh tế mới Phú Nhơn. Nếu các ông có biết tin gì về chồng con tôi thì cho tôi hay với."

Thế nhưng, cũng vì không có cùng hộ khẩu với má tôi, mà anh cả của tôi phải trở thành "người Việt gốc me".
Bị rớt lại sau chuyến vượt biển ấy, anh cả của tôi không còn chỗ ở. Về lại căn nhà lá ở kinh tế mới ư? Công an ở địa phương đó sẽ bắt anh ngay. Về nhà với má và các em ư?  Lại càng bất khả, vì công an khu vực ở đây đã từng bắt nhốt anh cả của tôi nhiều lần với lý do "anh không có hộ khẩu tại nhà này, anh không được sống tại đây". Nay lại thêm tình nghi rằng anh đã tham gia vượt biển, thì chắc chắn họ sẽ bắt anh ngay lập tức, nếu họ thấy anh lảng vảng về nhà má tôi.

Thế rồi từ đó, trừ những ngày, những tháng và những năm bị nhốt trong các trại giam và nhà tù, thì anh cả của tôi phải lang thang ngủ nhờ ở nhà người quen này một đêm, nhà bạn bè khác một đêm, còn những hôm anh lén về nhà để thăm má, thì anh phải leo lên ngủ trên mái nhà, vì nếu ban đêm công an có ập đến soát nhà, thì anh hy vọng rằng họ có thể không thấy anh, hoặc anh có thể dễ tẩu thoát hơn.

Có một đêm anh cả tôi ngủ trên mái nhà, bị nhiễm lạnh, trẹo cả bắp thịt sau cổ. Sáng sớm, anh nằm trên mái nhà mà quằn quại vì đau đớn. Má tôi phải nhờ hàng xóm giúp khiêng anh xuống đất...
Mỗi lần lén về nhà, anh cả tôi thường đi ban đêm. Vậy mà có lần anh cũng bị công an bắt ngay nơi góc đường gần nhà. Lần đó anh bị nhốt 12 ngày tại đồn công an phường để họ điều tra về "các hành vi phản động" của anh. Má tôi phải nhờ cậy người quen giúp cho "chạy chọt" thì họ mới thả anh ra và đe doạ rằng: "Không bao giờ được lảng vảng về khu vực này một lần nào nữa."

Khi không còn chỗ để ngủ nhờ một đêm, và cũng không dám lẻn về nhà má nữa, thì anh cả tôi phải đi ngủ ở thềm nhà ga, ở bến xe đò, ở trong các sạp chợ... Có rất nhiều đêm, anh tôi cùng một người bạn thân đã thuê chiếu ngủ tại ga Nha Trang, dưới những hàng cây me. Má tôi có dẫn tôi đến đó thăm anh, và tôi thấy có rất nhiều gia đình cũng đang sống lây lất màn trời chiếu đất quanh sân ga và trong cái công viên tồi tàn dơ dáy trước ga.

Thuở đó, chúng tôi đùa với nhau, gọi anh cả tôi cũng như bạn anh ấy và những người sống lây lất ở ga Nha Trang là những "người Việt gốc me". Má tôi đã khóc hết nước mắt khi nhìn thấy con mình vô tội mà phải sống lang thang ngoài đường như thế.
Rồi sau bao nhiêu lần vượt biên không thành, bao nhiêu lần vào tù ra khám, anh cả của tôi và người bạn thân của anh ấy cũng thành công. Giờ đây đại gia đình chúng tôi sống tại Úc. Ở đất nước tự do này, chúng tôi có thể cư ngụ bất cứ nơi đâu chúng tôi muốn, mà chẳng bao giờ cần báo cáo cho một chính quyền địa phương nào cả. Chúng tôi có một cuộc sống thực sự an lành, tự do và hạnh phúc.

Một lần, cách đây không lâu, vài bạn người Úc của tôi nhìn thấy bức hình những người Việt Nam nằm bên lề đường, gần đó có một tấm bảng viết những dòng chữ gì đó, thì họ tò mò hỏi tôi về ý nghĩa của bức hình ấy. Tôi giải thích cho họ rằng đó là bức hình chụp cảnh những người Việt Nam bị chính quyền tham nhũng chiếm nhà, cướp đất, nên không còn chỗ ở, phải sống lây lất bên lề đường; còn những dòng chữ đó mang ý nghĩa chua chát rằng "trên đất nước độc lập, tự do này thì chúng tôi phải nằm co bên vệ đường để ngủ qua đêm".

Tôi giải thích thêm cho họ biết rằng "độc lập - tự do - hạnh phúc" là cái phương châm luôn luôn gắn liền với tên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Rồi tôi kể cho họ nghe câu chuyện của gia đình tôi. Thật là khó khăn để giải thích các bạn Úc hiểu vấn đề "hộ-khẩu" ở Việt Nam, vì ở Úc chưa bao giờ có khái niệm về "hộ-khẩu".  Sau khi nghe tôi kể chuyện, họ vô cùng ngạc nhiên và nói: “Thực là buồn cười, chính phủ Việt Nam đã hành động hoàn toàn trái ngược với cái phương châm mà họ đưa ra. Nước Úc đâu có cần phải đưa ra một phương châm như vậy, nhưng nước Úc lại thực sự có độc lập, tự do và hạnh phúc. Chúng tôi càng ngày càng hiểu lý do tại sao các bạn đã bỏ nước ra đi..." Rồi họ vui vẻ nói thêm: “Bây giờ, gia đình bạn là người-Úc-gốc-Việt”!

Từ 1975 cho đến nay, bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng ở Việt Nam giờ đây vẫn có rất nhiều người không còn nhà cửa, vì đất đai của họ đã bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" bởi một chính quyền tham nhũng. Nhiều người không được đền bù, và nhiều người chỉ được đền bù bằng một giá rất thấp, không đủ cho họ đi mua một chỗ khác để ở. Trong khi đó, những vùng đất bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" sẽ nhanh chóng biến thành tiền bạc, đất đai, nhà cửa, khách sạn... của tầng lớp cai trị.

Không có nhà để ở, họ đành ở trên lề đường, ngủ tạm ở bất cứ nơi nào họ có thể.  Giờ đây, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, rất nhiều hàng cây cao đã bị đốn sạch. Thỉnh thoảng tôi thầm nghĩ: "Có còn những hàng cây me bên những nhà ga để họ đến trải chiếu ngủ đỡ vào ban đêm như anh cả tôi và bạn của anh ấy ngày xưa không? Hay họ phải ngủ dưới gầm cầu, trong ống cống... trong những đêm lạnh lẽo?"

Xem tấm hình chụp cảnh những người dân oan mất nhà mất đất ở An Giang nằm dọc theo những vệ đường với tấm bảng ghi khẩu hiệu "DÂN AN GIANG - ĐỘC LẬP TỰ DO NẰM CO VỆ ĐƯỜNG VÌ MẤT NHÀ ĐẤT", tôi buồn và xót xa làm sao. Bây giờ chúng ta gọi họ là "người Việt gốc …" gì nhỉ?

3/2015
Hoàng Ngọc Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 2019(Xem: 8263)
Tình yêu và lòng bao dung của Thượng Đế hiện diện trong lòng người là chân lý vĩnh hằng…
06 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 6754)
Đầu Tháng Mười Hai, 2018, nước Mỹ có một tin buồn. Đó là tin vị tổng thống thứ 41 của Mỹ là ông George H.W. Bush vừa mới qua đời, hưởng thọ 94 tuổi
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7100)
Khi tôi có dịp nói chuyện với một số bạn bè người Mỹ và nói về câu chuyện của Jack và Amy qua truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn”
16 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9163)
một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, không một lời từ giã vợ con trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát
14 Tháng Mười 2018(Xem: 39062)
Một phần tài sản nên tổ chức phóng sinh.Tóm lại vợ con ông muốn cứu ông thì phải làm thật nhiều việc thiện để hồi hướng công đức cho ông.
08 Tháng Chín 2018(Xem: 40706)
Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài
08 Tháng Chín 2018(Xem: 48963)
Vì bị trượt đại học oan uổng, nên nó đâm ra bất mãn, chán đời, lêu lổng chơi bời, để rồi giờ... nó trở thành thằng ăn cướp!”.
09 Tháng Tám 2018(Xem: 8637)
Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, Sài Gòn trong tim tô
29 Tháng Bảy 2018(Xem: 8896)
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp
19 Tháng Năm 2018(Xem: 9191)
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.
17 Tháng Tư 2018(Xem: 43303)
Truyện ngắn Tiểu Tử là những giọt nước mắt, những tiếng thở dài, nụ cười trong những ngày bình an và ngay cả trong cơn đớn đau cùng cực.
04 Tháng Tư 2018(Xem: 40752)
rằng hận thù cho sức mạnh, làm ta tỉnh táo, đề phòng.
13 Tháng Ba 2018(Xem: 41379)
Đạo Phật không thể tồn tại được nếu chúng ta cứ theo một khuôn mòn lối cũ; đó là ê a tụng niệm kinh kệ bằng tiếng Hán
25 Tháng Hai 2018(Xem: 9916)
Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao? Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
17 Tháng Giêng 2018(Xem: 9889)
Việc mà chỉ có những đại anh hùng, các bậc trượng phu không biết “tham sinh úy tử” là gì họa may mới làm được. Thật là anh hùng. Tôi xin ngã mũ.
15 Tháng Giêng 2018(Xem: 8787)
Nhưng điểm chính là phải sống làm người lương thiện, sống không vì cơm áo, sống để giữ giống da vàng, sống biết thương
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 7967)
thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
17 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9040)
Noel nào tôi cũng nhớ tới buổi chiều đi gánh gạo, nhớ cái vẫy tay của anh Thu, nhớ chai dầu lửa, nhớ cục kẹo đường đen ở Cẩm-Nhân
10 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9437)
Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội
07 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7852)
“Không còn cách nào để cho các thành phần như cháu sống còn cả. Ngoại trừ… ngoại trừ bỏ nước ra đi. Chỉ có con đường đó thôi.”
12 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8255)
họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9074)
Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽ được đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt kinh tế mới.
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8042)
Khi biết những người mà tôi cứu vớt có một cuộc sống tốt đẹp, có được hạnh phúc và tương lai rộng mở, tôi cảm thấy mình vui lây và hạnh phúc lây
19 Tháng Chín 2017(Xem: 7990)
không có cả những bài "điếu văn tưởng niệm" lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những tình yêu thương từ xa xưa đọng lại
14 Tháng Chín 2017(Xem: 10576)
quyết mang đạn bom và xương máu ra để đổi lấy Tự Do. Bởi bên cạnh họ còn có một rừng người cùng chung một chính nghĩa, cùng chung một lý tưởng.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 11065)
Đúng là ‘hữu thù bất báo…phi quân tử’ diễn Nôm là có thù mà không trả thì “sẽ không lớn nổi thành người”!
21 Tháng Tám 2017(Xem: 10072)
Lên án người thì dễ, nhưng mở lòng cưu mang giúp đỡ họ mới là khó.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 11286)
Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết – quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
31 Tháng Ba 2017(Xem: 9198)
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng
10 Tháng Ba 2017(Xem: 20133)
Những làn sương mù tan dần trên những ngọn cây trơ trụi lá, lộ hé cảnh tượng tàn phá kinh khiếp của bom đạn suốt đêm qua
26 Tháng Hai 2017(Xem: 11753)
Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 9934)
Tui cũng mừng rỡ vì nghe nói ông Tổng Thống mới sẽ oánh Trung Quốc là tụi tôi mừng rồi.
20 Tháng Giêng 2017(Xem: 10084)
Hôm nay chúng ta cũng đang đối diện với thảm họa mất nước. Tại sao chúng ta không có niềm tin về chính nghĩa, về chân lý
21 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9881)
dẫu biết cô ta sẽ không hiểu sao bỗng nhiên ông nói thế, ông thì thầm: “I love Little Saigon”.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16003)
Thời gian thấm thoắt, ba mươi sáu năm đi qua. Mỗi người có riêng một hành trang, mang nó suốt đời trên vai…
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8705)
bởi chỉ cần con có sức khỏe, có thể tự chăm sóc cho bản thân thì bất luận tương lai như thế nào, cho dù con ở đâu cũng đều có thể sống tốt."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10224)
Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó
10 Tháng Mười 2016(Xem: 9277)
Truyện ngắn của Phạm Chinh Đông. Tám Hà và Kim Oanh diễn đọc. Video HD 720. Mời xem thêm tại: http://phamchinhdong.com hoặc http://phamchinhdong.blogspot.com.
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10236)
Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10604)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột
18 Tháng Chín 2016(Xem: 10920)
Đời quân ngũ đã đi vào tâm tư tình cảm tuổi trẻ khi vào đời nên gần như cả đời họ cứ vẳng nghe được tiếng nói “Thủ Đức Gọi Ta Về”
13 Tháng Chín 2016(Xem: 17392)
Nếu sự việc để đi vào lãng quên là một thiếu sót vì tôi có đề cập đến nhiều sĩ quan TQLC hồi sơ khai mà đa số anh em chưa bao giờ biết
13 Tháng Chín 2016(Xem: 10967)
anh Nguyễn Ngọc Khang là người hiền lành, tốt bụng, tận tâm và “truyền cảm hứng một cách kỳ lạ đến mỗi cuộc sống anh gặp trong đời
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10575)
nghe hát bài " Dòng sông tuổi thơ ", tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9724)
trút lên họ những cáo buộc thiếu công bằng để chính mình không phải trả lời câu hỏi trước giờ lương tâm phán xét.
15 Tháng Tám 2016(Xem: 14031)
Là bạn, là thù, là người yêu câm lặng hoặc là “hóa thân” của lý tưởng Tự Do ? Sao ngươi mãi bám theo người chiến sĩ
15 Tháng Tám 2016(Xem: 12021)
Ôi! quả báo! Quả báo! Chắc kiếp trước ta có bắt giam người, nên kiếp nầy người mới bắt giam ta. Ôi! quả báo, quả báo!
11 Tháng Tám 2016(Xem: 10745)
Về nhà sau trước không ai,Hỏi ra em đã theo trai mất rồi.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 10840)
Ai cũng phải bước tới cái ngày nhắm mắt lìa đời... Nhưng chú ơi, cháu đau lòng lắm nếu ra đi mà không giúp ích gì được cho quê hương và dân tộc mình...