5:18 SA
Thứ Sáu
10
Tháng Năm
2024

XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN - NGUYỄN NHƠN

16 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 26576)
CUNG CHÚC TÂN XUÂN


XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN
Những mùa xuân tù đày trên đất Bắc

Đầu Đông năm 76, hai ngàn tù cải tạo Miền Nam lênh đênh trên chiếc tàu Hồng Hà trên đường ra Bắc. Đổ bộ lên Bãi Cháy, Hải Phòng.Đoàn tù chia thành hai nhóm. Một hướng về Cao Bằng - Lạng Sơn tiến phát. Một quẹo trái thẳng về Hoàng Liên Sơn. Sau một ngày và gần một đêm rong ruổi, đoàn tù nhóm tôi đặt chân xuống "Trại Cải Tạo Tru
ng Ương Số 1", Lào Cai lúc 3 giờ sáng. Đường vào các phòng giam chật hẹp, đèn đóm lập lòe, chốc chốc hiện ra khung cửa hẹp, trông giống hệt cảnh Địa ngục A Tỳ, vẽ trên vách các ngôi chùa cổ Miền Nam.

Mùa Đông năm đó thời tiết thật là khắc nghiệt, đó là lời của bọn cai tù nhận định như vậy. Ban ngày còn được 5-7 độ C, ban đêm dưới 0 độ. Đội 11 chúng tôi khi đó chưa được phân công chẻ tăm mành xuất khẩu nên được xua đi, xa cách trại 5-3 cây số, cuốc đất trồng mì (sắn). Theo "kỹ thuật thâm canh tăng vụ xã nghĩa hiện đại" thì ... hốc mì phải vuông vức 4 tấc, sâu 3 tấc, rồi bỏ phân xanh xuống, tức là quơ lá cây rừng bỏ xuống đầy hốc, lấp đất lại, ủ năm ba bửa mới bỏ hom mì xuống. Trong Nam, chỉ cần cuốc một cuốc, bỏ hom mì xuống, lấy chân gạt đất lắp lại là xong. Còn ở đây, đồi núi toàn sỏi đá, không làm như trên thì hom mì không làm sao bắt rễ nổi. Cho nên phải làm như vậy chớ chẳng phải kỹ thuật xã nghĩa cái mụ nội gì! Đội 11 triển khai đội hình, tức là dàn hàng một vòng quanh ngọn đồi trọc, vì trước đó tù hình sự đã phát xong lùm bụi rồi, bắt đầu cuốc dần lên đỉnh. Sức tôi lúc đó cầm cuốc còn không vững, lại thêm trời lạnh như cắt, tay chưn run lập cập, dẫu cho có dùng hết "tinh thần cách miệng tiến công", ra sức cố cù lừ cuốc xuống thì chỉ thấy sỏi đá văng tứ tung mà lưỡi cuốc không ăn xuống được bao nhiêu! Tên cai tù trẻ nhìn tôi, lắc đầu ngán ngẩm, bèn bảo tôi chạy đi gom chà, đốt một đống lửa to cho nó ngồi sưởi ấm. Nghỉ giữa buổi, chúng cho phép anh em xúm quanh đống lửa, sưởi ấm một lúc. Nhìn anh em mặt mày tái xanh, tái xám, ngồi ủ rủ giống như một lũ u hồn, oan khuất. Lại thêm gió giật từng cơn, đã lạnh càng thêm giá buốt, tôi cám cảnh sanh tình, đặt tên cho ngọn đồi đó là "Đỉnh Gió Hú" cho nó văn chương, thơ mộng. Chiều xuống, sương mù giăng mắc, gió rét căm căm, bọn tù lầm lủi bước. Về đến trại, trời đã tối mịt mùng. Nuốt vội một chén đá duy nhất củ mì băm mà nơi đây gọi là "sắn dui" là cai tù đã lùa vào phòng giam, khóa lại. Ai nấy lật đật giăng mùng. Bao nhiêu mền chiếu đều đem ra quấn vào người. Riêng tôi, lấy hết mền chiếu trải phía dưới, quấn quanh người tấm nệm mỏng của trại tù, ngồi dựa vách run rẩy, chống lạnh cho đến khi mệt mỏi, thiếp đi. Phòng giam chật hẹp, chứa 50 nhân mạng mà lúc nầy vắng lặng như nhà mồ vì không ai đủ sức cựa quậy, đi lại. Thuở nhỏ, ở Miền Nam ấm áp quanh năm nên nghe ông già, bà cả ví von "lạnh thấu xương, lạnh nứt da, nứt thịt hoặc lạnh trong xương lạnh ra" đều không hiểu nổi. Lúc này tuổi ngoài 40 mới hiểu được thế nào là cái lạnh trên núi rừng Việt Bắc.

Cho nên một buổi sáng tàn Đông, nhằm ngày Chúa Nhật, cai tù mở cửa trễ. Đang ngồi thiêm thiếp, bất đồ anh bạn nằm bên cạnh mở tung cửa sổ ra. Ngoài song cửa hoa rừng nở rộ một màu trắng xóa khắp núi đồi, báo hiệu mùa Xuân đến. Chỉ trong một thoáng, tôi cảm thấy trong lòng bừng nở một sức sống mới: Sự HỒI SINH của Mùa Xuân. Cho nên sau nầy, khi đọc Thiền Luận của Suziki, dẫn bài "Hài cú" của một thi sĩ Nhật Bản, nhìn một đóa hoa đơn côi bên vệ đường, cảm tác nên, để dẩn giải về nguyên lý "Chẳng phải một, chẳng phải hai" của Thiền Đạo, tôi cảm nhận được liền. Cũng tương tự, khi đọc bài Xuân Thiền cuả Trúc Lâm Trần Nhân Tôn:

 
Niên thiếu chưa từng hiểu sắc không
 Xuân về hoa nở, rộn trong lòng

 Đến nay hiểu được điều không sắc

Xuân đến, giường Thiền, ngắm rụng hồng

Hoặc giả hai câu trứ danh:

 
Đừng tưởng Xuân tàn, hoa rụng hết
 Đêm qua, sân trước, MỘT CÀNH MAI

Tết năm đó, trên núi rừng Hoàng Liên, chúng tôi có một điều vui nhỏ, mỗi người được một cặp bánh chưng nhân đậu, có một lát thịt mở đàng hoàng, tuy nhỏ và mỏng. Đáng ghi nhớ là một sự kiện chấn động: Đó là tin hai người tù cải tạo Miền Nam toan vượt ngục, bị bắt lại. Ngày mồng ba tết năm đó, toàn phân trại K1 tập hợp tại Hội trường để nghe viên Chúa ngục xỉ mắng và đe dọa về vụ nầy. Về sau, biết được hai người anh em dũng cảm nầy là: Thiếu Tá TQLC Tôn Thất Thiện Nhơn và một Trung Tá HQ dường như tên là Phát.

Đó là cái Tết đầu tiên trên đầu phía Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Về sau, khi từ phòng kỷ luật ra, anh Nhơn được bố trí về Đội 11 chẻ tăm mành của chúng tôi. Lúc nầy đã sang Hè, trời nóng như thiêu, như đốt. Cột kèo bằng tre nứa, giữa trưa nổ đom đóp.Trong một buổi họp đội do tên quản giáo chủ trì, anh T3 Nhơn liền cho nổ bom, long trời, lở đất, chấn động cả toàn trại. Chẳng là vừa khi khai họp, một tên "ăng ten" hèn nhát đứng lên tố cáo, "Nhờ ơn Bác đảng nuôi cho ăn học, nhà cao, cửa rộng, áo quần lành lặn, mà có người còn phát ngôn phản động... ". Tên nầy chưa kịp chỉ danh ai thì anh T3 Nhơn đã hùng hổ đứng vụt lên, bất kể cai tù dọa nạt, hô lớn như vầy: " Đồ bợ đít, ngồi xuống. Tao chẳng những không biết ơn mà tao thù, tao oán. Bởi vì bác đảng mà thân tao tù tội, gia đình tan nát, đói khát, rách rưới tả tơi. Còn nhà cao, cửa rộng hả? Coi kìa! cái phòng giam chật hẹp, nóng như thiêu đó giống như Hỏa ngục A tỳ. Đồ bợ đít hỗn xược! Câm miệng, không thôi tao dọng vỡ mồm". Trước tình cảnh lỡ khóc, lỡ cười, tên cai ngục bèn đứng dậy ... dong thẳng một lèo ... vì không có võ trang bảo vệ.


Mùa Xuân năm Kỷ Mùi 78 kế tiếp là một cái Tết buồn. Đêm 29 Tết, bác Hồ Đắc Trung cựu Dân Biểu và Tỉnh Trưởng Tây Ninh bị đau ruột trầm trọng. Trại chở đi Bệnh Viện Lào Cai cấp cứu, mãi không thấy về, không biết thân xác vùi dập nơi đâu! Đó là cái chết đầu tiên của người tù cải tạo Miền Nam trên núi rừng Hoàng Liên. Lại thêm năm đó, trại cạn láng rồi nên mỗi thằng tù chỉ được phát cho một cặp bánh chưng mỏng lét, ruột toàn khoai lang. Đến nổi bọn cai ngục mắc cở, chống chế, "Thôi mấy anh ăn đỡ cái Tết xoàng ở đây để năm tới về nhà ăn Tết vui hơn".

Mà quả có thế thật, vì cuối tháng sáu năm đó, toàn trại, trừ hình sự và các anh Biệt Kích Miền Nam bị giam cầm ở đây từ trước, được lịnh chuẩn bị di chuyển. Có điều ... KHÔNG phải về NAM mà là về Trại Tân Lập, Vĩnh Phú, về phía hữu ngạn sông Hồng. Trại nầy nổi danh là "MỒ CHÔN TÙ CẢI TẠO MIỀN NAM"! Vốn nó là trại cải tạo địa phương cải sang. Nhà cửa lụp xụp, lợp toàn bằng lá cói, lương thực dự trữ không có. Cho nên chỉ sau đó một tháng, xãy ra trận "dịch chết đói" mà họ gọi văn hoa là "suy dinh dưởng". Có trên một trăm anh em tù cải tạo Miền Nam, rải rác khắp 5 phân trại, nhất là phân trại K1, K2, ngã gục, vùi thây khắp các đồi trồng khoai mì.

Mùa Xuân năm Canh Thân 79, vì suốt năm dài không nhận được chút ít tiếp tế nào của gia đình từ trong Nam gởi ra, nên sức dự trữ trong cơ thể cạn rồi, ai nấy đều phờ phạc, lửng lơ như xác chết chưa chôn. Tuy nhiên, tôi có một kỷ niệm cuối cùng với Đại Tá Nguyễn Văn Của, Tỉnh Trưởng Bình Dương. Tết năm đó, họ để cho tù đi lại các khu, thăm hỏi nhau. Khu tôi ở cách khu ĐT Của chỉ một bức tường cao. Tôi qua đó tìm thăm Ông. Thấy tôi, ông bước lại bá cổ, mừng rở. Tôi dang ra nhìn Ông đùa, "Coi bộ còn khá lắm". Ông vừa chửi thề, vừa kéo lưng quần ra, "Coi nè, lưng quần tao hụt cả tấc vầy! Được, được cái nỗi gì!" Lúc nầy quả thật Ông Tỉnh Trưởng đã ốm yếu quá rồi. Tôi chỉ đùa cho Ông vui vậy thôi. Mùa Đông năm ấy, Ông bị phổi có nước. Mặc dầu anh em ở Bệnh xá, cũng là tù cải tạo, tận tình giúp đở, nhưng mà Ông yếu quá, quỵ xuống vĩnh viển.
Ngày chôn Ông, tôi đang cuốc đất bên vệ đường. Chống cuốc, đứng nhìn anh em đội Cải Lương quảy chiếc hòm dã chiến, đầu cao đầu thấp, lắt lẻo bước đi, trông thật thảm thương. Đàng sau chiếc hòm đong đưa đó, không có một ai thương khóc tiễn đưa. Tôi đứng đó, thầm khóc tiễn Ông mà cũng khóc cho thân phận khốn khổ của chính mình. Nói rằng khóc thầm là bởi vì, nếu chảy nước mắt mà bọn cai tù hay ăng ten nhìn thấy thì vừa bị chửi, vừa bị làm kiểm điểm về tội "không yên tâm cải tạo".


Hồi đó, mùa Đông năm nào hay nói cho đúng là bắt đầu từ đầu tháng 9 tức là mới đầu Thu là tôi bắt đầu ôm bụng, rên rỉ cho đến hết Đông qua Xuân. Cho nên kể từ khi ĐT Của thượng đồi chè, tức là chôn bên cạnh đồi trồng trà, anh em thường kháo nhau, "không biết mùa Đông năm nay Phó Nhơn có qua khỏi không hay là lên đồi chè làm Phó cho Ông Của?". Tôi nghe thấy được, liền dẫy ra, "Ổng có kêu thì kêu thằng Vinh đó! Nó là Phó của ổng chớ can hệ gì tới tao."


Tuy nói đùa như vậy mà suýt tí nữa thì tôi đã theo Ông Của thật. Giữa tháng 12 năm 80, tôi đau một trận, thập tử, nhất sinh. Không phải ví von mà thật sự là như vậy. Đêm đó, khoảng 10 giờ, tôi bắt đầu lên cơn đau. Đến nửa đêm, chịu không nổi, la hét dữ dội, kêu lính gác, đòi cho đi Bệnh xá. Tên nầy lém lỉnh, dở trò hoãn binh, bảo chờ đi kêu cai ngục mở khóa cửa. Tôi chỉ biết lăn lộn, rít lên từng cơn. Gần sáng, tôi chịu hết nổi, làm liều, bước lại cửa sổ, thò tay qua song sắt, kêu toáng lên, xin cho một mủi Atropine. Thằng lính gác có biết trô pin, trô péc cái gì, nạt lại bảo chờ một chốc là mở khóa. Tới sáng, lả người nên khi cửa phòng giam được mở, tôi chỉ lờ mờ nhận thấy anh Mai, Đội phó Đội Rau Xanh, quấn mền, bồng đi. Đến Bệnh Xá, anh vừa đặt xuống là tôi bất tỉnh nhân sự. Từ đó về sau, tôi không biết gì nữa.Tỉnh lại thì đã nửa đêm, lại bắt đầu rên rỉ. Anh Lang cũng là tù cải tạo, được cử làm y tá trực Bệnh Xá, nghe thấy, bước lại nhỏ nhẹ bảo, "Cả Bệnh Xá chắt chiu mãi mới có được 5 ống Atropine. Từ sáng đến giờ, thấy anh đau đớn quá, không cầm lòng được, đã chích cho anh hết rồi. Bây giờ, dẫu còn thuốc cũng không dám chích cho anh nũa. Thôi, ráng ẩn nhẫn cho qua cơn." Tôi dật dờ, khi tỉnh, khi mê như vậy trải qua 4 ngày, đêm. Sáng ngày thứ năm, thấy tôi có vẽ tỉnh táo, anh Lang cầm một ống thuốc đưa ra trước mặt tôi, không rõ là thứ thuốc gì, miệng nói, "Thuốc nầy khá mạnh, anh liệu sức kham nổi không, tôi chích cho." Tôi cùng đường rồi, đánh liều, đưa tay ra. Quả nhiên, mủi kim chích chưa kịp rút ra, tôi cảm thấy như có ai cầm búa tạ đập mạnh vào ngực. Vừa tức thở, vừa nghe khí huyết nhộn nhạo, dâng lên, dâng lên. Sức sống từ mười đầu ngón tay, ngón chân thoát ra khỏi thân thể. Tôi kêu lên, "Anh Lang ơi! Tôi mệt quá!" mà nghe văng vẳng như tiếng của ai đó chớ không phải tiếng của mình. Tôi mơ hồ nghe thấy anh bảo, "Nằm xuống, nằm xuống." Nếu tôi nghe lời anh, nằm xuống, có lẽ đã đi luôn rồi! May sao, tôi chỉ chống hai tay ra sau cho vững, nủa nằm, nửa ngồi, cố ngáp ngáp thở. Đợt thứ nhứt vừa hạ xuống, đợt nhộn nhạo thứ hai lại bùng lên. Có điều lạ lùng là lúc nầy tôi không cảm thấy đau đớn gì. Trí óc vẫn sáng suốt. Nhìn ra bên ngoài, buổi sáng mùa Đông mà lại có ánh nắng vàng le lói. Đồi núi dường như nhảy múa, khi gần khi xa. Tôi thầm than, "Cả đời không làm gì ác, sao đành phải vùi thây nơi rừng núi xứ lạ, quê người?" Rồi cố gắng hít thở. Bỗng nhiên, tất cả đều lắng xuống, thân tâm cảm thấy êm ả lạ thường. Đến nỗi khi về lại giường, nằm xuống đi vào giấc ngủ cô miên, êm đềm như chưa từng thấy.


Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "
Tùy Thuận Duyên Giác", yên lặng nằm xuống, có lẽ đã dứt nghiệp từ khi ấy. Nhưng vì không hiểu biết, tôi lại cưỡng cầu, lại còn dấy lên "một niệm" oan khuất nên lại tái sinh. Nói cho rõ thì như vầy: Đạo Phật giải thích về Nghiệp bằng hình ảnh một mủi tên, ví như thân mạng. Nghiệp lực là sức mạnh phóng mủi tên thân mạng lao đi. Nghiệp dứt, mủi tên hết đà rơi xuống, thân mạng cũng dứt theo. Lúc đó, tôi đâu hiểu lý nầy nên mới cưỡng cầu, dấy lên một niệm oan khuất, tạo ra một Nghiệp Lực mới, đẩy mủi tên thân mạng tiếp tục duyên nghiệp mới.
Trên đây là những MÙA XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN, bởi vì nói là Tân Lập, Vĩnh Phú, kỳ thật nơi đó vẫn là một thung lũng hẹp nằm giữa rặng Hoàng Liên trên Đất Bắc

Xuân năm nay là bắt đầu năm thứ năm, sống trên đất Mỹ. Bốn Mùa Xuân qua đều không cảm thấy gì là Tết. Hội Tết ở đây, dẫu cho tổ chức khéo léo cách mấy cũng không thể tạo nên "không khí" của Ngày Tết nơi Quê Nhà. Con lân múa trong Hội Chợ Mỹ không thể nào sinh động như con cù giỡn pháo trên đường phố quê tôi. Con cù râu bạc đó làm thế nào sánh được với con cù râu bạc của Hội Chùa Bà, xứ THỦ, Bình Dương.

Tìm đâu thấy cành mai vàng rực rở của Ngày Tết ở Quê Nhà!? Tìm đâu thấy cảnh trẻ em mặc quần áo Tết sặc sỡ, vui đùa trên hè phố, thỉnh thoảng đốt trái pháo chuột nổ tì tạch!? Cho nên ngày Tết, cứ nằm nhà, ngâm Kiều, giải khuây:


Ngày Xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa


Hoặc giả, xót thân 15 năm lưu lạc phong trần thì ngâm Kiều vịnh:


Tấm lòng nhi nữ thương mà trách
Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công

 Nguyễn Nhơn
 (Để ghi nhớ những ngày gian khổ trên Đất Bắc)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12873)
KHI HOA KỲ BÁN SẮT VỤN CÁC LOẠI THIẾT GIÁP HẠM THÌ CÁC LOẠI ĐẠI BÁC HẠNG NẶNG CŨNG KHÔNG CÒN ĐƯỢC TRANG BỊ CHO TÀU CHIẾN - THAY VÀO ĐÓ LÀ CÁC LOẠI HOẢ TIỂN TỐI TÂN VÀ RẤT CHÍNH XÁC
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10900)
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh. Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan. Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10652)
Tới nay, các vụ tin tặc Trung Quốc chính yếu là tình báo nhắm vào việc đánh cắp tài sản bí mật quân sự và trí tuệ. Tuy nhiên, Tướng Keith Alexander, chỉ huy trưởng tình báo tại Ngũ Giác Đài, không chỉ nói đến tin tặc Trung Quốc mà còn có một chút nghi ngờ về những phân tích tình báo cho rằng Bắc Kinh là thủ phạm lớn nhất của những tội phạm trên mạng.
22 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11702)
Không phải bây giờ các chủ phương tiện lưu thông qua cầu Gành mới ngán ngẩm, mà đã từ lâu, khi phải đi ngang qua khu vực này ai nấy đều mệt mỏi vì cảnh chờ đợi những lúc tàu qua lại
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10657)
Được như vậy thì bạn công an vô danh sẽ không còn băn khoăn “làm sao có được cảm tình của nhau đây?” bởi vì chỉ cần bước một bước là bạn từ phía bạo quyền quay về với Đại nghĩa Dân tộc, không phải chỉ có được cảm tình của nhau mà đã thành chiền hữu, sát cánh nhau cùng xây dựng lại Đất nước.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10591)
Thành ra cho đến nay, cái nhãn hiệu Nàng Hương Chợ Đào không còn là đặc quyền của loại gạo thơm nổi tiếng của đồng bằng miền Nam nữa. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có không phải chỉ một giống gạo thơm. Nhưng ngày nay gạo Tám Thơm của ngoài Bắc hầu như đã diệt chủng, trong khi gạo Nàng Hương Chợ Đào thì mất tên. Ông bạn tôi nói đúng “How sad!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9986)
Ở lứa tuổi đôi mươi, còn cắp sách đến trường, tiền của thời không có đã đành, đầu óc lại bị nhồi sọ bởi chủ thuyết duy vật, vô thần, không ai dạy dỗ gì về truyền thống chống xâm lăng Tàu, hai Bà Trưng, Diên Hồng, Bình Ngô Đại cáo! Đích thật là nghèo đủ hai phương diện. Nhưng theo dỏi các lời bình của các cậu trên trang mạng, ngạc nhiên thấy các chàng trích dẫn “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” dài dài,
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10438)
Christmas là một đảo nhỏ của Australia ở Ấn Độ Dương, cách 2.600 km về phía tây bắc của thành phố Perth. Đó là quê hương của nhiều loài động vật và thực vật phong phú và kỳ lạ. Đặc sản của hòn đảo này là những cuộc di cư ngoạn mục của cua đỏ từ rừng rậm đến bờ biển hàng năm trong mùa sinh sản.
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11107)
Trong các bữa ăn hằng ngày, các món ăn làm từ thịt heo được xem là rất thông dụng. Ông bà mình thường hay nói thịt heo ăn rất hiền, ám chỉ là nó ít khi gây 'phong, khó chịu ngứa ngáy' cho người ăn. Bởi lý do này mà ở bên nhà món thịt heo kho tiêu là món rất ư bình dân cho các chị sau khi sanh nở, ăn cho chắc bụng.
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12411)
Nói quanh quẩn vậy đủ rồi Có ngon nói chuyện Quỉ Cộng thử coi Mới đánh liều tán phứa Sờ mu rùa khấn lâm râm
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11764)
Những tài liệu hình ảnh được thu thập trong năm 2011. Tuy vẫn còn hạn chế nhưng phẩn nào cũng giúp tầm nhìn của quý đồng hương và thân hữu khấp nơi
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10568)
Bọn sát nhân nào đã sát hại khoảng 5.000 người Việt Nam vô tội bằng đủ hình thức giết người từ kẽm gai, chày vồ, cuốc, xẻng, cán rựa, mã tấu, báng súng… và vùi nông trong những nấm mồ tập thể trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế? Bao giờ thì Toà Án Xử Tội Diệt Chủng sẽ xét xử bọn sát nhân này?!
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12255)
Lễ trao giải Nobel 2011 đã diễn ra ngày 10/12 tại hai địa điểm Oslo, Na Uy và Stockholm, Thụy Điển đúng ngày mất của Alfred Nobel, người sáng lập giải thưởng cao quý này.
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11124)
Hơn nửa thế kỷ trước, hai mươi triệu nhân dân Miền Nam tiến hành Cách mạng, thiết lập Nền Cộng hòa Dân chủ – Pháp trị để làm bước khởi phát, tiến tới mục tiêu cao cả, tạo lập Xã hội Việt tộc: DÂN TỘC – NHÂN BẢN – TÂM LNH. Ước mơ xưa nửa đường đứt gánh nên còn dang dở!
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14013)
Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp tết (có cành đào đất Bắc) Bộ trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12546)
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12422)
OSLO, Đô thị của Na Uy có dân số 800 000 người, được vua Hárald Hardrade lập vào năm 1048 và trở thành đô thị chánh thức cuối TK XIII. Vua Hâkon V lập thành lũy Akershus để phòng thủ thành đô.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11434)
Xin cúp viện trợ Quốc tế cái rụp Để chế độ tàn ngược VC sụp cái rụp Cho dân Việt Nam nhờ
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12674)
Hôm 7.12, Mỹ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 cuộc tấn công Trân Châu Cảng bằng cách treo cờ rủ và cử hành phút mặc niệm vào thời khắc cuộc tấn công thay đổi lịch sử khai diễn.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11727)
Con đường chiến đấu dù còn xa Cũng rút lại còn trong gang tấc Không cần cầu mong Chân cứng đá mềm mà chi
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12541)
NHÌN LẠI ĐỒNG TIỀN XƯA ĐỂ BIẾT TIỀN NÀO GIÁ TRỊ HƠN
03 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9796)
Thân kính gởi Cái theory của tôi về cuộc tàn sát Mậu Thân tại Huế trình bày trong tài liệu này “likely” hay “unlikely” ? Tôi sẽ rất cám ơn mọi ý kiến likely hay unlikely Trần Bình Nam
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10844)
Vã lại tình cảnh đất nước hiện nay thật bi đát, cần phải tích cực hành động bằng cách nầy khác để cứu nguy, không phải cứu đảng mà cứu dân, cứu nước, bằng cách sớm trừ bỏ chế độ độc tài toàn trị bất lực, tham nhũng, coi sinh mạng dân như kiến cỏ.
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11158)
Sống cho có nghĩa, có nhân, những tưởng là việc nhỏ giữa mẹ con. Nhưng trên đây là lời Đại cáo của nhà Vua ban bố cho toàn dân, nêu cao Đại nghĩa và lòng Nhân hậu Dân tộc, thiết tưởng có thể xác định tự tính NHÂN NGHĨA của dân tộc
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13205)
Xin mời quý vị "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp kỳ lạ của 1 sinh vật sống dưới biển của vùng Nam Úc tạm dịch là "Rồng Lá".
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13699)
Giá trị nhất là bốn chử VIỆT NAM CỘNG HÒA ở trên bia chủ quyền, cần phải nhanh tay bảo vệ di tích nếu không chắc chắn sẽ biến mất giống như những cột mốc ở Ải Nam Quan.
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11544)
”Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội. Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.”
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 12712)
Ròm tìm lại được một bài hát quản cáo Kem Hynos : ....................... Thời còn chương trình Phát Thanh Thương Mại trên đài phát thanh Sài Gòn, một chương trình nhạc có quảng cáo thương mại, hãng làm kem đánh răng Hynos cũng có quảng cáo với bài hát như sau: " Răng em, răng em trắng muốt như ngà Nhờ kem, nhờ kem Hynos mà ra. Anh yêu em hay anh yêu kem hay anh yêu anh bảy chà da đen? Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà da đen."
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 25541)
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11775)
Ngày trước, bọn lưu manh VC đặt bài hát “ xuống đường “ để kích động thanh niên giúp chúng xâm chiếm Miền Nam. Ngày nay các bạn trẻ làm cách mạng lại dùng bài hát ấy khích lệ nhau vùng lên đánh đổ ngụy quyền VC:
26 Tháng Mười 2011(Xem: 13052)
“Tôi đã nhìn thấy đĩa bay đang phát sáng và dần mất tự chủ. Như có ai xui khiến, tôi bước lên đĩa bay. Sau đó ít phút, bốn sinh vật lạ xuất hiện ngay trước mắt. Họ nói ngôn ngữ mà tôi hiểu được, yêu cầu tôi không được cử động và tiến hành kiểm tra kết cấu cơ thể tôi…”
25 Tháng Mười 2011(Xem: 11885)
“Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách” đâm ra động lòng, nên viết bài kể trên. Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
23 Tháng Mười 2011(Xem: 13406)
Nói chung, làm cách mạng quần chúng là phải dựa vào sức mạnh đám đông. Chừng nào huy động được đám đông áp đảo khiền lực lượng chống biểu tình bị tràn ngập thì khi đó mới có cơ thành công.
21 Tháng Mười 2011(Xem: 13026)
Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt
18 Tháng Mười 2011(Xem: 11705)
Nói tóm lại, nếu chú Ba muốn gia nhập trò chơi Kinh tế toàn cầu thời phải sửa đổi hệ thống chánh trị để phù hợp với luật chơi toàn cầu. Bằng cưởng lại thời phải trở về luật chơi song phương cổ điển.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 14636)
Những giá trị nghệ thuật luôn đuợc trân quý và gìn giữ
16 Tháng Mười 2011(Xem: 15601)
Hình ảnh những lũy tre vút cao đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Đối với người Việt, cây tre là một phần không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày cũng như nền văn hóa của cả dân tộc. Gần gũi là vậy nhưng trong những cây tre tồn tại một bí ẩn to lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó chính là những bông hoa tre.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 15240)
Nhìn Lại Cuộc Di Cư 1954-1955- Chiến dịch Operation Passage to Freedom của Hải Quân Mỹ để thấy rằng không có chiến dịch này, cuộc di cư của gần một triệu người có thể không trọn vẹn. Nghĩa là thất bại và để lại nỗi tuyệt vọng cho bao nhiêu người đã không ra đi được.
14 Tháng Mười 2011(Xem: 14979)
Từ đây, công cuộc tranh đấu để giành lại quyền sống, quyền làm người là thuộc về đông đảo người dân bình thường tự mình thức tỉnh, tự mình đứng dậy, tự mình đi. Đó là thành tựu Cách Mạng Toàn Dân, trịnh trọng gọi là ĐẠI CÁCH MẠNG DÂN TỘC.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 18573)
“Tất cả tranh trong triển lãm chỉ trưng bày cho người xem chứ nhất định không bán dù bất cứ lý do gì”. Được biết, “nhà tài trợ” in sách và triển lãm Tranh lụa Kiều là người mà suốt đời họa sĩ Ngọc Mai hy sinh tuổi thanh xuân để nuôi dưỡng - kỹ sư Lê Minh Thụy - con trai họa sĩ.
30 Tháng Chín 2011(Xem: 16809)
Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một “tác phẩm” công nghệ đỉnh cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu thông vào ngày 2/10/2011
30 Tháng Chín 2011(Xem: 23274)
Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau. Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13067)
Gửi gió cho mây ngàn bay, Chiếc lá cuối cùng… là những câu chuyện thú vị về Đoàn Chuẩn: huyền sử Đoàn Chuẩn - Từ Linh, các giai thoại về giai nhân, sự im lặng của ông trong suốt 31 năm không viết thêm ca khúc nào
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13275)
Bức Tượng Nữ Thần Tự Do là hình ảnh của lý tưởng Tự Do và Bình Đẳng. Những kẻ hiện đang bị đàn áp tại nhiều nơi trên trái đất đã ghi khắc hình ảnh này trong trái tim của họ.
23 Tháng Chín 2011(Xem: 13888)
...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau. -------
20 Tháng Chín 2011(Xem: 13515)
Ngày 6 tháng Năm, 2011, Al Qaeda xác nhận cái chết của bin Laden, và phổ biến lời ca tụng “các dân tộc Hồi Giáo” về “cuộc tử đạo của người con yêu dấu Osama”
17 Tháng Chín 2011(Xem: 21637)
Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này.Cung nen xem lai ky niem cũ
13 Tháng Chín 2011(Xem: 12193)
Gần 3.000 nạn nhân của vụ 11/9 được ghi danh tại khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, nhưng không phải theo thứ tự bảng chữ cái thông thường, mà theo một cách đặc biệt hơn rất nhiều.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 12462)
Niềm vui làm mẹ chưa trọn thì Phạm Tú Anh bất ngờ ra đi, bỏ lại trần gian tác giả của “Cross Sections” và cô con gái hai tháng tuổi, Vivienne Hoang-Anh Knobel
11 Tháng Chín 2011(Xem: 13398)
Canh bạc kinh tế tài chính lúc đó thêm gian lận và nặng mùi vị “xập xám chướng” ma phiệt. “Faites vos jeux. Rien ne va plus”.[14] Mời Quý vị đặt tiền. Không còn xoá bài đánh lại được nữa.