6:49 SA
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024

Thổ Ngữ Huế

23 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 11097)


Thổ Ngữ Huế

blank


Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu .
blank

Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: “Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . en đẩn . Mi quai chướng khôn ?” Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: “Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh . . . Mày coi có kỳ không ?” .

Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: “Đẩn cho bưa rồi đi nghể” . Ăn cho no rồi đi ngắm gái . Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: “Đẩn cho hắn một chặp!” (Đục cho hắn một hồi!) . Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại:

Được mùa thì chê cơm hẩm
Mất mùa thì đẩn cơm thiu


Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có . . . thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà . . đã thông cho được:

“Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê ! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui .”

(Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá . Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui) Khó hiểu chưa ? !

Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài .
Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn: “Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!” (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai) Độc chưa ?

O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp . . . tha hương may ra mới có được tấm chồng .

Chữ rượn gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém . Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế . Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó lắm, nhưng thâm thuý hơn nhiều “Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại !” (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại) .


Chữ lưa cũng còn có nghĩa là còn đó như trong hai câu trong bài ca dao Huế:

Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)
Con đò đã khác năm xưa tê rồi


Này lại (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại . Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!)

Thương bọ mạ để mô ? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: “Thương bố mẹ để đâu ? Để trên đầu!” Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán

Tra trắn rứa mà còn ở lỗ! (Chững chạc, già đầu vậy mà còn cởi truồng) . Ở lỗ cũng xuất hiện trong câu phương ngôn “ăn lông ở lỗ” hoặc “con gái Nam Phổ, ở lỗ trèo cau!”

Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem .) Chữ coi về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác .


Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay) . Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ . Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông . Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày “an trí ” ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế, khi nói đến cụ Phan:

Chiều chiều ông Ngự ra câu
Cái ve cái chén cái bầu sau lưng



Chộ chưa ? Nỏ chộ ! (Thấy chưa ? Không thấy !) Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào ! Hắn mô rồi ? Nỏ biết ! Chữ nỏ biết ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu ! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột .

Khóc lảy đảy, không biết ốt dột ! (Khóc ngon khóc lành, không biết xấu hổ!) .

En dòm tui, tui dị òm ! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá !) Chữ òm người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không ? Dở òm !

O nớ răng mà không biết hổ ngươi ! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ !) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng

Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn !: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới . Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .

Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật . Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .

Ăn bụ cua cho hết đái mế: Ăn vú cua cho hết đái dầm . Chữ bụ cũng dành cho người và các loài có vú khác . Bụ mạ là vú mẹ, bọp bụ là bóp vú .

Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn !) . Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê ! hoặc khủng khiếp quá !, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ !: Con bé đó đẹp quá trời !

Răng mà cú tráu rứa tê ?: Sao mà cộc cằn quá vậy ? Chữ cú tráu nếu phát âm đúng với giọng Huế thì nghe nặng hơn chữ cộc cằn nhiều, có lẽ phải gom thêm mấy chữ như thô lỗ, vũ phu thì mới lột tả được hết nghĩa .

Huế nói trại :

Nói trại là nói sai giọng, không đúng âm theo giọng viết, nói trại đôi khi cũng dùng trong trường hợp “nói khác đi, nói cách khác” . Cách nói bị biến âm này rất phổ thông ở Huế, nhất là dân cư vùng biển . Nói trại làm cho âm thanh nặng hơn, khó hiểu hơn .
blank


Con tâu tắng ăn ngoài bụi te tức là con trâu trắng ăn ngoài bụi tre . Tời tong tẻo, nước tong veo: Trời trong trẻo, nước trong veo .

Hầu hết những từ bắt đầu bằng “nh” đều được người Huế nói trại thành “gi”: già (nhà) . Giớ già giớ vợ ở già: Nhớ nhà nhớ (luôn) vợ ở nhà!

Những từ bắt đầu bằng “s” thì nói trại ra thành “th”: Ăn thung mặc thướng:Ăn sung mặc sướng hoặc Thầy gòn là Sài gòn, hoặc nữa: Noái năng thòng phẳng: nói cho sòng phẳng, rõ ràng .

Lối phát âm của người Huế không xác định được âm cuối là “n” hay “ng”: Con thằng lằng chép miệng thở thang!: Con thằn lằn chép miệng thở than!

Những chữ có âm “o” thường nói trại ra “oa”: Xa voài voại, noái khôn tới, với khôn được, ngó khôn chộ: Xa vòi vọi, nói không tới, với không được, nhìn không thấy! Hoặc nữa: Đi coai boái, thầy boái noái đi coai cái voài voai Đi coi bói, thầy bói nói đi coi cái vòi voi.

Những chữ có âm “ô”, người Huế thường nói trại thành âm “u”: Thúi trong thúi ra: Thối từ trong ra ngoài. Túi lửa tắt đèn: Tối lửa tắt đèn.

Nậy rồi mà mũi rãi thò lò !: Lớn đầu mà mũi rãi lòng thòng ! Chữ thò lò cũng đã góp mặt trong ca dao Huế:


Học trò thò lò mũi xanh
Cầm cái bánh đúc chạy quanh nhà thầy !


Vô rú mà đốn săng: Vào rừng mà đẵn gỗ . Săng cũng đã góp mặt trong mấy câu hò giã gạo với lối đối đáp rất “văn hóa” của Huế:


Bên nữ:

Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏ
Bỏ vô lửa đỏ than lại thành than
Trai nam nhân chàng mà đối đặng
Thiếp xin kết nghĩa tào khang trọn đời



Nghĩa: Cây củi gỗ chẻ ra văng (Văn) vỏ (Võ), thảy vô lửa thì thành (Thành) than (Thang) . Cái kẹt là ý lại thâm hậu, cao xa hơn nhiều: Văn, Võ Thành, Thang là những vị vua thời Tam Đại, Tây Châu bên Tàu .

Bên Nam:

Trâu ăn giữa vạc ló lỗ
Đã ngụy chưa tề !
Nam nhân chàng đã đối đặng
Thiếp đã chịu theo chàng hay chưa ?



Nghĩa: Con trâu (Trâu) ăn giữa vạt lúa trổ (Lỗ), sao kỳ quá vậy ? Ý ư, cũng điển tích như ai: Trâu, Lỗ, Ngụy Tề là bốn nước thời Xuân thu Chiến Quốc cũng ở bên Tàu luôn . Còn hai người có “tào khang” với nhau được hay không là chuyện . . . của họ

En trên rầm thượng bổ xuống, nằm ngay đơ cán cuốc, phải địu đi nhà thương !: Anh ấy té trên rầm thượng té xuống, nằm cứng như cán cuốc, phải bồng, cõng đi nhà thương !
Rầm thượng là gác lửng, hay kho chứa bên dưới mái nhà ? Ở Huế, rầm thượng không phải là chỗ ngủ nghỉ mà là nơi chứa những đồ gia dụng đáng giá nhưng phải cỡ nhỏ, vì không có lối lên . Muốn lên rầm thượng, phải bắc thang; thân phụ tôi đã dùng rầm thượng để cất giữ những đồ cổ vừa phải, không qúy lắm . Còn nếu qúy nữa thì bỏ vào rương xe, một thứ tủ thấp đóng bằng gỗ thật dày, có nắp đậy, có luôn 4 bánh xe để đẩy vì khiêng không nổi, nặng quá mà ! Mặt bằng của rương xe là cái đi-văng, tối tối cứ trải chiếu nằm ngủ trên đó là khỏi lo trộm đạo

Nước mắt chặm hoài không khô, răng khổ ri nì trời !: Nước mắt lau, thấm hoài không khô, sao khổ vậy nè trời ! Chữ chặm cũng đã lãng đãng trong mấy câu hò giã gạo, mà vì não nùng ai oán quá, nghe hò xong e phải . . bỏ chày luôn:

Hai hàng nước mắt như mưa
Cái khăn lau không ráo
Cái áo chặm không khô
Công anh đổ xuống ao hồ
Quì thưa bẩm dạ thuở mô đến chừ !



Mặt mày chạu bạu, ai chịu cho thấu !: Mặt mày một . . đống, ai chịu cho nổi ! Chữ thấu cũng có nghĩa là tới: Kêu trời không thấu: Kêu không tới trời; Vô thấu trong Thầy gòn: Vô tuốt trong Sài gòn . Mả cha cái thằng vô hậu: Tiên sư cái thằng đoảng

Ăn trầu cơi thiếc: Ăn trầu (để) trong hộp, quả bằng thiếc . Cái cơi thiếc cũng đã đi vào tục ngữ Huế: Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc.

“Mả cha mi” là tiếng chửi, lời nhiếc mắng rất thông dụng ở Huế, đồng nghĩa với “mồ cha mày” . Lối chửi này ít thông dụng ở những địa phương khác .

Đi xe hay đi chưn xuống rứa ?: Đi xe hay đi bộ xuống đây vậy ?

Túi thùi thui, có chộ chi mô !: Tối quá, không thấy gì hết!

Rạt gáo rồi mà còn làm le làm gió !:Cạn túi rồi mà còn làm chảnh, làm sang!

Ăn đoại cơm hến, uống đoại nước chè: Ăn tô cơm hến, uống bát nước chè (xanh) .
Tục ngữ Huế: Ăn lưng đoại, làm đoại lưng (làm muốn gãy lưng !) .
Cơm hến, chẳng có chi cầu kỳ, nhưng nhiều mùi vị với lưng bát cơm nguội, rau sống, thân chuối non, rau mùi xắt nhuyễn, nước luộc hến chan vô, cho chút xíu ruốc, bỏ chút ít hến xào, thêm vài trái ớt, đúng với cái ít ỏi của Huế .

Bữa ni đi kéo ghế: Hôm nay đi ăn nhà hàng . Người Huế, nhất là ở thôn quê, thường dọn cơm trên phản, trên tấm ngựa . Không dọn trên bàn nên khỏi có cái vụ kéo cái ghế mà ngồi vào bàn . Vì thế, mỗi khi được dịp đi ăn ở quán, ở nhà hàng thì gọi là đi kéo ghế .

Huế làm đày làm láo, Huế nói chữ
Vâng, người Huế, nhất là mấy o, mấy mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . . làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài . Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì “tụng” mới phê !

Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa.

Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm . Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ:Cái con nớ, lanh cha lanh chanh ! Mấy mụ o giọn (nhọn) mồm tức mấy bà chị chồng mỏng mép của Huế vẫn đôi khi chê em dâu: Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè !: Sao mà nó vô phép quá vậy!

Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh: xanh lè lè, đỏ lòm lòm, đen thùi thui, vàng khè khè, tím giắt giắt (tím ngắt) .

Bởi, cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn !: Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể !
Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy o ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai !.

Một bà mẹ tụng cô con gái, một bà chị cả mô-ran cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình:

Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa . Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình . Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan !

Cái thông điệp cho thằng em trai thì: Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò, chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép . Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được ?!

Mấy ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình: Đó, mi thấy đó . Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn . Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ !


Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ . Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ giớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều . Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.
blank

PSXH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12847)
KHI HOA KỲ BÁN SẮT VỤN CÁC LOẠI THIẾT GIÁP HẠM THÌ CÁC LOẠI ĐẠI BÁC HẠNG NẶNG CŨNG KHÔNG CÒN ĐƯỢC TRANG BỊ CHO TÀU CHIẾN - THAY VÀO ĐÓ LÀ CÁC LOẠI HOẢ TIỂN TỐI TÂN VÀ RẤT CHÍNH XÁC
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10873)
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh. Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan. Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10604)
Tới nay, các vụ tin tặc Trung Quốc chính yếu là tình báo nhắm vào việc đánh cắp tài sản bí mật quân sự và trí tuệ. Tuy nhiên, Tướng Keith Alexander, chỉ huy trưởng tình báo tại Ngũ Giác Đài, không chỉ nói đến tin tặc Trung Quốc mà còn có một chút nghi ngờ về những phân tích tình báo cho rằng Bắc Kinh là thủ phạm lớn nhất của những tội phạm trên mạng.
22 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11680)
Không phải bây giờ các chủ phương tiện lưu thông qua cầu Gành mới ngán ngẩm, mà đã từ lâu, khi phải đi ngang qua khu vực này ai nấy đều mệt mỏi vì cảnh chờ đợi những lúc tàu qua lại
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10629)
Được như vậy thì bạn công an vô danh sẽ không còn băn khoăn “làm sao có được cảm tình của nhau đây?” bởi vì chỉ cần bước một bước là bạn từ phía bạo quyền quay về với Đại nghĩa Dân tộc, không phải chỉ có được cảm tình của nhau mà đã thành chiền hữu, sát cánh nhau cùng xây dựng lại Đất nước.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10582)
Thành ra cho đến nay, cái nhãn hiệu Nàng Hương Chợ Đào không còn là đặc quyền của loại gạo thơm nổi tiếng của đồng bằng miền Nam nữa. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có không phải chỉ một giống gạo thơm. Nhưng ngày nay gạo Tám Thơm của ngoài Bắc hầu như đã diệt chủng, trong khi gạo Nàng Hương Chợ Đào thì mất tên. Ông bạn tôi nói đúng “How sad!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9975)
Ở lứa tuổi đôi mươi, còn cắp sách đến trường, tiền của thời không có đã đành, đầu óc lại bị nhồi sọ bởi chủ thuyết duy vật, vô thần, không ai dạy dỗ gì về truyền thống chống xâm lăng Tàu, hai Bà Trưng, Diên Hồng, Bình Ngô Đại cáo! Đích thật là nghèo đủ hai phương diện. Nhưng theo dỏi các lời bình của các cậu trên trang mạng, ngạc nhiên thấy các chàng trích dẫn “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” dài dài,
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10428)
Christmas là một đảo nhỏ của Australia ở Ấn Độ Dương, cách 2.600 km về phía tây bắc của thành phố Perth. Đó là quê hương của nhiều loài động vật và thực vật phong phú và kỳ lạ. Đặc sản của hòn đảo này là những cuộc di cư ngoạn mục của cua đỏ từ rừng rậm đến bờ biển hàng năm trong mùa sinh sản.
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11090)
Trong các bữa ăn hằng ngày, các món ăn làm từ thịt heo được xem là rất thông dụng. Ông bà mình thường hay nói thịt heo ăn rất hiền, ám chỉ là nó ít khi gây 'phong, khó chịu ngứa ngáy' cho người ăn. Bởi lý do này mà ở bên nhà món thịt heo kho tiêu là món rất ư bình dân cho các chị sau khi sanh nở, ăn cho chắc bụng.
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12393)
Nói quanh quẩn vậy đủ rồi Có ngon nói chuyện Quỉ Cộng thử coi Mới đánh liều tán phứa Sờ mu rùa khấn lâm râm
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11743)
Những tài liệu hình ảnh được thu thập trong năm 2011. Tuy vẫn còn hạn chế nhưng phẩn nào cũng giúp tầm nhìn của quý đồng hương và thân hữu khấp nơi
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10558)
Bọn sát nhân nào đã sát hại khoảng 5.000 người Việt Nam vô tội bằng đủ hình thức giết người từ kẽm gai, chày vồ, cuốc, xẻng, cán rựa, mã tấu, báng súng… và vùi nông trong những nấm mồ tập thể trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế? Bao giờ thì Toà Án Xử Tội Diệt Chủng sẽ xét xử bọn sát nhân này?!
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12210)
Lễ trao giải Nobel 2011 đã diễn ra ngày 10/12 tại hai địa điểm Oslo, Na Uy và Stockholm, Thụy Điển đúng ngày mất của Alfred Nobel, người sáng lập giải thưởng cao quý này.
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11095)
Hơn nửa thế kỷ trước, hai mươi triệu nhân dân Miền Nam tiến hành Cách mạng, thiết lập Nền Cộng hòa Dân chủ – Pháp trị để làm bước khởi phát, tiến tới mục tiêu cao cả, tạo lập Xã hội Việt tộc: DÂN TỘC – NHÂN BẢN – TÂM LNH. Ước mơ xưa nửa đường đứt gánh nên còn dang dở!
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13993)
Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp tết (có cành đào đất Bắc) Bộ trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12533)
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12410)
OSLO, Đô thị của Na Uy có dân số 800 000 người, được vua Hárald Hardrade lập vào năm 1048 và trở thành đô thị chánh thức cuối TK XIII. Vua Hâkon V lập thành lũy Akershus để phòng thủ thành đô.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11411)
Xin cúp viện trợ Quốc tế cái rụp Để chế độ tàn ngược VC sụp cái rụp Cho dân Việt Nam nhờ
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12630)
Hôm 7.12, Mỹ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 cuộc tấn công Trân Châu Cảng bằng cách treo cờ rủ và cử hành phút mặc niệm vào thời khắc cuộc tấn công thay đổi lịch sử khai diễn.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11703)
Con đường chiến đấu dù còn xa Cũng rút lại còn trong gang tấc Không cần cầu mong Chân cứng đá mềm mà chi
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12515)
NHÌN LẠI ĐỒNG TIỀN XƯA ĐỂ BIẾT TIỀN NÀO GIÁ TRỊ HƠN
03 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9775)
Thân kính gởi Cái theory của tôi về cuộc tàn sát Mậu Thân tại Huế trình bày trong tài liệu này “likely” hay “unlikely” ? Tôi sẽ rất cám ơn mọi ý kiến likely hay unlikely Trần Bình Nam
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10827)
Vã lại tình cảnh đất nước hiện nay thật bi đát, cần phải tích cực hành động bằng cách nầy khác để cứu nguy, không phải cứu đảng mà cứu dân, cứu nước, bằng cách sớm trừ bỏ chế độ độc tài toàn trị bất lực, tham nhũng, coi sinh mạng dân như kiến cỏ.
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11131)
Sống cho có nghĩa, có nhân, những tưởng là việc nhỏ giữa mẹ con. Nhưng trên đây là lời Đại cáo của nhà Vua ban bố cho toàn dân, nêu cao Đại nghĩa và lòng Nhân hậu Dân tộc, thiết tưởng có thể xác định tự tính NHÂN NGHĨA của dân tộc
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13188)
Xin mời quý vị "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp kỳ lạ của 1 sinh vật sống dưới biển của vùng Nam Úc tạm dịch là "Rồng Lá".
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13668)
Giá trị nhất là bốn chử VIỆT NAM CỘNG HÒA ở trên bia chủ quyền, cần phải nhanh tay bảo vệ di tích nếu không chắc chắn sẽ biến mất giống như những cột mốc ở Ải Nam Quan.
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11528)
”Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội. Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.”
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 12689)
Ròm tìm lại được một bài hát quản cáo Kem Hynos : ....................... Thời còn chương trình Phát Thanh Thương Mại trên đài phát thanh Sài Gòn, một chương trình nhạc có quảng cáo thương mại, hãng làm kem đánh răng Hynos cũng có quảng cáo với bài hát như sau: " Răng em, răng em trắng muốt như ngà Nhờ kem, nhờ kem Hynos mà ra. Anh yêu em hay anh yêu kem hay anh yêu anh bảy chà da đen? Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà da đen."
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 25517)
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11742)
Ngày trước, bọn lưu manh VC đặt bài hát “ xuống đường “ để kích động thanh niên giúp chúng xâm chiếm Miền Nam. Ngày nay các bạn trẻ làm cách mạng lại dùng bài hát ấy khích lệ nhau vùng lên đánh đổ ngụy quyền VC:
26 Tháng Mười 2011(Xem: 13024)
“Tôi đã nhìn thấy đĩa bay đang phát sáng và dần mất tự chủ. Như có ai xui khiến, tôi bước lên đĩa bay. Sau đó ít phút, bốn sinh vật lạ xuất hiện ngay trước mắt. Họ nói ngôn ngữ mà tôi hiểu được, yêu cầu tôi không được cử động và tiến hành kiểm tra kết cấu cơ thể tôi…”
25 Tháng Mười 2011(Xem: 11874)
“Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách” đâm ra động lòng, nên viết bài kể trên. Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
23 Tháng Mười 2011(Xem: 13375)
Nói chung, làm cách mạng quần chúng là phải dựa vào sức mạnh đám đông. Chừng nào huy động được đám đông áp đảo khiền lực lượng chống biểu tình bị tràn ngập thì khi đó mới có cơ thành công.
21 Tháng Mười 2011(Xem: 13013)
Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt
18 Tháng Mười 2011(Xem: 11691)
Nói tóm lại, nếu chú Ba muốn gia nhập trò chơi Kinh tế toàn cầu thời phải sửa đổi hệ thống chánh trị để phù hợp với luật chơi toàn cầu. Bằng cưởng lại thời phải trở về luật chơi song phương cổ điển.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 14601)
Những giá trị nghệ thuật luôn đuợc trân quý và gìn giữ
16 Tháng Mười 2011(Xem: 15578)
Hình ảnh những lũy tre vút cao đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Đối với người Việt, cây tre là một phần không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày cũng như nền văn hóa của cả dân tộc. Gần gũi là vậy nhưng trong những cây tre tồn tại một bí ẩn to lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó chính là những bông hoa tre.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 15206)
Nhìn Lại Cuộc Di Cư 1954-1955- Chiến dịch Operation Passage to Freedom của Hải Quân Mỹ để thấy rằng không có chiến dịch này, cuộc di cư của gần một triệu người có thể không trọn vẹn. Nghĩa là thất bại và để lại nỗi tuyệt vọng cho bao nhiêu người đã không ra đi được.
14 Tháng Mười 2011(Xem: 14945)
Từ đây, công cuộc tranh đấu để giành lại quyền sống, quyền làm người là thuộc về đông đảo người dân bình thường tự mình thức tỉnh, tự mình đứng dậy, tự mình đi. Đó là thành tựu Cách Mạng Toàn Dân, trịnh trọng gọi là ĐẠI CÁCH MẠNG DÂN TỘC.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 18538)
“Tất cả tranh trong triển lãm chỉ trưng bày cho người xem chứ nhất định không bán dù bất cứ lý do gì”. Được biết, “nhà tài trợ” in sách và triển lãm Tranh lụa Kiều là người mà suốt đời họa sĩ Ngọc Mai hy sinh tuổi thanh xuân để nuôi dưỡng - kỹ sư Lê Minh Thụy - con trai họa sĩ.
30 Tháng Chín 2011(Xem: 16794)
Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một “tác phẩm” công nghệ đỉnh cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu thông vào ngày 2/10/2011
30 Tháng Chín 2011(Xem: 23243)
Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau. Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13057)
Gửi gió cho mây ngàn bay, Chiếc lá cuối cùng… là những câu chuyện thú vị về Đoàn Chuẩn: huyền sử Đoàn Chuẩn - Từ Linh, các giai thoại về giai nhân, sự im lặng của ông trong suốt 31 năm không viết thêm ca khúc nào
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13247)
Bức Tượng Nữ Thần Tự Do là hình ảnh của lý tưởng Tự Do và Bình Đẳng. Những kẻ hiện đang bị đàn áp tại nhiều nơi trên trái đất đã ghi khắc hình ảnh này trong trái tim của họ.
23 Tháng Chín 2011(Xem: 13881)
...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau. -------
20 Tháng Chín 2011(Xem: 13486)
Ngày 6 tháng Năm, 2011, Al Qaeda xác nhận cái chết của bin Laden, và phổ biến lời ca tụng “các dân tộc Hồi Giáo” về “cuộc tử đạo của người con yêu dấu Osama”
17 Tháng Chín 2011(Xem: 21603)
Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này.Cung nen xem lai ky niem cũ
13 Tháng Chín 2011(Xem: 12165)
Gần 3.000 nạn nhân của vụ 11/9 được ghi danh tại khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, nhưng không phải theo thứ tự bảng chữ cái thông thường, mà theo một cách đặc biệt hơn rất nhiều.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 12447)
Niềm vui làm mẹ chưa trọn thì Phạm Tú Anh bất ngờ ra đi, bỏ lại trần gian tác giả của “Cross Sections” và cô con gái hai tháng tuổi, Vivienne Hoang-Anh Knobel
11 Tháng Chín 2011(Xem: 13362)
Canh bạc kinh tế tài chính lúc đó thêm gian lận và nặng mùi vị “xập xám chướng” ma phiệt. “Faites vos jeux. Rien ne va plus”.[14] Mời Quý vị đặt tiền. Không còn xoá bài đánh lại được nữa.