9:21 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

NHỮNG EO BIỂN CHIẾN LỰƠC ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG DẦU HỎA

19 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 10729)

NHỮNG EO BIỂN CHIẾN LỰƠC
ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG DẦU HỎA
 
 Hẹp như cái cổ chai, đó là những cái nút thắt, đóng vai trò chiến lược trong vận chuyển dầu thô cung cấp cho thị trường thế giới. Theo Cơ quan tin tức năng lượng Mỹ, năm 2011, tổng suất lượng dầu thô thế giới đến 88 triệu thùng/ngày với hơn 1/2 trong số đó được vận chuyển bằng tàu trên những tuyến hàng hải cố định...
 
1 – Eo biển Hormuz
Phải nói là những kẻ đầu óc chính trị cực đoan tối tăm mới nghĩ đến việc phong toả cửa eo biển Hormuz. Chẳng lẽ thế giới Arập, chưa kể OPEC, có thể ngồi yên nhìn một tên điên nào đó khóa chặt nguồn vận chuyển dầu mỏ của họ? Tuy nhiên, nếu chẳng may xảy ra binh đao tại Hormuz, thị trường dầu thế giới chắc chắn biến động mạnh.
 
 blank

Nằm giữa Oman và Iran, eo biển Hormuz nối vịnh Ba Tư với vịnh Oman và biển Arập. Đây được xem là cái nút chai cung cấp nguồn dầu mỏ quan trọng nhất thế giới. Năm 2011, mỗi ngày, gần 17 triệu thùng dầu đã đi qua cái nút thắt Hormuz, tăng từ 15,5-16 triệu thùng/ngày năm 2009-2010. Hoạt động vận chuyển dầu ngang Hormuz năm 2011 chiếm khoảng 35% tất cả chuyến tàu dầu thế giới, hay gần 20% giao dịch dầu thế giới.
 Trung bình, năm 2011, mỗi ngày có khoảng 14 tàu dầu thô đi ngang Hormuz; trong khi hơn 85% nguồn xuất khẩu dầu thô này là được chuyển ra Ấn Độ Dương và từ đó đến châu Á (cung cấp cho những thị trường khát dầu nhiều nhất khu vực như Nhật, Trung cộng , Ấn Độ và Hàn Quốc).
 Tại điểm hẹp nhất, Hormuz rộng 33,8km nhưng bề rộng cho phép đối với hành lang di chuyển an toàn cho tàu – tính cả hai hướng (ra và vào) – thì chỉ khoảng hơn 3,2km (được cách nhau bởi vùng đệm dài hơn 3km). Tuy nhiên, Hormuz đủ sâu và đủ rộng để cho thông thương những con tàu dầu lớn nhất thế giới (2/3 tàu dầu thế giới thường có trọng lượng vượt quá 150.000 tấn).

blank
 
 blank
 
Con đường vận chuyển dầu từ Trung Đông sang châu Á qua ngả Hormuz Với vị trí chiến lược như vậy, một biến động chính trị nghiêm trọng tại Hormuz luôn khiến thị trường dầu thế giới ảnh hưởng nặng nề. Lấy ví dụ “cuộc chiến tàu dầu” giữa Iran và Iraq từ năm 1984 đến 1987, khi hai bên nã pháo vào tàu dầu đối phương. Tỉ lệ “sát phạt” giữa hai bên là ngang ngửa và cuộc chiến nhùng nhằng đã khiến nguồn dầu cung cấp bằng đường biển tại vịnh Ba Tư giảm 25%, buộc Mỹ cuối cùng phải vào cuộc.
 Do Oman, Iran và Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đều có chung biên giới với Hormuz nên cả 3 nước đều đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định môi trường an ninh tại khu vực. Trong khi đó, Oman và UAE là đồng minh Mỹ (Washington lâu nay vẫn viện trợ hoặc bán vũ khí cho hai nước này trong đó có chiến đấu cơ F-15 và F-16). Ngoài ra, Mỹ , nhiều thập niên qua, luôn duy trì một lực lượng hải quân mạnh tại khu vực… Cửa “thoát hiểm” duy nhất đối với nguồn dầu vịnh Ba Tư, nếu Hormuz bị bít, là cảng Yanbu (thuộc Arập Xêút) tại Hồng Hải, nơi có thể xuất khoảng 4,8 triệu thùng/ngày.
 
blank

Trên bộ, một hệ thống ống dẫn 1.199km, gọi là “Tuyến ống dẫn Đông – Tây”, cũng có thể được tăng cường sử dụng nếu Hormuz bị khóa.
 
 blank
Hệ thống ống dẫn dầu này băng ngang Arập Xêút, từ Abqaiq đến Hồng Hải, có thể chuyển được khoảng 5 triệu thùng/ngày.

Hiện tại, UAE đang xây hệ thống ống dẫn Abu Dhabi (1,5 triệu thùng/ngày) băng ngang Abu Dhabi và đến cảng Fujairah, cũng được xem là cửa ngỏ thay thế nếu Hormuz bị phong toả…

 Hormuz - eo biển quan trọng chiến lược số một thế giới
 Kênh đào Suez chiếm 14% giao dịch thương mại thế giới
 
 
2 – Eo biển Malacca

blank
 
Nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, eo biển Malacca là tuyến hải trình ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á nói chung và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương nói riêng. Nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, Malacca là tuyến hải hành quen thuộc của các con tàu buôn lẫn tàu dầu thế giới (với trung bình khoảng 13,6-14 triệu thùng/ngày). Mỗi năm có hơn 60.000 lượt tàu đi ngang Malacca. Khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới và 80% nguồn dầu xuất khẩu đến Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan đều chạy ngang Malacca.
 blank

Nếu Malacca bị khóa, gần 1/2 các con tàu thế giới nói chung buộc phải đi vòng quanh bán đảo Indonesia, qua eo biển Lombok (nằm giữa Bali và Lombok) hoặc eo biển Sunda (giữa Java và Sumatra).

blank

blank

 Với chiều dài 800km, Malacca uốn éo ,thụt vào phình ra với chỗ rộng nhất là 320km và chỗ hẹp nhất chỉ vỏn vẹn 2,7km (tại nơi của cái “cổ chai” Phillips Channel thuộc eo biển Singapore).
 blank

Là eo biển dài nhất thế giới được dùng cho hải hành quốc tế, trong nhiều thế kỷ, Malacca đã là một phần của tuyến vận chuyển tàu buôn của giới thương nhân Arập, nối Trung Đông với Đông Nam Á trong suốt chiều dài lịch sử thương mại giữa thế giới Arập với châu Á.
 
 
3 – Kênh đào Suez

blank
 
Nằm tại Ai Cập, kênh đào Suez nối Hồng Hải và vịnh Suez với Địa Trung H ải. Trung bình mỗi ngày có khoảng 38 con tàu ra vào Suez, chiếm 14% giao dịch thương mại thế giới. Tính đến tháng 11/2010 ( tin mới nhất có thể có), dầu (dầu thô lẫn sản phẩm tinh chế từ dầu) và khí hóa lỏng chiếm từ 11-13% lưu lượng vận chuyển trên Suez. Tổng lượng dầu được chở ngang Suez đạt khoảng 2 triệu thùng/ngày (chiếm gần 5% giao dịch dầu bằng đường hàng hải thế giới năm 2010).
blank

 Với điểm hẹp nhất chỉ rộng hơn 300m, kênh Suez không thể xử lý được những con tàu dầu khổng lồ. Tuy nhiên, không vì thế mà tính chiến lược của Suez không quan trọng. Nếu Suez bị đóng, các con tàu dầu buộc phải đi đường vòng qua điểm cực Nam châu Phi (mũi Hảo Vọng), tức phải tốn tiền “đổ dầu” để chạy thêm một quãng lòng vòng 9.656km nữa. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), việc đi vòng qua châu Phi sẽ mất thêm 15 ngày mới đến được châu Âu và 8-10 ngày đến Mỹ. Bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào tại Suez cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Người ta hẳn còn nhớ sự kiện năm 1956 khi Ai Cập quốc hữu hóa con kênh đào dẫn đến việc Israel cùng Anh và Pháp mang quân đánh nước này. Phản hồi, Ai Cập cho đánh chìm tàu trên Suez, khiến con kênh bị đóng cửa năm 1956 đến 1957. Thập niên 60 của thế kỷ trước, trong cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và Ai Cập, Suez cũng bị đóng cửa từ năm 1967-1975… Với công nghiệp dầu hiện nay, nếu Suez bị đóng, tuyến ống dẫn thay thế là SUMED (Suez-Mediterranea) dài hơn 320km (2,3 triệu thùng/ngày), chạy từ Ain Sukhna ở bờ biển HồngHải đến Sidi Kerir thuộc Địa Trung Hải.

blank 

SUMED nằm dưới sự quản lý của Arab Petroleum Pipeline (liên doanh giữa Tập đoàn dầu Ai Cập, Tập đoàn Saudi Aramco, Tập đoàn Dầu Quốc gia Abu Dhabi và một số công ty dầu Kuwait).
 
 
4 – Eo biển Bab el-Mandab

 blank

Bab el-Mandab - cánh cửa hẹp nối Hồng Hải với vịnh Aden
Vào năm 2008, eo biển Bab el-Mandab có thể “tải” 4 triệu thùng dầu/ngày; chở đến châu Âu, Mỹ và châu Á. Nằm giữa Yemen trên bán đảo Arập, Djibouti, Eritrea, Bắc Somalia, Bab el-Mandab là cánh cửa hẹp nối Hồng Hải với vịnh Aden. Nói cách khác, Bab el-Mandab là điểm nối chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Địa Trung H ải, qua Hồng Hải.
 Năm 2006, mỗi ngày có 3,3 triệu thùng dầu được chở ngang Bab el-Mandab. Eo biển này là cái nút cổ chai phức tạp. Khoảng cách giữa hai bờ từ Ras Menheli tại Yemen đến Ras Siyan tại Djibouti là 30km. Trong khi đó, đảo Perim chia Bab el-Mandab thành hai eo nhỏ – phía đông được đặt tên là Bab Iskender với chiều rộng chỉ khoảng 3km; và phía tây được đặt tên là Dact-el-Mayun với chiều rộng chừng 25km. 

blank

Tính chiến lược của Bab el-Mandab ở chỗ, nếu nó bị đóng, những con tàu dầu từ vịnh Ba Tư không thể đến được kênh đào Suez mà phải đi đường vòng qua cực Nam châu Phi.
 
 
5 – Eo biển Bosporus
 
blank

Eo biển Bosporus - nhát cắt tự nhiên mang tính huyết mạch giữa châu Âu và châu Á
Tầm quan trọng chiến lược của Bosporus đã được lịch sử chứng minh bằng quyết định thành lập đại đô Constantinople của hoàng đế La Mã Constantine Đ ại đế vào năm 330. Năm 1453, yếu tố chiến lược của Bosporus một lần nữa lại thể hiện khi nó bị đế quốc Ottoman chinh phục. Giữa thế kỷ XX, Liên Xô cũng từng muốn chiếm Bosporus để làm tiền đồ chiến lược. Là ranh giới tự nhiên giữa lục địa châu Á và châu Âu, nhìn trên bản đồ, Bosporus như một lằn ranh mà người ta có thể “sải một bước” sang châu Âu từ châu Á (hay ngược lại). 
Dài 30km với điểm hẹp nhất chỉ 1km, Bosporus nối Hắc Hải với Địa Trung H ải, trở thành nút thắt huyết mạch mang tính chiến lược cho các con tàu dầu tại khu vực.
 Dù có thể xây ống dẫn để thay thế nhưng chi phí tốn kém và hiệu quả kinh tế thấp nên cuối cùng người ta vẫn chọn Bosporus để thực hiện những chuyến giao dịch dầu. Cụ thể, để chuyển dầu theo tuyến ống dẫn Baku (Azerbaijan) – Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ), chi phí cần trả là từ 1USD đến 2 USD/thùng; trong khi đó, vận chuyển dầu xuyên Hắc Hải, qua Bosporus, chỉ tốn 20 xu (USD)/thùng.

 blank 

Mỗi năm có khoảng 50.000 con tàu, trong đó có 5.500 tàu dầu, đi ngang Bosporus. Việc chở dầu qua ngỏ Bosporus (trung bình gần 3 triệu thùng/ngày) bắt đầu tăng vài năm gần đây, với sự phát triển các mỏ dầu ở biển Caspian và khu vực Trung Á; biến Bosporus thành một trong những nút thắt nhộn nhịp nhất (cũng như nguy hiểm nhất) thế giới, cung cấp nguồn năng lượng cho Tây Âu và Nam châu Âu.
 
 
6 – Kênh đào Panama

blank
 
Dài 83km, kênh đào Panama là con đường tắt nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương; với tầm quan trọng tăng dần.Năm 1914, chỉ có khoảng 1.000 con tàu đi ngang kênh đào Panama; đến năm 2008, con số trên là 14.702.
blank
 
Dù nơi hẹp nhất chỉ hơn 33m nhưng 1/5 lượng tàu lưu thông qua kênh đào Panama đều là tàu dầu. Nếu con kênh này bị đóng, các con tàu phải chạy vòng qua eo biển Magellan, Mũi Sừng và eo Drake (Mar de Hoces) ở cực Nam châu Mỹ. Theo Ban Quản lý kênh đào Panama, mỗi ngày có 766.000 thùng dầu thô và sản phẩm dầu được chở ngang kênh đào Panama trong năm tài khóa 2011. Với Mỹ, kênh đào Panama có tầm chiến lược đặc biệt bởi nó là “đường tắt” ngắn nhất nối bờ Tây và bờ Đông nước này, “tiết kiệm” được 13.000km (từ 21.000km xuống còn 8.000km). Tổng quát, kênh đào Panama giúp giải quyết được khoảng 12% tổng giao dịch thương mại qua đường biển của nước Mỹ.
 
 
7 – Khu vực eo biển Danish (Danish Straits)

blank

Người ta gọi đó là cụm eo biển bởi Danish Straits gồm ba eo biển nhỏ nối
 biển Baltic với Biển Bắc, qua hai vùng biển Kattegat và Skagerrak (Danish Straits không phải là “eo biển Đan Mạch” nằm giữa Greeland và Iceland). Ba “con lộ” chính của Danish Straits là Storeboelt (Vành đai Lớn), Lilleboelt (Vành đai Nhỏ) và Oresund. Vài năm trở lại đây, tầm quan trọng Danish Straits bắt đầu tăng dần, khi nó trở thành tuyến vận chuyển đưa dầu từ Nga vào châu Âu.

blank
Năm 2009, có khoảng 3,3 triệu thùng/ngày được vận chuyển từ các cảng Baltic về hướng tây vào thị trường châu Âu, so với 2,4 triệu thùng/ngày năm 2005. Ngoài ra, ước tính mỗi ngày có khoảng 0,3 triệu thùng dầu thô, từ Na Uy, được vận chuyển về hướng đông cung cấp cho thị trường Scandinavia./.
 
M.Kim
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2012(Xem: 10431)
Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau, cho dù trong cuộc sống bận rộn bạn ít khi gặp mọi người, nhưng bạn hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương bạn hơn.
01 Tháng Mười 2012(Xem: 15642)
Nhiều năm gần đây, đọc báo chí của nhà nước Hà Nội xuất bản tại Việt Nam, độc giả hãi hùng vì những trích thuật từ những áng “Kim Cổ Hùng Văn” của các cô cậu tú. Hãi hùng và buồn cười. Nghĩa là chết vì buồn, và vì cười.
01 Tháng Mười 2012(Xem: 10552)
Đứng trước tình thế này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không thể ngồi yên và không quân là đơn vị đầu tiên được họ ưu tiên nâng cấp tăng cường sức chiến đấu
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9781)
Nói làm gì về chuyện: "Ca nữ bất tri vong quốc hận Cách giang do xướng hậu đình hoa"
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9243)
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9673)
Thua một trận đánh, không phải là thua cả cuộc chiến. Thua trên mặt trận súng đạn, quân chánh Miền Nam lưu vong ra hải ngoại tiếp tục cuộc chiến trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, mệnh danh là “cuộc chiến giữ lửa.”
29 Tháng Chín 2012(Xem: 9685)
Có thể nói, ai đã từng là học sinh Việt Nam, từng học sử Việt, thì không mấy ai xa lạ với danh từ “thời kỳ đô hộ” của Trung Hoa trong lịch sử suốt mấy ngàn năm của dân tộc.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 9583)
Bắc Kinh đang lợi dụng những gì mà họ coi là yếu kém của ASEAN, Mỹ, Nhật Bản để thúc đẩy cơ chế kiểm soát của Trung Quốc tiến về phía Nam và sâu hơn nữa vào “trái tim hàng hải” của Đông Nam Á (Biển Đông).
28 Tháng Chín 2012(Xem: 11101)
Tất cả là giả tưởng Còn lại là thê lương Mấy triệu sống tha hương Còn lại tám mươi bảy triệu
28 Tháng Chín 2012(Xem: 11837)
Thợ mỏ TQ – Mối đe dọa mới ở Afghanistan Giờ đây, những người thợ mỏ Trung Quốc lại là mối đe dọa mới với những bức tượng Phật có tuổi đời hàng nghìn năm ở Afghanistan.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 10364)
Khúc Hoàng tay Nguyệt còn chờ dạy, Cánh phượng đường mây đã vội chi. Chua xót lòng xem lời để lại, Hững hờ duyên bấy bước ra đi,
27 Tháng Chín 2012(Xem: 10335)
Không những có tài năng khiến mọi người nể phục, những nhà khoa học nữ này còn sở hữu nhan sắc khiến ai bất cứ quý ông nào cũng xiêu lòng.
25 Tháng Chín 2012(Xem: 10675)
Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed).Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thi luôn luôn kiếm second/third opinion.
24 Tháng Chín 2012(Xem: 9854)
Có ai hỏi anh từ đâu tới? Tôi trả lời, tôi từ đất nước Xưa là nước Việt Nam Nay chệt Tàu gọi là An nam đô hộ phủ,
24 Tháng Chín 2012(Xem: 10328)
Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy
24 Tháng Chín 2012(Xem: 22640)
Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 9258)
Quí vị không muốn đồng hành cùng dân tộc để cùng chống ngoại xâm thì không có gì để nói nếu quí vị muốn đồng hành cùng dân tộc thì quí vị nên có thành tâm trao trả tự do cho toàn dân
23 Tháng Chín 2012(Xem: 11210)
Khi con chim còn sống, nó ăn con kiến. Khi con chim chết, con kiến ăn con chim.
23 Tháng Chín 2012(Xem: 12072)
Nhìn hình chụp căn nhà của cựu Tổng Thống VNCH, ai cũng thấy đó chỉ là một căn nhà bình thường của giới trung lưu trước 1975. Nếu so với những dinh thự của các đảng viên cán bộ cộng sản thì không bằng cái nhà để xe của họ dù trước khi cướp được quyền họ chỉ là dân vô sản vô học.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 9897)
Định mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 10612)
Giới truyền thông Hoa Kỳ cho biết thêm là bộ phim đang làm chấn động thế giới Hồi giáo đã do đạo diễn Mỹ, Alan Roberts, 65 tuổi thực hiện.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 13209)
Nói vắn tắt thì Vương đạo dùng đức trị, còn Bá đạo dùng lực trị "dĩ lực phục nhơn giả Bá, dĩ đức phục nhơn giả Vương" (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu)
20 Tháng Chín 2012(Xem: 10336)
Đàn lòng ai oán mỗi đêm thâu? Hỏi bạn tri âm giờ ở đâu! Ngỗn ngang bao nỗi sầu nhân thế Thương, nhớ người ơi tóc bạc màu!
19 Tháng Chín 2012(Xem: 8672)
“ Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng.
19 Tháng Chín 2012(Xem: 28442)
Càng đọc tôi càng tin chắc đây là thông tin mình muốn tìm. Xúc động oà vỡ. Run rẩy. Tôi không dám tin đây là sự thật. Tôi định thần đọc đi đọc lại bài báo để biết chắc mình không nằm mơ.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 11017)
Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 9876)
Em đi, chàng theo sau. Em không dám đi mau, Ngại chàng chê hấp tấp, Số gian nan không giàu.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 9568)
Vốn yêu quí thiên nhiên và thích khám phá thiên nhiên, chính vì thế mà các nhà nhiếp ảnh luôn mong muốn sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh để thể hiện trạng thái và cung bậc tình cảm của mình với thiên nhiên
16 Tháng Chín 2012(Xem: 9802)
Nhưng với email đó, ký tự @ từng suýt bị bỏ đi đã trở thành một biểu tượng vô cùng quan trọng của cuộc cách mạng truyền thông của loài người.
16 Tháng Chín 2012(Xem: 9564)
Nếu sĩ phu và giới trẻ cứ mắt lắp tai ngơ, không quyết lòng tiến hành công cuộc cách mạng Dân tộc Toàn triệt, sớm giải trừ nọc độc cọng sản thì đời con của em bé bán gà sẽ lại cũng giống như mẹ
09 Tháng Chín 2012(Xem: 11948)
Thiệt tình là không còn tâm trí đâu mà viết nên xin gởi lại bài viết khi phó vương Tàu Tập Cận Bình tuần tra An Nam hồi năm ngoái để nói lên tình thế nguy ngập kề cận của nước nhà.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23870)
Điểm duy nhất chúng ta hoàn toàn khác biệt với họ là chúng ta không có khái niệm về “người Tàu Quốc gia” và “người Tàu Cộng sản” dù rằng nước ta có hoàn cảnh chẳng khác họ bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một tổ quốc Trung Hoa vĩ đại và đó chính là niềm tự hào của dân tộc chúng ta .
07 Tháng Chín 2012(Xem: 10499)
tuổi thơ của tôi được dạy dỗ là như vậy: từ học hỏi tính tốt làm người cho đến lòng tự hào dân tộc chí đến truyền thống yêu nước, chống xâm lăng.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 9060)
Vi sinh, vi khuẩn, vi trùng đều có thể bị diệt trong các loại thức ăn được nấu chín. Nhưng còn độc tố do các hóa chất mang lại? Việc nấu chín hay không nấu chín, trong trường hợp này, thật ra, chẳng khác nhau mấy.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 10037)
Con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù
27 Tháng Tám 2012(Xem: 10102)
Với tấm lòng yêu quê hương nòi giống, ước mong đem sự học hỏi hiểu biết trong đời mình hầu tạo dựng một cuộc cách mạng bản thân cho thế hệ thanh niên Việt Nam hùng mạnh để phục vụ cho quốc gia
27 Tháng Tám 2012(Xem: 9154)
hậu quả vẫn dẫn tới hỗn loạn tài chánh, đi tới sụp đổ kinh tế, gây ra hỗn loạn xã hội và cuối cùng là nổi loạn mà cho dù bọn “ chỉ biết còn đảng, còn mình” hung hản cách nào cũng bị tràn ngập.
25 Tháng Tám 2012(Xem: 9691)
Trên bình diện quốc tế, nếu có một tổ chức nào mạnh và giàu, đem áp dụng trò ảo-thuật “short selling” đó vào một quốc gia yếu và nghèo, thì cả hệ thống kinh tế và hệ thống kỹ nghệ còn non nớt của quốc gia ấy sẽ bị “nuốt” mất hết ……….Mà tổ chức mạnh và giàu đó đã có sẵn rồi ……..Đấy là IMF & World Bank. . .* *
22 Tháng Tám 2012(Xem: 11191)
Một đồng hương đã chuyển đến cho BCH Hội ái hữu Biên Hòa California, như một lời nhắn nhủ một lòng tri ân bao anh linh đã nằm xuống cho quê hương đất nước
21 Tháng Tám 2012(Xem: 8971)
Ngày nào hàng hàng, lớp lớp những anh thư, hào kiệt như trên nhất tề vùng dậy thì bọn gian tà mãi quốc, cầu vinh cs chết không có đất chôn. Tiền của tham ô, cướp giựt của chúng hiện nay đang ùn ùn tẩu tán ra hải ngoại, Quốc dân Cách mạng Việt Nam sẽ thâu hồi lại.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 9137)
với nhạc tiền chiến và cải lương, và nhất là những bộ phim kinh dị "kể lúc không giờ". Ký ức từ những năm tháng đó mới thực sự làm gương mặt của người đạo diễn tài ba sáng rực lên khi nói chuyện, hơn cả hai bộ phim anh tâm đắc là Ván Bài Lật Ngửa và Con Ma Nhà Họ Hứa.
19 Tháng Tám 2012(Xem: 8804)
Chiều thứ Hai 6.8.12 đầu tuần này, sau 3 giờ một chút rất nhiều người trên thế giới phải chịu đựng "bảy phút kinh hoàng". Bảy phút này bắt đầu từ 3 giờ 8 phút (giờ Đông bộ Úc). May mắn "bảy phút kinh hoàng" đã kết thúc bằng tiếng reo hò vui mừng vào 3:15 phút. Đó là lúc chiếc xe mang tên "Curiosity, Tò Mò" đáp xuống Hoả Tinh.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 10189)
Nếu lúc đó Bạn đã có nhiều phương tiện di tãn (tốt) trước hay trong ngày 30/4/1975, chắc chắn Bạn chưa bao giờ hiễu nỗi thống khỗ , hay biết thế nào là khóc trong sự tức tưỡi cũa người dân miền Nam
16 Tháng Tám 2012(Xem: 9220)
Trong cộng đồng người Việt tại Czech có người tốt kẻ xấu, một thiểu số gây nên những tệ nạn xã hội như: nạn buôn người, trồng cần sa…v.v và vv…vì họ là những người Việt Nam không chịu từ bỏ „cái đỉnh cao trí tuệ“ để học cái hay, cái đẹp, cái chân thật mà hội nhập với thế giới văn minh tiến bộ Đó là nỗi buồn chung của chúng ta!
16 Tháng Tám 2012(Xem: 8855)
Trong lịch sử của nước Mỹ, tính đến nay chỉ có 28 người nhập cư trở thành công dân của nước này khi đã ở tuổi trên 100.và ông Trần Chất là người thứ 28 có tuổi quá “bách niên” nhập quốc tịch Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử đất nước này.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 9087)
Mới đây, nghệ sĩ người Nga Anna Dancheeva đã công bố một dự án đặc biệt bao gồm những bức ảnh cực độc đáo do cô sáng tạo. Dự án này có tên "365 ngày", được thực hiện từ tháng 12 năm ngoái và hiện vẫn đang tiếp tục.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 9226)
Nhân khi Tàu cọng âm mưu cùng Việt gian cọng sản, dùng sách lược “tầm ăn dâu”, biến dất nước ta thành An nam đô hộ phủ thời hiện đại, xóa nhòa dân tộc tính.Xin gởi lại bài viết cũ có đôi lời về DÂN TỘC TÍNH VIỆT NAM.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 8867)
Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người. Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 12139)
Những hình ảnh Tượng Đài Mỹ Việt được xây dựng khắp nơi. Như sự tưởng nhớ đến bao anh linh đã nằm xuống cho Miền Nam Việt Nam