6:54 CH
Thứ Hai
6
Tháng Năm
2024

Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris năm 1863 - Trần Giao Thủy

06 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9240)

Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris năm 1863

Trần Giao Thủy


Năm 1863, Vua Dực Tông (Tự Đức) cử quan Hiệp biện Đại Học sĩ Phan Thanh Giản làm Chánh sứ sang Tây thương nghị về việc xin chuộc ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường đã nhường đứt cho Pháp năm trước đó trong Khoản 2, Hòa ước Nhâm Tuất, 1862.

Trong dịp này, rất một số nhân vật của đoàn sứ giả Việt Nam có ảnh chụp tại Paris. Có lẽ đây là lần đầu tiên một đoàn ngoại giao nước Việt Nam được chụp ảnh; những hình ảnh này mang tính khoa học nhiều hơn là ngoại giao hay chính trị. Hình chụp quan chánh sứ Phan Thanh Giản, tương đối khá phổ quát trong sách in cũng như trên mạng. Bài viết sau đây nhằm giới thiệu môt số hình ảnh trong bộ ảnh đã số hóa của Thư viện Quốc gia Pháp. Đây là một phần ảnh chụp của tác giả Jacques-Philippe Potteau trong Bộ ảnh Nhân chủng học do Thư viện ảnh của Viện Bảo tàng Nhân loại (Paris) phát hành trong khoảng 1860-1869. Đa số trong năm trăm tấm do Jacques-Philippe Potteau chụp là ảnh bán thân chụp nghiêng và chụp trước mặt. Một số nhỏ là ảnh chụp người mặc quốc phục hay triều phục bản xứ.

Về tác giả - Jacques-Philippe Potteau là một nhà tự nhiên học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Tại Paris. Tuy không phải là người chụp ảnh chuyên nghiệp, ông đã thuyết phục được viện bảo tàng cho phép lập một phòng chụp ảnh ở khu Vườn Thực vật. Tại đây Jacques-Philippe Potteau đã bắt tay vào việc thực hiện bộ ảnh nhân chủng học; ông chụp ảnh tất cả nhân viên của các đoàn sứ giả viếng thăm Paris và Viện Bảo tàng. Bắt đầu từ năm 1861, đến 1862 Jacques-Philippe Potteau ghi lại hình ảnh của các đoàn sứ giả từ Siam (nay là Thái Lan), Nhật Bản. Đến năm 1863, Jacques-Philippe Potteau đã ghi lại hình ảnh một số nhân vật trong đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris mà chánh sứ là Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản.

Ngoài hình ảnh của Chánh sứ Phan Thanh Giản, trong bộ ảnh chụp đoàn sứ giả Việt Nam còn có Phó sứ Phạm Phú Thứ, Bồi sứ Ngụy Khắc Đản. Bộ ảnh đã số hóa này gồm 47 khung chụp các nhân vật trong đoàn sứ giả Việt Nam năm 1863 tuổi từ 17 đến 75 thuộc nhiều thành phần, từ học sinh, lính hầu, người giúp việc, đến các quan văn võ từ hàng thất phẩm đến nhất phẩm triều đình. Đặc biệt là những tấm hình vợ, con trai và con gái của một đại quan triều Gia Long là ông Philippe Vanier (1762-1842), một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Pháp.

Tất cả hình ảnh nhân chủng học của tác giả đều có chú thích; tuy nhiên, ở thời điểm đó, tác giả người nước ngoài hiểu biết giới hạn về cách viết tên và địa danh tiếng Việt; người viết tin rằng tên viết trong các phụ chú cạnh hình chụp và những tên tiếng Việt ở đây cũng chỉ là phỏng đoán từ tên không có dấu, ắt có một số sai lầm.

Một số hình trong Tập ảnh Đoàn Sứ giả Việt Nam tại Paris, Pháp (1863)
Chú thích ảnh theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

1. Chánh sứ đoàn Sứ giả Việt Nam, Phan Thanh Giản, Hiệp biện Đại Học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ, 68 tuổi, quê ở Vĩnh Long.
2. Phó sứ đoàn Sứ giả Việt Nam Tả Tham tri bộ Lại Phạm Phú Thứ, 44 tuổi, quê ở Quảng Nam, quan văn, Tòng nhị phẩm.
3. Bồi sứ đoàn Sứ giả Việt Nam Án sát sứ tỉnh Quảng Nam Ngụy Khắc Đản, 48 tuổi, quê Nghệ An, quan văn, Tòng tam phẩm.
4. Quan văn, Chánh thất phẩm bộ Hình Hàn Tế [Trần Tề] 39 tuổi, quê ở Nam Định
5. Thừa vụ lang bộ Lại Tạ Hữu Kế, 50 tuổi, sinh tại Huế, quan văn, Chánh lục phẩm.
6. Quan văn Hồ [Ngô] Văn Nhuận, 42 tuổi.
7. Quan võ Hồ Văn Huân, 50 tuổi
8. Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, 30 tuổi, sinh tại Huế, quan võ, Tòng ngũ phẩm.
9. Quan văn Chánh thất phẩm bộ Lại Phạm Hữu Độ, 31 tuổi, quê ở Quảng Bình.
10. Võ công đô uý Lương Văn Thể (Thái), 43 tuổi, quê ở Quảng Nam, quan võ, Tòng ngũ phẩm.
11. Michel Vanier, 51 tuổi, sinh tại Huế, con của bà Sam Diam (?) và ông Philippe Vanier, đại quan triều Gia Long.
12. Nho sĩ Quảng Nam tên Tân, 30 tuổi.
13. Bà Sam Diam, 75 tuổi, con quan, mẹ của ông Michel, vợ (góa) của ông Philippe Vanier
14. Bà Marie Vanier, 40 tuổi con bà Madeleine Seu Dong và ông Philipple Vanier.
15. Hạ sĩ Nguyên, 36 tuổi, quê ở Thừa Thiên, tóc dài 1m58.
16. Ông Hiếu, 45 tuổi, sinh tại Huế, trong quân phục của lính hầu.

Nhận xét

Kỹ thuật chụp ảnh vào cuối thế kỷ 19 vẫn còn ở thời kỳ phôi thai - phương pháp chụp ảnh bằng collodion mới phát triển trong những năm 1850; như thế, các tác phẩm của Jacques-Philippe Potteau có thể xem như những tấm hình chụp đầu tiên và còn lưu lại, của quan viên triều đình nhà Nguyễn ở cùng giai đoạn lịch sử. Tập ảnh đoàn sứ giả của Việt Nam năm 1863 tại Paris cho thấy một số chi tiết về nhân dạng, quốc phục, lễ phục, quân phục, và triều phục của Việt Nam lúc đó. Trước ngực triều phục của quan văn có thêu hình chim (cò, hạc), và ngực áo của quan võ thêu hình con hổ không như John Crawfurd tưởng lầm là con lợn rừng như đã ghi trong “Journal of an Embassy from the General Governor of India to the Courts of Siam and Cochi-China; exhibiting a View of the Actual State of those Kingdoms”, năm 1928.

Thành phần đoàn sứ giả năm 1863 đa số là quan viên người miền Trung hay ở kinh thành, ở nhiều phẩm trật [từ thất phẩm đến nhất phẩm cả văn giai và võ giai], chuyên ngành khác nhau [bộ Lại, bộ Hình, nho sĩ] và cả người giúp việc, lính hầu cận.

Một điểm không được tác giả Jacques-Philippe Potteau ghi chú là vai trò và chức vụ của ba nhân vật thuộc gia đình ông Philippe Vanier. Trong Tập ảnh này, Michel Vanier là người Việt Nam duy nhất mặc âu phục. Gia đình ông Vanier tham gia với đoàn sứ giả Việt Nam là điểm đáng chú ý vì Philippe Vanier, vài năm sau khi Vua Minh Mạng lên ngôi, đã cùng bạn là Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng về lại Pháp (1824). Theo Mark W. McLeod, trong The Vietnamese response to French intervention, 1862–1874, trang 210 (1991) thì Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng có một con trai hai dòng máu Viêt-Pháp tên Michel Duc Chaigneau (hay Nguyễn Văn Đức), người đã có ảnh hưởng đến chuyến đi của đoàn Sứ giả Việt Nam sang Pháp năm 1863. Nguyễn Văn Đức hẳn nhiên biết Michel Vanier và Marie Vanier vì cha họ là bạn thâm giao cùng sống tại Việt Nam và làm quan dưới triều vua Gia Long, và cả hai đều có vợ người Việt Nam. Đây, The French Connection, có thể chính là lý do tại sao gia đình của Philippe Vanier có hình chụp trong Tập ảnh của đoàn sứ giả Việt Nam.

Philippe Vanier tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Chấn (1762-1842), được Vua Gia Long trao quyền chỉ huy tàu chiến Đồng Nai, Bồng Thước, Phi Phụng. Ông Vanier sau đó được thăng chức Khâm sai Chưởng cơ, tước Chấn Oai hầu [quan võ, Tòng nhị phẩm], và trở về Pháp vào năm 1824. (Nguyễn Công Tánh, Việt sử Tân khảo, trang 953. 2003). Theo Trần Tuyết Nhung và Anthony Reid thì ông Vanier có một người vợ Việt Nam theo đạo Ki-tô tên là Madeleine Seo Dong [Việt Nam: borderless histories, trang 16. University of Wisconsin Press. 2006.] Hai người có vài người con trong đó có bà Marie Vanier như tác giả Potteau đã chú. Bà Madeleine Seo Dong mất tại Lorient ngày 6 tháng Tư, 1878 [Salles, André (2006). Un Mandarin Breton au service du roi de Cochinchine, trang 202, Les Portes du Large]. Tuy nhiên, theo như ghi chú của Potteau thì ông Philippe Vanier Nguyễn Văn Chấn còn có một người vợ khác là bà Sam Diam (Hình số 13), mẹ của Michel Vanier. Năm 1863, bà Sam Diam 75 tuổi: bà sinh năm 1788, nhỏ hơn ông Nguyễn Văn Chấn 26 tuổi. Ông Chấn và bà Madeleine Seo Dong sinh bà Marie năm ông 61 tuổi. Ông Chấn và bà Sam Diam sinh ông Michel năm ông Chấn 50 tuổi.

Theo Nguyễn Duy Oanh trong Chân dung Phan Thanh Giản [Bộ Văn Hóa Giáo dục và Thanh niên, 1974] thì Đoàn sứ giả Việt Nam sang Pháp năm 1863 gồm tất cả 63 người. Trong danh sách đó không có tên hai con và vợ cuả Philippe Vanier; cũng trong tập ảnh này, tác giả lầm lẫn khi kể là thành viên Sứ đoàn Việt Nam hai học sinh trường Giám mục d'Adran: một là là Trần Văn Luông [Trần Tử Long], 17 tuổi, sinh ở Sài Gòn, con trai của Trần Tử Ca - Tri huyện Bình Long (Hóc Môn ngày nay), hai là Simon Của, 18 tuổi, người miền Nam Việt Nam, cùng thông ngôn hạng hai Petrus Nguyễn Văn Sang, và người hầu Pedro Trần Quang Diệu. Đây là 4 trong 9 người trong phái bộ Pháp của “Cochinchine” [Nam Kỳ] sang Paris cùng lúc nhưng không thuộc Sứ đoàn Phan Thanh Giản. Những người còn lại trong phái bộ Pháp của “Cochinchine” [Nam Kỳ], không có hình trong tập ảnh, là các ông Petrus Trương Vĩnh Ký - thông ngôn hạng nhất, Tôn Thọ Tường - nho sĩ hạng nhất, Phan Văn Hiếu - nho sĩ hạng nhì, và 2 người giúp việc khác dưới sự hướng dẫn của hai sĩ quan Hải quân người Pháp biết nói tiếng Việt là Trung tá Gabriel Aubaret và Trung tá Henri Rieunier.

Chuyến đi sứ sang Pháp bắt đầu ngày 27/06/1863 từ Huế; Sứ đoàn rời Sài Gòn ngày 04/07 bằng tàu Européen đến Suez (Egypt) ngày 17/08 đi xe lửa đến Alexandria và ở lại đến cuối tháng 8 lên tàu Labrador sang Toulon, qua Marseille trước khi đến Paris vào ngày 13/09. Sau gần hai tháng chờ đợi, ngày 5/11 Sứ đoàn Việt Nam được Đại đế Napoleon III tiếp tại điện Tuileries. Sứ đoàn Phan Thanh Giản sau đó ghé Tây Ban Nha (Spain) thương thảo 12 ngày, 10-22/11/1863, với chính phủ tại đây. Trên đường về nước Sứ đoàn đã ghé lại Ý. 18/03/1864 Sứ đoàn về đến Saigon và có mặt tại kinh đô 10 ngày sau đó. Chín tháng công du, Sứ đoàn Phan Thanh Giản không đạt được mục tiêu xin chuộc lại ba tỉnh miền đông Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.

Tập ảnh lịch sử của Jacques-Philippe Potteau, tuy không nhiều và vẫn còn khuyết điểm, đã giúp cho người đọc hình dung được một cách chân thực hơn về nhân dạng, ngoại hình và cách phục sức của quan, lính, văn nhân, võ tướng Việt Nam ở cuối thế kỷ thứ 19. Mặt khác, sử liệu này cho thấy những hình ảnh minh họa nhân vật lịch sử Việt Nam vẽ ở thế kỷ 20 hay những cảm nhận về lịch sử có nhiều phần lãng mạn, không đi sát với thực tế như bộ ảnh nhân chủng học đã trưng
bày.

Tham khảo
- Jacques-Philippe Potteau, Collection anthropologique: Portraits, Bibliothèque nationale de france, Gallica – Bibliothèque Numérique http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b23001495/f49.planchecontact.r=Siam.langEN, truy cập 1/6/2012.
- “Journal of an Embassy from the General Governor of India to the Courts of Siam and Cochi-China; exhibiting a View of the Actual State of those Kingdoms”. By John Crawfurd, Esq. Art VIII: Siam and Cochin-China, American quarterly review, Volume 4, September - December 1828, pp 448-480. Edited by Robert Walsh.
- Pierre-Jérôme Jehel, Photographie et anthropologie en France au XIXe siècle. Mémoire de DEA, “Esthétique, sciences et technologie des arts”, UFR “Arts, Philosophie et esthétique”, Université Paris VIII. Saint-Denis. 1994-1995.
- Sebastian Dobson, The Image of Japan under the Western Photographic Gaze. “Symbol and Representation: Impact Generated by the Media in the Latter Part of 19th Century Japan”. Kanagawa University 1st COE International Symposium. November 26, 2005.
- Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Đại Lược Về Quan Chế.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử lược. Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, Tp. HCM.1999.
- Nguyễn Duy Oanh, Chân dung Phan Thanh Giản, Bộ Văn Hóa Giáo dục và Thanh niên, 1974.
- PPT, Vai trò Thông dịch trong Sứ Đoàn Phan Thanh Giản năm 1863, Bản tin 48, Nguyệt san CLB Sách Xưa & Nay.
- Nguyên Vũ, Góp Phần Nghiên Cứu về Trương Vĩnh Ký (1837-1898)
- Nguyễn Vy Khanh, Trương Vĩnh Ký và chuyến Âu du 1863-1864, Đặc san Petrus Ký Xuân 2009, Hôi Ái hữu Petrus Ký Nam và Bắc California, Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12861)
KHI HOA KỲ BÁN SẮT VỤN CÁC LOẠI THIẾT GIÁP HẠM THÌ CÁC LOẠI ĐẠI BÁC HẠNG NẶNG CŨNG KHÔNG CÒN ĐƯỢC TRANG BỊ CHO TÀU CHIẾN - THAY VÀO ĐÓ LÀ CÁC LOẠI HOẢ TIỂN TỐI TÂN VÀ RẤT CHÍNH XÁC
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10894)
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh. Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan. Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10639)
Tới nay, các vụ tin tặc Trung Quốc chính yếu là tình báo nhắm vào việc đánh cắp tài sản bí mật quân sự và trí tuệ. Tuy nhiên, Tướng Keith Alexander, chỉ huy trưởng tình báo tại Ngũ Giác Đài, không chỉ nói đến tin tặc Trung Quốc mà còn có một chút nghi ngờ về những phân tích tình báo cho rằng Bắc Kinh là thủ phạm lớn nhất của những tội phạm trên mạng.
22 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11694)
Không phải bây giờ các chủ phương tiện lưu thông qua cầu Gành mới ngán ngẩm, mà đã từ lâu, khi phải đi ngang qua khu vực này ai nấy đều mệt mỏi vì cảnh chờ đợi những lúc tàu qua lại
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10652)
Được như vậy thì bạn công an vô danh sẽ không còn băn khoăn “làm sao có được cảm tình của nhau đây?” bởi vì chỉ cần bước một bước là bạn từ phía bạo quyền quay về với Đại nghĩa Dân tộc, không phải chỉ có được cảm tình của nhau mà đã thành chiền hữu, sát cánh nhau cùng xây dựng lại Đất nước.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10587)
Thành ra cho đến nay, cái nhãn hiệu Nàng Hương Chợ Đào không còn là đặc quyền của loại gạo thơm nổi tiếng của đồng bằng miền Nam nữa. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có không phải chỉ một giống gạo thơm. Nhưng ngày nay gạo Tám Thơm của ngoài Bắc hầu như đã diệt chủng, trong khi gạo Nàng Hương Chợ Đào thì mất tên. Ông bạn tôi nói đúng “How sad!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9981)
Ở lứa tuổi đôi mươi, còn cắp sách đến trường, tiền của thời không có đã đành, đầu óc lại bị nhồi sọ bởi chủ thuyết duy vật, vô thần, không ai dạy dỗ gì về truyền thống chống xâm lăng Tàu, hai Bà Trưng, Diên Hồng, Bình Ngô Đại cáo! Đích thật là nghèo đủ hai phương diện. Nhưng theo dỏi các lời bình của các cậu trên trang mạng, ngạc nhiên thấy các chàng trích dẫn “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” dài dài,
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10434)
Christmas là một đảo nhỏ của Australia ở Ấn Độ Dương, cách 2.600 km về phía tây bắc của thành phố Perth. Đó là quê hương của nhiều loài động vật và thực vật phong phú và kỳ lạ. Đặc sản của hòn đảo này là những cuộc di cư ngoạn mục của cua đỏ từ rừng rậm đến bờ biển hàng năm trong mùa sinh sản.
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11101)
Trong các bữa ăn hằng ngày, các món ăn làm từ thịt heo được xem là rất thông dụng. Ông bà mình thường hay nói thịt heo ăn rất hiền, ám chỉ là nó ít khi gây 'phong, khó chịu ngứa ngáy' cho người ăn. Bởi lý do này mà ở bên nhà món thịt heo kho tiêu là món rất ư bình dân cho các chị sau khi sanh nở, ăn cho chắc bụng.
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12404)
Nói quanh quẩn vậy đủ rồi Có ngon nói chuyện Quỉ Cộng thử coi Mới đánh liều tán phứa Sờ mu rùa khấn lâm râm
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11761)
Những tài liệu hình ảnh được thu thập trong năm 2011. Tuy vẫn còn hạn chế nhưng phẩn nào cũng giúp tầm nhìn của quý đồng hương và thân hữu khấp nơi
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10564)
Bọn sát nhân nào đã sát hại khoảng 5.000 người Việt Nam vô tội bằng đủ hình thức giết người từ kẽm gai, chày vồ, cuốc, xẻng, cán rựa, mã tấu, báng súng… và vùi nông trong những nấm mồ tập thể trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế? Bao giờ thì Toà Án Xử Tội Diệt Chủng sẽ xét xử bọn sát nhân này?!
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12246)
Lễ trao giải Nobel 2011 đã diễn ra ngày 10/12 tại hai địa điểm Oslo, Na Uy và Stockholm, Thụy Điển đúng ngày mất của Alfred Nobel, người sáng lập giải thưởng cao quý này.
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11119)
Hơn nửa thế kỷ trước, hai mươi triệu nhân dân Miền Nam tiến hành Cách mạng, thiết lập Nền Cộng hòa Dân chủ – Pháp trị để làm bước khởi phát, tiến tới mục tiêu cao cả, tạo lập Xã hội Việt tộc: DÂN TỘC – NHÂN BẢN – TÂM LNH. Ước mơ xưa nửa đường đứt gánh nên còn dang dở!
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14010)
Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp tết (có cành đào đất Bắc) Bộ trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12540)
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12417)
OSLO, Đô thị của Na Uy có dân số 800 000 người, được vua Hárald Hardrade lập vào năm 1048 và trở thành đô thị chánh thức cuối TK XIII. Vua Hâkon V lập thành lũy Akershus để phòng thủ thành đô.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11429)
Xin cúp viện trợ Quốc tế cái rụp Để chế độ tàn ngược VC sụp cái rụp Cho dân Việt Nam nhờ
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12658)
Hôm 7.12, Mỹ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 cuộc tấn công Trân Châu Cảng bằng cách treo cờ rủ và cử hành phút mặc niệm vào thời khắc cuộc tấn công thay đổi lịch sử khai diễn.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11726)
Con đường chiến đấu dù còn xa Cũng rút lại còn trong gang tấc Không cần cầu mong Chân cứng đá mềm mà chi
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12536)
NHÌN LẠI ĐỒNG TIỀN XƯA ĐỂ BIẾT TIỀN NÀO GIÁ TRỊ HƠN
03 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9791)
Thân kính gởi Cái theory của tôi về cuộc tàn sát Mậu Thân tại Huế trình bày trong tài liệu này “likely” hay “unlikely” ? Tôi sẽ rất cám ơn mọi ý kiến likely hay unlikely Trần Bình Nam
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10839)
Vã lại tình cảnh đất nước hiện nay thật bi đát, cần phải tích cực hành động bằng cách nầy khác để cứu nguy, không phải cứu đảng mà cứu dân, cứu nước, bằng cách sớm trừ bỏ chế độ độc tài toàn trị bất lực, tham nhũng, coi sinh mạng dân như kiến cỏ.
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11144)
Sống cho có nghĩa, có nhân, những tưởng là việc nhỏ giữa mẹ con. Nhưng trên đây là lời Đại cáo của nhà Vua ban bố cho toàn dân, nêu cao Đại nghĩa và lòng Nhân hậu Dân tộc, thiết tưởng có thể xác định tự tính NHÂN NGHĨA của dân tộc
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13199)
Xin mời quý vị "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp kỳ lạ của 1 sinh vật sống dưới biển của vùng Nam Úc tạm dịch là "Rồng Lá".
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13684)
Giá trị nhất là bốn chử VIỆT NAM CỘNG HÒA ở trên bia chủ quyền, cần phải nhanh tay bảo vệ di tích nếu không chắc chắn sẽ biến mất giống như những cột mốc ở Ải Nam Quan.
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11540)
”Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội. Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.”
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 12706)
Ròm tìm lại được một bài hát quản cáo Kem Hynos : ....................... Thời còn chương trình Phát Thanh Thương Mại trên đài phát thanh Sài Gòn, một chương trình nhạc có quảng cáo thương mại, hãng làm kem đánh răng Hynos cũng có quảng cáo với bài hát như sau: " Răng em, răng em trắng muốt như ngà Nhờ kem, nhờ kem Hynos mà ra. Anh yêu em hay anh yêu kem hay anh yêu anh bảy chà da đen? Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà da đen."
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 25538)
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11768)
Ngày trước, bọn lưu manh VC đặt bài hát “ xuống đường “ để kích động thanh niên giúp chúng xâm chiếm Miền Nam. Ngày nay các bạn trẻ làm cách mạng lại dùng bài hát ấy khích lệ nhau vùng lên đánh đổ ngụy quyền VC:
26 Tháng Mười 2011(Xem: 13046)
“Tôi đã nhìn thấy đĩa bay đang phát sáng và dần mất tự chủ. Như có ai xui khiến, tôi bước lên đĩa bay. Sau đó ít phút, bốn sinh vật lạ xuất hiện ngay trước mắt. Họ nói ngôn ngữ mà tôi hiểu được, yêu cầu tôi không được cử động và tiến hành kiểm tra kết cấu cơ thể tôi…”
25 Tháng Mười 2011(Xem: 11882)
“Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách” đâm ra động lòng, nên viết bài kể trên. Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
23 Tháng Mười 2011(Xem: 13396)
Nói chung, làm cách mạng quần chúng là phải dựa vào sức mạnh đám đông. Chừng nào huy động được đám đông áp đảo khiền lực lượng chống biểu tình bị tràn ngập thì khi đó mới có cơ thành công.
21 Tháng Mười 2011(Xem: 13023)
Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt
18 Tháng Mười 2011(Xem: 11701)
Nói tóm lại, nếu chú Ba muốn gia nhập trò chơi Kinh tế toàn cầu thời phải sửa đổi hệ thống chánh trị để phù hợp với luật chơi toàn cầu. Bằng cưởng lại thời phải trở về luật chơi song phương cổ điển.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 14626)
Những giá trị nghệ thuật luôn đuợc trân quý và gìn giữ
16 Tháng Mười 2011(Xem: 15594)
Hình ảnh những lũy tre vút cao đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Đối với người Việt, cây tre là một phần không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày cũng như nền văn hóa của cả dân tộc. Gần gũi là vậy nhưng trong những cây tre tồn tại một bí ẩn to lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó chính là những bông hoa tre.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 15228)
Nhìn Lại Cuộc Di Cư 1954-1955- Chiến dịch Operation Passage to Freedom của Hải Quân Mỹ để thấy rằng không có chiến dịch này, cuộc di cư của gần một triệu người có thể không trọn vẹn. Nghĩa là thất bại và để lại nỗi tuyệt vọng cho bao nhiêu người đã không ra đi được.
14 Tháng Mười 2011(Xem: 14972)
Từ đây, công cuộc tranh đấu để giành lại quyền sống, quyền làm người là thuộc về đông đảo người dân bình thường tự mình thức tỉnh, tự mình đứng dậy, tự mình đi. Đó là thành tựu Cách Mạng Toàn Dân, trịnh trọng gọi là ĐẠI CÁCH MẠNG DÂN TỘC.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 18564)
“Tất cả tranh trong triển lãm chỉ trưng bày cho người xem chứ nhất định không bán dù bất cứ lý do gì”. Được biết, “nhà tài trợ” in sách và triển lãm Tranh lụa Kiều là người mà suốt đời họa sĩ Ngọc Mai hy sinh tuổi thanh xuân để nuôi dưỡng - kỹ sư Lê Minh Thụy - con trai họa sĩ.
30 Tháng Chín 2011(Xem: 16803)
Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một “tác phẩm” công nghệ đỉnh cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu thông vào ngày 2/10/2011
30 Tháng Chín 2011(Xem: 23265)
Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau. Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13064)
Gửi gió cho mây ngàn bay, Chiếc lá cuối cùng… là những câu chuyện thú vị về Đoàn Chuẩn: huyền sử Đoàn Chuẩn - Từ Linh, các giai thoại về giai nhân, sự im lặng của ông trong suốt 31 năm không viết thêm ca khúc nào
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13264)
Bức Tượng Nữ Thần Tự Do là hình ảnh của lý tưởng Tự Do và Bình Đẳng. Những kẻ hiện đang bị đàn áp tại nhiều nơi trên trái đất đã ghi khắc hình ảnh này trong trái tim của họ.
23 Tháng Chín 2011(Xem: 13885)
...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau. -------
20 Tháng Chín 2011(Xem: 13501)
Ngày 6 tháng Năm, 2011, Al Qaeda xác nhận cái chết của bin Laden, và phổ biến lời ca tụng “các dân tộc Hồi Giáo” về “cuộc tử đạo của người con yêu dấu Osama”
17 Tháng Chín 2011(Xem: 21628)
Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này.Cung nen xem lai ky niem cũ
13 Tháng Chín 2011(Xem: 12180)
Gần 3.000 nạn nhân của vụ 11/9 được ghi danh tại khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, nhưng không phải theo thứ tự bảng chữ cái thông thường, mà theo một cách đặc biệt hơn rất nhiều.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 12457)
Niềm vui làm mẹ chưa trọn thì Phạm Tú Anh bất ngờ ra đi, bỏ lại trần gian tác giả của “Cross Sections” và cô con gái hai tháng tuổi, Vivienne Hoang-Anh Knobel
11 Tháng Chín 2011(Xem: 13386)
Canh bạc kinh tế tài chính lúc đó thêm gian lận và nặng mùi vị “xập xám chướng” ma phiệt. “Faites vos jeux. Rien ne va plus”.[14] Mời Quý vị đặt tiền. Không còn xoá bài đánh lại được nữa.