2:31 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

So Sánh GDP Đầu Người Của Việt Nam Với Vài Nước Á Châu - Trần Đăng Hồng

27 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 12364)

So Sánh GDP Đầu Người Của Việt Nam Với Vài Nước Á Châu

Ngày nay, người Việt nào cũng biết là Việt Nam còn nghèo. Chữ “giàu” hay “nghèo” chỉ diễn tả tình trạng định tính chung chung, ta không biết được giàu hay nghèo ở mức độ nào, vì vậy cần phải định lượng bằng con số để có thể so sánh dễ dàng.
Để so sánh mức sống (living standards) giữa các vùng hay quốc gia, các nhà kinh tế xử dụng chỉ số GDP đầu người (GDP per capita). GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ hay quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP đầu người là số trung bình (bình quân) của GDP toàn quốc chia cho dân số. Để so sánh mức sống giữa các quốc gia, GDP đầu người phải được chuyển đổi theo cùng một hệ thống tiền tệ, US Dollar (US$). Tuy nhiên, mức sống tùy thuộc vào giá cả và hối xuất của mỗi quốc gia, để chính xác hơn, tính GDP đầu người theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity, PPP) trên cơ sở chênh lệch giá cả hàng hóa ở nước đó so với giá cả hàng hóa tương tự ở Hoa Kỳ.
Từ năm 2010, báo chí cho biết GDP toàn quốc của Trung quốc rất lớn, khoảng $5880 tỉ cho năm 2010, vượt qua Nhật Bản ($5470 tỉ), và nay đứng hàng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Tuy đứng thứ 2 thế giới, nhưng mức sống của người Tàu còn rất nghèo so với người Nhật, vì GDP đầu người của Trung quốc chỉ $7.500 trong lúc của Nhật là $34.000 (4,5 lần cao hơn Trung quốc), chưa kể đến sự chênh lệch quá lớn giữa người nghèo và người giàu ở Trung quốc
Dựa vào chỉ số GDP công bố cho thời gian một hai thập niên qua, chúng ta biết Việt Nam hiện nay còn rất nghèo, nhưng không biết nửa thế kỹ trước Việt Nam giàu hay nghèo. May mắn, mới đây (2012), cơ quan Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF, International Monetary Fund) công bố chỉ số GDP đầu người cho 185 quốc gia, bắt đầu từ năm 1960 (1).
Vì không phải là chuyên gia về chính trị kinh tế, người viết bài này không dám lạm bàn về nguyên nhân hay chánh sách kinh tế. Phần này để bạn đọc tự tìm hiểu (hay đã hiểu). Thiển giả chỉ trình bày lại các dữ kiện khô khan của số liệu do WB và IMF cung cấp bằng các biểu đồ dễ dàng theo dõi hơn.

Việt Nam năm 1960

bieudo1-large-content

Biểu đồ 1. So sánh GDP (US$) đầu người giữa vài quốc gia Á châu năm 1960 (Vẽ từ tài liệu 1)

Theo biểu đồ 1, vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$).
Trong thời gian từ 1954 đến 1975, năm 1960 là năm VNCH có nền kinh tế huy hoàng nhất. Vào năm này VNCH xuất cảng (xuất khẩu) tổng cộng 84 triệu US$, gồm 2 sản phẩm chánh là cao su (40 triệu US$) và gạo (27,7 triệu US$). Riêng về xuất cảng gạo, năm 1960 là đỉnh cao nhất kể từ 1955 với khoảng 340.000 tấn, nhưng giảm dần sau đó, và từ 1965 Nam VN phải nhập cảng (nhập khẩu) 271.000 tấn, năm 1966 khoảng 434.000 tấn, và 1967 khoảng 749.000 tấn gạo (3). Tổng sản lượng quốc gia VNCH năm 1960 là 82 tỉ đồng VN, trong số này gồm có 4,481 tỉ đồng (5,5%) là tiền viện trợ (3). Hối xuất chính thức trong đầu thập niên 1960 là 1US$ = 118 đồng Ngân Hàng Quốc Gia VN (VNCH, South Việt Nam), trong lúc hối xuất chợ đen năm 1968 là 235-245 đồng (3).
Cũng cần nhắc lại là thời điểm 1960, chiến tranh du kích đã phá hủy khá nhiều nền kinh tế ở nông thôn của Miền Nam, nhất là sản xuất cao su và lúa gạo. Theo tài liệu 2, từ 1955 đến 1961, chính phủ VNCH đã gia tăng đầu tư, nhờ vậy kỹ nghệ (công nghiệp) và nông nghiệp phát triển mạnh, nhưng sau 1961, các yếu tố trên bị suy giảm vì chiến tranh. Vì vậy, năm 1967, lợi tức đầu người (income per capita) Việt Nam Cộng Hòa giảm xuống 126 US$, trong lúc Thái Lan tăng lên 141 US$ (3).

Việt nam trước 1960

Câu hỏi là trước 1960, Việt Nam có nền kinh tế ra sao? Theo Anne Booth (2003), vì hậu quả của đệ nhị thế chiến và chiến tranh dành độc lập sau đó, cho tới năm 1960, vài nước Á châu như Indonesia, Miến Điện và Việt Nam vẫn chưa khôi phục lại GDP đầu người của thời tiền chiến.
Chẳng hạn, Miến Điện có thời kỳ kinh tế huy hoàng nhất là năm 1929 có GDP cao hơn năm 1960 tới 68%. Riêng Việt Nam, đặc biệt là Nam Kỳ có thời kỳ kinh tế huy hoàng nhất là năm 1938, có GDP cao hơn năm 1960 là 69%. Vì Đệ nhị thế chiến (1939-1945) tiếp theo chiến tranh với Pháp (1945-1954) kinh tế Việt Nam kiệt quệ, suy giảm nặng nề, mải tới năm 1956 kinh tế mới bắt đầu tăng trưởng trở lại ở Miền Nam, và năm 1960 Việt Nam Cộng Hòa chỉ mới phục hồi được 60% của GDP đầu người của năm 1938 (4).
Như vậy, ở cuối thập niên 1930s, Việt Nam có một nền kinh tế hùng mạnh có hạng của Á Châu, chỉ đứng sau Nhật Bản, có lẻ ngang ngửa với Malaysia (lúc này Singapore còn là lãnh thổ của Malaysia), Philippines, và hơn hẳn các quốc gia khác như Thái Lan, Trung quốc, Triều Tiên, Ấn Độ và Indonesia.

GDP đầu người của Việt Nam và vài nước Á Châu từ 1980 đến 2011

Việt nam thống nhất lãnh thổ từ sau biến cố 30/4/1975. WB không có công bố số liệu GDP của Việt Nam trong 4 năm từ 1976 đến 1979. Vì vậy, ở đây chỉ trình bày từ năm 1980 cho tới nay (2011).
Biểu đồ 1 trình bày GDP đầu người của 7 quốc gia Á Châu trong thời gian 31 năm kể từ 1980 đến 2011.
Trong thời gian 1980 – 2011, có 3 thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới gồm 1984-1986, 1997-2003 và 2008. Mỗi kỳ khủng hoảng phải mất vài ba năm mới phục hồi lại. Chẳng hạn cuộc khủng hoảng 1997, phải mất 6 -7 năm Singapore mới phục hồi, nhưng chỉ 1 năm với khủng hoảng 2008, trong lúc Nam Hàn với khủng hoảng năm 2008 tới nay mới phục hồi. Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam coi như không bị ảnh hưởng gì (biểu đồ 1).
Theo biểu đồ 1, mọi quốc gia đều có tăng trưởng, nhưng với vận tốc tăng trưởng khác nhau. Nếu tính theo vận tốc tăng trưởng thì Singapore và Nam Hàn mạnh nhất, kế là Malaysia. Mặc dầu Nam Hàn có vận tốc tăng trưởng cao hơn chút ít, nhưng mức khởi đầu quá thấp, nên Nam Hàn vẫn chưa thể nào bắt kịp và Singapore vẫn còn tiếp tục dẫn đầu. Còn Việt Nam phát triển chậm nhất, vẫn ở vị trí chót trong số 7 quốc gia Á Châu nói trên (biểu đồ 1).

bieudo2-large-content

Biểu đồ 2. Biến đổi chỉ số GDP đầu người (US$) của Singapore (1), Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7) qua thời gian 31 năm kể từ 1980 đến 2011.

Thay đổi vị thứ. Trong vòng 31 năm qua, Singapore vẫn giữ hàng đầu. Tuy nhiên, Nam Hàn nhảy hạng từ thứ 3 của năm 1980 lên hạng 2 vào năm 1985, và Malaysia tuột hạng từ 2 xuống 3. Philippines từ hạng 4 xuống hạng 6 trong lúc Thái Lan nhảy từ hạng 5 lên hạng 4 từ 1987, và Indonesia nhảy lên hạng 5 từ 2005. Việt Nam vẫn tiếp tục giữ hạng chót trong số 7 quốc gia nói trên.

Cách biệt GDP của vài quốc gia lân cận với Việt Nam

bieudo3-large-content

Bảng 1. Số lần cách biệt GDP đầu người giữa một quốc gia đối chiếu với Việt Nam (tỉ số của GDP quốc gia đối chiếu/GDP của Việt Nam) ở hai thời điểm 1980 và 2011. Cột 4 là số lần gia tăng GDP của năm 2011/GDP của năm 1980 của một quốc gia. Cột 5 là số năm cần thiết để GDP tăng lên gấp đôi

Theo Bảng 1, GDP đầu người của Singapore nhiều 9,25 lần GDP của Việt Nam vào năm 1980, và chênh lệch tới 35,86 lần vào năm 2011. Thái Lan và Indonesia chỉ hơn Việt Nam chút ít vào năm 1980 (1,35 và 1,14 lần), nhưng nay Indonesia gấp 2,5 lần và Thái Lan gấp gần 4 lần Việt Nam.
Trong vòng 31 năm qua, GDP của Nam Hàn gia tăng 13 lần, tức chỉ cần 4,7 năm GDP tăng gấp đôi, Singapore 10 lần tức mỗi 6 năm GDP gấp đôi, Thái Lan 7,8 lần trong khi Việt Nam chỉ 2,7 lần, tức Việt Nam phải mất hơn 23 năm GDP mới tăng gấp đôi (Bảng 1). Như vậy, càng về sau Việt Nam càng tụt hậu.

Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan không?

Nhìn biểu đồ 2, chúng ta thấy là Việt Nam sẽ không bao giờ bắt kịp được Philippines, Indonesia, Thái Lan, chứ đừng mơ tưởng bắt kịp Malaysia, Nam Hàn hay Singapore.
Để có thể tiên đoán chính xác, tác giả dựa vào số liệu do IMF cung cấp trong 10 năm qua (2002-2011) để vẻ lại mức tăng trưởng GDP đầu người cho mỗi quốc gia. Sau đó, dùng máy vi tính thử nghiệm các mô hình toán học để vẻ nhiều đường biểu diễn, rồi chọn một đường biểu diễn nào phù hợp có độ chính xác cao nhất. Kết quả cho thấy là các đường biểu diễn cho các quốc gia trình bày trong biểu đồ 3 có độ chính xác cao nhất (R2 từ 0.944 cho Malaysia và 0.988 cho Việt Nam). Ở mỗi đường biểu diễn, chương trình toán học thống kê cũng cho một phương trình. Giải đáp bài tính lần lượt giữa hai phương trình của hai quốc gia để tìm ẩn số thời gian nơi hai đường biểu diễn gặp nhau, tức là thời kỳ GDP của quốc gia này bắt kịp một quốc gia khác.

bieudo4-large-content

Biểu đồ 3. Đường biểu diễn biến đổi chỉ số GDP đầu người (US$) của Singapore (1), Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7) qua thời gian 10 năm từ 2002 đến 2011. Đường biểu diễn do chương trình toán học thống kê cho kết quả phù hợp với các số dữ kiện với độ chính xác rất cao (R2 từ 0.944 cho Malaysia và 0.988 cho Việt Nam)

Kết quả phân tích toán học bằng máy vi tính cho thấy đường biểu diễn tăng trưởng GDP đầu người của mỗi quốc gia không phải là một đường thẳng (linear) như mắt ta thấy, mà là một đường cong theo hình dạng của một cánh parabole (parabolic curve). Càng xa trục tâm 0, đường biểu diễn càng cong lên hơn, tức vận tốc tăng trưởng theo phương trình lũy tiến.

bieudo6-large-content

Biểu đồ 4. Đường biểu diễn tiên đoán GDP đầu người trong thời gian 50 năm tới (trục tâm 0 là năm 2013) cho Singapore (1), Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7). Tiên đoán dựa theo vận tốc tăng trưởng của thời gian 2002-2011 của biểu đồ 3

Cần nhớ rằng ở thời điểm 0 (tức năm 2013), các quốc gia không khởi hành cùng ở mức 0, mà ở những vị trí khác nhau trên trục tung (Y). Chẳng hạn Việt Nam có tọa độ 1.660 US trong lúc Singapore ở tọa độ 50.899 US$, tức GDP hiện có của các nước này ở thời điểm 2013. Ngoài ra, vận tốc lũy tiến (độ cong) của mỗi quốc gia cũng đều khác nhau.
Theo tiên đoán của biểu đồ 4, Indonesia sẽ bắt kịp Thái Lan trong 23 năm tới (tức 2036) và kịp Malaysia vào 2095. Nam Hàn có vận tốc tăng trưởng lũy tiến chỉ hơn Singapore chút đỉnh nên Nam Hàn vẫn chưa bắt kịp trong thế kỷ 21.
Riêng phần Việt Nam, vì vận tốc gia tăng thấp hơn mọi quốc gia, nên tiếp tục ở hạng chót, không những không bắt kịp được nước nào mà càng ngày càng tụt hậu, càng nghèo nếu so với các nước trên.
Biểu đồ 5 trình bày dữ kiện cung cấp bởi IMF tiên đoán tăng trưởng GDP từ 2011 đến 2017, cũng xác định rằng Việt Nam sẽ không bao giờ bắt kịp các quốc gia nói trên, nếu vẫn tiếp tục tăng trưởng với cường độ hiện tại (vận tốc ban đầu = (1374 – 440)/10 = tức tăng thêm 93.4 US/năm).

bieudo5-large-content

Biểu đồ 5. Tiên đoán GDP đầu người do IMF thực hiện cho thời kỳ 2011 – 2017 cho Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7). Vẽ từ tài liệu của IMF (1)

Vì vậy, muốn bắt kịp các nước nói trên, Việt Nam phải có vận tốc tăng trưởng ban đầu tăng cao hơn nữa, trước nhất để bắt kịp Philippines, sau mới tới Thái Lan.
Sau đây là các bài tính với giả sử rằng Việt Nam từ năm 2013 lần lượt đạt được vận tốc tăng trưởng GDP từ thấp lên cao, trước nhất bằng Philippines, rồi Thái Lan, rồi tới Indonesia, Malaysia, Singapore và Nam Hàn.
Nếu Việt Nam tăng vận tốc tăng trưởng GDP ban đầu bằng Philippines (tăng thêm từ 93,4 lên 133 US$/năm), Việt Nam vẫn tiếp tục tụt hậu, vì vậy muốn bắt kịp Philippines phải có vận tốc tăng trưởng cao hơn, càng cao hơn thì bắt kịp sớm hơn.
Nếu Việt Nam có vận tốc tăng trưởng ban đầu và vận tốc lũy tiến (độ cong) bằng Indonesia hiện nay (ban đầu tăng thêm 259 US, tuy thấp nhưng lũy tiến tăng nhanh, xem đường cong ở biểu đồ 5), Việt Nam sẽ bắt kịp Philippines vào năm 2023, bắt kịp Thái Lan vào năm 2040, và bắt kịp Malaysia vào 2093.
Nếu Việt Nam có vận tốc tăng trưởng ban đầu bằng Thái Lan (tăng thêm 337,5 US$/năm, cao 3,6 lần hơn VN), Việt Nam sẽ bắt kịp Philippines trong 4,5 tới, tức giữa năm 2017, nhưng không bao giờ bắt kịp Thái Lan.
Nếu Việt Nam có vận tốc tăng trưởng bằng Malaysia hiện nay (tăng thêm 600 US/năm), Việt Nam sẽ bắt kịp Philippines vào năm 2015, Indonesia vào 2019, Thái Lan năm 2028, nhưng không bắt kịp Malaysia, Nam Hàn và Singapore.
Nếu Việt Nam có vận tốc tăng trưởng của Nam Hàn hiện nay (tăng thêm 1583 US$/năm), Việt Nam sẽ bắt kịp Philippines và Indonesia vào năm 2014, Thái Lan năm 2017, Malaysia vào 2022, Singapore vào 2117 (104 năm nữa).
Nếu Việt Nam có vận tốc tăng trưởng bằng Singapore hiện nay (tăng thêm 2724 US$/năm), Việt Nam sẽ bắt kịp Philippines vào giữa năm 2014, Indonesia vào cuối 2014, Thái Lan năm 2018, Malaysia vào 2020, nhưng không bắt kịp Nam Hàn và Singapore.
Trên đây chỉ là giả thuyết, bởi vì muốn đạt được vận tốc tăng trưởng ban đầu bằng Philippines (tăng thêm từ 93 lên 133 US$/năm) cũng vất vả lắm rồi.

10 quốc gia có GDP đầu người dẫn đầu thế giới năm 2030 và 2040

Sau đây là danh sách của Citygroup công bố vào tháng 2/2011 tiên đoán về 10 quốc gia và lãnh thổ (như Hồng Kông) có GDP đầu người dẫn đầu thế giới vào năm 2030 và 2040 (1).
blank
Theo bảng xếp hạng tiên đoán này, Singapore dẫn đầu thế giới, tiếp theo là Norway, Switzerland và Canada trong năm 2030 và 2040. Nam Hàn từ vị trí 9 năm 2030 sẽ lên vị trí 6 năm 2040, Hoa Kỳ tụt từ thứ 7 xuống thứ 9, trong lúc Hồng Kông không còn nằm trong danh sách “Top Ten” của năm 2040, mà thay thế bằng Anh quốc.

Trần Đăng Hồng, PhD

NV-Boston

Tài liệu tham khảo
1. List of countries by past and future GDP (nominal) per capita

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_past_and_future_GDP_(nominal)_per_capita

2. Economy of the Republic of Vietnam

http://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_the_Republic_of_Vietnam

3. Timothy Hallinan (1969). Economic prospects of the Republic of Vietnam.
www.rand.org/pubs/papers/2008/P4225.pdf
4. Tran Van Tho (2003). Economic development in Vietnam during the second half of the 20th century: How to avoid the danger of lagging behind. In: The Vietnamese Economy: Awakening the dorming dragon, ed. by Binh Tran Nam and Chi Do Pham, Routled Curzon, 2003, Chapter 2.
5. Anne Booth (2003). The Burma Development Disaster in Comparative
Historical Perspective. SOAS Bulletin of Burma Research, Vol. 1, No., 1, Spring 2003, ISSN 1479-8484

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tám 2012(Xem: 13455)
Diễn tả một người lính trẻ trong lúc vượt qua ngọn đồi, phút chốc dừng lại quì cúi đầu cầu nguyện cho những vong hồn của đồng đội đã bỏ mình đêm qua.
09 Tháng Tám 2012(Xem: 9640)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
08 Tháng Tám 2012(Xem: 8721)
Xin cùng nhau mở Hội nghị Diên Hồng, thực thi truyền thống Quyết chiến – Hy sinh, trước đánh đuổi bọn thái thú Tô Định, sau đánh tan xâm lược Tàu.
05 Tháng Tám 2012(Xem: 17058)
Bốn tuần huấn nhục mới thật gay go. Mở mắt ra là chạy! Ôm cây Garant M1 nặng 4 kí rưởi chạy đông, chạy tây từ phòng học nầy qua phòng học khác cả ngày mới thật là khổ.
01 Tháng Tám 2012(Xem: 9600)
không bằng kinh nghiệm chiến trường mà bằng tấm lòng ngạo nghễ của tuổi trẻ Việt Nam Chiến đấu và chết nhẹ tựa lông hồng HỒN TỬ SĨ, GIÓ Ù Ù THỔI
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 9920)
Chúng tôi cũng tin chắc rằng những kẻ ác độc, gian tham, thích làm cho người khác đau đớn, lo sợ, khổ nhục, chúng sẽ không biết đến Thiên-Đàng là gì và cũng không tìm được Thiên-Đàng trong đời này hay trong những kiếp sau./.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 70961)
Mẹ Nghĩa từ trăm năm trước liều thân chống thực dân Tây Mẹ Liêng ngày nay lấy thân làm đuốc thiệu rụi tà quyền cọng sản bất nhân
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 10714)
Những mẫu tiền cũ được sưu tầm. Một tư liệu quý giá. Chân thành đồng hương đã đóng góp cho trang nhà
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 9376)
Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau cũng nói lên những đặc tính của Olympia: Hoà bình, Vui tươi, Khoẻ mạnh, Chân thành và Tình bằng hữu.
28 Tháng Bảy 2012(Xem: 8748)
Trước thái độ “ Hèn với giặc, Ác với dân “ ngày càng ù lì, ngoan cố của tà quyền cs, gần đây dấy lên dư luận: Ngày nào giặc Tàu ra mặt xâm lăng mà ngụy quyền cs cúi đầu hàng phục thì chính quân đội nỗi loạn, lật đổ bạo quyền cs chớ không phải ai khác!
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 9649)
Nếu như nữ nhân viên biên phòng Irak cương quyết không cho phép cô hành khách trẻ đẹp mang hộ chiếu Nhật đem chiếc radio bỏ túi Panasonic RF 082 vào máy bay thì đã chẳng xảy ra tai họa.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 9268)
Dân tộc Việt KHÔNG CẦN một khẩu hiệu nào khác ngoài danh tự: VIỆT NAM. Ngày hôm qua, tên độc tài Ác Sát xứ Lybia đã mang đầu máu trốn chạy khỏi quê hương và đồng bào của y!
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 15798)
Những năm về trước, người ta thờ ơ việc làm đẹp đôi bàn tay, nên ngành Nail ở Pháp không thịnh hành. Mấy năm trở lại đây, ngành Nail tại Paris mỗi ngày một phát triển.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 10826)
UAV MQ-9 "Tử thần" là một loại máy bay không người lái vừa có khả năng sát thương, vừa có khả năng tình báo, giám sát và trinh sát. Ngay sau khi vừa kiểm tra hoạt động của MQ-9, không quân Mỹ đã quyết định đưa máy này vào chiến đấu, đồng thời thành lập phi đội tấn công UAV "Tử thần"
11 Tháng Bảy 2012(Xem: 8755)
Nhân bạn Thiên Đức Tự đề cập về giác quan thứ sáu hay linh tính Tui xin kể chuyện tánh linh pha thêm chút đỉnh bùa phép
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 8918)
Việt Nam, Quê hương ta Sống nô lệ bảy mươi năm qua Nào vùng lên, Thanh niên ơi! Đất nước gọi vang nơi nơi
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 8890)
Hy vọng đây là màn mở đầu khởi phát cuộc nổi dậy toàn dân trước khi bọn hoạt đầu trong nước và hải ngoại lập lại tai họa “ Chánh phủ Liên hiệp cò cưa” năm 1945 di họa cho Đất nước và Dân tộc đến ngày nay.
01 Tháng Bảy 2012(Xem: 10244)
Một vài dữ kiện khá lý thú về đoạn xa lộ được xem là tối tân nhất của Hoa Kỳ này: Xa lộ 105, còn được gọi là Century Freeway hay Glenn Anderson Freeway, được đề án vào năm 1958, và được thêm vào dự án Interstate Highways cuối thập niên 1960s.
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 9226)
Bài được ĐH chuyển ̣đến, nếu cần thiết quý đồng hương và thân hữu đọc cho biết
23 Tháng Sáu 2012(Xem: 9939)
Sống ở xứ người, phải học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ người là chuyện bình thường. Nhưng sống ở xứ người mà tập cho người bản xứ học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ mình là một chuyện lạ và ngược đời.
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 10061)
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 9836)
Điều dễ làm nhất chính là BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC Sai lầm lớn nhất chính là TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 9927)
Con đường dân tộc hiện đang bị tảng đá cọng sản chặn đường Hãy vùng lên lật đổ nó đi dể lấy lối đi CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, DÂN TỘC VIỆT NAM ĐI
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 9443)
Thanh niên là NGƯỜI CHỦ TƯƠNG LAI của Đất nước Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các Bạn Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ Với Tâm Niệm theo Truyền thống DIÊN HỒNG
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 11082)
“Chỉ có cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi bất hạnh của đồng loại và lo chăm chút cho bộ lông của chúng”.Đảng Cộng Sản Việt Nam không những quay lưng trước nỗi bất hạnh của đồng loại, mà chính họ là gieo rắc sự bất hạnh cho đồng loại, đồng bào
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 10484)
Nếu ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đánh dấu sự “cuốn cờ” tháo chạy nhục nhã của cường quốc Hoa Kỳ tại NỬA NƯỚC VIỆT NAM thì, 37 năm sau, ngày 4 tháng 6 năm 2012 lại là ngày lịch-sử đánh dấu sự trở lại đầy vinh quang của đại cường quốc Hoa Kỳ trên TOÀN THỂ NƯỚC VIỆT NAM.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 9455)
Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 8935)
Thời kỳ hiện đại, với truyền thông điện tữ, mỗi người vừa là chiến sỉ cách mạng, vừa là lãnh đạo chính mình, căn cứ vào thông tin trên trang mạng, tự mình quyết định hành động cho kịp thời và ăn khớp với hành động của đám đông
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9200)
ở thời điểm đó, tác giả người nước ngoài hiểu biết giới hạn về cách viết tên và địa danh tiếng Việt; người viết tin rằng tên viết trong các phụ chú cạnh hình chụp và những tên tiếng Việt ở đây cũng chỉ là phỏng đoán từ tên không có dấu, ắt có một số sai lầm.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 10172)
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 95002)
Chỉ còn hy vọng ngày mai Khi mọi lòng thức tỉnh Muốn sống còn phải vùng lên tự cứu Lang sói phải tiêu diệt Đừng quỵ lụy, van cầu!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9427)
Đây là lúc từng đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam nên sám hối, trở về với dân tộc. Bài học của đảng Cộng Sản Liên Sô được “hạ cánh an toàn” nhờ không đàn áp nhân dân khốc liệt như đảng Cộng Sản Romania đáng để cho người Cộng Sản Việt Nam suy ngẫm.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9523)
Xét cho cùng : chính sự thất bại và sự hy sinh cao cả tại Thiên An Môn đã khiến Đế Quốc Cộng sản không còn là hiểm họa khiến nhân loại có thể bị tận diệt với hiểm họa chiến tranh nguyên tử toàn diện.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9155)
Rốt cuộc rồi thì: Saigon-Huế-Hà Nội cùng nắm tay nhau bước lên điểm hẹn: Niềm Ước Mơ Tripoli Bản Trường ca Cách mạng Dân tộc rồi cũng khảy lên nốt nhạc cuối cùng: Tripoli
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 9202)
Hiện nay, bọn csvn đang tứ đầu thọ địch: Bên ngoài chúng bị cả Mỹ, Trung Cộng thúc ép như gọng kềm siết chặc. Bên trong, vấn đề cưởng chế đất đai bùng nỗ, kinh tế đang trên bờ vực thẩm, giống như cuồng phong, vũ bảo chực chờ càn quét hàng triệu gia đình vào cơn tuyệt vọng
31 Tháng Năm 2012(Xem: 12844)
Có một nơi, rất độc đáo, đã góp phần làm nên bản sắc Sài Gòn: đó là Phố cổ Chợ Lớn. Nghĩa là, chưa tới nơi này, chưa gọi được là biết tới Sài Gòn, mặc dù Phố cổ Chợ Lớn nằm tận quận 5, quận 10, nghĩa là ở một không gian địa lý xa trung tâm Sài Gòn.
31 Tháng Năm 2012(Xem: 9176)
Chúng tôi lúc nào cũng muốn đội các ngài lên đầu, xưng tụng các ngài là sư, là sĩ, để nghe lời chỉ giáo; nhưng xin tha mạng, đừng mang ảo tưởng dụ chúng tôi quên tội ác của Cộng!
30 Tháng Năm 2012(Xem: 9396)
Thơ là máu đào hòa nước mắt Khóc thương Đất nước, họa diệt vong Thơ là trái tim rướm máu Thổn thức vì đồng bào khốn khó lầm than
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10380)
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm
29 Tháng Năm 2012(Xem: 9761)
Hiện tại đảng CSVN vẫn là một trở ngại cho sự đoàn kết dân tộc vì chủ trương độc tài và thù hận. Với xu thế và những chuyễn biến về hướng dân chủ hóa toàn cầu, đảng CSVN sẽ đi về đâu trong tiến trình này?
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10202)
Dân Nam bộ vốn hiền hòa, nhẫn nhục, nhưng có mức độ, nhất là dân miệt thứ từng lấy mác đâm lủng bụng cò Tây. Đến một lúc, tức nước, vỡ bờ là...chém! Rồi đây, cục bướu “ Đất đai” sẽ tới ngày bừng vỡ. Cường quyền chết chôn thây vì đất có ngày!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 10332)
Người ta cũng thấy trên các báo chí ở trong nước, những trang được gọi là “pháp luật” nói là đã “phá những tổ chức buôn người”; nhưng lại không dám nói đến những tên đứng đầu của tổ chức buôn người này, là những tên cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 10336)
Chữ “nhân” tuy chỉ có hai nét, một nét phẩy một nét mác, nhưng lại không dễ viết. Hai nét này hàm nghĩa phong phú, triết lý sâu xa, không viết đúng được một nét thì không thể gọi là một đời người hoàn chỉnh đúng với ý nghĩa chân thực.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 9272)
Miền Nam, quê tôi thuở ấy Dù chiến tranh đổ máu lẽ nào Quân dân sát cánh nhau chung chịu Quyết gìn làng, giữ xóm bình yên
24 Tháng Năm 2012(Xem: 14606)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 14813)
Giây phút tưởng nhớ Việt-Nam Cộng-Hòa. Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này
23 Tháng Năm 2012(Xem: 11087)
Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.
22 Tháng Năm 2012(Xem: 9818)
Nếu quí vị thật lòng vì dân, vì nước, hãy dũng mãnh đứng lên, làm ngọn đuốc soi đường để đồng bào các giới nương theo, vùng lên tự cứu mình, cứu nước. Đó mới thật là ăn năn, sám hối chớ không phải là những lời đãi bôi, sáo rỗng.
20 Tháng Năm 2012(Xem: 10077)
Một khi mà giới trẻ nhận thức được sụ cách biệt giữa thể chế “nhân bản” truyền thống dân tộc và chế độ độc tài, toàn trị bạc ác, bất nhân thì cuộc chiến giũa “thiện”, 'ác” sẽ đi vào kết cuộc dù là bao nhiêu lâu chăng nữa.