5:57 SA
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024

Vương Đạo và Bá Đạo - Kim Định

21 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13211)
  • Trị Nước theo Người xưa
(Kho Tư liệu)

Vương Đạo và Bá Đạo

Nói vắn tắt thì Vương đạo dùng đức trị, còn Bá đạo dùng lực trị "dĩ lực phục nhơn giả Bá, dĩ đức phục nhơn giả Vương" (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu). Chúng ta cần xác định lập trường 2 chủ trương đó theo 5 nguyên tắc sau đây:

(i) Cử hiền: Chọn hiền tài tham chính qua Khoa cử.
(ii) Giáo chi: Khuếch trương một nền Giáo dục đại chúng.
(iii) Phú chi: Làm cho Dân giàu lên...(Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân).
(iv) Lễ trị: Lấy Lễ mà trị, giảm nhẹ Hình (luật),
(v) Thành Tín: Lấy Dân làm trọng...(Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh).

Đó là 5 điểm căn bản. Hai điểm lớn nhất là Cử Hiền và Tín (ý dân), ba điểm kia là Giáo, Phú, Lễ là những điều kiện thiết yếu làm nền móng cho hai khoản trên. Đem 5 nguyên lý đó làm tiêu chuẩn để nhận định bản chất một chính thể, chúng ta có thể biết là Dân chủ hay Độc tài. Còn nhãn hiệu bên ngoài là của nhà Chu hay gọi là Quân chủ hay Cộng hòa...gì gì nữa cũng chỉ là ý hướng muốn mưu hạnh phúc cho dân… Một chính thể lo cho tài sản phân chia không quá chênh lệch, dân có tự do tổ chức đời sống và tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng thì dù có gọi bằng tên gì đi nữa cũng là Dân chủ là Vương đạo và người đời nào cũng khát mong những cái đó. Chúng ta không nên chỉ trích là nệ cổ khi những điều đó đã được thi hành ở đời Nghiêu Thuấn hay nhà Chu. Người học Triết phải biết vượt qua ngôn từ để nhận ra thực chất mới là đứng trong cương vị Triết, đừng để mình bị trói buộc trong ngôn từ: "từ đạt nhi dĩ hỹ, 辭 達 而 已 矣 " (Luận Ngữ XV 40). Lời chẳng qua để diễn tả mà thôi: "res et non verba", quan trọng là nội dung chứ không phải lời nói.

Nguyên tắc thứ nhất:
Cử hiền tài
Trước câu hỏi quyền bính thuộc về ai? Người có tài đức hay võ lực? Hoặc dòng tộc?
Vương đạo chủ trương thuộc người hiền đức: cắt đặt người hiền tài có năng lực (cử hiền dữ năng,舉 賢 與 能 ). Mặc Tử viết: "thượng hiền sự năng vi chính" tôn trọng người có đức, dùng người có tài năng làm chính sách (chương Thượng hiền).
Kinh Thi, thiên Đại Nhã: thiên mệnh không phải thường tồn; có đức thì còn, thất đức thì hết, vì quyền bính thuộc người hiền đức chứ không thuộc dòng tộc. Câu đó thường được nhắc nhở luôn dưới nhiều hình thức. Mạnh Tử nói "lập hiền vô phương" (IVb.20) cất đặt người hiền thì không kể đến phương, tức nơi xuất xứ, cũng lại Mạnh Tử viết "tam đại chi đắc thiên hạ giả dĩ nhân, kỳ thất thiên hạ giả dĩ bất nhân, 三 代 之 得 天 下 也 以 仁 , 其 失 天 下 也 以 不 仁 ", ba đời vua trước được thiên hạ vì có đức nhân, mà mất thiên hạ vì không có đức nhân: nhà Hạ lên với Vũ có nhân mất với Kiệt bất nhân. Nhà Thương được thiên hạ với Thành Thang có nhân mất thiên hạ với Văn Võ, Châu Công nhân đức mất thiên hạ với U, Lệ bất nhân (Mạnh VII 3).
Theo nguyên lý đó Khổng Tử chỉ chú trọng tài đức mà không kể đến dòng tộc. Ông thường khen Tử Lộ dầu mặc áo thường cũng không ngại đứng vào hàng đại thần (L.N. IX 25). Và hy vọng lớn nhất của ông đặt vào một người bình dân nghèo xác sơ trong nhóm môn đệ tức Nhan Hồi.
Cũng trong dòng tư tưởng đó Khổng Tử đề cao sự quan trọng của chức quan đại thần. Dưới con mắt Khổng lúc nhà Châu thịnh đạt nhất là thời nhiếp chính của ông Chu Công. Trong L.N XIV. 20 hỏi tại sao Vệ Linh Công vô đạo mà nước còn? Được trả lời là tại biết giao cho quan đại thần cai trị (Trọng Thúc Ngữ giữ ngoại giao. Chúc Đà giữ nội vụ. Vương Tôn Giả giữ bộ binh) vì thế mà nước còn. Đó là chủ trương "quan cai trị, vua kiểm soát" tức sự quan trọng đặt nơi quan chứ không nơi vua, quan phải trung với Đạo chứ không trung với cá nhân vua "dĩ đạo sự quân, bất khả tắc chỉ, 以 道 事 君, 不 可 則 止 " (L.N. XI. 23). Chủ trương đó sau này Mạnh Tử với ý lớn: "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, 民 為 貴 , 社 稷 次 之 , 君 為 輕 " hoặc câu của Tuân Tử "tru bạo quốc chi quân nhược tru độc phu, 誅 暴 國 之 君 , 若 誅 獨 夫 " (Tuân Tử chính luận), giết ông vua tàn bạo một nước cũng như giết một kẻ độc phu (chứ chẳng thần thánh gì). Thật là sớm sủa khi ta so sánh với sự kinh hoàng của bao người Tây phương coi việc giết vua Louis XVI (Pháp) như một tội phạm sự thánh. Chung quy đó là hậu quả của thuyết Kế hiền.

Nguyên tắc thứ hai:
Giáo chi
Chủ trương cử hiền tài như trên thật đáng là tinh thần Dân chủ, chỉ chưa có phổ thông đầu phiếu. Nhưng bù lại ông đã có sự bình dân hóa việc học, cố gắng giật cái độc quyền học thức ra khỏi tay phái quyền quý để mở rộng ra trong dân chúng không phân quý tiện: "hữu giáo vô loài, 有 教 無 類 " (Luận Ngữ, XV 38), trong việc giáo hóa không có phân biệt giai cấp quý tiện sang hèn.
Với chúng ta hiện nay, điều này quá tầm thường, nhưng đời Khổng thì đó là một cuộc Cách mạng tận nền. Điều đó dễ hiểu khi ta nhận xét bên các nước Âu Mỹ có tiếng là tiên tiến mà mãi tới năm 1850 mới mở cửa giáo dục cho toàn dân, còn trước kia dành riêng cho quý tộc (C.C. 152). Như thế ta thấy việc của Khổng thật là táo bạo sớm sủa và là một cú chí tử đánh vào thể chế "quyền quý thế tập": dưới con mắt họ việc nhận người nghèo hèn, người thường dân vào trường dạy cách cai trị là một việc phá rối quốc gia. Đời ông việc giáo dục toàn dân chưa được mở rộng, số người chống đối vì thế còn ít, sau nhờ môn đệ hết sức nối chí là dạy đời không biết mỏi mệt (hối nhân bất quyện) nên mới gây ra nhiều phản đối ở phía Pháp gia chủ trương giữ độc quyền giáo dục cho "quyền quý thế tập".

Nguyên tắc thứ ba:
Phú chi
Muốn cho dân nhờ giáo dục thì phải có của dư dả mới tìm ra thì giờ nhàn rỗi đi học, nếu như bụng đói thì hết có thể nói đến học với hành, có hô hào cũng vô ích. Vì thế tất cả sách Mạnh Tử phản chiếu mối lo âu làm sao dân giàu "dân khả sử phú dã" (Mạnh Tử VII. 23)
Không có sách nào trong triết học tha thiết về vấn đề làm giàu dân bằng. Nên trước khi nói "giáo chi" Khổng Tử đặt "phú chi", phải làm giàu dân: bá tánh bất túc quân thục dữ túc, 百 姓 不 足 , 君 孰 與 足 (L.N.XII.9.) Bá tánh không đủ ăn thì vua đủ ăn với ai.
Chính Khổng Tử thường tuyên bố coi phú quý phi nghĩa như phù vân, 不 義 而 富 且 貴 , 於 我 如 浮 雲 (L.N. VII 15). Muốn hiểu câu này, nên chú trọng thời đó chưa có kỹ nghệ, buôn bán chưa mở mang, người ta không có cách làm giàu nào mau chóng hơn là làm quan để bóc lột dân chúng. Chính vì tình trạng đó mà có câu "vi nhân bất phú, vi phú bất nhân, 為 仁 不 富, 為 富 不 仁" (Mạnh Tử III, 3). Vì thế Khổng nói: "nước vô đạo mà giàu có phú quý là điều đáng sỉ nhục, cũng như nước có đạo mà để mình nghèo nàn bần tiện cũng là đáng sỉ hổ" 邦 有 道 , 貧 且 賤 焉 , 恥 也 ; 邦 無 道 , 富 且 貴 焉 , 恥 也 (L.N. VIII 14).
Điều lo âu của ông vẫn là "bất hoạn quả nhi hoạn bất quân,不 患 寡 而 患 不 均" (L.N. XVI. 1), không lo không có của, mà lo có của nhưng chia không đều, vì nó dễ chạy xô vào tay mấy người có quyền thế (Việt Nam A và Việt Nam B).
Nguyên tắc quân phân tài sản đó sau này được Mạnh Tử phát huy rộng trong chủ trương "minh quân chế dân chi sản,明 君 制 民 之 產 " (I. 6), bậc minh quân phải lo phân chia tài sản đều cho dân (đọc thêm Mạnh 1, 12, 36, 38) và làm cho dân giàu thì nước mạnh.. Và nhân đấy ông đề cao phép tỉnh điển cũng như Nho giáo chống đối việc bán đất mà sau này đời nhà Tần Thương Ưởng đã cho phép (Zenker 193, C.A Maspéro 314). Cho bán đất tức coi đất là của riêng (thiên hạ vi gia) vì nếu coi là của công thì phải để chung rồi cứ thời hạn mà phân phát. "Quân cấp" đời Lê Lợi cũng như phép hạn chế ruộng không được giữ quá 10 mẫu đời Trần bên ta là hậu quả của thuyết quân phân này. Gọi là công điền hay là đất của vua chỉ khác danh từ gọi mà thôi. Nhiều người tỏ ý mỉa mai những luật cấm không ai được tậu đất làm của tư kẻo mất quân bình. Mà không thấy rằng từ khi bãi bỏ thể chế đó, cho phép mua bán đất (đời Tần) thì sự chênh lệch trở thành quá đáng: đưa đại chúng vào cảnh nông nô cơ cực làm cớ cho những cuộc nổi loạn của Vương Mãn, An Lộc Sơn. Ở những kỳ đó thì đất vào tay những đại điền chủ, ruộng công chỉ còn lối 5% (xem chẳng hạn Histoire de la Chine de Réné Grousset: 77,114, 208 và 353).
Đây là một thí dụ cụ thể chứng tỏ khi một thể chế được bảo trợ là vì nó gây điều kiện thuận lợi cho chủ trương Vương đạo. Tuyên bố mọi đất của vua tức là một lối thi hành câu "thiên hạ vi công", nhờ đó "người 50 tuổi có lụa mặc, 70 tuổi có thịt mà ăn" (Mạnh Tử VII. 22). Những cải cách điền địa hiện nay, những khẩu hiệu "đất đai thuộc người cày cấy"… tuy khác thể chế mà tinh thần đều là "hoạn bất quân" của người xưa vậy. Không nên câu chấp danh từ để nhắm mắt trước thực tại.

Nguyên tắc thứ bốn:
Lễ trị
Con người hễ đã giàu có thì sinh lễ nghĩa, nhân vị cao lên. Bởi vậy tiếp theo chương trình "giao chi, phú chi", ông chủ trương lễ trị. "Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đao chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách, 道 之 以 政, 齊 之 以 刑, 民 免 而 無 恥; 道 之 以 德, 齊 之 以 禮, 有 恥 且 格. ", "dùng chính trị hình luật mà cai trị thì dân mới chỉ có biết tránh phạm luật, dùng đạo đức và lễ nhạc mà cai trị thì dân mới trau dồi nhân cách".
Việc lễ trị tuy phe đối lập có chủ trương nhưng muốn dành riêng cho phái quyền quý, còn thường dân thì trị bằng luật (Lễ bất hạ thứ dân, hình bất thượng đại phu, 禮 不 下 次 民 , 刑 不 上 大 夫) (Couvreur 153). Tuy câu này có trong Lễ ký, nhưng chắc do pháp gia đưa vào, vì nó trái ngược với chủ trương không phân biệt quý tiện của Khổng Tử. "Quân tử vô chúng quả, vô tiểu đại, 君 子 無 眾 寡 , 無 小 大 " (L.N. XX 20), người quân tử không phân biệt ít hay đông, lớn hay nhỏ; như không phân biệt Kinh Thượng, ở đâu cũng phải cư xử cung kính, trung tín. "Cư xử cung, chấp sự kính. Dữ nhân trung. Tuy chi Di Địch, bất khả khí dã, 居 處 恭, 執 事 敬, 與 人 忠, 雖 之 夷 狄, 不 可 棄 也 " (L.N XIII 19), cư xử phải tự trọng, khi thi hành việc (với người khác) phải kính tôn. Đối với tha nhân phải trung tín. Dầu có sang miền Di, Địch (mường rợ) cũng không thể bỏ được những nguyên tắc đó. (Không được phân biệt Kinh với Thượng trong lối cư xử. Ở đâu cũng là người cả.)
Trước kia người ta dành riêng cho quý tộc được quyền đặt tên tự, mãi sau này mới mở rộng tới toàn dân. Đó là việc làm của Thương Ưởng nhưng người cổ động đầu tiên là Khổng Tử (C.A Maspéro p.95). Và lễ gia tiên, ban đầu cũng dành cho quý tộc, về sau nhờ Khổng Tử cổ động nên đã mở rộng tới toàn dân không phân biệt sang hèn (R.Grousser, Histoire de la Chine p.15). Như thế không thể bảo Khổng Tử phân biệt quý tiện, mà chính ông là người muốn đại chúng hóa lối cai trị bằng lễ.

Nguyên tắc thứ năm:
Thành Tín
Lễ trị là một lối cai trị tôn trọng người dân, coi người dân như người cộng tác với chính quyền. Đã nói đến cộng tác thì chữ Tín là cần. "Thượng háo Tín tắc dân mạc cảm bất dụng tình, 上 好 信 則 民 莫 敢 不 用 情, XIII". Nếu người trên thành tín thì không ai không hết tình. Đã tín thì phải coi ý dân làm trọng. Bên phía pháp trị chỉ coi trọng thần lực và dùng quyền uy vũ lực, ít chú ý đến lòng dân. Bên lễ trị thì chủ trương lấy tín làm đầu. "Kính ư dân hưng, kính ư thần vong, 敬 於 民 興, 敬 於 神 忘" (Tả truyện). Kính nể dân thì hưng thịnh, đi cầu kính quỷ thần thì sẽ bị diệt vong và "đắc thiên hạ hữu đạo: đắc kỳ dân tư đắc thiên hạ hỹ, 得 天 下 有 道: 得 其 民, 斯 得 天 下 矣 " (Mạnh Tử IV.9), có một đường lối để được thiên hạ, đó là được lòng dân và "đắc hồ khâu dân nhi vi thiên tử, 得 乎 丘 民 而 為 天 子 " (Mạnh Tử VIIb. 14), được lòng dân ở đồng bái là làm được thiên tử (nên đọc cả câu trong sách). Trong ba vấn đề "túc thực, túc binh, dân tín nhi dĩ hỉ" thì ông cho tín là quan trọng hơn cả bởi vì "dân vô tín bất lập, 民 無 信 不 立" (L.N XII.7). Dân không tín nhiệm chính quyền hết đứng nổi. Do đó chủ trương "hữu nhơn tắc hữu địa", có dân tự nhiên có đất (ĐH. 10) để trả lời vào mặt mấy ông cai trị chuyên lo mở rộng đất đai, tích chứa giàu sang mà không chú ý được lòng dân.
Ông còn ghét nói đến chiến tranh binh lực. "Ký bất xưng kỳ lực, xưng kỳ đức dã, 驥 不 稱 其 力 , 稱 其 德 也" (L.N XIV. 35), con ngựa ký được xưng tụng không vì có sức nhưng vì đức. Sau này Mạnh Tử đã phát huy chủ trương chống bạo lực ra rộng rãi "người thiện chiến thì tội chém chưa đủ đền" (nhất tướng công thành vạn cốt khô) và nhân đó gây ra trong văn hóa Viễn Đông một bầu không khí "trọng văn khinh võ", khác hẳn ở xã hội chẳng hạn của Platon luôn luôn nói đến chiến tranh binh lực."

(Thân hữu có thể đọc đầy đủ trong Kim Định: Nho Giáo Nguyên Thủy)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Năm 2012(Xem: 20432)
Và còn biết bao nhiêu điều xin nhường cho các coment bình luận... Quốc ca của một đất nước phần nào cũng thể hiện quan điểm của một dân chế độ đúng không các bạn? Chẳng trách hôm nay chúng ta...
11 Tháng Năm 2012(Xem: 16911)
Một mình tay chống tay chèo Xuôi theo vận nước khó nghèo do ai?
10 Tháng Năm 2012(Xem: 9593)
Ngày nay dù có bị bôi bác đến mức nào chăng nửa, thì sự thật cũng là sự thật. Đó là thành quả sau chín năm hiện hữu của nền đệ nhất Cọng Hòa Miền Nam từ 1955 đến ngày 1-11-1963, đã tạo được một chính quyền hợp hiến và nền an ninh trật tự, suốt từ Bến Hải vào tới Cà Mau.
10 Tháng Năm 2012(Xem: 9453)
Sẽ có một ngày, ly nước tràn đầy! Cường quyền dù bạo ngược lẽ nào, khi người dân đến chỗ cùng đường, vùng lên thành giông bảo, quét sạch loài bán nước, hại dân. Hởi ai người hào kiệt, hãy đứng lên tựu nghĩa, dẫn dắt dân tộc nầy qua chốn lầm than!
09 Tháng Năm 2012(Xem: 92008)
Như cụ Đồ mộc mạc ngày xưa: “ Nước trong rửa ruột sạch trơn Một câu danh lợi chi sờn lòng đây Sớm voi, tối vịnh vui vầy”
07 Tháng Năm 2012(Xem: 9361)
Thầy nhập thiền, trò nghiền ngẫm về những điều vừa được nghe. Chú tiểu đồng bỗng nhớ lại câu: “Đạo là để thực hành chứ không phải là để nghiên cứu suông”. Ánh bình minh ló rạng, chú tiểu có cảm giác lòng mình cũng đang có bình minh.
04 Tháng Năm 2012(Xem: 10727)
Những người tin hoàn toàn vào định mệnh thì sẽ rất thụ động. Nói đúng hơn họ sợ làm cái gì đó khác hơn để thay đổi hoàn cảnh, nên phải đứng yên cắn răng chịu đựng
04 Tháng Năm 2012(Xem: 11047)
Là người con Phật xứ Việt, chúng ta xin chia xẻ niềm vui thành tựu Phật sự vĩ đại này đến với Phật giáo thế giới và xin chắp tay nguyện cầu cho Trung tâm Dhamakaya tiếp tục thành công trong sứ mệnh mang ánh sáng hòa bình và an lạc cho nhân sinh trong kỷ nguyên mới này.
03 Tháng Năm 2012(Xem: 10630)
Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .
27 Tháng Tư 2012(Xem: 10296)
Lịch sử VN từ ngày có đảng và nhà nước cộng sản VN là những sai lầm nối tiếp sai lầm, gắn liền với những cụm từ gợi lên những ký ức kinh hoàng. Từ “cải cách ruộng đất,” “nhân văn giai phẩm,” vụ án xét lại, thuyền nhân, cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, v.v... và bây giờ là “cưỡng chế, giải phóng mặt bằng”!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 12490)
Quả thật, những quyển sách giáo khoa sẽ không bao giờ nhắc tới cộng sản Việt Nam hay "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" kèm theo tấm hình một cái xác đang bốc mùi nồng nặc, đàng sau là lá cờ đỏ sao vàng rách nát. Đây không phải là Việt Cộng của những năm 1960, đây chính là cộng sản Việt Nam ngay lúc này!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28609)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
26 Tháng Tư 2012(Xem: 11275)
Từ ngàn xưa, tiền nhân chúng ta đã từng vượt biển để tránh bị tiêu diệt. Đó là trường hợp của hậu duệ nhà Lý. Trưóc chánh sách “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc” của Trần Thủ Độ, con cháu nhà Lý đã phải liều chết vượt biển sang Triều Tiên tị nạn. Ở lại chắc phải chết; liều mạng ra đi may ra có thể sống còn; thế là tiền nhân chúng ta quyết định ra đi!
26 Tháng Tư 2012(Xem: 10343)
Mặt khác trong tập hồi ký của cố Tổng Thống Richard Nixon, ông viết rằng, khi thấy đoàn người Việt Nam di tản ngơ ngác trước cảnh lạ quê người, ông thầm nghĩ nếu ông còn tại chức sẽ không có cảnh tượng đáng thương nầy. Lòng trắc ẩn thật hay lương tâm bất ổn vì những quyết định tàn nhẫn của chính mình?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29900)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
24 Tháng Tư 2012(Xem: 10493)
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
24 Tháng Tư 2012(Xem: 9888)
Ngay sau khi Bạc Hy Lai – ngôi sao đang lên của phe Tân Tả và “thái tử Đảng” – bị quản thúc cùng lúc với lệnh bắt giam bà vợ Bạc là Cốc Khai Lai, những phần tử trung thành nhất của phe này đã lên tiếng kêu gọi đấu tranh vũ trang.
22 Tháng Tư 2012(Xem: 10941)
Các phương tiện truyền thông như tạp chí “Wired” Mỹ, mạng tin tức kỹ nghệ quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Cộng nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã “thành hình”.
19 Tháng Tư 2012(Xem: 10266)
Tôi vốn gốc nhà quê hiền lành, lớn lên gặp thời chinh chiến điêu linh, cảnh máu đổ, thây phơi cũng trông thấy đủ nhiều nên chuyện binh đao cực chẳng đã phải đem ra luận bàn vì tình thế nước nhà đang trong cơn nghiêng ngả.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 11212)
SUY GẨM NHÌN LẠI MÌNH TRONG CUỘC SỐNG, ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI Ý NGHĨA HƠN
14 Tháng Tư 2012(Xem: 11708)
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này,
13 Tháng Tư 2012(Xem: 10973)
Mời xem ảnh thú vật, côn trùng tạo từ nghệ thuật ghép ảnh
12 Tháng Tư 2012(Xem: 9703)
Dòng tộc CHXHCNVN hiện đang trong tình trạng kẹt to về kinh tế vĩ mô. Uy tín tín dụng quốc tế bị suy giảm vì vụ này. Thằng S&P to mồm la ầm lên và đánh sụt hạng tín dụng quốc tế từ hồi tháng 12/2010. Tình cảnh kinh doanh bi đát
11 Tháng Tư 2012(Xem: 19593)
"Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm." Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém
11 Tháng Tư 2012(Xem: 10257)
Thanh niên là “ Rường cột Quốc gia “, Thanh niên là “Người chủ tương lai của Đất nước”. Ngay lúc nầy đây, các bạn hãy hành xử cho xứng đáng là người chủ tương lai của nước Việt, nước Việt của Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh, một thời xưng Quốc hiệu Đại Cồ Việt.
11 Tháng Tư 2012(Xem: 9581)
Nhà Trắng được xây dựng từ năm 1792 tới năm 1800, là một biệt thự được sơn màu trắng và được xây dựng bằng sa thạch theo kiểu tân cổ điển. Bên trong Nhà Trắng như thế nào? Hãy cùng khám phá nhé!
09 Tháng Tư 2012(Xem: 9438)
Chỉ vì chúng, chính chúng, phường phản nước, hại dân sồng phè phởn, ca múa trên bửa tiệc đầu lâu, xương máu dân lành ! Một tay gạt nước mắt, một tay run rẩy gõ bàn phiếm những dòng mở đầu, giờ đây không còn nghĩ gì được nữa, xin dừng lại nơi đây.
04 Tháng Tư 2012(Xem: 94149)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
01 Tháng Tư 2012(Xem: 9187)
Ngày nay lớp người kể trên phần lớn đã già yếu lại thêm nhiều tật bệnh sau bao năm tù đầy gian khổ. Tuy nhiên hầu hết đều giữ được trong lòng “chút lửa thiêng sông núi Việt” dành chuyển lại cho thế hệ mai sau.
27 Tháng Ba 2012(Xem: 9974)
Tôi tin rằng khi sự thể đi đến chỗ quyết liệt, không thiếu gì người trẻ có lòng, dù không quay về với đồng bào, chắc chắn cũng khước từ dùng bạo lực súng đạn.
22 Tháng Ba 2012(Xem: 9953)
Là con Phật thực hành hạnh bồ tát, “tự giác, giác tha”, vừa dứt trừ biệt nghiệp ác bản thân vừa góp phần diệt cộng nghiệp ác cho nhân quần xã hội: Ác nghiệp cọng sản.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 12283)
Hiện nay, Cánh đồng Chum vẫn là một bí ẩn đầy sức cuốn hút đối với các nhà khảo cổ học cũng như những du khách tới đây. Bởi vẫn chưa có một câu trả lời chính xác cho nguồn gốc, thời gian ra đời của những chiếc chum này.
17 Tháng Ba 2012(Xem: 13580)
Tôi muốn nói với mọi người rằng những mầm măng non của đất nước sẽ lớn lên trên đống hoang tàn của chiến tranh nhờ sự hy sinh của người lính Việt Nam Cộng Hòa.”
17 Tháng Ba 2012(Xem: 10250)
Ngày nay, giới trẻ đã thức tỉnh. Chỉ còn quả quyết dấn thân tranh đấu vì Đại nghĩa Dân tộc là xốc tới. Xin nhắc lại đây tinh thần lẫm liệt Diên Hồng:
15 Tháng Ba 2012(Xem: 10500)
bắt đầu bằng:”Bàn tay nhỏ xíu của thai nhi, 21 tuần của Samuel Alexandre Armas ló ra từ tử cung của người mẹ để nắm lấy ngón tay của bác sĩ Joseph Bruner như tỏ ý muốn cám ơn vị bác sĩ đã tặng mình sự sống “
14 Tháng Ba 2012(Xem: 9959)
Chúng tôi chiến đấu trên mặt trận văn hóa. Bắt chước ông Luật sư, tôi bảo: Thời gian của tôi không còn nhiều, tôi chỉ có khả năng gõ bàn phiếm góp phần tranh đấu giải trừ chế độ toàn trị cs
08 Tháng Ba 2012(Xem: 9439)
Ngày nay, lớp trẻ nối nghiệp cha, ông quyết chí đạp đổ cường quyền, không phải vì ước mơ công hầu khanh tướng mà chỉ vì cứu nước, cứu dân mới thật là hào hùng, cương liệt.
05 Tháng Ba 2012(Xem: 10522)
Hơn nữa, chúng ta cũng đã từng được nghe các cụ nhắc nhủ nhiều lần: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, hoặc “tham thì cực thân, Phật đã bảo thầm thì chớ có tham [ăn]”.
05 Tháng Ba 2012(Xem: 10775)
Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc
04 Tháng Ba 2012(Xem: 9963)
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ
03 Tháng Ba 2012(Xem: 9840)
Trong khi VC đang bị áp lực tranh đấu của đồng bào Hải ngoại mà chùn tay trong việc bắt bớ,giam cầm những người chống đối trong nước,thì việc một số người Việt vì mưu đồ phe nhóm toan làm nhẹ sức mạnh tranh đấu của đồng bào Hải ngoại là Tội Ác.Vì làm như vậy là bỏ rơi những anh em Quốc Gia chống Cộng chết rục trong tù.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 12745)
Nên nhớ là không có thuốc nào có thể chữa bệnh Alzheimer được hết kể cả thuốc thiên nhiên, thuốc Đông y, thuốc Bắc, vân vân. Và lang băm vẫn còn là vấn nạn trầm trọng hiện nay!
02 Tháng Ba 2012(Xem: 18529)
Hãy chọn cho mình một bộ đồ thật thoải mái và một căn phòng thoáng khí trước khi lên giường ! Mà trước khi đi ngủ, đừng xem những bộ phim ma hay kiếm hiệp gây ảnh hưởng tinh thần. Ngay cả việc ngồi liên tục với máy tính trước khi lên giường cũng khiến dễ dàng bị bóng đè.
29 Tháng Hai 2012(Xem: 13244)
NHỨT TƯỚNG CÔNG THÀNH VẠN CỐT KHÔ, NHỮNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GHI LẠI NƠI YÊN NGHỈ CỦA NHỮNG NGƯỜI NĂM XUỐNG TRƯỚC BIẾN ĐỔI CỦA ĐẤT NƯỚC
28 Tháng Hai 2012(Xem: 11612)
Chuyện lạ có thật Một mặt trời nhân tạo khổng lồ được dựng lên ở quảng trường Trafalgar thu hút sự chú ý đặc biệt của những người dân thủ đô nước Anh trong những ngày giá rét này.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 10644)
Lần đầu tiên, tất cả 44 vị tổng thống của nước Mỹ bằng tượng sáp đã hội ngộ tại một phòng trưng bày mới khai trương ở thủ đô Washington.
24 Tháng Hai 2012(Xem: 13343)
Họ là những nông dân tự trang bị cho mình đạn dược, súng ống, lương thực, quần áo. Đó là truyền thống của cao bồi Texas còn lưu đến bây giờ. Chính quyền có thể cấm bài bạc, đĩ điếm nhưng cỡi ngựa mang súng là quyền tự do cá nhân đó.
23 Tháng Hai 2012(Xem: 16103)
Giây phút ngọt ngào của các chính trị gia Có thể họ là những nhà lãnh đạo cực kỳ nghiêm nghị trên chính trường nhưng khi ở bên người bạn đời của mình, họ lại trở nên rất ngọt ngào.
23 Tháng Hai 2012(Xem: 14187)
Nhưng trên thực tế,đã có nhiều người nhớ về tiền kiếp,có những người tái sanh do ý nguyện độ sinh như những vị Lạt ma Tây Tạng,có những người đã trải qua kinh nghiệm cận tử,có những nhà ngoại cảm có thể tiếp xúc với người chết…thì như vậy,sau cái chết,còn có nhiều điều bí ẩn mà ngay cả Khoa học cũng chưa giải thích được
22 Tháng Hai 2012(Xem: 24300)
Hiểu tường tận thế rồi, trên đường tu chúng ta mới khỏi lầm lẫn. Tôi thấy đa số người tu đều quí thân như vàng ngọc, rất quan trọng lời khen tiếng chê, cho nên phiền não dẫy đầy. Đó là vì không thấu triệt được lý đạo, cứ ngỡ mình tụng kinh gõ mõ thế là tu tốt rồi. Đâu phải ăn chay là giải thoát, đâu phải tụng kinh nhiều là giải thoát mà phải thấu đáo được lời Phật dạy, sống đúng như vậy mới giải thoát sanh tử được.